VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 25/6/2021.

    Thế giới lo ngại về biến chủng Delta plus; Chiến lược tiêm trộn vaccine mở lối mới chống Covid-19; Trung Quốc cán mốc tỷ liều vaccine Covid-19 được tiêm; Hàng trăm bác sỹ Indonesia vẫn mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine Sinovac, nghi do biến chủng Delta; Nhật thông báo tài trợ thêm cho VN 1 triệu liều vaccine; Châu Á có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất thế giới…là những tin chi nhs được cập nhât.
Thế giới lo ngại về biến chủng Delta plus
Delta - biến chủng Covid-19 "hoàn hảo và toàn diện" bậc nhất từ trước đến  nay: Khi chỉ một biến chủng là đủ để cả thế giới phải lo sợ       Delta – biến chủng Covid-19 “hoàn hảo và toàn diện” bậc nhất từ trước đến nay: Khi chỉ một biến chủng là đủ để cả thế giới phải lo sợ
(Diendandoanhnghiep.vn) Các nghiên cứu giải trình tự gene cho thấy biến thể mới Delta plus, hay AY.1, lây lan dễ dàng hơn, liên kết dễ dàng hơn với các tế bào phổi và có khả năng kháng các liệu pháp điều trị Covid-19.
Mặc dù chưa có đủ dữ liệu chứng minh biến chủng mới dễ lây nhiễm hơn hoặc có thể gây bệnh nặng hơn các biến thể trước, nhưng các nhà khoa học cho rằng, việc chứa thêm một đột biến gọi là K417N, giống như biến thể Beta và Gamma, giúp chủng này có thể lây nhiễm và lan truyền dễ dàng hơn giữa những ca từng nhiễm virus hoặc có hệ thống miễn dịch nhờ vaccine yếu hay chưa hoàn thiện.
Tiến sĩ Anurag Agarwal – Giám đốc Viện gene và sinh học tích hợp (IGIB) ở New Delhi, một trong 28 phòng thí nghiệm chuyên về giải trình gene của Ấn Độ nhận định, vấn đề quan trọng là virus SARS-CoV-2 đã lây lan quá rộng, đến mức có rất nhiều cơ hội để đột biến. Tất cả các dòng của biến thể Delta đều là đáng lo ngại, điều này cũng tương tự như với biến thể Delta plus, làm dấy lên lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát lại vào cuối hè hoặc đầu thu.
“Việc sở hữu nhiều đột biến khiến biến chủng Delta trở thành biến thể “nhanh nhất và phù hợp nhất” thay thế cho chủng gốc được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Các triệu chứng bệnh do biến thể này gây ra cũng biểu hiện khác với các chủng biến thể khác. Những người có biến thể Delta thường có hiện tượng đau đầu, đau họng và chảy nước mũi, thay thế cho những triệu chứng phổ biến nhất là ho và mất khứu giác”, chuyên gia này phân tích.
Giai đoạn mới của cuộc chiến chống Covid toàn cầu: Chuyển từ đếm số ca sang sống chung với virus
Hiện nay, khi các nước giàu đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho một tỷ lệ lớn dân số, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cao, mối liên kết giữa số ca nhiễm mới và số ca tử vong có vẻ đã suy giảm…
Sau hơn một năm theo dõi chặt chẽ số ca nhiễm Covid-19, các nhà dịch tễ học bắt đầu chuyển trọng tâm, trong bối cảnh cuộc chiến chống Covid toàn cầu bước vào một giai đoạn mới.
Hiện nay, khi các nước giàu đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho một tỷ lệ lớn dân số, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cao, mối liên kết giữa số ca nhiễm mới và số ca tử vong có vẻ đã suy giảm. Bởi vậy, theo hãng tin Bloomberg, trọng tâm vào lúc này là học cách sống chung với virus, và xác định đâu là dữ liệu quan trọng nhất về đại dịch nhằm tránh phải áp dụng các biện pháp phong toả.
“Có thể sẽ đến lúc chúng ta chỉ cần theo dõi số ca nhiễm phải nhập viện điều trị”, nhà dịch tễ học Jennifer Nuzzo thuộc Trung tâm nguồn lực chống virus corona thuộc Đại học Johns Hopkins nhận định.
Chiến lược tiêm trộn vaccine mở lối mới chống Covid-19
Giới khoa học hy vọng chiến lược tiêm kết hợp nhiều loại vaccine Covid-19 sẽ giúp giải quyết các vấn đề hậu cần, thậm chí tạo miễn dịch tốt hơn.
Trên khắp thế giới, các hãng dược phẩm khác nhau đã phát triển vaccine Covid-19 bằng những cách không giống nhau. Pfizer-BioNTech và Moderna tạo ra các vaccine sử dụng công nghệ mRNA, trong khi AstraZeneca cùng Đại học Oxford và Johnson & Johnson áp dụng công nghệ vector virus.
Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng một loại vaccine cho mỗi người tiêm, nhưng điều này đang dần thay đổi, khi một số chuyên gia tin rằng việc chuyển đổi sang loại vaccine khác ở liều tiêm thứ hai có thể tăng cường khả năng miễn dịch và một số nghiên cứu y tế đang được tiến hành.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 22/6 đã được tiêm vaccine của hãng dược Mỹ Moderna, hai tháng sau khi bà tiêm mũi đầu tiên bằng vaccine của AstraZeneca, khi một số nghiên cứu cho thấy kết hợp hai vaccine sẽ hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu nhỏ của Anh về kết hợp vaccine cho thấy những người được tiêm Pfizer sau mũi AstraZeneca, hoặc ngược lại, có nhiều khả năng xuất hiện triệu chứng sau tiêm chủng nhẹ hoặc trung bình hơn so với khi được tiêm hai liều cùng loại.
Theo các nhà khoa học, có một số cơ sở để lập luận rằng việc tiêm hai vaccine Covid-19 khác nhau giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và lâu dài hơn so với tiêm cả hai liều từ một hãng. Đặc biệt, chiến lược này còn có thể bảo vệ mọi người tốt hơn trước các biến chủng virus mới.
Trung Quốc cán mốc tỷ liều vaccine Covid-19 được tiêm
Cột mốc 1 tỷ liều vaccine được tiêm ở Trung Quốc càng có ý nghĩa xét tới việc chiến dịch tiêm chủng của nước này khởi động chậm chạp hơn so với nhiều quốc gia khác…
Trung Quốc đã đạt hơn 1 tỷ liều vaccine Covid-19 được tiêm, một cột mốc gây sửng sốt và cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới đang giữ vị trí “vô địch” về tốc độ tiêm chủng.
Một tuyên bố từ Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết tính đến ngày thứ Bảy (19/6), nước này đã tiêm được 1.010.489.000 liều vaccine ngừa Covid. Con số này chiếm khoảng 40% trong tổng số 2,5 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn cầu.
Cũng theo NHC, trong vòng 5 ngày tính ngày 19/6, nước này có 100 triệu liều vaccine được tiêm.
Cột mốc 1 tỷ liều vaccine được tiêm ở Trung Quốc càng có ý nghĩa xét tới việc chiến dịch tiêm chủng của nước này khởi động chậm chạp hơn so với nhiều quốc gia khác.
Trung Quốc mới chỉ đạt cột mốc 1 triệu liều vaccine được tiêm vào hôm 27/3, chậm hơn 2 tuần so với Mỹ. Chiến dịch của Trung Quốc chỉ thực sự được đẩy nhanh từ tháng 5, với hơn 500 triệu liều được tiêm trong vòng 1 tháng qua – theo dữ liệu từ NHC được thông tấn Tân Hoa Xã trích dẫn.
“Trung Quốc mất 25 ngày để đi từ 100 triệu mũi tiêm đến 200 triệu mũi tiêm, 16 ngày đển đi từ 200 triệu đến 300 triệu, và 6 ngày để đi từ 800 triệu đến 900 triệu”, Tân Hoa Xã đưa tin.
Hàng trăm bác sỹ Indonesia vẫn mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine Sinovac, nghi do biến chủng Delta
Hơn 350 bác sỹ ở Indonesia mắc Covid-19 dù đã được tiêm vaccine ngừa virus SARS-CoV2 của hãng dược Trung Quốc Sinovac, trong đó có hàng chục người phải nhập viện điều trị…
Hơn 350 bác sỹ ở Indonesia mắc Covid-19 dù đã được tiêm vaccine ngừa virus SARS-CoV2 của hãng dược Trung Quốc Sinovac, trong đó có hàng chục người phải nhập viện điều trị – giới chức nước này cho hay. Thông tin này làm dấy lên lo ngại về tính hiệu quả của một số loại vaccine trong việc chống lại những biến chủng mạnh hơn của Covid.
Phần lớn các bác sỹ trên nhiễm Covid ở thể không có triệu chứng và đang tự cách ly ở nhà – hãng tin Reuters dẫn lời ông Badai Ismoy, một quan chức y tế ở Kudus thuộc Trung Java, cho hay. Tuy nhiên, hàng chục bác sỹ có những triệu chứng như sốt cao và giảm mức bão hoà oxy đã phải vào viện.
Vùng Kudus hiện đang ở trong một đợt bùng phát Covid-19 mà nguyên nhân được cho là do biến thể Delta, loại được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ và có khả năng lây nhiễm cao hơn so với những biến thể khác. Số ca nhiễm tăng mạnh khiến tỷ lệ sử dụng giường bệnh trong các bệnh viện ở Kudus hiện đã lên tới mức 90%.
