VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 20/5/2020.

Các nước nhất trí điều tra WHO;  Cuộc đua tranh ngôi vương về công nghệ: Trung Quốc quyết “hạ gục” Mỹ; Chuẩn bị thử nghiệm trên người thuốc Covid-19 mới; 28 triệu ca phẫu thuật bị hoãn vì Covid-19; 70 ca nhiễm Covid-19 tại các trường học Pháp sau khi mở cửa trở lại; Chuyên gia khuyến cáo tác hại khôn lường nếu dùng thuốc sốt rét ngừa Covid-19; Thế giới gần 5 triệu người mắc Covid-19, cảnh báo hậu quả tồi tệ…là những tin chính được cập nhật.

Các nước nhất trí điều tra WHO

   Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 18/5. Ảnh: Reuters.  Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/5. Ảnh: Reuters.

Các nước thành viên WHO nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi điều tra độc lập về những biện pháp ứng phó với Covid-19 của tổ chức này.
Nghị quyết được thông qua hôm nay bằng phương pháp đồng thuận tại cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Liên minh châu Âu (EU) là bên soạn thảo nghị quyết, trong đó kêu gọi “một sự đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện” về phản ứng quốc tế với Covid-19.
Nghị quyết cho hay cuộc điều tra nên bao gồm cả việc xem xét những hành động của WHO, cũng như các mốc thời gian hành động của tổ chức này liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên, nghị quyết không ràng buộc và đề cập cụ thể đến quốc gia nào, đồng thời kêu gọi các nước cam kết đảm bảo “sự tiếp cận minh bạch, công bằng và kịp thời” với mọi phương pháp điều trị hoặc vaccine chống Covid-19.
Về nguồn gốc của nCoV, một trong những vấn đề gây tranh cãi quốc tế, nghị quyết kêu gọi WHO giúp điều tra “nguồn gốc của virus, cũng như con đường lây lan sang người”.
Nghị quyết được thông qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi “tối hậu thư” cho Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, đe dọa nếu cơ quan này “không cải thiện đáng kể trong 30 ngày tới”, Washington sẽ cắt vĩnh viễn ngân sách và xem xét lại tư cách thành viên của mình trong WHO.
Trước đó, trong cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 18/5, Trump cũng chỉ trích WHO là “con rối của Trung Quốc” và cho hay chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch cắt giảm tài trợ cho tổ chức, có thể từ 450 triệu USD xuống 40 triệu USD, bởi “không được đối xử đúng mức”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay cáo buộc Mỹ “tìm cách biến Trung Quốc thành chủ đề để trốn tránh trách nhiệm, mặc cả về nghĩa vụ quốc tế đối với WHO”. Ông cho rằng lá thư của Trump nhằm bôi nhọ nỗ lực chống Covid-19 của Trung Quốc.

 Cuộc đua tranh ngôi vương về công nghệ: Trung Quốc quyết “hạ gục” Mỹ
(Doanhnhan.vn) – Mỹ đang dẫn đầu về khả năng cạnh tranh AI nhưng Trung Quốc với cái nhìn dài hạn vẫn không ngơi nghỉ, quyết tâm “hạ gục” Mỹ.
Trong một thế giới nơi sức mạnh chính trị ngày càng gắn liền với tiến bộ công nghệ, Mỹ từ lâu nổi lên như kẻ độc tôn suốt một thời gian dài. Thế nhưng, sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc khi quốc gia này đứng vào hạng siêu cường đã khiến cuộc đua đến ngôi vị ông vua trở nên khó khăn hơn lúc nào hết.
Bên lề những khác biệt đã từng thổi bùng thương chiến, cả Mỹ và Trung Quốc đều bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh để xem ai sẽ dành phần thắng trong miếng bánh công nghệ thế hệ tiếp theo, nổi bật nhất là công nghệ mạng 5G và trí tuệ nhân tạo (AI).
5G không chỉ đơn giản là thế hệ tiếp theo của mạng di động, mà còn là công nghệ có khả năng hỗ trợ cho cở sở hạ tầng quan trọng, cung cấp năng lượng cho loạt ứng dụng như xe hơi không người lái, thành phố thông minh… Công nghệ này có thể là chìa khóa cho cam kết làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại của Tổng thống Donald Trump hay là bước đệm giúp Trung Quốc đạt tham vọng lãnh đạo thế giới về trí thông minh nhân tạo (AI) vào năm 2030.
Thậm chí, Trung Quốc đã chuẩn bị những bước đi cần thiết để công bố kế hoạch mới gọi là “China Standards 2035” (Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035) với mục đích tăng sức ảnh hưởng đến hoạt động của thế hệ công nghệ kế tiếp trên toàn cầu.
Mỹ vẫn dẫn đầu về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực AI
Một báo cáo gần đây của Citi tiết lộ, trong 48 nền kinh tế được xếp hạng dựa trên trình độ phát triển AI gồm tài năng, cơ sở hạ tầng, môi trường hoạt động, nghiên cứu, phát triển, chiến lược của chính phủ và cơ hội thương mại thì Mỹ vẫn đứng đầu danh sách.

