VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 2/7/2018.

Việt Nam chinh phục hội chợ thực phẩm và đồ uống lớn nhất Bắc Mỹ; Hội nghị thượng đỉnh AU lần 31 sẽ giải quyết 3 trọng tâm của khu vực; ASEAN chống rác thải nhựa…là những tin chính được câp nhật.

Việt Nam chinh phục hội chợ thực phẩm và đồ uống lớn nhất Bắc Mỹ

      Các đối tác nước ngoài tìm hiểu các mặt hàng và cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ. (Ảnh: Nguyễn Thanh/Vietnam+)

(TTXVN/Vietnam+) Rau quả đông lạnh, đóng hộp; dừa và các sản phẩm từ dừa; hạt điều chế biến, hồ tiêu, các sản phẩm bún, phở ăn liền, nước chấm đặc sản Phú Quốc, các loại nước hoa quả đóng lon… là những mặt hàng của Việt Nam được trưng bày tại Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Summer Fancy Food 2018.
Hội chợ thực phẩm và đồ uống thường niên lớn nhất Bắc Mỹ này được các doanh nghiệp toàn cầu quan tâm đặc biệt, vì là cơ hội để quảng bá, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ.
Đây là năm thứ ba Việt Nam tham dự hội chợ này, hai lần trước là vào năm 2006 và năm 2016.
Theo phóng viên TTXVN tại New York của Mỹ, chủ đề của Khu gian hàng Việt Nam gửi tới khách hàng tham quan là: Những nhà chế biến thực phẩm hàng đầu từ Việt Nam – “Foods of Việt Nam.”
Chín đơn vị của Việt Nam có mặt tại gian hàng là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đến từ nhiều vùng miền có thế mạnh xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm trên cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương, Hậu Giang, Bến Tre.…
Đây là những doanh nghiệp có uy tín, có năng lực sản xuất, xuất khẩu, xúc tiến thương mại thuộc lĩnh vực nông thủy sản, thực phẩm và đồ uống.

Hội nghị thượng đỉnh AU lần 31 sẽ giải quyết 3 trọng tâm của khu vực
(TTXVN/Vietnam+) Các nhà lãnh đạo thuộc Liên minh châu Phi (AU) đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 31 của AU từ 1-2/7, tại thủ đô Nouakchott của Mauritania với chủ đề “Chiến thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng: Con đường bền vững đối với sự chuyển đổi của châu Phi,” thảo luận các vấn đề tự do thương mại, chống tham nhũng và giải quyết các cuộc khủng hoảng về nhân đạo và an ninh của châu lục.
Trên cương vị Chủ tịch AU, Tổng thống Rwanda Paul Kagame sẽ kêu gọi thúc đẩy tự do thương mại tại châu Phi.
Tháng Ba vừa qua, đại diện của 44 trong tổng số 55 nước thành viên AU đã đạt được thỏa thuận thành lập “Khu vực tự do thương mại lục địa châu Phi” (AfCFTA) nhằm tăng cường hội nhập khu vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn châu lục.
Theo thỏa thuận thương mại này, các thành viên AU cam kết sẽ dỡ bỏ thuế đối với 90% hàng hóa, 10% “hàng hóa nhạy cảm” còn lại sẽ từng bước được đưa ra xem xét.

ASEAN chống rác thải nhựa
(SGGP) Ô nhiễm đại dương do rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa, được xem là thách thức môi trường lớn thứ 2 thế giới, sau biến đổi khí hậu. Để khắc phục vấn đề này, các nước Đông Nam Á đã có những bước đi nhằm giảm lượng rác nhựa thải ra môi trường.

