Tổng thống Nga: Thế giới đơn cực không tồn tại; Nền kinh tế Nga đã thích nghi và đứng vững; WB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng từ nợ công; Tổng thống quyền lực Putin tiết lộ về nỗi đau và thời khắc khó khăn nhất…là những tin chính đư\ơcj cập nhật.
Tổng thống Nga: Thế giới đơn cực không tồn tại
Phát biểu tại cuộc họp báo lớn thường niên cuối năm lần thứ 15 diễn ra hôm 19-12 tại Trung tâm Thương mại Quốc tế ở Thủ đô Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thế giới đơn cực không tồn tại, và thế giới không thể bị kiểm soát một cách đơn cực.
Ông đồng thời cho biết Nga quan tâm tới việc phát triển quan hệ với Mỹ và sẽ làm điều này bất kể những gì đang diễn ra tại Nhà Trắng hoặc Quốc hội Mỹ.
Tại cuộc họp báo kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ này, tình hình kinh tế-xã hội là chủ đề được quan tâm nhiều nhất. Trả lời những câu hỏi về tình hình kinh tế Nga trước sức ép của các lệnh trừng phạt, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng nền kinh tế Xứ sở Bạch Dương đã thích nghi và đứng vững được trước những cú sốc từ bên ngoài. Đồng RUB đã trở nên ổn định hơn, điều này góp phần giúp nền kinh tế Nga không quá phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ.
Theo ông, chính các biện pháp trừng phạt đã giúp Nga phát triển nông nghiệp, đầu tư nhiều tiền cho sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu, có thể chế tạo các động cơ tàu biển và máy bay trực thăng mà trước đây chưa có. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tốt hơn vẫn là không đưa các quyết định mang động cơ chính trị vào nền kinh tế, vì điều này đang gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, khi Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt Nga, chính châu Âu cũng bị thiệt hại to lớn vì không chỉ mất tiền mà còn mất chỗ làm, đồng thời mất chỗ đứng tại thị trường Nga.
Đặc biệt, khi trả lời câu hỏi liên quan tới Liên bang Xô-viết, Tổng thống Vladimir Putin nêu rõ theo quan điểm của ông, Nga có quyền tự hào về quá khứ Xô-viết và những thành tựu vẻ vang của Liên Xô. Ông nhấn mạnh: “Nga không thể không sử dụng những di sản quý báu của Liên Xô, Nga có quyền tự hào về quá khứ Xô-viết và những thành tựu vẻ vang của Liên Xô” và rằng: “Những ai cho rằng chúng ta sống dựa trên năng lực thừa hưởng từ các thế hệ trong quá khứ, chính là họ đang nhầm lẫn”.
Nền kinh tế Nga đã thích nghi và đứng vững
(SGGP) Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nền kinh tế Nga đã thích nghi và đứng vững được trước những cú sốc từ bên ngoài. Đồng rúp đã trở nên ổn định hơn.
Ngày 19-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu cuộc họp báo thường niên tại Trung tâm Thương mại Quốc tế ở thủ đô Moscow. Đây là cuộc họp báo lớn truyền thống thứ 15 của Tổng thống Putin, qua đó người đứng đầu nước Nga tổng kết các thành tựu của năm 2019 và trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế về các chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.
Để ngỏ khả năng sửa đổi hiến pháp
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19-12 cho biết, ông để ngỏ khả năng sửa đổi Hiến pháp Nga, trong đó có các điều khoản mở rộng quyền lực của quốc hội và hạn chế số lượng nhiệm kỳ tổng thống. Tổng thống Putin cho rằng những giới hạn này có thể được thay đổi để hạn chế năng lực của bất cứ ai đảm nhận hơn 2 nhiệm kỳ – điều mà ông đã làm.
Khi phóng viên báo đề nghị Tổng thống Putin bình luận về những lời chỉ trích, cáo buộc Nga sống dựa vào di sản Liên Xô, Tổng thống Putin nhấn mạnh, những ai cho rằng Nga sống dựa trên năng lực thừa hưởng từ các thế hệ trong quá khứ, chính là họ đang nhầm.
Ông liệt kê các thành tựu kinh tế mà Nga phát triển dựa trên việc sử dụng những di sản quý báu của Liên Xô chứ không phải sống dựa trên năng lực thừa hưởng từ các thế hệ trong quá khứ. Theo quan điểm của ông, Nga có quyền tự hào về quá khứ Xô-viết và những thành tựu vẻ vang của Liên Xô.
