VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 21/9/2019.

 Tổng thống Trump nói Trung Quốc là mối đe dọa với thế giới; Cấm vận của Mỹ tiếp tục gây thiệt hại hơn 920 tỷ USD cho Cuba; Ông Trump phạt nặng Iran, đưa thêm quân tới Ảrập Xêút;  Bạo lực súng đạn khiến kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ USD/năm…là những tin chính được cập nhật.

 Tổng thống Trump nói Trung Quốc là mối đe dọa với thế giới

  Kết quả hình ảnh cho Nhà trắng   Ảnh minh họa.
Dân trí Tổng thống Donald Trump nói Trung Quốc là mối đe dọa với thế giới vì nước này đang phát triển lực lượng quân sự với tốc độ nhanh chóng.
“Rõ ràng, Trung Quốc là một mối đe dọa đối với thế giới theo cách nào đó, vì họ đang xây dựng quân đội nhanh hơn bất kỳ nước nào khác, và thẳng thắn mà nói, họ đang sử dụng tiền của Mỹ”, Tổng thống Donald Trump trả lời câu hỏi của phóng viên về Trung Quốc trong cuộc gặp với Thủ tướng Australia Scott Morrison tại Nhà Trắng hôm 20/9.
Ông Trump cho biết các đời tổng thống tiền nhiệm đã cho phép Trung Quốc lấy đi của Mỹ 500 tỷ USD mỗi năm, thậm chí còn nhiều hơn thế.
“Họ đã cho phép Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và quyền sở hữu tài sản của chúng ta. Nhưng tôi sẽ không cho phép điều đó”, ông Trump tuyên bố.
Theo ông chủ Nhà Trắng, Mỹ và Trung Quốc từng tiến rất gần tới việc đạt được một thỏa thuận thương mại.
“Chúng tôi từng hợp tác rất chặt chẽ, từng đàm phán về tài sản trí tuệ và các vấn đề khó khăn khác, nhưng vào phút chót, họ nói không thể nhất trí thỏa thuận”, ông Trump cho biết, đề cập tới cuộc đàm phán thương mại đổ vỡ với Trung Quốc hồi tháng 5 khi hai nước gần như sắp đạt được thỏa thuận.
Tổng thống Trump tiếp tục vẽ ra bức tranh u tối về nền kinh tế Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.  Ông nói “Trung Quốc đang bị ảnh hưởng rất nặng nề, còn Mỹ thì không”.
“Họ đang có một năm tồi tệ. Tệ nhất trong 57 năm. Thuế quan của họ không tác động đến chúng ta. Chúng ta đang nhận về hàng tỷ USD thuế quan. Họ đang phá giá tiền tệ của họ. Họ đang bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Họ mất hơn 3 triệu việc làm. Chuỗi cung ứng bị phá vỡ và họ gặp nhiều vấn đề”, ông Trump cho biết.
Tuyên bố của Tổng thống Trump được đưa ra khi các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị nối lại các cuộc gặp để phá vỡ thế bế tắc và tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Trump hôm qua cho biết ông chỉ ký thỏa thuận với Trung Quốc nếu ông tự tin rằng thỏa thuận đó tốt cho Mỹ.

