Tổng thống Nga Putin đọc thông điệp liên bang năm 2019; Tổng thống Trump có bình luận bất ngờ trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều; Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Điều gì chờ ông Trump và ông Kim tại Việt Nam?; EU sẽ có các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga…là những tin chính được cập nhật.
Tổng thống Nga Putin đọc thông điệp liên bang năm 2019
Ảnh minh họa.
VOV.VN – Vào lúc 12h trưa 20/2, (giờ Moscow, tức là 16h Hà Nội), Tổng thống Nga Putin sẽ đọc thông điệp liên bang thường niên trước Hội đồng Liên bang Nga.
Theo tin từ Điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin sẽ đọc thông điệp liên bang năm 2019 tại cung Gaschinnyi. Có khoảng gần 1.000 người được mời tham dự, đó là các thượng nghị sỹ và đại biểu Hạ viện Nga, các Bộ trưởng, các nhà ngoại giao, những người đứng đầu các tòa án Tối cao và Hiến pháp. Ngoài ra, có 761 phóng viên Nga và quốc tế đăng ký tham gia.
Ngày 24/2 tới đây sẽ tròn 25 năm kể từ khi các Tổng thống Nga đọc thông điệp trước trước Hội đồng liên bang Nga về các định hướng phát triển cơ bản của đất nước. 25 năm trước, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga hiện đại, Tổng thống Boris Yeltsin đọc thông điệp liên bang. Tổng cộng ông Yeltsin đã trình bày thông điệp liên bang 6 lần.
Tổng thống Putin đã đọc thông điệp liên bang 14 lần. Lần gần đây nhất là vào ngày 1/3/2018. Thủ Tướng Dmitry Medvedev trong thời gian giữ cương vị Tổng thống Nga đã đọc thông điệp liên bang 4 lần. Và lần trình bày thông điệp trước Hội đồng liên bang Nga ngày 20/2 sẽ là lần thứ 15 của Tổng thống Putin./.
Tổng thống Trump có bình luận bất ngờ trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều
(VTC News) – Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/2 nói ông muốn Triều Tiên kết thúc chương trình hạt nhân, nhưng không có áp lực thời gian nào cho việc này.
Bình luận được ông Trump đưa ra trong bối cảnh Washington và Bình Nhưỡng đang thảo luận các bước cuối cùng cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2.
Trả lời các phóng viên tại Nhà Trắng, mặc dù Tổng thống Mỹ nói các lệnh trừng phạt Triều Tiên sẽ được giữ nguyên ở thời điểm hiện tại và nhưng ông tiếp tục ca ngợi việc Bình Nhưỡng đóng băng các thử nghiệm hạt nhân và tên lửa thời gian qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/2 nói ông muốn Triều Tiên kết thúc chương trình hạt nhân, nhưng không có áp lực thời gian nào cho việc này. (Ảnh: Reuters)
“Miễn là không có thử nghiệm nào, tôi không vội. Nếu có thử nghiệm, đó sẽ là một thỏa thuận khác. Tôi chỉ muốn thấy phi hạt nhân hóa Triều Tiên”, ông Trump nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng tuyên bố vào tuần trước rằng đã đến lúc ông Kim phải có hành động cụ thể về phi hạt nhân hoá, nhưng nhà ngoại giao Mỹ cũng cho biết, chính quyền Tổng thống Trump không yêu cầu Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí ngay lập tức. Reuters cho rằng dường như ông Trump đang bắt đầu một hướng tiếp cận chậm rãi hơn, theo từng bước như Bình Nhưỡng muốn.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Điều gì chờ ông Trump và ông Kim tại Việt Nam?
VOV.VN – Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cần phải đưa ra nhiều nhượng bộ để đạt được thành công tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2.
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra tại Việt Nam vào cuối tháng 2/2019 sẽ là thời khắc quyết định. Sự kiện này sẽ cho thấy thiện chí của cả hai bên nhằm đạt được tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Nhóm đàm phán của Mỹ chắc chắn biết rõ những gì tạo nên một thỏa thuận tốt, nhưng cũng không tránh khỏi nguy cơ Tổng thống Trump “lạc lối” vào một thỏa thuận thiếu rõ ràng, như thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh tại Singapore hồi tháng 6/2018. Tuyên bố chung tại Singapore thể hiện những ý tưởng tốt, nhưng nó không phải là một thỏa thuận thực sự buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm thực hiện các bước đi cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa. Đây là lý do sớm muộn gì các bên cũng cần phải đạt được một thỏa thuận phi hạt nhân thực sự.
