Nỗ lực mới của Nga; IMF đánh giá kinh tế toàn cầu đang hồi phục mạnh mẽ hơn; Đức ưu tiên Việt Nam trong hợp tác tại khu vực Đông Nam Á; Hơn 123 triệu ca Covid-19 toàn cầu, dân châu Âu biểu tình phản đối phong tỏa…là những tin chính được cập nhật.
Nỗ lực mới của Nga
Hội nghị về tiến trình hòa bình Afghanistan tại Moscow ngày 18-3. Ảnh: REUTERS
SGGP Nga chủ trì hội nghị quốc tế về tiến trình hòa bình Afghanistan vào ngày 18-3. Đây là cuộc hòa đàm đầu tiên do Nga tổ chức với nội dung chính bàn về chính phủ lâm thời tại Kabul và biện pháp chấm dứt bạo loạn. Tham dự cuộc gặp có đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad, đại diện của Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban cùng đại diện từ Pakistan và Trung Quốc.
Sự hiện diện của ông Khalilzad là dấu hiệu cho thấy Washington muốn có thêm sự tham gia của các nước lớn trong khu vực đối với hòa bình Afghanistan. Theo các nhà quan sát, sự chuyển hướng này xuất phát từ các cuộc hòa đàm do Washington chủ trì tại Qatar đang bị đình trệ. Mỹ đang cần thêm sức ép nhằm hối thúc Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, các lãnh đạo chính trị khác của Afghanistan và các phần tử nổi dậy Taliban cùng nhau thành lập một chính phủ lâm thời trong thời gian sớm nhất.
Nan giải ở chỗ, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã bác bỏ ý tưởng về một chính phủ lâm thời, cho rằng các nhà lãnh đạo Afghanistan chỉ nên được lựa chọn thông qua bầu cử. Taliban cũng bày tỏ sự hoài nghi đối với việc thành lập chính phủ lâm thời.
Mullah Abdul Ghani Baradar, người đồng sáng lập và là phó thủ lĩnh của Taliban, nói với những người tham gia hòa đàm ở Moscow: “Thế giới nên tính đến các giá trị Hồi giáo, nền độc lập và lợi ích quốc gia của người dân. Vì vậy, vấn đề của Afghanistan phải do người Afghanistan quyết định”.
Nhìn chung, mục tiêu của Nga và Mỹ ở Afghanistan tương đồng với nhau. Cả hai nước đều muốn có chính phủ lâm thời và chấm dứt chiến tranh. Điều này đúng khi Washington đang mệt mỏi với cuộc chiến tại Afghanistan đã kéo dài gần 20 năm (tháng 10-2001). Theo số liệu của USA Today, Mỹ đã chi hơn 2.000 tỷ USD và thiệt hại nhân mạng 2.300 người trong cuộc chiến nhưng al-Qaeda vẫn tồn tại và chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bám rễ ở phía Đông nước này.
Về phía Nga, theo các nhà phân tích, Moscow tin rằng điều cần thiết là duy trì quan hệ tốt với cả chính phủ trung ương Afghanistan lẫn các đảng phái tại nước này, nhất là các nhà lãnh đạo địa phương giáp với các nước Trung Á thuộc Liên Xô trước đây.
Đây là lý do tại sao ông Atta Muhammad Nur, lãnh đạo cộng đồng người Tajik tại Afghanistan, là khách mời quan trọng trong tất cả các cuộc hòa đàm ở Moscow về Afghanistan. Cách tiếp cận này sẽ cho phép Nga duy trì quan hệ tốt với Afghanistan trong mọi trường hợp. Vì ở vị trí gần Afghanistan hơn rất nhiều so với Mỹ, Nga không thể chấp nhận rủi ro khi áp dụng chiến lược một chiều.
IMF đánh giá kinh tế toàn cầu đang hồi phục mạnh mẽ hơn
Theo Phó Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong đầu tháng 4/2021, IMF sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng toàn cầu 5,5% song vẫn cảnh báo những nguy cơ đáng kể vẫn còn tồn tại.