Chuẩn bị thử nghiệm trên người thuốc Covid-19 mới
Trung QuốcCác nhà khoa học tại Đại học Bắc Kinh chuẩn bị thử nghiệm trên người thuốc Covid-19 có thể rút ngắn thời gian phục hồi và cung cấp miễn dịch ngắn hạn.
Ông Sunney Xie, giám đốc phòng nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết thuốc được thử nghiệm thành công trên động vật và đang chờ thử nghiệm trên người. Thuốc sử dụng các kháng thể có trong huyết tương của khoảng 60 bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh và có thể nhanh chóng sản xuất hàng loạt.

28 triệu ca phẫu thuật bị hoãn vì Covid-19
Trong năm 2020, hàng triệu ca mổ trên thế giới bị trì hoãn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo khảo sát mới công bố trên tạp chí British Journal of Surgery (Anh), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 28,4 triệu ca mổ chưa khẩn cấp phải hủy hoặc hoãn trong quãng thời gian 12 tuần. Cứ thêm một tuần cách ly sẽ khiến thêm 2,4 triệu ca bị ảnh hưởng.

70 ca nhiễm Covid-19 tại các trường học Pháp sau khi mở cửa trở lại
Chỉ một tuần sau khi 1/3 số trẻ ở Pháp quay trở lại trường, đã có 70 trường hợp nhiễm Covid-19 liên quan đến trường học.
Trong tuần này, hơn 150.000 học sinh THCS tại Pháp đã quay trở lại sau những nới lỏng hạn chế của chính phủ. Nhưng Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi sự trở lại của học sinh có thể kéo theo nguy cơ lây nhiễm mới.
Ông cho biết, hiện các trường học bị ảnh hưởng đã phải đóng cửa ngay lập tức. Truyền thông Pháp cho biết, 7 trường học ở miền Bắc đất nước này đã tạm dừng hoạt động sau một tuần mở cửa.
Số ca nhiễm liên quan đến trường học cho thấy Chính phủ Pháp đang gặp nhiều khó khăn để đưa nhịp sống trở lại bình thường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Không tiết lộ những trường hợp dương tính là học sinh hay giáo viên, Bộ trưởng Jean-Michel cho biết: “Vì thời gian ủ bệnh nhiều ngày, không loại trừ khả năng mọi người đã nhiễm bệnh trước khi trường học mở cửa lại”.

Chuyên gia khuyến cáo tác hại khôn lường nếu dùng thuốc sốt rét ngừa Covid-19
Sau khi Tổng thống Trump tiết lộ ông uống thuốc chống sốt rét để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19, nhiều chuyên gia y tế lập tức cảnh báo mọi người không nên làm theo để tránh gặp phải bệnh tim mạch cũng như một số biến chứng khác.
Theo Politico, dùng thuốc sốt rét hydroxychloroquine đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu quan sát là có những lợi ích hạn chế hoặc không thể chứng minh đối với người nhiễm virus corona, thậm chí có hại nếu sử dụng kết hợp với một số liều nhất định.