EU sẽ có các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga
(ĐCSVN) – Liên quan tới vụ đụng độ giữa lực lượng hành pháp Liên bang Nga và các tàu hải quân Ukraine trên eo biển Kerch hồi cuối tháng 11/2018, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về chính trị và trong một vài tuần tới sẽ đưa ra quyết định về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Đại diện cấp cao của EU về Đối ngoại và An ninh – bà Federica Mogherini cho biết EU sẽ quyết định về các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga trong một vài tuần tới. (Ảnh: Olivier Hoslet/EPA-EFE)
Đây là thông tin được Đại diện cấp cao của EU về Đối ngoại và An ninh – bà Federica Mogherini đưa ra khi tới tham dự phiên họp Hội đồng các vấn đề đối ngoại EU diễn ra ở Brussels (Bỉ), ngày 18/2.
“Mục tiêu của các lệnh trừng phạt không phải nhằm duy trì mãi mãi, mà nhằm gây sức ép để vượt qua một tình huống. Chính vì thế, mục tiêu của các lệnh trừng phạt là nhằm bảo đảm rằng, một ngày nào đó, các biện pháp này sẽ được gỡ bỏ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa nhìn ra những bước đi tích cực và đó là lý do tại sao cho tới nay, các nước thành viên vẫn duy trì lập trường giữ vững các lệnh trừng phạt… Có thể trong vài tuần tới, chúng tôi sẽ tiến hành thảo luận trên cơ sở đồng thuận về các biện pháp trừng phạt mới… Một lần nữa, chúng tôi chỉ có thể hy vọng vào những diễn biến tích cực và luôn sẵn sàng xem xét lại vấn đề này. Song ở thời điểm hiện tại thì chúng tôi lại được chứng kiến những diễn biến bất lợi đang diễn ra trên thực tế” – bà Mogherini nói.
*** Sự cố bất ngờ với lô tên lửa tối tân Nga bán cho TQ
Tổng giám đốc (CEO) tập đoàn Rostec xác nhận, Nga đã buộc phải hủy toàn bộ số tên lửa S-400 tối tân định chuyển cho Trung Quốc sau khi tàu vận tải gặp bão.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vừa diễn ra tại triển lãm quân sự IDEX 2019 ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), CEO Rostec Sergei Chemezov cho hay, Nga đã ký một hợp đồng cung cấp các hệ thống phòng không cực mạnh, biệt danh “rồng lửa” S-400 Triumf cùng các tên lửa tương thích cho Trung Quốc từ tháng 11/2014.
“Việc chuyển giao đáng lẽ đến thời điểm này đã được thực hiện. Song, đáng tiếc là tàu chuyên chở các tên lửa đã bị bão tàn phá. Chúng tôi buộc phải tiêu hủy toàn bộ lô tên lửa nói trên để chế tạo loạt mới thay thế”, ông Chemezov tiết lộ.
Theo hãng thông tấn Tass, 1 trong 3 tàu chở các bộ phận cấu thành “rồng lửa” Nga đã gặp bão lớn ở Eo biển Anh trên đường tới Trung Quốc hồi tháng 1/2018, làm các tên lửa S-400 bị hư hỏng nặng. Tàu này sau đó phải quay trở về cảng để kiểm tra toàn bộ lô hàng.
Ông Chemezov nói, phía Nga đang sản xuất các tên lửa S-400 mới nhằm thay thế số phải tiêu hủy nói trên.
Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên đặt mua “rồng lửa” S-400 của Nga. Theo hợp đồng đã ký, Nga sẽ cung cấp ít nhất 6 hệ thống tên lửa đất đối không tân tiến này cho Trung Quốc với tổng trị giá lên tới 3 tỉ USD.
– Liên minh 16 bang Mỹ, do Tổng chưởng lý bang California Xavier Becerra dẫn đầu, đã đệ đơn kiện Tổng thống Donald Trump lên Tòa án quận Bắc California, liên quan đến sắc lệnh khẩn cấp quốc gia ông mới ban hành nhằm huy động ngân sách xây tường rào biên giới với Mexico.
– Phát biểu tại Đại học quốc tế Florida ở Miami, Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo quân đội Venezuela đang “mạo hiểm tính mạng và tương lai của mình” khi ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro. Ông Trump cũng tái nhắc việc Mỹ là nước đầu tiên công nhận thủ lĩnh phe đối lập Venezuela Juan Guaido là quyền tổng thống của quốc gia Nam Mỹ này.