IMF danh gia kinh te toan cau dang hoi phuc manh me hon hinh anh 1Các nhà hàng ăn uống, quán giải khát tại Israel đã nhộn nhịp trở lại, nhất là vào cuối tuần. (Ảnh: Vũ Hội/TTXVN)
Ngày 20/3, Phó Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Geoffrey Okamoto nhấn mạnh rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ hơn của nền kinh tế toàn cầu, song cảnh báo những nguy cơ đáng kể vẫn còn tồn tại, trong đó có sự xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Theo ông Okamoto, trong đầu tháng 4/2021, IMF sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng toàn cầu 5,5% mà tổ chức này công bố trong tháng Một vừa qua. Điều này nhằm phản ánh gói kích thích tài chính bổ sung mới được Mỹ thông qua. Tuy nhiên, ông Okamoto không tiết lộ thêm chi tiết.
Hồi đầu tháng Ba, IMF đã hoan nghênh gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật, đánh giá bước đi này vừa thúc đẩy được tăng trưởng trong nước vừa thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của thế giới.
Đức ưu tiên Việt Nam trong hợp tác tại khu vực Đông Nam Á
Đức đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 góp phần nâng tầm quan hệ ASEAN – Đức với nhiều thành tựu quan trọng…
Theo đề xuất của phía Đức, ngày 19/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Niels Annen để trao đổi về quan hệ song phương và những vấn đề cùng quan tâm.
Tại cuộc hội đàm, Quốc vụ khanh Niels Annen đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và Đức trên cương vị Chủ tịch EU (nửa cuối 2020), góp phần đưa quan hệ đối tác ASEAN – Đức nói riêng và ASEAN – EU nói chung đạt những thành công quan trọng, trong đó có việc nâng cấp quan hệ ASEAN – EU lên Đối tác chiến lược.
Quốc vụ khanh Niels Annen nhận định quan hệ hợp tác song phương đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các mặt. Ông khẳng định chính sách của Đức coi trọng và tăng cường sự hiện diện, hợp tác với khu vực, trong đó Việt Nam tiếp tục là một hướng ưu tiên cao.
*** Hơn 123 triệu ca Covid-19 toàn cầu, dân châu Âu biểu tình phản đối phong tỏa
Thế giới ghi nhận hơn 123 triệu người nhiễm, hơn 2,7 triệu người chết do nCoV, hàng chục nghìn người châu Âu tiếp tục biểu tình chống phong tỏa.
Thế giới đã ghi nhận 123.404.647 ca nhiễm nCoV và 2.720.991 ca tử vong, tăng lần lượt 488.742 và 7.705, trong khi 99.358.871 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Cư dân ở Ba Lan, một số vùng của Pháp và thủ đô Ukraine hôm 20/3 tiếp tục đối mặt với những biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn Covid-19, trong đó yêu cầu hầu hết các cửa hàng đóng cửa, đồng thời khuyến khích người dân làm việc tại nhà.
Tại một số khu vực ở châu Âu, nhiều người dân tỏ ra bất bình khi các lệnh phong tỏa ngăn đại dịch vẫn kéo dài. Tình trạng ẩu đả đã nổ ra khi khoảng 20.000 người hôm 20/3 xuống đường biểu tình chống các biện pháp hạn chế ở Kassel, miền trung nước Đức. Nhiều kẻ quá khích đã ném đồ đạc về phía cảnh sát khiến lực lượng này phải dùng vòi rồng và xịt hơi cay giải tán đám đông.
Hàng nghìn người ở Liestal, Thụy Sĩ và London, Anh, cùng ngày cũng tổ chức biểu tình chống phong tỏa. Các cuộc biểu tình có quy mô tới hàng chục nghìn người, bất chấp những yêu cầu cấm tụ tập đông người thời Covid-19.
Đám đông quá khích ở London đã đốt pháo sáng, liên tục hô hào và giơ cao các khẩu hiệu phản đối chính quyền áp biện pháp hạn chế như “Ngừng hủy hoại cuộc sống trẻ nhỏ”, “Đại dịch chỉ là giả” hay “Chấm dứt phong tỏa ngay”.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 30.477.622 ca nhiễm và 554.794 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 51.403 và 697 trường hợp so với một ngày trước đó.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố đã đạt mục tiêu tiêm 100 liều vaccine Covid-19 trong 100 ngày đầu tiên cầm quyền vào ngày 19/3, vượt xa so với kế hoạch đề ra. Tổng thống Mỹ cho biết đây là tín hiệu lạc quan, nhưng không được phép lơ là các biện pháp chống dịch.