+++  Thế giới gần 5 triệu người mắc Covid-19, cảnh báo hậu quả tồi tệ
Tính đến sáng sớm ngày 20/5 (theo giờ Việt Nam), dịch Covid-19 đã tấn công 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho gần 5 triệu người và cướp đi sinh mạng của ít nhất 324.195 người khắp toàn cầu.
Theo thống kê của trang Worldometers, thế giới cũng chứng kiến 1.950.015 bệnh nhân Covid-19, tương đương gần 40% ca dương tính với virus corona chủng mới đã hồi phục sau điều trị.
Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 với tổng số ca mắc (gần 1,6 triệu người) và tổng số trường hợp tử vong (93.384 người) đều cao nhất thế giới. Các “ổ dịch” lớn tiếp theo tính đến sáng 20/5 là Nga với gần 300.000 ca nhiễm và 2.837 người thiệt mạng, Tây Ban Nha với 27.778 ca tử vong trong tổng số gần 279.000 bệnh nhân Covid-19 và Brazil với xấp xỉ 266.000 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới và 17.840 ca tử vong.

Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo hậu quả tồi tệ

Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) David Malpass cảnh báo, sự hoành hành của dịch Covid-19 cùng việc áp dụng các biện pháp giới hạn, phong tỏa nhằm dập dịch khắp toàn cầu có thể tiêu hủy những thành quả thế giới đã đạt được trong cuộc chiến chống đói nghèo suốt 3 năm qua.

Ông Malpass trích dẫn dự báo của WB cho hay, cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gây ra có thể đẩy 60 triệu người trên thế giới xuống dưới mức nghèo khổ, khi nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm khoảng 5%.

Theo Chủ tịch WB, cho đến thời điểm hiện tại, ngân hàng này đã cho 100 quốc gia, chiếm tổng cộng khoảng 70% dân số thế giới, vay tiền để phục vụ các chương trình khẩn cấp đối phó với khủng hoảng. Những khoản vay này dự kiến sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe người dân cũng như chi trả cho việc mua sắm thêm trang thiết bị y tế chống dịch.

Số ca tử vong vì Covid-19 tăng trở lại ở Italia

Nhà chức trách Italia thông báo, số ca tử vong vì Covid-19 ở nước này trong 24 giờ qua là 162 người, tăng nhẹ trở lại sau 4 ngày giảm. Cơ quan bảo vệ dân sự Italia cho biết, tính đến hết ngày 19/5, quốc gia hình chiếc ủng ghi nhận 32.169 trường hợp thiệt mạng (cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Anh) trong tổng số 226.699 bệnh nhân Covid-19.

Theo CNN, diễn biến tiêu cực xảy ra khi các nhà hàng, quán bar, các cửa hàng bán lẻ, tiệm cắt tóc và bảo tàng ở hầu hết các vùng thuộc Italia bắt đầu tái mở cửa hồi đầu tuần này sau gần 10 tuần tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ suy thoái nghiêm trọng và khối nợ công được dự đoán sẽ tăng lên tương đương hơn 150% GDP, Chính phủ Italia đã thận trọng nới lỏng các biện pháp giới hạn nhằm khôi phục nền kinh tế nhưng không gây ra đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai.

Hàng chục nghìn nhân viên y tế ở Đức nhiễm Covid-19

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Đức cho hay, hơn 20.400 nhân viên y tế ở nước này đã nhiễm Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát, chiếm khoảng 11% trong tổng số ca mắc trên toàn quốc. Trong đó, 61 y, bác sĩ đã tử vong và khoảng 19.100 nhân viên y tế đã hồi phục.

Viện Robert Koch thống kê, trong 24 giờ qua, Đức có thêm 534 ca nhiễm mới Cvid-19 và 70 bệnh nhân thiệt mạng, nâng tổng số ca mắc lên gần 178.000 người với 8.193 trường hợp tử vong.

Bang Bavaria hiện là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về dịch, chiếm tới 26% tổng số ca dương tính với virus corona chủng mới và 29% tổng số ca tử vong trên toàn quốc.

WHO khẳng định tiếp tục dẫn dắt cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế thế giới hôm 19/5, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định, cơ quan này sẽ tiếp tục vai trò dẫn dắt cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu bằng mọi công cụ có trong tay.

Ông Ghebreyesus cảm ơn các nước thành viên đã bày tỏ sự ủng hộ WHO, đồng thời cam kết tổ chức y tế lớn nhất hành tinh sẽ luôn “minh bạch, chịu trách nhiệm và không ngừng cải thiện”. Một ngày trước đó, quan chức này tuyên bố sẽ xúc tiến đánh giá độc lập về cách ứng phó của WHO trước đại dịch toàn cầu.