Đáp trả trừng phạt Mỹ
Về đối ngoại, Nga sẽ đáp trả các lệnh trừng phạt mới được Thượng viện Mỹ thông qua hôm 17-12, về việc phạt các công ty làm việc đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2. Tổng thống Putin tuyên bố, các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới quan hệ hai nước và Nga sẽ đưa ra các biện pháp có đi có lại. Ông Putin cũng nói thêm, Mỹ nên hỗ trợ tài chính cho Ukraine nếu Kiev cần trợ giúp, thay vì phản đối các dự án khí đốt của Nga.
Nghi vấn về nguyên nhân biến đổi khí hậu
Khi được phóng viên đề cập đến biến đổi khí hậu và Thỏa thuận khí hậu Paris, Tổng thống Putin cho rằng, biến đổi khí hậu có thể là một tiến trình vũ trụ học. Sự thay đổi trục quay của Trái đất hoặc quỹ đạo của nó xoay quanh Mặt trời cũng có thể khiến hành tinh của chúng ta đối mặt với những thay đổi nghiêm trọng về khí hậu. Độ nghiêng nhẹ của trục Trái đất có thể là lý do gây hậu quả kịch tính.
Tuyên bố trên dường như đặt nghi vấn về việc liệu sự nóng lên của Trái đất có phải do con người gây ra hay không. Tuy nhiên, ông Putin thừa nhận biến đổi khí hậu là vấn đề lớn và mức tăng nhiệt độ ở Nga cao hơn 2,5% so với các nơi khác trên thế giới và đây là vấn đề rất nghiêm trọng của Nga, dù mức khí thải của Nga thấp hơn một số nước phương Tây.
WB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng từ nợ công
(SGGP) Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nợ công ở các nước đang phát triển và mới nổi tăng nhanh nhất, nhiều nhất ở bất kỳ giai đoạn nào trong suốt 5 thập niên qua.
Tác động lớn
WB cho rằng, tình trạng nợ công tăng nhanh có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng và nếu xảy ra vỡ nợ, hậu quả sẽ trầm trọng hơn khi các công ty tư nhân bị nhấn chìm giữa lúc kinh tế tăng trưởng chậm chạp. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tính đến cuối năm 2018, tổng nợ toàn cầu đã tăng lên tới 188.000 tỷ USD, tương đương 230% GDP thế giới. WB và IMF đã từng liên tiếp cảnh báo về tình trạng nợ toàn cầu gia tăng trong nhiều năm qua; nhưng báo cáo mới nhất của WB đưa ra cảnh báo mạnh mẽ và khẩn thiết hơn, trong đó kêu gọi các chính phủ sớm đưa ra các giải pháp để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nợ có thể xảy ra.
Báo cáo của WB nhấn mạnh tình trạng nợ công tăng đột biến ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, cho rằng đây là đợt tăng lớn nhất, nhanh nhất trong 50 năm qua. Khối nợ khổng lồ này bao gồm nợ công của các chính phủ, nợ doanh nghiệp và nợ của các cá nhân, hộ gia đình. Theo hãng tin Bloomberg, một phần lớn trong số nợ này có nguồn gốc từ chương trình vay nợ của các nước nhằm vực dậy nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Theo WB, nợ ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã giảm trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhưng chỉ trong vòng 8 năm kể từ 2010, do chi phí vay thấp, nợ tại các nền kinh tế này đã tăng lên đến mức cao nhất từ trước đến nay, tương đương 170% GDP (khoảng 55.000 tỷ USD).
Chính phủ là “con nợ” khủng
“Núi nợ công” còn tăng lên rất nhiều, không chỉ ở châu Á mà còn ở Mỹ và châu Âu. Những khoản nợ của các sinh viên làm tê liệt những gia đình ở Mỹ; mức thế chấp cao ngất trời đe dọa nền tài chính Australia. Ở cấp độ quốc gia, các chính phủ cũng là những “con nợ” khủng: Nhật Bản đang có mức nợ công bằng 228% GDP; nợ công của Mỹ và Anh là 100% GDP; mức nợ công cũng khá cao ở những nước khác như Ấn Độ, Pakistan và Malaysia. Chính phủ mới đắc cử của Argentina đã cam kết sẽ tái đàm phán hạn mức tín dụng kỷ lục 56 tỷ USD với IMF. Không chỉ Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, một số nước khác cũng đang có chung nỗi ám ảnh này. Về nợ của doanh nghiệp, chỉ riêng các công ty Mỹ đã chiếm khoảng 70% trong tổng số các vụ doanh nghiệp vỡ nợ trong năm nay, ngay cả trong tình hình kinh tế Mỹ đang có chỉ số tăng trưởng mạnh.
