VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

TIn vắn quốc tế ngày 25/1/2021.

      Bắt đầu loạt sự kiện của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2021; Hà Lan lần đầu ban bố lệnh giới nghiêm kể từ sau Thế chiến thứ Hai; Nguy cơ mới; Mỹ tái khẳng định quan hệ với các đồng minh; Chính quyền Tổng thống Joe Biden bị kiện sau chưa đầy 50 giờ nhậm chức; Gần 100 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, Biden khôi phục hạn chế nhập cảnh…là những tin chính được cập nhật.
Bắt đầu loạt sự kiện của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2021
2   Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab. Ảnh: Anadolu Agency
Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab đã đọc diễn văn khai mạc bằng thông điệp video, khẳng định 2021 sẽ là một năm thế giới thoát khỏi đại dịch một cách “linh hoạt hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn.”
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2021 đã được khởi động ngày 24/1 với sự kiện trao giải thưởng Crystal được tổ chức trực tuyến do đại dịch COVID-19.
Trước lễ trao giải, nhà sáng lập WEF Klaus Schwab đã đọc diễn văn khai mạc bằng thông điệp video, khẳng định 2021 sẽ là một năm thế giới thoát khỏi đại dịch một cách “linh hoạt hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn.”
Giải thưởng Crystal nhằm mục đích vinh danh các nghệ sỹ có đóng góp tiêu biểu nhằm cải thiện hiện trạng của thế giới.
Năm nay kiến trúc sư người Anh gốc Phi David Adjaye và nghệ sỹ nhiếp ảnh Brazil Sebastiao Salgado là những người được vinh danh.
Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo thế giới đã bắt đầu hội nghị Davos trực tuyến từ ngày 25/1 thay vì hình thức truyền thống thường niên tại Thụy Sĩ.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm sâu trong khủng hoảng, chương trình nghị sự của hội nghị gồm tình trạng thất nghiệp và nợ tăng cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.
WEF hiện kỳ vọng có thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo hình thực trực tiếp tại Singapore vào tháng 5 tới./.
Hà Lan lần đầu ban bố lệnh giới nghiêm kể từ sau Thế chiến thứ Hai
Toàn bộ người dân không được phép ra khỏi nhà trong thời gian giới nghiêm trừ trường hợp khẩn cấp, trong đó những người vi phạm sẽ bị xử phạt và có thể bị lưu lại hồ sơ.
Ngày 23/1, Hà Lan đã ban bố lệnh giới nghiêm lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc ở châu Âu vào năm 1945, nhằm kiểm soát tốc độ lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 9 giờ tối đến 4 giờ 30 sáng hôm sau, kéo dài đến ngày 10/2. Trong thời gian giới nghiêm, tất cả người dân không được ra khỏi nhà trừ trường hợp khẩn cấp hoặc có liên quan đến công việc. Những trường hợp này đều phải mang theo giấy phép phù hợp theo quy định của chính phủ.
Những người vi phạm sẽ bị xử phạt 95 euro, trong khi những người mang giấy tờ giả hoặc nói dối để “lách luật” có thể sẽ bị phạt nặng hơn và bị lưu lại hồ sơ./.
Nguy cơ mới
SGGP Vào năm 2050, hơn một nửa dân số toàn cầu sẽ sống ở vùng hạ lưu của hàng chục ngàn con đập lớn vượt quá tuổi thọ dự kiến của chúng. Nghiên cứu từ Viện Nước, môi trường và sức khỏe của Đại học Liên hiệp quốc (UNU) công bố ngày 22-1 cho biết, hầu hết trong số gần 59.000 đập lớn trên thế giới được xây dựng trong giai đoạn 1930-1970 và được thiết kế để tồn tại 50 – 100 năm.
Theo ông Vladimir Smakhtin, Giám đốc UNU và đồng tác giả của nghiên cứu trên, đây là “một nguy cơ toàn cầu đang nổi lên mà chúng ta chưa chú ý đến”. Một con đập được thiết kế, xây dựng và bảo trì tốt có thể duy trì hoạt động trong một thế kỷ, nhưng nhiều đập lớn trên thế giới không đạt được một hoặc nhiều hơn trong các tiêu chí này.
Báo cáo cảnh báo, hàng chục con đập đã bị hư hại nghiêm trọng hoặc sụp đổ hoàn toàn trong hai thập kỷ qua ở Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Afghanistan và các quốc gia khác. Tuy hàng chục đập đã bị phá bỏ ở Mỹ, nhưng tất cả đều có quy mô nhỏ. Hơn 90% các đập lớn, có chiều cao ít nhất 15m tính từ móng đến đỉnh, hoặc có sức chứa không dưới 3 triệu m3 nước nằm ở 20 quốc gia.