Trong các phát biểu mới nhất, ông Ghebreyesus không nhắc đến đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm ngưng tài trợ cho WHO và xem xét rút Mỹ khỏi tổ chức này “nếu WHO không cam kết tiến hành những cải thiện thực chất, đáng kể trong vòng 30 ngày tới”. Song, một phát ngôn viên của WHO xác nhận đã nhận được thư cảnh báo của lãnh đạo Nhà Trắng và đang xem xét các nội dung đề cập trong đó.

Cả Nga và Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích động thái của ông Trump. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên thậm chí yêu cầu Washington ngưng “trò chơi đổ tội” và cùng bắt tay với cộng đồng quốc tế để khống chế dịch Covid-19 thành công.

Các tin đáng chú ý khác về dịch Covid-19:

– Một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature Climate Change phát hiện, sự phát thải các-bon trên toàn cầu trong thời gian nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế, phong tỏa nhằm dập dịch Covid-19 đã giảm xuống đáng kể. Cụ thể, mức phát thải khí độc hại hàng ngày trong giai đoạn từ tháng 1 đến đầu tháng 4 đã giảm 17% so với mức trung bình năm 2019 và dự kiến có thể giảm từ 4,4 – 8% vào cuối năm nay. Trong đó mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở Trung Quốc, nơi khởi phát dịch.

– Văn phòng báo chí Điện Kremlin hôm 19/5 thông báo, sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov tạm thời điều hành chính phủ từ ngày 30/4 đã hết hiệu lực khi Thủ tướng Mikhail Mishustin quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Cùng ngày, ông Putin đã ký sắc lệnh khôi phục quyền lãnh đạo chính phủ cho Thủ tướng Mishustin.

– Theo thông cáo mới của Hội đồng Bộ trưởng Iraq, nước này sẽ áp lệnh giới nghiêm hoàn toàn đối với các xe cộ và người đi bộ trong kỳ nghỉ lễ Hồi giáo Eid al-Fitr, bắt đầu từ ngày 24/5 – 28/5. Kể từ khi dỡ bỏ một phần lệnh giới nghiêm từ 17h hôm trước tới 5h sáng hôm sau vào đầu tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, quốc gia Trung Đông này đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mới Covid-19.

– Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo, số ca tử vong vì virus corona chủng mới trong vòng 24 giờ của nước này đã giảm xuống dưới 100 người ngày thứ 3 liên tiếp, mức thấp nhất trong hơn 2 tháng qua. Chính phủ Tây Ban Nha ngày 19/5 cho biết sẽ gia hạn thêm 2 tuần sắc lệnh khẩn cấp quốc gia nhằm dập dịch Covid-19.

***   Bị mỉa mai cân nặng, ông Trump nói Chủ tịch Hạ viện Mỹ có “vấn đề thần kinh”
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/5 đã có những lời chỉ trích nặng nề đối với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, cho rằng bà này có “vấn đề về thần kinh” sau khi bà Pelosi nói mỉa về cân nặng của ông.

Nhật Bản công bố Sách Xanh Ngoại giao năm 2020
Sách Xanh nhấn mạnh 4 đảo mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc và Nga gọi là quần đảo Nam Kuril là “thuộc chủ quyền của Nhật Bản”, đồng thời khẳng định vấn đề tranh chấp đối với các hòn đảo này là vấn đề “quan ngại nhất”.

Tìm lại con ruột sau 32 năm bị bắt cóc nhờ dữ liệu ADN
Một người đàn ông bị bắt cóc khi chỉ mới là là một đứa trẻ cuối cùng đã được đoàn tụ với cha mẹ sau 32 năm, kết thúc một trong những vụ bắt cóc nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

Ấn Độ, Bangladesh sơ tán hàng triệu dân trước khi siêu bão Amphan đổ bộ
Các nhà chức trách ở Ấn Độ và Bangladesh đã tiến hành sơ tán khẩn cấp hơn hai triệu dân trước khi siêu bão Amphan đổ bộ, trong bối cảnh hai nước đều đang chật vật ứng phó với đại dịch COVID-19, theo Reuters.

Tổng thống Mỹ dọa cắt vĩnh viễn tài trợ cho WHO
Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối ngày 18/5 (giờ Mỹ) đe dọa sẽ rút vĩnh viễn tài trợ của nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới nếu WHO không “cam kết cải thiện đáng kể trong 30 ngày tới”.