***   Trump khẳng định Triều Tiên nghiêm túc về phi hạt nhân hóa
Trong cuộc phỏng vấn được ghi hình từ trước và phát sóng ngày 1/7 trên kênh truyền hình Fox News, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Triều Tiên “rất nghiêm túc” về nỗ lực hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa.
“Tôi nghĩ họ rất nghiêm túc về nó. Tôi nghĩ họ muốn thực hiện nó”, ông chủ Nhà Trắng nói. “Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt”.
Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12/6 tham dự hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore. Sau cuộc gặp, hai bên đã ra tuyên bố chung, cam kết thiết lập mối quan hệ mới phù hợp với mong muốn của người dân hai nước, cùng nỗ lực xây dựng hòa bình và ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng đồng thời tái khẳng định cam kết hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo từng được nêu trong Tuyên bố Panmunjom ngày 27/4/2018 tại cuộc gặp giữa lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tin Triều Tiên dỡ bỏ chương trình hạt nhân sau một năm
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 1/7 cho biết ông tin chương trình hạt nhân của Triều Tiên có thể được dỡ bỏ trong vòng một năm dù nhiều chuyên gia nói quá trình này mất nhiều thời gian hơn thế, Reuters đưa tin.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình “Face the Nation” của kênh truyền hình CBS, Bolton cho hay Washington đã xây dựng một chương trình nhằm phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên, bao gồm vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong vòng một năm, nếu Bình Nhưỡng hợp tác hoàn toàn.
Ông cũng thên rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ sớm thảo luận kế hoạch trên với phía Triều Tiên. Financial Times ngày 28/6 đưa tin Ngoại trưởng Pompeo dự kiến tới Triều Tiên trong tuần này nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ chưa xác nhận.

Đâm dao tại tiệc sinh nhật ở Mỹ, 9 người bị thương
Vụ đâm dao xảy ra hôm 30/6 tại một khu chung cư tập trung nhiều người tị nạn thuộc thành phố Boise, bang Idaho, Mỹ. Kẻ tấn công đã dùng dao đâm bị thương 9 người, bao gồm 6 trẻ em, đang tham dự một bữa tiệc sinh nhật, AP đưa tin. Những người tị nạn đến từ Syria, Iraq và Ethiopia nằm trong số các nạn nhân bị thương.
Nghi phạm được xác định là Timmy Kinner, công dân Mỹ. Y đã tới khu chung cư nói trên vào vào tối 29/6 nhưng bị yêu cầu rời đi vì có hành vi không phù hợp. Cảnh sát đang điều tra động cơ của kẻ tấn công.

Putin không gây áp lực cho đội Nga trước trận gặp Tây Ban Nha
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi điện cho huấn luyện viên Stanislav Cherchesov để gửi lời chúc sức khỏe tới ông và toàn đội trước trận đấu với đội tuyển Tây Ban Nha trong vòng đấu loại trực tiếp World Cup 2018, AFP hôm nay đưa tin.
Ông Putin khẳng định dù kết quả trận đấu ra sao, sẽ không có người dân Nga nào phán xét đội tuyển của họ bởi đội bóng đã làm được điều không tưởng là vượt qua vòng bảng.
Trong trận đấu hôm qua, đội chủ nhà World Cup 2018 đã giành chiến thắng trước đối thủ sau loạt đá penalty.

11 người trong một gia đình treo cổ tại nhà riêng ở Ấn Độ
11 người trong một gia đình ngày 1/7 được phát hiện đã chết tại nhà riêng ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Hầu hết các nạn nhân chết trong tư thế treo cổ nhưng bị bịt mắt, tay bị trói về phía sau. Cảnh sát chưa thể đưa ra bất kỳ lời giải thích hợp lý nào cho sự việc, Reuters đưa tin.
Thông báo từ cảnh sát cho biết nhà chức trách tìm thấy những tờ giấy viết tay trong nhà cho thấy “cả gia đình dường như đã thực hiện một nghi lễ tâm linh/huyền bí nào đó”. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra theo khía cạnh này.
Căn nhà nơi xảy ra sự việc nằm phía trên một cửa hàng tạp hóa mà gia đình này sở hữu ở quận Burari, phía bắc New Delhi. Các nạn nhân bao gồm một phụ nữ 77 tuổi, hai con trai và vợ, một người con gái cùng 5 người cháu.