Trong đó, Trung Quốc chiếm 40% đập lớn, Ấn Độ chiếm 15%. Trong vòng vài năm tới, hơn một nửa trong số đó sẽ có tuổi đời hơn 50 năm. Mỹ chiếm 16% số lượng đập trên thế giới, hơn 85% trong số đó đã hoạt động bằng hoặc quá tuổi thọ. Theo một ước tính, Mỹ sẽ tốn khoảng 64 tỷ USD để tân trang chúng. Ở Ấn Độ, 64 đập lớn sẽ có tuổi đời ít nhất 150 năm vào năm 2050. Còn ở Bắc Mỹ và châu Á, có khoảng 2.300 con đập đang hoạt động ít nhất 100 năm tuổi.
Các con đập cũ không chỉ gây rủi ro lớn hơn cho dân cư sống ở vùng hạ lưu mà còn trở nên kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất điện và tốn kém hơn nhiều để bảo trì. Báo cáo cho thấy, số lượng các con đập lớn đang được xây dựng hoặc có kế hoạch đã giảm mạnh kể từ thập nhiên 1970, những vấn đề này sẽ nhân lên trong những năm tới.
Nhà nghiên cứu tại Đại học Ottawa và Đại học McMaster, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết, một “hạm đội toàn cầu” gồm gần 60.000 con đập cũ kỹ cũng đặt ra thách thức trong việc tháo dỡ hoặc ngừng hoạt động những con đập không còn an toàn hoặc hết thời hạn hoạt động.
Trong khi đó, do biến đổi khí hậu, lượng mưa cực đoan và lũ lụt đang trở nên thường xuyên hơn. Điều này vừa làm tăng nguy cơ tràn hồ chứa vừa đẩy nhanh quá trình bồi đắp phù sa, ảnh hưởng đến an toàn đập, giảm khả năng tích nước và giảm sản lượng điện của các đập thủy điện.
Mỹ tái khẳng định quan hệ với các đồng minh
SGGP Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Suh Wook ngày 24-1 đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin, trong đó hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ liên minh và nhất trí hợp tác chặt chẽ để phát triển mối quan hệ này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Nobuo Kishi, trong đó hai bên nhất trí tăng cường quan hệ liên minh giữa hai nước.
Trong khi đó, theo AP, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và Anh, cũng như với các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cam kết trên được ông Biden đưa ra trong cuộc điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Anh Boris Johnson sau lễ tuyên thệ nhậm chức.
Thông báo của Nhà Trắng cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Joe Biden đã thể hiện mong muốn tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Anh cũng như phục hồi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của NATO đối với hoạt động phòng thủ chung với Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden bị kiện sau chưa đầy 50 giờ nhậm chức
Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton ngày 22/1 đã đệ đơn kiện Chính quyền Tổng thống Joe Biden vì sắc lệnh hoãn trục xuất người nhập cư trái phép trong 100 ngày.
Trong đơn kiện gửi tòa án Texas, ông Paxton viết: “Trong ngày đầu tiên nhiệm sở, Chính quyền Tổng thống Biden đã gạt sang một bên luật về nhập cư do Quốc hội ban hành và hoãn trục xuất người nhập cư bất hợp pháp. Với hành động đó, Chính quyền của ông Biden đã phớt lờ những nguyên tắc cơ bản mà hiến pháp đưa ra và vi phạm cam kết bằng văn bản với bang Texas nhằm giải quyết các mối lo ngại về vấn đề nhập cư”.
Thỏa thuận bằng văn bản mà ông Paxton đề cập là một trong các thỏa thuận giữa Bộ An ninh Nội địa Mỹ dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump với một số bang trong những ngày cuối nhiệm kỳ, nhằm ngăn chính quyền kế nhiệm đảo ngược các chính sách về nhập cư.
Ngay sau khi nhận nhiệm sở, ông Biden đã ký 15 sắc lệnh hành pháp và 2 chỉ thị nhằm đảo ngược các chính sách của Chính quyền tiền nhiệm, trong đó có chính sách về nhập cư.
Trong thông cáo phát đi trong tuần này, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết, việc hoãn trục xuất người nhập cư trái phép trong vòng 100 ngày là nhằm đảm bảo “một hệ thống chấp pháp nhập cư công bằng và hiệu quả, tập trung vào bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh biên giới và an toàn của cộng đồng”.
Ông Paxton cũng chính là người từng đệ đơn khiếu nại kết quả bầu cử ở 5 bang chiến trường nhằm ủng hộ nỗ lực của ông Trump đảo ngược chiến thắng của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, đơn kiện đã bị Tòa án Tối cao liên bang Mỹ bác bỏ.
