VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 24/5/2019.

 WHO: tốc độ tăng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam cần phải dừng lại; Nhiều ‘ông lớn’ thế giới viết thư mong ông Trump kết thúc thương chiến; Tác động thương chiến Mỹ-Trung lan mạnh, nguy cơ xảy ra kịch bản tồi tệ nhất…là những tin chính được cập nhật.

WHO: tốc độ tăng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam cần phải dừng lại

  Nhau o Viet Nam trong mat nha bao nuoc ngoai hinh anh 1 Hình ảnh quen thuộc trong các quán bia, câu lạc bộ bia ở Việt Nam.   Hình ảnh quen thuộc trong các quán bia, câu lạc bộ bia ở Việt Nam.

Tiến sĩ Kidong Park, trưởng đại diện WHO ở Việt Nam, khuyến nghị tăng thuế, hạn chế quảng cáo, giới hạn thời gian và độ tuổi tiếp xúc với rượu bia.
WHO: người Việt uống quá nhiều rượu, bia / WHO khuyến nghị Thủ tướng Việt Nam kiểm soát rượu bia
– Việt Nam là một trong 5 nước có tốc độ tăng tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới, theo báo cáo Lancet.  Ông đánh giá thế nào về thực tế này?
– Trước năm 1990, hầu hết rượu bia được tiêu thụ ở các nước thu nhập cao, trong đó châu Âu có mức sử dụng cao nhất. Tuy nhiên, thực tế này đã thay đổi đáng kể từ năm 1990. Lượng sử dụng rượu bia đã giảm ở hầu hết các nước châu Âu trong khi tăng đáng kể ở một số quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Mức tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam năm 2016 bình quân 8,3 lít, cao hơn nhiều so với trung bình toàn cầu (6,5 lít năm 2017). Xu hướng tiêu thụ rượu bia ngày càng tăng ở Việt Nam, tăng hơn 90% trong vòng 7 năm qua, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 10%.
Chúng tôi lo ngại sâu sắc về vấn đề này. Sự gia tăng tiêu thụ rượu bia ở các nước thu nhập trung bình bao gồm cả Việt Nam sẽ dẫn đến tăng tác hại – nhiều bệnh liên quan đến rượu bia, tử vong và thiệt hại kinh tế.

Nhiều ‘ông lớn’ thế giới viết thư mong ông Trump kết thúc thương chiến
Các nhà sản xuất giày lớn nhất thế giới như Nike, Adidas và nhiều công ty khác đã viết thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Có hơn 170 công ty ký vào bức thư trên cho biết, hầu hết tất cả các sản phẩm giày trên toàn cầu đều đang được sản xuất tại Trung Quốc. Ngành giày dép đã đóng góp khoản thuế 3 tỷ USD/năm và lợi nhuận không phải là quá lớn, do vậy các khoản thuế bổ sung có thể tác động vào giá thành sản phẩm và gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Bức thư này được đăng tải trên trang web của Nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (Footwear Distribution and Retailers of America). Ngoài ra, bức thư cũng được gửi đến Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Cố vấn Kinh tế Larry Cudlow. Nội dung bức thư cho biết, chính sách thuế mà Mỹ theo đuổi nhằm vào Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả tai hại cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp và nền kinh tế Mỹ nói chung.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng, chiến tranh thương mại đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ. Theo ông, Mỹ nhận được hàng tỷ USD thuế quan áp đặt vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Trump cũng khuyến khích các công ty chuyển dây chuyền sản xuất công nghệ cao trở về Mỹ, còn hàng tiêu dùng thì sản xuất ở Đông Nam Á.

Tác động thương chiến Mỹ-Trung lan mạnh, nguy cơ xảy ra kịch bản tồi tệ nhất
Các cuộc chiến thương mại không hề dễ chiến thắng như Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố trên Twitter.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Giới chuyên gia kinh tế đang tập trung phân tích những hệ lụy của nó và dự đoán thiệt hại mà nền kinh tế thế giới phải hứng chịu.
Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo một sự leo thang thương chiến Mỹ – Trung sẽ tước đi của nền kinh tế toàn cầu 0,7% tỷ lệ tăng trưởng vào năm 2021, tương đương 600 tỷ USD.
OECD cũng thấy trước khả năng có các rào cản thương mại mới giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cùng những bất trắc liên quan đến việc Anh rời khỏi EU (Brexit).
Còn trong một bản phân tích, Morgan Stanley kết luận rằng khả năng giải quyết tranh chấp thương mại rất nhỏ hẹp. Nếu không có giải pháp vào tháng tới thì cuộc thương chiến giữa hai cường quốc thế giới hiện nay sẽ ăn mòn sức tăng trưởng toàn cầu.
“Nếu đàm phán sa lầy, không có thỏa thuận nào ra đời và Mỹ áp thuế 25% lên tổng 300 tỷ USD các mặt hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy kinh tế toàn cầu lao vào suy thoái”, Morgan Stanley viết trong bản phân tích. Với viễn cảnh đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ phải cắt giảm lãi suất, cuối cùng về mức 0, còn Trung Quốc sẽ cần kích thích cực mạnh.

***   Indonesia thiệt hại hàng tỷ USD sau các cuộc bạo động liên tiếp
Những cuộc biểu tình biến thành bạo động tại thủ đô Jakarta, Indonesia những ngày qua kể từ sau khi kết quả bầu cử Tổng thống nước này được công bố hôm 21-5 đã gây thiệt hại lên tới 1,1 tỷ USD, phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia ngày 24-5 cho biết.