Nhật hạ mức cảnh báo quân sự với tên lửa Triều Tiên
Báo Asahi Shimbun của Nhật ngày 1/7 dẫn các nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề cho hay Tokyo đã hạ thấp mức cảnh báo quân sự đối với tên lửa Triều Tiên trong bối cảnh Washington bắt đầu đàm phán về hạt nhân với Bình Nhưỡng.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tokyo đang đứng trước sức ép phải nới lỏng lập trường cứng rắn trước Bình Nhưỡng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore vào ngày 12/6.
Theo báo Asahi, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ngày 29/6 đã chấm dứt chương trình triển khai thường trực chiến hạm Aegis trên Biển Nhật Bản nhằm phát hiện và đánh chặn các tên lửa nhắm tới.

Hàng nghìn người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong
Hàng nghìn người Hong Kong ngày 1/7 đổ xuống đường biểu tình để thể hiện sự bất mãn đối với chính quyền vì tình trạng hạn chế dân chủ trong bối cảnh đặc khu hành chính này chuẩn bị kỷ niệm 21 năm ngày được Anh trao trả cho Trung Quốc, theo South China Morning Post.
Civil Human Rights Front, nhóm tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hàng năm vào ngày 1/7 ở Hong Kong, cho biết có hơn 50.000 người tham gia vào cuộc tuần hành, ít hơn con số 60.000 người của năm ngoái và ít nhất trong ba năm trở lại đây.
“Bất kể lượng người tham gia là bao nhiêu, chúng tôi vẫn hài lòng… Việc biểu tình vẫn có những giá trị nhất định”, Sammy Ip Chi-hin, đại diện Civil Human Rights Front, nói sau cuộc tuần hành.

Gần 90 triệu cử tri Mexico đi bầu tổng thống
Cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 1/7. Ngoài tổng thống, các cử tri cũng sẽ lựa chọn ra 128 thượng nghị sĩ, 500 hạ nghị sĩ và hơn 2.700 lãnh đạo địa phương, Reuters đưa tin.
Cuộc bầu cử được tổ chức trong bối cảnh Mexico hiện phải đối mặt nhiều vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh biên giới, băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia và người di cư.
Các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử dự đoán ứng viên Manuel Lopez Obrador và liên minh cánh tả của ông với tên gọi “Cùng nhau ta làm nên lịch sử” sẽ chiến thắng cuộc đua giành chiếc ghế tổng thống Mexico.
Kết quả thăm dò sau bỏ phiếu cũng cho thấy ông Obrador đang là người dẫn đầu. Theo cuộc thăm dò của Consulta Mitofsky, ông Obrador dẫn trước đối thủ gần nhất Ricardo Anaya 16 – 26 điểm phần trăm.

***   Kim Jong Un đề nghị Trung Quốc giúp
Báo Nhật Yomiuri Shimbun, ngày 1/7, dẫn các nguồn tin giấu tên tại Trung Quốc và Triều Tiên cho biết ông Kim Jong Un đã đề nghị Chủ tịch Tập Cận Bình giúp dỡ bỏ trừng phạt đối với Bình Nhưỡng sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/6 tại Singapore.
Theo tờ báo, tại cuộc gặp song phương thứ 3 ở Bắc Kinh, lãnh đạo Triều Tiên đã đề nghị Chủ tịch Tập Cận Bình giúp nới lỏng các biện pháp trừng phạt và kêu gọi Bắc Kinh ủng hộ Bình Nhưỡng trong đàm phán phi hạt nhân hóa với Washington.
Đáp lại, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố “sẽ hỗ trợ một cách tích cực hoạt động cải cách và mở cửa của Triều Tiên, đồng thời sẽ nỗ lực hợp tác một cách chủ động trong các vấn đề”. Ông cũng yêu cầu Triều Tiên tiếp tục tham vấn với Trung Quốc trong khi đàm phán với Mỹ.
Trước đó, vào tháng 3 và tháng 5 vừa qua, ông Kim Jong Un đã tới Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai chuyến thăm đều vào các dịp quan trọng, trước khi Chủ tịch Triều Tiên gặp trực tiếp lãnh đạo Hàn Quốc (27/4) và Tổng thống Mỹ (12/6). Điều đó chứng tỏ Trung Quốc giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