– Trả lời phỏng vấn BBC, tỉ phú Nhậm Chính Phi, người sáng lập tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tuyên bố, Mỹ không có cách gì có thể đè bẹp được doanh nghiệp này. Ông Nhậm cũng bác bỏ cáo buộc Huawei hỗ trợ Bắc Kinh do thám, đồng thời lên án việc Canada bắt giữ con gái mình – bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Huawei theo yêu cầu của Mỹ.
– Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 19/2 ra tuyên bố bày tỏ mong muốn Washington và Bắc Kinh sẽ hợp tác chặt chẽ để thực thi thỏa thuận nguyên thủ hai nước đã đạt được tại cuộc gặp ở Argentina năm ngoái, cũng như cùng hướng tới mục tiêu đạt thỏa thuận có thể chấp nhận được và có lợi cho cả đôi bên. Tuyên bố được đưa ra ngay trước khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu vòng đàm phán mới ở Washington nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
– Ấn Độ vừa điều động thêm quân tới khu vực biên giới với Myanmar để đề phòng nguy cơ người tị nạn và các tay súng nổi dậy từ bên kia biên giới tràn vào nước này.
– Trung Quốc đã lên tiếng phản bác những “tin đồn vô căn cứ”, cáo buộc nước này đứng sau vụ tấn công mạng vào hệ thống máy tính của quốc hội Australia sau khi Thủ tướng Scott Morrison tiết lộ vụ việc.
– Một phi công đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương khi 2 máy bay chiến đấu thuộc đội trình diễn trên không Surya Kiran của Không quân Ấn Độ đâm nhau trên bầu trời bang Karnataka, miền nam nước này hôm 19/2. Tại nạn xảy ra khi các chiến đấu cơ đang luyện tập biểu diễn để chuẩn bị cho triển lãm hàng không sắp diễn ra.
– Một bài viết đăng tải trên trang tin Meari của Chính phủ Triều Tiên dự đoán sẽ có những bước tiến mang tính đột phá trong cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa nhà lãnh đạo Kim Jong Un với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội vào ngày 27-28/2 tới đây. Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng cầm quyền Triều Tiên tiếp tục nhấn mạnh, Bình Nhưỡng luôn mong muốn độc lập, hòa bình và phát triển quan hệ với tất cả các nước bạn bè.
– Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí áp thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào 8 cá nhân Nga có liên quan đến việc bắt giữ các tàu hải quân Ukraina ở biển Azov hồi tháng 11/2018. Động thái sau một thời gian do dự này của EU được tin chịu sức ép gia tăng từ Mỹ cũng như nhằm trấn an Ukraina trước cuộc bầu cử tổng thống nước này vào cuối tháng 3 tới đây.
– Các nghị sĩ EU ngày 19/2 đã bỏ phiếu ủng hộ liên minh khởi động đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận hạ mức thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp của hai bên.
– Theo Reuters, Mỹ đang vận động các nước trong Vịnh Ba Tư dừng khôi phục quan hệ với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad Syria, trong bối cảnh Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đang tìm cách xích lại gần Damascus nhằm tránh cho Syria rơi vào tầm ảnh hưởng của Iran.
– Bộ Tư lệnh châu Phi (Africom) của Mỹ thông báo đã bắt đầu cuộc tập trận có tên “Flint lock” tại khu vực Sahel thuộc châu Phi. Đây là cuộc tập trận đầu tiên nhưng có quy mô lớn nhất của quân đội Mỹ tại đại lục đen trong năm nay, quy tụ khoảng 2.000 lính đến từ 30 quốc gia châu Phi và phương Tây tham gia.
*** Nga chuyển gấp 300 tấn hàng viện trợ bằng máy bay cho Venezuela
Nga đã vận chuyển 300 tấn hàng hóa viện trợ, gồm nhu yếu phẩm và đồ dùng y tế, bằng đường hàng không tới giúp đỡ người dân Venezuela.
Hồ sơ vụ án Charles Manson
Charles Manson, một tên trộm xe vặt với đôi mắt hoang dã, có khả năng quái dị chuyên bẻ cong các tín đồ thành thứ đồ ác quỷ tà dị không kể xiết. Y sử dụng khả năng đó để tự biến bản thân thành tên sát nhân khét tiếng nhất trong lịch sử California, Mỹ.
Tranh cãi giữa Tổng thống và cộng đồng tình báo Mỹ
Tổng thống Donald Trump mới đây đã công khai chỉ trích, đồng thời gọi các cơ quan mật vụ Mỹ là “ngây thơ” trong việc đánh giá những mối đe dọa toàn cầu nhằm vào nước Mỹ. Cụ thể theo ý kiến của ông Trump, các cơ quan mật vụ đã không được đào tạo đến nơi đến chốn tại trường học, nên họ cần phải… quay trở lại đó.
