VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 25/11/2019.

“Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thể gây hậu quả tồi tệ hơn Thế chiến 1”; Trung Quốc vẫn là thị trường lớn cho rau quả xuất khẩu chính ngạch; 30 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Hàn Quốc; Mỹ Latinh bất ổn…là những tin chính được cập nhật.

“Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thể gây hậu quả tồi tệ hơn Thế chiến 1”

       Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.

Kinhtedothi – Đó là lời cảnh báo của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung kéo dài gần 18 tháng vẫn chưa được “tháo ngòi”
Phát biểu tại một diễn đàn do hãng Bloomberg Media tổ chức tại Bắc Kinh hôm 21/11, cựu Ngoại trưởng Kissinger nói rằng cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc xung đột còn lớn hơn cả Thế chiến I nếu không có những bước đi phòng tránh cẩn  thận.
Theo ông Kissinger, với mối quan hệ kinh tế và tài chính gắn bó chặt chẽ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung tiếp tục kéo dài sẽ càng rối loạn các chuỗi nguồn cung toàn cầu, khiến giới đầu tư lo ngại, làm gia tăng rủi ro đối với kinh tế toàn cầu.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh chỉ có thể được giải quyết nếu “hai bên tìm cách vượt qua những bất đồng của mình”.
Chăm chỉ uống thuốc mà HUYẾT ÁP CAO vẫn không hạ – Nhiều người vui mừng khi biết đến…
“Lúc này vẫn còn chưa quá muộn, khi chúng ta mới đang ở điểm xuất phát của một cuộc Chiến tranh Lạnh”, ông Kissinger nhấn mạnh. Cựu Ngoại trưởng Kissinger khẳng định việc hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là “cần thiết” để tránh thảm họa xảy ra.
“Nếu ta để xung đột tiếp diễn một cách không có kiểm soát, hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn những gì đã từng xảy ra ở châu Âu. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã bùng nổ chỉ vì một cuộc khủng hoảng nhỏ mà các bên không thể dập tắt được”, ông Kissinger nói.
Cuộc thương chiến Mỹ – Trung kéo dài hơn 17 tháng qua, khi hai nước liên tiếp bổ sung các mức áp thuế với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau.
Mỹ áp thuế lên 350 tỷ hàng hóa Trung Quốc xuất sang nước này và đe dọa sẽ đánh thuế nhiều hơn nữa, đang gây áp lực không nhỏ cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Chỉ số tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ đạt 6% trong quý III/2019, mức thấp nhất kể từ năm 1993.
Dự báo Kinh tế Toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hồi tháng 10 vừa qua cho biết, có khả năng mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 sẽ chỉ khoảng 5,8%, cũng như thương chiến và mức nợ tăng sẽ vẫn là lực cản.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn cho rau quả xuất khẩu chính ngạch
VOV.VN – Để mở rộng khối lượng và giá trị xuất khẩu, xuất khẩu chính ngạch sẽ là con đườn bền vững để nông sản Việt Nam thay đổi về mọi mặt.
Thông tin tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019 diễn ra mới đây tại Đà Nẵng cho thấy, thị trường Trung Quốc luôn có nhu cầu cao về nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam. Hiện nay có 9 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối, mít và măng cụt. Việt Nam đang đề xuất mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch các loại trái cây tươi khác sang Trung Quốc như sầu riêng, chanh leo, bưởi, bơ, dừa, roi, na, chanh.
Tuy nhiên, theo Cục Xuất – Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong năm 2019 xuất khẩu rau quả Việt Nam không khả quan. Trong nhiều nguyên nhân thì việc Trung Quốc – thị trường chiếm hơn 70% thị phần đã siết chặt biên mậu, đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc và tăng cường quản lý chất lượng đuợc đánh giá là có tác động lớn nhất.
“Do đã quen làm ăn tiểu ngạch nên nhiều doanh nghiệp đã lúng túng trước các tiêu chuẩn, quy chuẩn khi xuất khẩu chính ngạch. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong Quý I/2019 đã giảm gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đặt ra vấn đề lớn, đó là nếu chỉ còn con đường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì nông sản Việt cần có giải pháp gì để thích ứng và phát triển bền vững. Với những nông sản chưa được xuất khẩu chính ngạch mà xuất khẩu tiểu ngạch gần như bị dừng lại”, Cục Xuất – Nhập khẩu nhận định.