Tại Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post, tổng nợ vay của khối doanh nghiệp đã bằng 155% GDP nước này, chỉ đứng sau đặc khu Hồng Công với tỷ lệ 224%. Ở cấp độ hộ gia đình, Australia và Hàn Quốc là những quốc gia có mức nợ lớn nhất. Nợ gia đình ở Hàn Quốc đang bằng 94% GDP, ở Anh tỷ lệ này là 84% và ở Mỹ là 74%.
Tổng thống quyền lực Putin tiết lộ về nỗi đau và thời khắc khó khăn nhất
– Trong cuộc họp báo hàng năm diễn ra ngày hôm qua (19/12), Tổng thống quyền lực của Nga – ông Vladimir Putin đã bất ngờ tiết lộ về thời điểm khó khăn nhất đối với ông trong nhiều năm cầm quyền. Đó là khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở thành phố phía nam Beslan của Nga.
Ngày 1/9 vừa rồi kỷ niệm 15 năm xảy ra thảm kịch gây rúng động thế giới ở thành phố Beslan – nơi hơn 300 con tin, trong đó có 186 trẻ em, thiệt mạng sau khi lực lượng khủng bố chiếm giữ một ngôi trường địa phương.
Tổng thống Nga Putin hôm qua tiết lộ, hai vụ tấn công khủng bố vào thủ đô Moscow và thành phố Beslan lần lượt vào năm 2002 và 2004 là những phần khó khăn nhất trong nhiều năm giữ cương vị là Nhà lãnh đạo quyền lực nhất của nước Nga.
“Những thời khắc khó khăn nhất là thời điểm xảy ra hai vụ tấn công khủng bố quy mô lớn, trong đó có vụ tấn công ở Beslan. Tôi sẽ không bao giờ quên được”, Tổng thống Putin cho biết trong cuộc họp báo cuối năm hàng năm ở thủ đô Moscow. Ông Putin cũng đề cập đến “cuộc tấn công khủng bố vào Dubrovka”.
Tiết lộ trên được đưa ra sau khi ông Putin hồi tuần trước cũng thừa nhận tại một cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Nga rằng, vụ tấn công khủng bố ở Beslan là nỗi đau cá nhân “trong suốt phần đời còn lại của ông”. “Đó là một nỗi đau cả của cá nhân tôi và của cả toàn bộ đất nước”, Tổng thống Putin bày tỏ trong một cuộc thảo luận liên quan đến các vấn đề của những người sống sót sau vụ tấn công.
Ngày 1/9 vừa rồi là ngày kỷ niệm 15 năm xảy ra thảm kịch đau lòng ở thành phố phía nam Beslan – nơi hàng trăm trẻ em và người lớn bị bắt làm con tin và thiệt mạng khi 30 tên khủng bố tấn công vào một trường học địa phương. Các nạn nhân đã bị bắt làm con tin trong suốt 3 ngày mà không được ăn uống. Vụ việc này đã cướp đi sinh mạng của 334 người, trong đó có 318 con tin. Trong số này, có đến 186 nạn nhân là trẻ em.
Thảm kịch đau lòng khác mà ông Putin nhắc đến là vụ tấn công khủng bố vào Nhà hát Dubrovka ở Moscow. Vụ việc xảy ra vào ngày 23-26/10/2002 khi vở nhạc kịch nổi tiếng Nord-Ost đang được biểu diễn. Một nhóm chiến binh khủng bố Checnya đã bắt cóc khán giả và nhân viên của nhà hát làm con tin. Ba ngày sau, các lực lượng an ninh của Nga đã đột kích vào tòa nhà, tiêu diệt toàn bộ những kẻ khủng bố và phóng thích con tin. Vụ việc này khiến ít nhất 130 người thiệt mạng.
*** Nước lớn và cuộc chiến giành ngôi đầu
Những ngày cuối cùng của năm 2019 đang dần khép lại với nhiều sự bất an. Trong một thế giới mà vai trò của các nước lớn ngày càng thể hiện tầm quan trọng, việc các nước này đưa ra những hoạch định chiến lược và thể hiện nó như thế nào đang nhận được sự quan tâm của cả thế giới, đặc biệt là những nước có sự cạnh tranh trực tiếp và những nước nhỏ hơn.
Công bố danh sách 10 nước có nhiều người chết nhất vì ô nhiễm môi trường
Ấn Độ, Trung Quốc đứng đầu danh sách 10 quốc gia có số người thiệt mạng vì ô nhiễm môi trường nhiều nhất thế giới, xếp sau có cả Mỹ, Nga và Indonesia.