Những vấn đề gai góc tại cuộc họp trực tuyến về COVID-19 của WHO
Kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) trực tuyến đầu tiên diễn ra vào hai ngày 18 và 19-5 trong bối cảnh nhiều vấn đề có liên quan nổi lên giữa lúc đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Vaccine COVID-19 thử nghiệm cho kết quả khả quan ở Mỹ
Các tình nguyện viên nhận được vaccine COVID-19 trong chương trình của công ty công nghệ sinh học Moderna và Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã có kết quả tích cực.

Nhiều nước EU bắt đầu mở cửa du lịch trở lại
Euronews ngày 19-5 (giờ Việt Nam) đưa tin, 11 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cùng nhất trí về một thỏa thuận mở lại biên giới, nhằm khôi phục tạm thời nhiều hoạt động du lịch tại các quốc gia này.

Đợt bùng phát COVID-19 thứ hai có thể diễn ra vào mùa thu
Các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đã bày tỏ lo ngại rằng làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 có thể xảy ra vào mùa thu này và có khả năng bị làm trầm trọng thêm bởi các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Ông Trump tiết lộ thuốc đặc biệt phòng nhiễm COVID-19
Hydroxychloroquine, một loại thuốc dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh tự miễn, đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi là thuốc “thay đổi cuộc chơi” trong việc chống lại chủng virus Corona mới.

Hơn 100 nước yêu cầu điều tra về COVID-19, Trung Quốc chi 2 tỷ USD ứng phó đại dịch
Trong bài phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) ngày 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố gói 2 tỷ USD để giúp giải quyết đại dịch COVID-19.

Mở cửa sau dịch, Australia khuyên người dân “tránh giờ cao điểm”
Chính phủ Australia đang lên kế hoạch mở lại các bãi đỗ xe di động và mở thêm làn đường cho xe đạp ở Sydney cũng như một số thành phố khác, vào thời điểm khu vực đông dân nhất cả nước bắt đầu cho phép hoạt động trở lại trong ngày 18/5 sau nhiều tuần hạn chế đi lại.

Phản ứng không ngờ của nhân viên y tế Bỉ khi Thủ tướng đến thăm
Chuyến thăm của Thủ tướng Bỉ Sophia Wilmes đến một bệnh viện ở thủ đô Brussels được chào đón bằng sự im lặng, khi hàng trăm nhân viên y tế xếp hàng hai bên đường quyết định quay lưng ngay khi bà xuất hiện.

Charles Ponzi: Sau trăm năm thế giới vẫn nhắc tên
Có một doanh nhân được báo chí lăng xê như là một tấm gương rực rỡ, làm ăn chính trực và làm khuynh đảo cả một vùng. Doanh nhân này đã thừa nhận hoạt động kinh doanh bấy lâu nay của mình là lừa đảo và cuối cùng phải mang tiếng siêu lừa suốt cả cuộc đời. Đó là Charles Ponzi.

Dự lễ nhà thờ, 180 người phơi nhiễm COVID-19
Một người không biết mình nhiễm COVID-19 đã tham dự một buổi lễ nhân dịp Ngày của Mẹ tại bang California (Mỹ), khiến 180 người khác phơi nhiễm với virus.

Bất chấp rủi ro để phục vụ nghiên cứu khoa học
Bất chấp rủi ro tử vong hoặc lâm bệnh nguy kịch, hàng ngàn người Mỹ vẫn sẵn sàng cho phép phơi nhiễm chủ động mầm bệnh COVID-19 vào cơ thể. Họ cho rằng, chấp nhận một nghiên cứu nguy hiểm hơn bình thường là hợp lý nhằm tìm ra nhanh nhất vaccine hiệu quả ngừa COVID-19.

Nhà máy sô cô la “Tháng Mười Đỏ” trong chiến tranh Vệ quốc
Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, nhiều xí nghiệp công nghiệp được đưa đi sơ tán đến khu vực an toàn, còn các doanh nghiệp phi quân sự được tái kết cấu dành cho mục đích quân sự, trong số đó có nhà máy sô cô la “Tháng Mười Đỏ”, nơi đã sản xuất hàng nghìn tấn lương khô, sô cô la để cung cấp cho những người lính ngoài mặt trận.

Tổng hợp-TT