Cấm vận của Mỹ tiếp tục gây thiệt hại hơn 920 tỷ USD cho Cuba
Nếu không gánh chịu những tổn thất từ sự cấm vận của Mỹ, ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Cuba đã có thể đạt mức tăng trưởng 10%/năm.
Trong vòng gần 60 năm qua, cuộc bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ đã gây ra cho Cuba thiệt hại về vật chất trị giá 138,843 tỷ USD, tương đương 922,63 tỷ USD tính theo thời giá hiện tại sau khi tính cả mức trượt giá của “đồng bạc xanh.”
Phóng viên TTXVN tại La Habana dẫn báo cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrillas ngày 20/9 cho thấy chỉ tính riêng trong năm 2018, giá trị của những tổn thất này đã lên tới 4,34 tỷ USD và chưa bao gồm tác động của những biện pháp siết chặt cấm vận mới được Chính phủ Mỹ công bố trong năm nay, vì những chỉ số này dự kiến sẽ được thống kê vào năm sau.
Bộ trưởng Rodríguez nhấn mạnh nếu không gánh chịu những tổn thất này và đổi được thành hàng hóa và giao dịch theo thời giá hiện tại, ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hòn đảo tự do đã có thể đạt mức tăng trưởng 10%/năm.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba cho biết vào ngày 6 và 7/11 tới, La Habana sẽ trình bày tại Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 28 liên tiếp dự thảo Nghị quyết chống cấm vận, mà trong 27 lần trước đó đều giành được sự ủng hộ của đa số các quốc gia thành viên tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này.

Ông Trump phạt nặng Iran, đưa thêm quân tới Ảrập Xêút
Tổng thống Mỹ Donald Trump Trump thông báo ông vừa ra lệnh trừng phạt ngân hàng quốc gia Iran sau vụ tấn công nhằm vào cơ sở dầu lửa của Ảrập Xêút.
Thông báo được đưa ra tại Phòng Bầu Dục, nơi ông Trump và Thủ tướng Australia Scott Morrison dự kiến sẽ tổ chức một cuộc gặp song phương.
Lãnh đạo Nhà Trắng không cho biết chi tiết về lệnh cấm vận nhưng khẳng định đó là mức cao nhất từng được áp đặt lên một đất nước.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dùng từ “rất lớn” để mô tả đòn trừng phạt mới nhất nhằm vào Tehran và khẳng định nó ảnh hưởng tới các nguồn quỹ cuối cùng cho nước này.
Quyết định mới được ông Trump đưa ra sau khi Washington tố Iran đứng sau các vụ tấn công cuối tuần trước nhằm vào các cơ sở dầu lửa của Ảrập Xêút, cáo buộc mà phía nước Cộng hòa Hồi giáo thẳng thừng bác bỏ.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper xác nhận thêm binh lính cùng các hệ thống phòng không Mỹ sẽ tới Vịnh Ba Tư để “tăng cường phòng thủ” cho Ảrập Xêút và UAE (Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất).
Phát biểu tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Esper quy trách nhiệm vụ tấn công ngày 14/9 cho Tehran, gọi đó là “sự leo thang xâm lược của Iran” trong khu vực. Ông cho biết, để đáp ứng các yêu cầu trợ giúp từ Ảrập Xêút và UAE, Mỹ sẽ đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí và đưa thêm quân cùng trang thiết bị tới Vịnh Ba Tư, chủ yếu là các tài sản “phòng không và phòng thủ tên lửa”.
Chi tiết của đợt triển khai hiện vẫn đang được hoạch định, theo Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.
Bộ trưởng Esper lý giải, quyết định này có 3 mục tiêu: giúp tăng cường phòng thủ cho  Ảrập Xêút và UAE, đảm bảo dòng chảy thương mại tự do ở Vịnh Ba Tư và bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế mà Iran “đang coi thường”.