*** Gần 100 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, Biden khôi phục hạn chế nhập cảnh
    Toàn cầu ghi nhận gần 100 triệu ca nhiễm, hơn 2,1 triệu người chết vì nCoV, Biden dự kiến khôi phục các hạn chế nhập cảnh được Trump nới lỏng trước đó.
Thế giới ghi nhận 99.718.093 ca nhiễm và 2.137.665 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 417.935 và 8.828 ca trong 24 giờ qua. 71.696.040 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 115.396 ca nhiễm và 1.581 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 25.682.339 và 429.227 người chết. Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục vượt 100.000 người.
Một quan chức Nhà Trắng hôm 25/1 xác nhận tân Tổng thống Joe Biden sẽ khôi phục các hạn chế nhập cảnh đối với những người không phải là công dân Mỹ đã ở Brazil, Ireland, Vương quốc Anh và phần lớn các nước châu Âu.
Biden cũng dự kiến mở rộng các hạn chế đi lại với những người từng đến Nam Phi do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện tại đây.
Động thái của chính quyền tân Tổng thống Mỹ được đưa ra một tuần sau khi người tiềm nhiệm Donald Trump xác nhận lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ với hành khách từ Anh, 26 nước trong khối Schengen và Brazil sẽ hết hiệu lực từ ngày 26/1.
Quyết định khôi phục hạn chế nhập cảnh và mở rộng các hạn chế đi lại từ Nam Phi đánh dấu nỗ lực mới nhất của chính quyền Biden, nhằm phá vỡ các biện pháp xử lý Covid-19 của chính quyền Trump, trong bối cảnh ca nhiễm ở Mỹ liên tục tăng cao.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 12.921 ca nhiễm và 127 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.668.356 và 153.503.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 22/1 cho biết Ấn Độ sẽ hoàn toàn tự chủ về nguồn cung cấp vaccine Covid-19 trong bối cảnh quốc gia này đã tiêm vaccine cho hơn một triệu dân trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới.
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã đặt mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7, tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 562 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 217.037. Số người nhiễm nCoV tăng 28.323 ca trong 24 giờ qua, lên 8.844.577.
Brazil hôm 25/1 sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Đây được đánh giá là động thái chậm trễ của chính phủ nước này, diễn ra vài tuần sau khi Mỹ và các nước châu Âu đã khởi động chương trình tiêm chủng của họ.
Việc triển khai tiêm chủng muộn, bị cản trở do thiếu nguồn cung vaccine, đã khiến người dân Brazil ngày càng phẫn nộ. Hàng nghìn người đã tổ chức biểu tình ở một vài thành phố cuối tuần qua, phản đối chính quyền của Tổng thống Bolsonaro.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 21.127 ca nhiễm nCoV và 491 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.719.400 và 69.462.
Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã được tiêm vaccine, sau khi chiến dịch tiêm chủng đại trà được khởi động từ 18/1. Trước đó nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Chính quyền đánh giá đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Nga đã nộp đơn đăng ký xin cấp phép sử dụng Sputnik V tại Liên minh châu Âu và dự kiến được xem xét vào tháng 2. Sputnik V đã được phê duyệt ở Argentina, Belarus, Serbia và một số nước khác.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 18.436 ca nhiễm và 172 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.053.617 và 73.049.
Chính phủ Pháp đã áp đặt một số biện pháp kiểm soát biên giới mới, có hiệu lực từ ngày 24/1, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lây lan và tránh các lệnh phong tỏa toàn quốc.
Sau khi khởi động chiến dịch tiêm chủng được đánh giá khá muộn, các cơ quan y tế Pháp thông báo một triệu người dân đã được tiêm vaccine tính tới ngày 23/1. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong do nCoV tăng cao đã dấy lên lo ngại quốc gia này có thể đối mặt làn sóng Covid-19 lần ba nghiêm trọng hơn.
Người phát ngôn của Bộ Y tế Pháp cho biết bệnh nhân sẽ được nhận miễn phí liều thuốc này. Đây là phương pháp điều trị đã được chấp thuận để sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, nhưng vẫn chưa được các cơ quan quản lý châu Âu bật đèn xanh.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.147.740 ca nhiễm và 52.777 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 10.051 và 241 ca so với một ngày trước đó. Tốc độ lây lan của nCoV tại Đức gần đây đã chậm lại, nhưng số ca tử vong cao hơn mức tăng tuần trước.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn hôm 24/1 xác nhận nước này sẽ mua 200.000 liều thuốc kháng thể để điều trị Covid-19. Đây được cho là phương pháp đã giúp cựu tổng thống Mỹ Donald hồi phục sau khi nhiễm nCoV.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 989.262 ca nhiễm, tăng 11.788, trong đó 27.835 người chết, tăng 171.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Philippines báo cáo 513.619 ca nhiễm và 10.242 ca tử vong, tăng lần lượt 1.949 và 53 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
*** Cơ hội để hồi sinh mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu, và giới quan sát đang hy vọng tân Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể khiến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương hồi sinh sau nhiều năm rơi vào tình trạng khá lạnh nhạt và thiếu thiện chí dưới thời Tổng thống Donald Trump. Họ hoàn toàn có lý do để lạc quan.