Nhật thông báo tài trợ thêm cho VN 1 triệu liều vaccine
– Vào lúc 9h15 ngày 25/6/2021, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu thông báo Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thêm 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca.
Như vậy, cùng với lô vaccine do Nhật Bản cung cấp ngày 16/6/2021 vừa qua, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca.
Microsoft gia nhập “câu lạc bộ” vốn hóa 2.000 tỷ USD cùng với Apple
Đây là lần đầu tiên giá trị thị trường của Microsoft vượt mốc 2.000 tỷ USD, theo Bloomberg.
Tập đoàn Microsoft vừa ghi tên mình vào lịch sử với tư cách là công ty đại chứng thứ 2 của Mỹ có vốn hóa thị trường vượt mốc 2.000 tỷ USD. Điều này được thúc đẩy trong bối cảnh hãng đang thống trị mảng điện toán đám mây và phần mềm dành cho doanh nghiệp vốn tăng trưởng vượt bậc giai đoạn hậu Covid-19.
Trong phiên giao dịch ngày 22/6 tại New York, giá cổ phiếu của Microsoft có lúc tăng 1,2%, sau đó giảm nhẹ và chốt ở 265,51 USD/cổ phiếu. Mức tăng này đủ để đưa Microsoft đứng ngang hàng với Apple trong “câu lạc bộ” những công ty của thế giới có vốn hóa đạt 2.000 tỷ USD.
Trước công ty của tỷ phú Bill Gates, tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco cũng từng vượt qua mốc này trong một thời gian ngắn hồi tháng 12/2019. Vốn hóa thị trường của công ty này hiện nay vào khoảng 1.900 tỷ USD.
*** Châu Á có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất thế giới
  (ĐCSVN) – Đến sáng 25/6, thế giới có tổng số 180.750.055 ca nhiễm và 3.915.551 ca tử vong vì đại dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 396.658 và 7.973 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất còn châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới.
     Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 25/6, đã có 165.403.101 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 11.431.403 ca bệnh đang điều trị, có 11.350.307 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,3%) và 81.096 ca (chiếm 0,7%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm 72.705 ca nhiễm, Brazil là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Ấn Độ (51.248 ca) và Mỹ (13.365 ca). Cùng với đó, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 2.042 ca, sau đó là Ấn Độ (965 ca) và Colombia (689 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 55.010.678 ca. Trong đó, 777.563 ca đã tử vong do COVID-19 và 52.396.067 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 30.133.417; 5.393.248 và 3.140.129 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 393.338; 49.417 và 83.473 ca.
Với 47.649.198 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 25/6, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.096.405 ca tử vong và 47.649.198 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 52.618 ca nhiễm và 878 ca tử vong mới vì COVID-19. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.764.329; 5.388.695 và 4.684.572 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Nga hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 131.463 ca, sau khi có thêm 568 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Anh (128.048 ca) và Italy (127.362 ca).
Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 27.669 ca nhiễm COVID-19 và 832 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 40.339.840 và 911.800 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 34.464.956 ca nhiễm và 618.685 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.487.747 và 1.411.634 ca nhiễm, cùng 231.847 và 26.191 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 14.476 ca nhiễm và 3.496 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 32.206.005 ca và 985.528 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 72.705 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 18.243.483 vào thời điểm hiện tại, và 2.042 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 509.282 ca.
Tính đến sáng 25/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 5.363.727 ca, trong đó có 140.040 ca tử vong và 4.712.888 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.877.143 ca nhiễm và 59.406 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 16.078 ca nhiễm và 148 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 528.180 và 395.362 ca nhiễm bệnh cùng 9.265 và 14.406 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 72.652 ca nhiễm (tăng 335 ca) và 1.272 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 9 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 30.331 ca, trong đó 910 ca tử vong.
Mặc dù thế giới đang tập trung nhiều nguồn lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 song đại dịch này vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24/6 đã cảnh báo số ca nhiễm tại châu Phi đang tăng với tốc độ chưa từng có trong bối cảnh châu lục này đang phải chật vật ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ 3 có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cơ sở hạ tầng y tế công cộng. Theo Giám đốc WHO khu vực châu Phi, Matshidiso Moeti, nguyên nhân số ca nhiễm gia tăng tại châu lục này là do các quốc gia đã nới lỏng các biện pháp ngăn chặn lịch lây lan, cùng với thời tiết lạnh và sự xuất hiện các biến thể mới của virus gây bệnh. WHO đã triển khai đưa các chuyên gia y tế đến một số quốc gia đang trải qua đợt gia tăng ca nhiễm chưa từng có, trong đó có Uganda và Zambia, để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, bao gồm chẩn đoán và điều trị kịp thời./.

TQ-TT