 Bạo lực súng đạn khiến kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ USD/năm
(ĐCSVN) – Mỹ hiện đang đứng đầu về tình trạng bạo lực sử dụng súng đạn khiến nền kinh tế thiệt hại 229 tỷ USD hàng năm, tương đương 1,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Báo cáo sử dụng dữ liệu từ Trung tâm Luật pháp Giffords về ngăn ngừa bạo lực súng đạn và trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ nhằm đánh giá chi phí bạo lực sử dụng súng đạn tại 50 bang của Mỹ. Theo báo cáo, thiệt hại thu nhập là khoản chi phí lớn nhất đối với nền kinh tế. Các chi phí chính khác bao gồm chi phí sử dụng lao động, chi phí ứng phó của cảnh sát và tư pháp hình sự, chi phí chăm sóc sức khỏe.
Các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ đang gia tăng áp lực lên Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, yêu cầu thực thi pháp luật về súng đạn. Thượng viện Chuck Schumer và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã cảnh báo Tổng thống Donald Trump rằng mọi đề xuất về kiểm soát súng đạn nên bao gồm dự luật quy định kiểm tra lý lịch người mua súng.
Tổng thống Donald Trump cho biết đang cân nhắc về việc thắt chặt kiểm tra lý lịch người mua súng đạn, nhưng thường nhấn mạnh mong muốn trước hết cần phải kiểm soát sức khỏe tinh thần người mua nếu muốn ngăn chặn bạo lực súng đạn xảy ra.
“Đã đến lúc Thượng viện phải hành động”, Giám đốc chính sách Adam Skagss tại Trung tâm Luật pháp Giffords về ngăn ngừa bạo lực súng đạn phát biểu tại cuộc họp báo.
Báo cáo cho biết, 3 bang đông dân nhất của Mỹ bao gồm California, Texas và Florida chịu thiệt hại nặng nề nhất tổn thất do súng đạn gây ra. Bạo lực súng đạn đã khiến California tổn thất 18 tỷ USD hàng năm, tiếp đó là Texas 16,6 tỷ USD và Florida thiệt hại 14 tỷ USD.
Các bang có tỷ lệ sở hữu súng đạn cao nhất như Alaska, Arkansas, Idaho, Montana, West Virginia và Wyoming cũng là các bang có tỷ lệ tự sát bằng súng đạn cao nhất. Alaska là bang có tỷ lệ tử vong trung bình đầu người do súng đạn cao nhất trong tổng số 50 bang ở Mỹ.
Trẻ em và trẻ vị thành niên có độ tuổi từ 15-24 của Mỹ cũng có nguy cơ thương vong liên quan đến súng cao hơn so với các nước tiên tiến khác, báo cáo cho biết.

***   Đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc hủy lịch trình, đột ngột rời Mỹ
Sputnik đưa tin, phái đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc hôm 20-9 (giờ địa phương) bất ngờ thay đổi kế hoạch, hủy một số hoạt động và rời Mỹ sớm hơn dự kiến.

Mỹ điều thêm quân tăng cường phòng thủ cho Saudi Arabia
Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 20-9 (giờ địa phương) đã phê duyệt kế hoạch điều động thêm binh sĩ tới Saudi Arabia nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ cho quốc gia này sau vụ tấn công nhà máy lọc dầu hồi tuần trước.

Leo thang căng thẳng quan hệ ngoại giao Mỹ – Cuba
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Cuba chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ sau khi Washington đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế với Havana hồi tháng 4, thì mới đây Nhà Trắng lại tiếp tục trục xuất hai thành viên của Phái bộ Thường trực Cuba tại Liên Hợp Quốc

“Bóng ma” súng đạn ở Mỹ: Ác mộng chưa có hồi kết
Thời gian gần đây, các vụ xả súng xảy ra liên tiếp khiến xã hội Mỹ trở nên bất ổn. Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy, không một quốc gia nào trên thế giới phải đối mặt với tỉ lệ bạo lực súng đạn cao như Mỹ.

Thung lũng Silicon rúng động khi một nhân viên Facebook tự tử
Một nhân viên của Facebook đã tử vong hôm 19-9 sau khi nhảy từ tầng 4 của trụ sở công ty này ở Thung lũng Silicon xuống đất.

Nga hối thúc các nước vùng Vịnh đàm phán hạ nhiệt nguy cơ chiến tranh
Nga hối thúc các nước vùng Vịnh khởi động các cuộc đàm phán để hạ nhiệt căng thẳng, trong bối cảnh nguy cơ xung đột vũ trang bùng phát sau vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Arab Saudi.