Liệu ông Trump có bị Thượng viện Mỹ kết tội?
Cựu Tổng thống Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng đầu tiên hai lần bị Hạ viện Mỹ luận tội, song dường như khả năng ông bị Thượng viện kết tội là rất nhỏ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký 2 sắc lệnh cứu trợ kinh tế
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/1 (giờ địa phương) tuyên bố cuộc khủng hoảng kinh tế tại nước này đang ngày càng trầm trọng. Chính phủ cần hành động “quyết đoán và mạnh dạn” ngay từ bây giờ để giúp đỡ những người Mỹ đang khó khăn.
Nga bắt vợ Navalny và 600 người khác vì biểu tình trái phép
Yulia Navalnaya, vợ nhân vật đối lập tai tiếng người Nga Alexei Navalny, bị bắt cùng 600 người khác trong một cuộc biểu tình trái phép ở thủ đô Moscow.
Sân bay quốc tế Baghdad bị nã tên lửa
Việc sân bay quốc tế Baghdad bị tên lửa tấn công xảy ra vào sáng sớm 23/1 (giờ địa phương). Các nhà chức trách Iraq hiện vẫn chưa cung cấp chi tiết về “bản chất” của vụ nổ và thông tin thiệt hại.
Vì sao bang Texas kiện chính quyền tân Tổng thống Joe Biden?
Chưa đầy 50 giờ sau khi nhậm chức, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bị bang Texas đệ đơn kiện vì ký sắc lệnh hoãn trục xuất người nhập cư trái phép, đảo ngược chính sách nhập cư của chính quyền ông Trump trước đó.
Ông Trump hé lộ sẽ “tái xuất” sau khi mãn nhiệm
Hai ngày sau khi rời khỏi Nhà Trắng, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức lên tiếng về dự định của ông trong tương lai. Tuy nhiên, ông chỉ nói một câu duy nhất.
Quan chức Indonesia dương tính với COVID sau khi tiêm vaccine
Reuters ngày 23/1 đưa tin, các quan chức Indonesia mới đây đã có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi tiêm vaccine mà phía Trung Quốc sản xuất.
Lầu Năm Góc có lãnh đạo da màu đầu tiên
Với 93 phiếu thuận và 2 phiếu chống, tướng nghỉ hưu Lloyd Austin vừa được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua, mở đường cho ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi các thành tựu của Việt Nam trước Đại hội XIII
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII sẽ chính thức diễn ra từ 25/1 đến 2/2, thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong và ngoài nước. Trước thềm Đại hội, nhiều hãng truyền thông quốc tế lớn đã bày tỏ ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam trong thời gian gần đây.
EU nỗ lực giải quyết bất đồng để ứng phó COVID-19
Tại Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra hôm 21/1 (giờ địa phương) theo hình thức trực tuyến, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tập trung thảo luận các thách thức trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Vaccine COVID-19 Nga “đổ bộ” châu Âu
Vaccine COVID-19 tên Sputnik V của Nga được quốc gia châu Âu đầu tiên cấp phép, trong khi nhà sản xuất đã nộp đơn xin lưu hành Sputnik V ở khắp Liên minh châu Âu (EU).
Nghi vấn lỗi thiết bị khiến máy bay Indonesia rơi xuống biển
Cơ quan điều tra Indonesia đang nghiên cứu khả năng vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Sriwijaya Air nước này xảy ra hôm 9/1 có liên quan đến các sự cố về hệ thống ga tự động (autothrottle) hay không.
Nhà ngoại giao Nga bị trục xuất vì bất tuân quy định chống COVID-19
Giới chức Albania trục xuất một nhà ngoại giao Nga vì vi phạm các biện pháp dịch tễ được giới chức nước này áp dụng nhằm ngăn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Ông Biden triển khai kế hoạch 100 triệu mũi vaccine chống COVID-19
Tổng thống Joe Biden ngày 21/1 đã cảnh báo người dân về những ngày khó khăn phía trước liên quan đến đại dịch COVID-19 và dự đoán số ca tử vong sẽ vượt quá nửa triệu người vào tháng tới.
Tổng hợp-TT