Cường quốc Đông Á họp bàn về vấn đề Triều Tiên
Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ gặp nhau tại Trung Quốc trong tuần tới để thảo luận về “điểm nóng” Triều Tiên.
Tổng thống Putin bênh ông Trump giữa lùm xùm luận tội
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi các cáo buộc chống lại người đồng cấp Mỹ Donald Trump là bịa đặt và tin tưởng Thượng viện Mỹ sẽ không phế truất ông chủ Nhà Trắng.
Tổng thống Trump có dễ “mất ghế” vì bị Hạ viện luận tội?
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua quyết định luận tội Tổng thống Donald Trump, đòn mạnh nhất mà ông từng hứng chịu trong sự nghiệp chính trị, song điều đó không có nghĩa ông dễ dàng bị phế truất.
Cả máy bay nháo nhào khi một phụ nữ tự xưng khủng bố, dọa cho nổ tung máy bay
Các hành khách đã bị một phen hoảng loạn khi một nữ hành khách gào thét, tự xưng là khủng bố và đe dọa làm nổ tung máy bay bằng 5 quả bom…
Ecuador: “Xa lộ” cocaine toàn cầu – Kỳ 2
Ecuador ít bị chú ý trong hồ sơ Interpol, vì tỷ lệ giết người thấp và không có băng đảng ma túy hô mưa gọi gió như ở Mexico và Colombia. Tuy nhiên, Ecuador là một trong những “đường cao tốc” cocaine toàn cầu.
Mỹ đầu tư kết nối tiền đồn ở Lục địa đen
Trong một dấu hiệu cho thấy các hoạt động mở rộng quân đội Mỹ ở châu Phi, Bộ Tư lệnh châu Phi của nước này đang chi gần 25 triệu đô la để mang thông tin liên lạc tốc độ gần như cáp quang đến các tiền đồn xa xôi trên khắp lục địa.
Đi tìm sự thật về thảm họa tàu ngầm Kursk của Nga
Năm 2000, một trong những tai nạn tàu ngầm thời bình tồi tệ nhất từng xảy ra ngoài khơi nước Nga. Một vụ nổ lớn đã đánh chìm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân khổng lồ Kursk, làm chết hầu hết thủy thủ đoàn và khiến gần 20 người sống sót mắc kẹt hàng trăm mét dưới nước.
Tình báo Mỹ thất bại ở Syria?
Một cuộc điều tra chung gần đây của Intercept và New York Times tiết lộ việc Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011 đã dẫn đến một thất bại lớn về tình báo khiến tài sản và thông tin nhạy cảm của Mỹ trực tiếp rơi vào tay Iran. Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Syria sau khi Mỹ rút quân gần đây.
Nhân viên Foxconn làm giàu bằng cách đánh cắp linh kiện iPhone
Đường dây bí mật được lập ra bởi nhiều nhân viên của Foxconn đã thực hiện trót lót rất nhiều phi vụ đánh cắp linh kiện sản xuất iPhone và thu về nguồn lợi khủng.
Hé lộ nguyên nhân vụ tai nạn 12 người trên máy bay thương vong
Trước khi cất cánh, viên phi công và một hành khách đã mất tới 3 giờ để dọn sạch tuyết ra khỏi chiếc máy bay cỡ nhỏ Pilatus PC-12…
Phong cách lãnh đạo của bà Leni Robredo
Một ngày sau khi bị tước chức vụ đồng Chủ tịch Hội đồng Chống ma túy Philippines, Phó Tổng thống Leni Robredo đã ra dấu hiệu bày tỏ quyết tâm trong phòng chống tội phạm ma túy…
Ông Mike Bloomberg tranh cử Tổng thống năm 2020
Cựu Thị trưởng New York Mike Bloomberg đã đệ trình các giấy tờ cần thiết để tuyên bố tham gia tranh cử chức tổng thống năm 2020, đại diện đảng Dân chủ. Liệu sự tham gia của nhà chính trị tỷ phú này có là một đe dọa cho nỗ lực tái nhiệm của Tổng thống tỷ phú Donald Trump?
Vụ cướp của thế kỷ: Bê bối giao dịch “cum-ex”
Martin Shields và Nicholas Diable, hai chủ ngân hàng đầu tư của Anh, đang bị xét xử ở Đức trong một vụ án được gọi là “vụ cướp của thế kỷ”, vì đã giúp xây dựng một kế hoạch trốn thuế khổng lồ, đã rút 55 tỷ euro từ các quỹ công cộng châu Âu.
Tổng hợp-TT