– Lực lượng cứu hộ đạt được tiến triển sau 8 ngày nỗ lực tìm kiếm đội bóng gồm 12 bé trai và một huấn luyện viên đang mắc kẹt trong hang Tham Luang Nang Non. Mực nước trong hang đã giảm và thợ lặn hy vọng có thể tiến gần hơn tới chỗ họ. Các đơn vị khác như đội ngũ y tế, xe cứu thương và máy bay trực thăng luôn trong trạng thái tiếp nhận các cậu bé.

– Tại Quảng trường Kim Tử Kinh thuộc quận Wanchai, các quan chức Đặc khu hành chính Hong Kong đã tổ chức lễ thượng cờ kỷ niệm tròn 21 năm thành lập Đặc khu này (1/7/1997-1/7/2018).

– Báo Nhật Asahi Shimbun dẫn các nguồn thạo tin giấu tên cho biết, chính quyền nước này đã hạ thấp mức cảnh báo quân sự với tên lửa Triều Tiên giữa lúc Washington bắt đầu đàm phán về hạt nhân với Bình Nhưỡng.

– Lần đầu tiên sau 10 năm, tàu hải quân Hàn Quốc đậu tại đảo Yeonpyeong đã liên lạc với tàu tuần tra của Triều Tiên qua sóng vô tuyến. Trong khi đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo một nhóm các quan chức và công nhân nước này sẽ tới Triều Tiên để sửa chữa một văn phòng tại Kaesong dự kiến được sử dụng làm văn phòng liên lạc giữa hai miền.

– Quân đội Israel tuyên bố đã triển khai thêm xe tăng và các lực lượng pháo binh tới mặt trận Syria để đề phòng giữa lúc giao tranh về vấn đề biên giới đang trở nên căng thẳng giữa chính quyền Damascus và quân nổi dậy.

– Gần 50 người thiệt mạng khi một xe khách lao xuống một hẻm núi sâu tại bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ. Tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Pipali-Bhoan thuộc địa phận Pauri Garhwal cách Dehradun, thủ phủ bang Uttarakhandern 200 km.

– Một đối tượng đã dùng dao tấn công 9 người tại một khu căn hộ tại thành phố Boise thuộc tiểu bang Idaho, Mỹ. Cảnh sát trưởng thành phố Boise William Bones cho hay, trong số các nạn nhân có “thành viên của cộng đồng tị nạn Boise”. Tất cả 9 nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện.

– Áo sẽ tiếp quản chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) từ Bungary.

– 12 người đã thiệt mạng và 20 người bị thương trong một vụ nổ tại trung tâm thủ phủ Jalalabad của tỉnh Nangarhar, miền đông nước này.

***   Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đề nghị gì với Trung Quốc sau hội nghị Mỹ-Triều?
Thời báo Nhật Bản Yomiuri ngày 1-7 tiết lộ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách sớm chấm dứt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Bình Nhưỡng.

Những gương mặt nữ nổi bật trong hệ thống tư pháp
Natalia Poklonskaya được chỉ định làm Bộ trưởng Tư pháp Crimea vào ngày 11-3-2014. Chỉ trong vòng 1 tuần sau khi nhậm chức, Poklonskaya nhanh chóng trở thành ngôi sao truyện tranh manga nổi tiếng Nhật Bản cũng như nhân vật gây sốt trên Internet.

Nga lên tiếng về việc hiện diện quân sự tại Syria
Quyết định về sự hiện diên quân sự của Nga tại Syria sau khi kết thúc cuộc chiến chống khủng bố trên lãnh thổ nước này sẽ được tiến hành dựa trên quan điểm của Damascus, TASS ngày 30-6 (giờ địa phương) đưa tin.

FIFA kỷ luật hàng loạt đội bóng bao gồm chủ nhà Nga trước vòng tứ kết
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã phạt Liên đoàn Bóng đá Nga vì một cổ động viên trưng bày biểu ngữ tân Phát xít trong một trận đấu World Cup, Thông tấn AP đưa tin hôm 1-7.