30 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Hàn Quốc
(SGGP) Hôm nay 25-11, Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN – Hàn Quốc diễn ra tại thành phố cảng Busan, miền Nam Hàn Quốc, nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.
Đây là dịp để lãnh đạo các nước ASEAN và Hàn Quốc kiểm điểm hợp tác 3 thập niên qua, thúc đẩy định hướng quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN – Hàn Quốc trong 30 năm tới, trên cơ sở nền tảng quan hệ đang phát triển tốt đẹp và toàn diện trên các mặt hiện nay.
Hàn Quốc tập trung Chính sách hướng Nam      
Nhận lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ngày 24-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam đã đến Hàn Quốc tham dự hội nghị này cùng với Hội nghị Cấp cao Mê Công – Hàn Quốc lần thứ nhất (27-11) và thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 24 đến 28-11.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in  và các đại biểu thực hiện nghi thức động thổ Thành phố Thông minh Busan Eco-Delta
ASEAN có 10 đối tác đối thoại, trong đó có một số đối tác đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt 2 lần với ASEAN, nhưng Hàn Quốc là quốc gia đối tác đầu tiên của ASEAN tiến hành việc này 3 lần. Chính phủ Hàn Quốc đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thứ 2 thực hiện Chính sách hướng Nam mới được công bố vào cuối năm 2017 vì vậy, hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ là dịp để Tổng thống Moon Jae-in công bố giai đoạn 2 cùng nội dung chi tiết của đường hướng mới.
Việt Nam là đối tác trọng tâm
Nhận định vai trò của Việt Nam và vai trò của Việt Nam – Hàn Quốc, giới phân tích cho rằng Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong Chính sách hướng Nam mới và tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu về đầu tư, thứ hai về du lịch, thứ ba về thương mại.
Vì vậy, TS Lee Jaehyon cho rằng Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ Hàn Quốc – ASEAN, và trong những năm tới, vai trò của Việt Nam trong việc làm sâu sắc quan hệ giữa Hàn Quốc với các nước ASEAN còn quan trọng hơn. Hàn Quốc quyết tâm đẩy mạnh nỗ lực phát triển và tăng trưởng kinh tế của các nước có sông Mê Công chảy qua. TS Lee Jaehyon nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước đóng vai trò lớn trong khu vực này, nên để Hàn Quốc hợp tác thành công với các nước này, Việt Nam nên chia sẻ kinh nghiệm của mình trong khu vực và cũng có thể hướng dẫn để Hàn Quốc trở thành đối tác thành công ở đây.
Có thể thấy rằng mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam những năm gần đây trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết, là hình mẫu thành công lý tưởng nhất mà Chính sách hướng Nam mới của Chính phủ Hàn Quốc, cũng như mối quan hệ hợp tác Hàn Quốc – ASEAN và Hàn Quốc – Mê Công, hướng tới và theo đuổi. Dựa trên hình mẫu mối quan hệ hợp tác Hàn – Việt, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy phát triển không ngừng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trong tiểu vùng sông Mê Công. Nhất là khi năm 2020, Việt Nam cùng lúc trở thành Chủ tịch ASEAN và là nước điều phối hợp tác giữa Hàn Quốc và các nước sông Mê Công, do đó vai trò của Việt Nam ngày càng quan trọng hơn.

Mỹ Latinh bất ổn
(SGGP) Ngày 24-11 tại Colombia, cuộc “đối thoại quốc gia” nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình chống chính phủ khắp nước bắt đầu. Tổng thống Colombia Ivan Duque cho biết, đối thoại với “các lĩnh vực xã hội khác nhau” lần lượt diễn ra trong tuần này.
Nhiều cuộc đình công và biểu tình chống chính phủ đã nổ ra tại khu vực Mỹ Latinh trong thời gian qua, như tại Bolivia, Chile, Colombia và Venezuela, khiến khu vực Nam Mỹ chìm trong bạo loạn, gây bất ổn xã hội và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các nước nói trên.
Phát biểu với báo giới tại TP Rio de Janeiro ngày 23-11, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tuyên bố chính phủ của ông luôn cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ tình huống bất ổn xã hội nào  xảy ra ở quốc gia Nam Mỹ này.
Những cuộc biểu tình phản đối chính phủ đang diễn ra tại Chile dường như là những hành động quá khích, vượt qua khái niệm của những cuộc biểu tình đơn thuần và đã trở thành những hành động khủng bố.