Với việc sản xuất vaccine đang bùng nổ ở Mỹ, chính quyền Biden cho biết họ hiện có thể gửi vaccine AstraZeneca sang các nước láng giềng Mexico và Canada. Thư ký báo chí của Biden nói 2,5 triệu liều sẽ được chuyển tới Mexico và 1,5 triệu liều cho Canada trong số 7 triệu liều dự trữ, song không nói rõ thời gian.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ghi nhận 11.950.459 ca nhiễm và 292.752 ca tử vong vì Covid-19, tăng 73.450 và 2.227 trong 24 giờ qua.
Bộ Ngoại giao Brazil hôm 20/3 thông báo vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán, bắt đầu từ ngày 13/3, về khả năng nhập khẩu vaccine Covid-19 dư thừa từ Mỹ. Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Brazil tại Washington cùng Bộ Y tế nước này đang tiếp tục bàn bạc với chính phủ Mỹ.
Marcelo Queiroga, tân Bộ trưởng Y tế Brazil, ngày 17/3 hứa sẽ đưa ra các chính sách dựa trên khoa học để chống Covid-19 và cho biết ông có thể “điều chỉnh” cách xử lý dịch bị nhiều người chỉ trích của Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro.
Ấn Độ báo cáo thêm 43.815 ca nhiễm và 196 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV toàn quốc lên lần lượt 11.598.710 và 159.790.
Khi ca nhiễm hàng ngày tăng cao nhất trong vòng 4 tháng, một số khu vực ở Ấn Độ đã áp dụng lại các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19, gồm lệnh giới nghiêm và dừng hoạt động nhiều cửa hàng.
Các bác sĩ Ấn Độ cáo buộc số ca nhiễm tiếp tục tăng cao do thái độ thoải mái của người dân đối với yêu cầu đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội khác.
Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, báo cáo 4.291.271 người nhiễm và 126.122 người chết, tăng lần lượt 5.587 và 96 trường hợp. Ca nhiễm mới ở nước này có xu hướng liên tục giảm trong những ngày gần đây.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock hôm 20/3 cho biết nỗ lực tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử Anh, bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, đã “đạt được những bước tiến lớn” sau số người được tiêm chủng đạt mức kỷ lục hôm 19/3.
Anh đã tiêm chủng vaccine cho gần 27 triệu người và số người tiêm trung bình mỗi ngày trong tuần này là 421.000 người, theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 35.345 ca nhiễm và 185 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 4.252.022 và 92.167.
Gần một phần ba người dân Pháp từ ngày 21/3 sẽ sống dưới lệnh phong tỏa kéo dài một tháng trong bối cảnh chính phủ nước này đang đặt mục tiêu ngăn các ca nhiễm nCoV lây lan ở khu vực thủ đô Paris và các vùng phía bắc đất nước.
Bộ Y tế Pháp cùng ngày tuyên bố 6.137.375 người dân nước này đã được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên kể từ khi chính phủ khởi động chiến dịch tiêm chủng.
Đức, vùng dịch lớn thứ 10 thế giới, ghi nhận 2.658.840 ca nhiễm và 75.196 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 13.654 và 123 ca so với một ngày trước đó. Chuyên gia cảnh báo số ca nhiễm nCoV tại Đức đang tăng vọt, đe dọa kế hoạch dỡ phong tỏa và vực dậy nền kinh tế.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.455.788 ca nhiễm, tăng 5.656, trong đó 39.447 người chết, tăng 108.
Indonesia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng một và đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong vòng một năm. Khoảng 6,2 triệu người đã được tiêm vaccine.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 656.056 ca nhiễm và 12.930 ca tử vong, tăng lần lượt 7.999 và 30 ca.
Từ 20/3, Philippines đóng biên giới đối với người nước ngoài, lao động Philippines ở nước ngoài vẫn sẽ được về nước nhưng bị giới hạn ở mức 1.500 một ngày.
*** Vừa tiêm vaccine được hai ngày, Thủ tướng Pakistan dương tính với SARS-CoV-2
Thủ tướng Pakistan, Imran Khan, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, chỉ hai ngày sau khi được tiêm vaccine.