Biểu tình lan rộng khắp nước Mỹ phản đối chính sách của Tổng thống Trump
Hơn 700 cuộc biểu tình với sự tham dự của hàng trăm nghìn người dân đang diễn ra trên khắp các thành phố của nước Mỹ nhằm phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Tổng thống Donald Trump, CBS ngày 1-7 đưa tin.

Không nhượng bộ Mỹ, Canada áp thuế đáp trả
Ngày 29-6 (giờ địa phương), Canada đã có động thái đáp trả lệnh áp thuế đối với nhôm và thép của chính phủ Mỹ, tuyên bố nước này sẽ áp mức thuế đáp trả lên đến 12,63 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Châu Âu đạt thỏa thuận cốt lõi về vấn đề người di cư
Tưởng chừng như Hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong 2 ngày 28 và 29-6 đã đi vào bế tắc, khi các nhà lãnh đạo liên tục có những bất đồng về vấn đề nhập cư, thì vào “phút thứ 89”, một thỏa thuận then chốt về di cư đã được nhất trí, giúp hội nghị thượng đỉnh của mái nhà chung châu Âu tránh khỏi nguy cơ đổ vỡ.

Nga rút quân khỏi Syria ngay trước thượng đỉnh Putin-Trump
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rút một lực lượng lớn binh sĩ và máy bay chiến đấu khỏi Syria được cho là hành động gây áp lực buộc Mỹ phải có các động thái tương tự.

Tổng thống Mỹ hy vọng cuộc họp với Nga sẽ giúp ích cho toàn cầu
Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng cuộc họp sắp tới với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ giảm căng thẳng quan hệ song phương, dẫn đến thiết lập sự hợp tác mang tính xây dựng giữa Moscow và Washington, tăng cường an ninh quốc tế, một cán bộ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo với Thông tấn TASS vào chiều 29-6.

Triều Tiên-Hàn Quốc nhất trí sửa chữa các tuyến cao tốc thúc đẩy du lịch
Các quan chức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên và Hàn Quốc hôm 29-6 nhất trí sửa chữa các tuyến đường cao tốc giữa thành phố biên giới Kaesong và thủ đông Bình Nhưỡng, thành phố Goseong (Hàn Quốc) và Wonsan (CHDCND Triều Tiên) với khu vực phía Đông bán đảo.

Phiến quân lũ lượt xin hàng, Syria chiếm cứ điểm chiến lược ở Deraa
Quân đội Syria đã chiếm được thị trấn chiến lược Al-Hirak tại tỉnh Tây Nam Deraa sau một đợt giao tranh ác liệt với các tay súng Hồi giáo cực đoan. Al-Hirak được xem là “thủ đô” của tổ chức phiến quân Quân đội Syria tự do (FSA).

Iraq mở chiến dịch truy quét đến cùng khủng bố IS cố thủ
Iraq đã mở các chiến dịch săn lùng những phần tử thuộc Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại miền Trung nước này, sau các vụ tấn công và bắt cóc do tàn quân của tổ chức khủng bố tiến hành gần đây.

Cơ hội cải thiện quan hệ Nga – Mỹ
Vậy là Moscow và Washington đã ký thỏa thuận tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại một nước thứ 3 ở châu Âu vào tháng 7 tới.

Tổng thống Putin tuyên bố “sốc” về lực lượng Nga ở Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ tuyên bố quân đội nước này đã rút một lực lượng lớn binh sĩ và máy bay chiến đấu khỏi Syria, trong bối cảnh Damascus đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở Tây Nam.

Thêm nhân viên sứ quán Mỹ tại Cuba mắc “bệnh lạ”
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28-6 cho biết, một nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Cuba đã chịu ảnh hưởng bởi một số vấn đề về sức khỏe, nâng tổng số người đối mặt với vấn đề bí ẩn này lên đến 26 người.

Tổng hợp-TT