VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 28/4/2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32; Thủ tướng Singapore: IS là mối đe dọa đối với Đông Nam Á;  Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông…là những tin chính được cập nhật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32

     Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các trưởng đoàn tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+) Sáng 28/4, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 32 đã chính thức khai mạc tại Singapore.
Tiếp sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước ASEAN đã tham dự Phiên họp hẹp do Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chủ trì.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32, Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang biến chuyển nhanh, do đó, cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN.
Với mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN cùng chia sẻ thịnh vượng, mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng cần nâng cao năng lực tự cường để đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, thúc đẩy phát triển sáng tạo qua việc áp dụng công nghệ mới và triển khai hiệu quả hợp tác kinh tế thương mại, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mới.

Thủ tướng Singapore: IS là mối đe dọa đối với Đông Nam Á
(TTXVN/Vietnam+) Bên cạnh nguy cơ về tấn công mạng, khu vực Đông Nam Á đang đối mặt với các mối đe dọa “rất thật” từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng mặc dù lực lượng này đã bị đánh bại ở Trung Đông.
Cảnh báo này được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đưa ra tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 32 khai mạc ngày 28/4 tại Singapore.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Lý Hiển Long nêu rõ IS tiếp tục là mối đe dọa đối với Đông Nam Á mặc dù đã thất trận ở Syria và Iraq, trong khi xu hướng số hóa đã khiến nhiều nước trở nên dễ tổn thương hơn trước các vụ tấn công mạng.
Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh các nước cần kiên cường trước các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống như khủng bố và tấn công mạng.
Thủ tướng Lý Hiển Long còn cảnh báo rằng hệ thống thương mại toàn cầu mở đang phải chịu sức ép ngày càng gia tăng do các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nền kinh tế lớn, tác động tiêu cực tới thương mại tự do.
Ông đồng thời bày tỏ quan ngại về căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới chính sách thuế nhập khẩu mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

 Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông
Ngoại trưởng Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) đã ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề tự do hàng hải và bảo vệ môi trường ở các vùng biển quốc tế.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị Ngoại trưởng và An ninh G7 tại Canada đầu tuần này, các ngoại trưởng G7 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tự do hàng hải và việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tuyên bố viết: “Chúng tôi tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác quản lý hàng hải quốc tế để duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật định của luật pháp quốc tế và quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) nhằm xây dựng lòng tin và đảm bảo an ninh; đồng thời quản lý và giải quyết hòa bình các tranh chấp mà không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc có hành động cưỡng chế, phù hợp với luật pháp quốc tế thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp đã được công nhận và cơ chế trọng tài.”
Cũng theo tuyên bố, các ngoại trưởng G7 tái khẳng định cam kết đối với tự do đi lại trên biển, bao gồm tự do tàu thuyền và máy bay, và các quyền khác, bao gồm các quyền và thẩm quyền của các quốc gia ven biển trong sử dụng các vùng biển theo đúng luật pháp quốc tế.
Các quốc gia G7 hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do dựa trên pháp quyền, đồng thời mong muốn làm việc với ASEAN và các nước khác trong nỗ lực này.

***   Triều Tiên ca ngợi cuộc gặp thượng đỉnh Hàn – Triều mở ra kỷ nguyên hòa bình
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay viết cuộc họp lịch sử giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in “mở ra một kỷ nguyên mới cho hòa giải và đoàn kết dân tộc, hòa bình và thịnh vượng”.

Nga phá âm mưu tấn công của IS
Cơ quan an ninh Nga ngày 27/4 nói rằng họ đã phá âm mưu thực hiện một loạt vụ tấn công vào Moskva của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. 4 người đàn ông Hồi giáo đã nhận lệnh làm vậy từ người ở Syria.

Tình báo Mỹ đánh giá cơ sở thử hạt nhân Triều Tiên còn khả năng sử dụng
“Không có lý do gì để kết luận điểm thử nghiệm Punggye-ri không thể được sử dụng nữa”, quan chức tình báo Mỹ giấu tên nói sau khi một số báo cáo khoa học cho rằng cơ sở này đã sụp đổ và không thể được sử dụng cho bất kỳ thử nghiệm hạt nhân nào trong tương lai.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuần trước tuyên bố đóng cửa điểm thử hạt nhân tại Punggye-ri dưới núi Mantap ở đông bắc đất nước. Một quan chức Mỹ nói rằng Punggye-ri vẫn có thể được kích hoạt lại trong thời gian ngắn sau khi bị đóng.