Vì sao dàn Patriot tỷ USD “đứng im” khi nhà máy dầu Arab Saudi bị tấn công?
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng các hệ thống phòng không “đôi lúc không thành công” trong đánh chặn tên lửa, khi được hỏi về vai trò các hệ thống Patriot giá tỉ USD mà Mỹ bán cho Arab Saudi trong vụ nhà máy dầu bị phá hoại.

Nguy cơ xung đột sau vụ tấn công cơ sở lọc dầu Saudi Arabia
Động thái khẳng định của Saudi Arabia rằng cuộc tấn công vào các cơ sở lọc dầu nước này hồi tuần trước “có sự trợ giúp từ Iran” không chỉ châm ngòi cho những xung đột giữa hai quốc gia này mà còn tiềm tàng nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Iran, trong bối cảnh thế giới vẫn đang đưa ra những bình luận nhiều chiều về vụ việc.

Hình ảnh đầu tiên về Mate 30 Pro không ứng dụng Google của Huawei
Đêm qua (19-9), Huawei đã chính thức trình làng dòng flagship Mate 30 của mình, đây cũng là dòng smartphone đầu tiên của hãng này được ra mắt nhưng thiếu vắng đi các ứng dụng cơ bản của Google do không có bản quyền hệ điều hành Android.

Chiến dịch Galant – Bẫy mỹ nhân dành cho viên Đại sứ Pháp
Vào thời điểm cuối những năm 1950, Cơ quan phản gián của KGB dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung tướng Oleg Gribanov đã tuyển mộ thành công viên đại sứ Maurice Dejean của Pháp tại Moscow.

Tiết lộ về vũ khí nguyên tử bí mật của Nhật Bản
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản là nước đầu tiên sử dụng bom nguyên tử trong Chiến tranh Thế giới lần 2 và điều gì xảy ra nếu nghiên cứu tuyệt mật của nước này cung cấp nguồn lực cho Triều Tiên?

Mỹ tấn công IS khiến 30 thường dân Afghanistan thiệt mạng
Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ nhằm vào nơi ẩn náu của IS tại Afghanistan đã khiến ít nhất 30 thường dân thiệt mạng khi những người này đang nghỉ ngơi trên những cánh đồng của mình.

Đối tác quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEANAPOL
Trưởng đoàn các nước tham dự ASEANAPOL 39 tại Hà Nội đánh giá cao công tác chuẩn bị của chủ nhà Việt Nam, cũng như vai trò ngày càng tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế để đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm.

Iran cảnh báo ông Trump kẻo bị “lừa” khi gây chiến
Iran ngày 19-9 đưa ra lời cảnh báo đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump xung quanh việc bị kéo vào một cuộc chiến toàn diện tại Trung Đông sau vụ tấn công nhằm vào các cơ sở khai thác dầu của Saudi Arabia mà Washington và Riyadh cho là do Tehran tiến hành.

Boeing 777 phải hạ cánh khẩn cấp vì… cháy động cơ
Phát hiện động cơ bị cháy, phi công lái chiếc máy bay Boeing 777-300ER mang số hiệu CA 818 của Hãng Hàng không Air China (Trung Quốc) đã phải gấp rút hạ cánh…

Nổ bom gần cơ quan tình báo Afghanistan, hơn 90 người thương vong
Ít nhất 7 người thiệt mạng, trong khi 85 người khác bị thương nghiêm trọng sau một vụ đánh bom xe gần Cơ quan Tình báo quốc gia Afghanistan (NDS) ở miền Nam nước này.

Ẩn họa trên “vùng an toàn”
Không ai có thể cứ mãi “làm việc tốt” một mình và cũng chẳng ai muốn làm như vậy. Một lần nữa, câu chuyện cũ và những điều kiện cũ lại đang được Thổ Nhĩ Kỳ xới lên nhằm đòi hỏi những quyền lợi mà họ xem là chính đáng. Và châu Âu lại bắt đầu có lý do để lo lắng.

Tổng hợp-TT