***   Mỹ lại đảo ngược chính sách Trung Đông, Nam Mỹ chìm trong biểu tình bạo lực
Mỹ một lần nữa đảo ngược chính sách liên quan đến Israel và Palestine, các cuộc biểu tình lan rộng khắp Nam Mỹ và việc Nga trả tàu chiến cho Ukraine… là những vấn đề quốc tế nóng tuần qua.

Phi cơ thương mại lao xuống khu dân cư làm 18 người chết
Toàn bộ 16 hành khách và hai phi công đã thiệt mạng khi máy bay Dornier 228-200 chở họ rơi xuống khu dân cư ở phía Đông nước Cộng hoà Dân chủ Congo.

Mỹ mở lại chiến dịch quân sự trên đất Syria
Quân đội Mỹ sẽ bắt tay trở lại với người Kurd mở chiến dịch tấn công tàn dư của khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Đông Bắc Syria.

Vì sao người Mỹ thắng trận Midway?
6 tháng sau ngày phát xít Nhật bất ngờ tấn công Trân Câu Cảng, gây thiệt hại nặng cho Hải quân Mỹ, người Mỹ đã đánh tan hạm đội Nhật trong trận hải chiến diễn ra tại đảo Midway. Đây được coi là chiến thắng quyết định ở Thái Bình Dương trong Thế chiến 2 trong đó có đóng góp của thiếu tá Joseph Rochefort…

Học theo ông Trump, tỷ phú Bloomberg hứa không lấy lương nếu thắng cử
Michael Bloomberg, một trong 10 người giàu nhất thế giới, hứa không nhận lương nếu ông chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ.

Người Hong Kong đi bầu cử đông kỷ lục giữa bất ổn chính trị
Cuộc bầu cử địa phương diễn ra giữa bất ổn chính trị ở Hong Kong lần này chứng kiến số người tham gia tranh cử lẫn số người đi bỏ phiêu đông kỷ lục.

Bolivia chuẩn bị bầu cử, quyết ngăn ông Morales trở về
Thượng viện Bolivia thông qua dự luật chuẩn bị một cuộc bầu cử mới song bao gồm nội dung ngăn chặn cựu Tổng thống Evo Morales ra tranh cử.

Hội nghị Ngoại trưởng G20 thúc đẩy thương mại tự do và công bằng
Sáng 23-11, các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và 9 nền kinh tế khách mời, trong đó có Việt Nam, đã bắt đầu nhóm họp tại thành phố Nagoya, thủ phủ tỉnh Aichi của Nhật Bản.

Lãnh đạo Nhật – Hàn sẽ gặp nhau vào cuối năm để phá băng căng thẳng?
Các nhà đàm phán Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 23-11 nhất trí phối hợp cùng nhau để tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Reuters đưa tin.

Nhà mạng Mỹ bị cấm mua thiết bị từ Huawei và ZTE
Lấy lý do liên quan đến an ninh quốc gia, nhà chức trách Mỹ tiếp tục đưa ra lệnh cấm mua các thiết bị từ hai công ty công nghệ của Trung Quốc là Huawei và ZTE.

Tranh luận quanh đề xuất trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự
Để đối phó với những kẻ phạm tội thanh thiếu niên, một số nhà lập pháp Philippines đang đề xuất trẻ em từ 9 tuổi cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Chương trình “Get Real” của Channel NewsAsia tiến hành điều tra về thực trạng đằng sau đề xuất này.

Cựu Tổng thống Bolivia bị cáo buộc “xúi giục nổi loạn và khủng bố”
The Guardian đưa tin, Bộ trưởng Nội vụ thuộc chính phủ lâm thời của Bolivia Arturo Murillo ngày 22-11 (giờ địa phương) đã đệ đơn kiện cựu Tổng thống nước này, ông Evo Morales, với các tội danh “xúi giục nổi loạn và khủng bố”.

Đánh bom bên ngoài đồn cảnh sát ở Colombia khiến nhiều người thương vong
Một thiết bị nổ giấu kín đặt trong một chiếc xe tải đã bất ngờ phát nổ vào đêm 22-11 (giờ địa phương) tại Santander de Quilichao, Colombia khiến ít nhất 3 cảnh sát thiệt mạng và 10 người khác bị thương, Reuters đưa tin.

Tổng hợp-TT