Đường dây nóng trao đổi tình báo Nam – Bắc Triều
Thế vận hội 2018 được tổ chức ở Bình Xương (Pyeongchang, Hàn Quốc) đã dẫn tới một cuộc tấn công màu mè của nước láng giềng CHDCND Triều Tiên trong đó bao gồm việc tái mở cửa tuyến liên lạc biên giới với miền Nam, sự kiện vốn đã từng đóng cửa suốt 2 năm.
Bất chấp dịch tồi tệ, Tổng thống Brazil kêu gọi hủy giãn cách xã hội
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro được cho là đã yêu cầu Tòa án tối cao nước này hủy bỏ các hạn chế liên quan đến kiểm soát đại dịch do một số bang áp đặt, bất chấp số ca nhiễm tiếp tục gia tăng mạnh.
Nhiều người Mỹ gửi thư xin lỗi đến Đại sứ quán Nga
Đại sứ quán Nga tại Mỹ đã nhận được nhiều thư của công dân Mỹ gửi lời xin lỗi về những phát biểu gần đây của Tổng thống Joe Biden, Đại sứ Nga Anatoly Antonov ngày 20/3 cho biết.
EU trừng phạt các quan chức quân đội và an ninh Myanmar
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí sẽ áp các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức Myanmar vào tuần sau, trong bối cảnh Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực chặn lãnh đạo quân đội Myanmar tiếp cận nguồn tài chính và vũ khí.
“Khoảnh khắc Alaska” mang lại hi vọng cho quan hệ Mỹ – Trung?
Ngày 19/3 (giờ Việt Nam), ngày làm việc đầu tiên trong khuôn khổ đối thoại cấp cao Mỹ – Trung Quốc, diễn ra tại thành phố Anchorage, Alaska (Mỹ), đã khép lại sau những màn tranh cãi nảy lửa.
Mỹ-Trung kết thúc đàm phán mà không có tuyên bố chung
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc ngày 19/3 đã kết thúc các cuộc đàm phán ở Alaska, cuộc gặp được cho là phơi bày thêm căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngay từ những ngày đầu của chính quyền Biden.
Lãnh đạo Mỹ kêu gọi chấm dứt tấn công nhằm vào người gốc Á
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris ngày 19/3 kêu gọi chấm dứt bạo lực chống người gốc Á ở Mỹ sau vụ xả súng ở các tiệm massage và spa khiến 8 người thiệt mạng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không “đồng ý” với những bình luận của Tổng thống Mỹ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 19/3 nhận định rằng những bình luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden về người đồng cấp Nga Vladimir Putin là “không thể chấp nhận được” và “không phù hợp với một tổng thống”.
Phản đòn Bình Nhưỡng, Malaysia trục xuất nhân viên ngoại giao Triều Tiên
Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 19/3 ra tuyên bố liên quan đến việc Triều Tiên cùng ngày quyết định cắt đứt quan hệ với nước này.
Nga tính đến trường hợp xấu nhất trong quan hệ với Mỹ
Ngày 19/3, khi được hỏi về khả năng xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Nga, đại diện Điện Kremlin cho biết Moscow luôn hy vọng vào điều tốt đẹp nhất nhưng cũng chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Quan chức cấp cao Trung Quốc ăn mì gói trước cuộc gặp với Mỹ1
Cuộc họp cấp cao trực tiếp giữa giới chức Trung Quốc và Mỹ tại Alaska diễn ra căng thẳng và hai bên dường như đã không tổ chức bữa tiệc chung nào.
Pháp phong tỏa Paris vì biến chủng COVID-19 mới
Chính phủ Pháp áp đặt lệnh phong tỏa 4 tuần với thủ đô Paris và các vùng lân cận, trong bối cảnh biến chủng COVID-19 mới đang lây lan nhanh chóng tại miền Bắc.
Người đàn ông Mỹ nhừ đòn vì tấn công phụ nữ lớn tuổi gốc Á
Một người phụ nữ châu Á lớn tuổi đã chiến đấu lại kẻ tấn công mình trên đường phố San Francisco, Mỹ, khiến tên này phải nhập viện.
Bị phục kích, 13 sĩ quan an ninh Mexico thiệt mạng
Ít nhất 13 sĩ quan cảnh sát, nhân viên thực thi pháp luật đã bị bắn chết trong một trận phục kích ở miền Trung bang Mexico, Mexico, ngày 18/3 (giờ địa phương).
Tổng hợp-TT