Nguyên nhân của thảm họa tàu con thoi Columbia
Ngày 1-2-2003 (cách đây đúng 16 năm), tàu con thoi Columbia đã bất thình lình nổ tung trên đường quay trở lại trái đất, 7 phi hành gia trên tàu đã bị thiệt mạng. NASA đã ngừng các chuyến bay tàu con thoi trong suốt hơn 2 năm để tiến hành cuộc điều tra về thảm họa.
Bí ẩn vụ ám sát Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme
Cách đây đúng 33 năm, vào buổi tối ngày 28-2-1986 ông Olof Palme, 59 tuổi, đương kim Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển bị một kẻ lạ mặt ám sát, khi đang trên đường từ rạp phim cùng bà vợ Lisbeth Palme (1931-2018) trở về nhà.
Italy nỗ lực chống mafia thao túng nông nghiệp
Coldiretti, một tổ chức các chủ nông trại nổi tiếng ở Italy, tuyên bố mafia dính líu đến toàn bộ hành trình của nông sản – từ việc thâu tóm các nông trại cho đến sản xuất, từ việc kiểm soát vận chuyển thực phẩm cho đến các hệ thống siêu thị bán lẻ.
Ông chủ Huawei nói việc bắt giữ Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị
Người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi ngày 18-2 cho rằng việc bắt giữ con gái Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Huawei mang động cơ chính trị.
Nga tuyên bố sớm xoá sổ khủng bố ở Idlib
Nga tuyên bố không thoả hiệp với những kẻ khủng bố cố thủ ở Idlib của Syria, nhấn mạnh sẽ sớm “loại bỏ” chúng nhờ sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Khủng bố thân al-Qaeda điên cuồng đánh bom liều chết ở Idlib
Các tay súng khủng bố có liên hệ với al-Qaeda đã tiến hành một loạt vụ đánh bom liều chết ở tỉnh Idlib, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Những lợi thế để Việt Nam được chọn đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Việt Nam là một nền kinh tế đang bùng nổ và ngày càng thể hiện vai trò ngoại giao tích cực trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ hữu nghị với cả Washington và Bình Nhưỡng.
“Chiếc thòng lọng” đang dần siết chặt vùng lãnh thổ do IS kiểm soát ở Đông Syria
Từ việc chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Syria, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nay co cụm tại khu vực rộng chưa đầy nửa cây số vuông ở phía Đông Syria.
Châu Âu từ chối đề nghị khó của Mỹ
Trước đề nghị tiếp nhận lại và xét xử hàng trăm tay súng là công dân châu Âu đã tham gia cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và bị Quân đội Mỹ bắt giữ ở Syria mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hôm 17-2, nhiều nước châu Âu đã thẳng thừng từ chối.
Công ty Trung Quốc thu hồi hàng loạt bánh bao nghi nhiễm virus tả lợn châu Phi
Công ty thực phẩm Sanquan Food của Trung Quốc ngày 18-2 thừa nhận phát hiện các dấu hiệu virus tả lợn châu Phi (ASF) trong nhiều sản phẩm bánh bao đông lạnh của hãng, sau khi bị truyền thông tố giác.
4 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng khi vây bắt nhóm phiến quân Hồi giáo Jaish-e-Muhammad
Bốn binh sĩ Ấn Độ và một thường dân đã thiệt mạng trong vụ đấu súng ở Kashmir ngày 18-2, Reuters dẫn lời một quan chức cảnh sát địa phương cho biết.
Mất kiểm soát vũ khí tầm trung đe dọa thế giới
Tuyên bố mới nhất của Nga và Mỹ về Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cho thấy không thể có cơ hội để cứu vãn thỏa thuận này. Nguyên nhân còn phải tranh cãi nhiều, song giờ đây câu hỏi thực tiễn hơn là thế giới sẽ ra sao sau INF? Liệu có còn hy vọng khôi phục sự kiểm soát vũ khí hay không?
Đưa người nhập cư trái phép vào Mỹ bằng máy bay siêu nhẹ
Các chuyên gia cho biết đã nhìn thấy máy bay siêu nhẹ cỡ nhỏ hoạt động bằng động cơ máy cắt cỏ, được sử dụng để thả vô số ma túy ở Mỹ, nhưng họ hết sức ngạc nhiên khi thấy chúng còn được sử dụng để chở người nhập cư bất hợp pháp.
Tổng hợp-TT