Tổng thống Trump: Mỹ không cần thiết phải gửi thêm quân đến Trung Đông
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23-5 cho biết ông không nghĩ cần thiết phải tăng thêm quân Mỹ ở Trung Đông để chống lại Iran, bày tỏ nghi ngờ về kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường lực lượng trong khu vực.

Tổng thống Mỹ trả đũa cuộc điều tra cáo buộc ông thông đồng với Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23-5 đã yêu cầu cộng đồng tình báo nước này cộng tác với Bộ trưởng Tư pháp William Barr xem xét các sự kiện đã thúc đẩy cuộc điều tra về mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga.

Nga không “khoanh tay đứng nhìn” Mỹ triển khai radar do thám từ đất Na Uy
Nga khẳng định không “khoanh tay đứng nhìn” nếu Mỹ quyết tâm triển khai radar do thám Moscow từ lãnh thổ Na Uy.

Huawei có thể được đưa vào thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng các khiếu nại của Mỹ đối với Huawei có thể được giải quyết trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, đồng thời gọi gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc là “rất nguy hiểm”.

Iran thề không đầu hàng Mỹ dù có bị ném bom
Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định Tehran sẽ không đầu hàng trước Washington, dù bị áp đặt các lệnh trừng phạt hà khắc hay thậm chí bị ném bom.

400 triệu cử tri châu Âu trước cuộc “căn đo lá phiếu”
Ngày 23-5, cuộc bỏ phiếu bầu Nghị viện châu Âu (EP) nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã chính thức bắt đầu, lần lượt tại hai quốc gia đầu tiên là Hà Lan và Anh.

Nhà sáng lập WikiLeaks bị Mỹ kết tội, đối mặt với nhiều chục năm tù
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 23-5 đã công bố 17 cáo buộc hình sự mới đối với người sáng lập WikiLeaks Julian Assange, cho rằng ông này đã công bố bất hợp pháp tên của các nguồn tin bí mật và âm mưu và hỗ trợ cựu chuyên gia phân tích tình báo quân đội Chelsea Manning trong việc tiếp cận thông tin mật.

Pakistan đánh tiếng hoà đàm với Ấn Độ sau khi Thủ tướng Modi thắng cử
Pakistan muốn tổ chức đàm phán hoà bình với Ấn Độ để giải quyết tranh chấp ở Kashmir, không lâu sau khi đảng của đương kim Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thắng cử.

Người biểu tình đốt đồn cảnh sát, Indonesia điều thêm binh sĩ đến Jakarta
Indonesia tăng cường hàng ngàn binh sĩ quân đội và cảnh sát tới Jakarta để duy trì an ninh sau khi người biểu tình quá khích đốt phá nhiều khu vực ở thủ đô đất nước.

Cựu Tổng thống Poroshenko đối mặt với nguy cơ khởi tố hình sự
TASS ngày 23-5 dẫn nguồn tin từ Văn phòng Công tố Chống Tham nhũng đặc biệt Ukraine cho biết, cơ quan này vừa mở một cuộc điều tra có liên quan tới cựu Tổng thống Poroshenko với cáo buộc lạm dụng chức vụ.

Bầu cử Ấn Độ: Đảng của Thủ tướng Modi giành chiến thắng
Tới thời điểm hiện tại, kết quả từ cuộc kiểm hơn 600 triệu phiếu bắt đầu lúc 8h sáng 23-5 (giờ địa phương) cho thấy liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) cầm quyền do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo đã nắm chắc phần thắng.

Thêm một thành viên nội các Anh từ chức vì Brexit
“Đây là một sự nuối tiếc lớn với trái tim nặng trĩu mà tôi buộc phải quyết định khi từ chức khỏi Chính phủ”, lãnh đạo Hạ viện Anh, bà Andrea Leadsom chia sẻ trên Twitter cá nhân hôm 23-5 cùng với lá thư tuyên bố rút khỏi nội các của Thủ tướng Anh Theresa May.

Tướng Khalifa Haftar bác đề xuất ngừng bắn của Tổng thống Pháp
Tờ Le Journal du Minanche ngày 23-5 (giờ Việt Nam) đưa tin, Tướng Khalifa Haftar – người đứng đầu lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) hôm 22-5 đã gặp Tổng thống Pháp Macron ở Paris. Tại cuộc gặp, ông Khalifa Haftar đã từ chối đề xuất của ông Macron về một lệnh ngừng bắn tại nước này.

Iraq bất ngờ làm trung gian hòa giải Mỹ- Iran
Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi sẽ cử các phái đoàn ngoại giao tới Mỹ và Iran nhằm làm trung gian hòa giải mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Tehran và Washington.

Thủ tướng Anh và nỗ lực cuối cùng cứu vãn Brexit
Ngày 21-5, Thủ tướng May một lần nữa kêu gọi sự ủng hộ của các nghị sĩ đối với thỏa thuận “ly hôn” giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU). Theo bà May, đây là “cơ hội cuối cùng” nhằm hiện thực hóa mong muốn của người dân Anh.

Thủ tướng Israel được hoãn điều trần tham nhũng đến tháng 10
Phiên điều trần đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu liên quan đến cáo buộc tham nhũng đã được hoãn đến 3 tháng, dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới đây.
Tổng hợp-TT