Ba người chết trong biểu tình ở Gaza
Hàng nghìn người Palestine biểu tình dọc theo ranh giới giữa Gaza và Israel trong tuần thứ năm liên tiếp để yêu cầu được trở về nhà của họ, đã bị Israel tịch thu từ năm 1948. Cơ quan y tế của Gaza cho biết lính Israel đã bắn chết ba người Palestine. Có nhiều thông tin bất nhất về số người bị thương, Reuters dẫn lời cơ quan y tế tại Gaza nói rằng hơn 300 người bị thương, trong khi NYTimes nói con số này là gần 1000 người.
Hơn hai triệu người Palestine sống ở Gaza, nơi do tổ chức Hồi giáo Palestine Hamas kiểm soát từ năm 2007.

Hạ viện Mỹ nói không có bằng chứng Trump thông đồng với Nga
Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát chính thức kết thúc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. Họ kết luận rằng Nga đã tìm cách gây bất ổn tại Mỹ thông qua tấn công mạng và mạng xã hội nhưng không có bằng chứng cho thấy chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump thông đồng với Nga.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ phản kết quả này, cho rằng ủy ban điều tra không thẩm vấn đủ nhân chứng và thu thập hết bằng chứng. Cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ vẫn đang được tiến hành.

Trump có thể dự lễ khai trương sứ quán ở Jerusalem
Tổng thống Mỹ Trump ngày 27/4 thông báo ông có thể đến Israel vào tháng tới đến khai trương sứ quán Mỹ tại Jerusalem. Quyết định dời sứ quán đến Jerusalem của Trump đã khiến người Palestine phản đối mạnh mẽ.
Jerusalem là nơi có nhiều khu vực linh thiêng của Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, đặc biệt là ở Đông Jerusalem. Israel chiếm Đông Jerusalem trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt. Phía Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine. Nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc đặt Jerusalem dưới sự quản lý quốc tế.

Mỹ cân nhắc hai địa điểm cho cuộc gặp Trump – Kim
Trump ngày 17/4 cho biết Mỹ xem xét 5 địa điểm làm nơi tổ chức cuộc gặp giữa ông và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Ngày 27/4, ông nói rằng Washington hiện chỉ còn cân nhắc hai địa điểm nhưng không cho biết chi tiết.

Trump duy trì áp lực tối đa với Triều Tiên
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 27/4, Trump hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh Hàn – Triều nhưng nhấn mạnh Washington sẽ duy trì các lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng. “Chúng tôi sẽ không lặp lại sai lầm của chính quyền trong quá khứ. Áp lực tối đa sẽ tiếp tục cho đến khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa”, ông nói
“Chúng tôi sẽ không bị chơi xỏ. Chúng tôi hy vọng đạt được một thỏa thuận”, ông nói với các phóng viên về kế hoạch gặp Kim Jong-un vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. “Nếu không đạt được thỏa thuận, chúng tôi sẽ bỏ về”.
Cuộc gặp hôm qua không phải là lần đầu tiên các lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc tuyên bố hy vọng về hòa bình. Hai hội nghị trước đó ở Bình Nhưỡng vào năm 2000 và 2007 đã không kiềm chế được các chương trình vũ khí của Triều Tiên hay cải thiện quan hệ lâu dài.

***   Chiêm ngưỡng quân đội và dàn vũ khí oai hùng của Nga giữa Quảng trường Đỏ
(VnMedia) – Hơn 13.000 binh sĩ, 159 hệ thống vũ khí và 75 máy bay sẽ tham gia vào lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng (09/05) năm nay ở Quảng trưởng Đỏ, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết.

Tỏa sáng hình ảnh của hai Đệ nhất phu nhân Triều Tiên và Hàn Quốc
– Một trong những sự kiện quan trọng và thu hút sự chú ý lớn hàng đầu trong cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử liên Triều diễn ra ngày hôm qua (27/4) là cuộc gặp mặt trực tiếp giữa hai Đệ nhất phu nhân xinh đẹp của Triều Tiên và Hàn Quốc.

Hội đàm liên Triều: Thông điệp từ cà vạt tới chiếc ghế ngồi
Cuộc hội đàm ngày 27/4 đầy ắp những thông điệp chính trị mà hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc – Triều Tiên gửi tới người đối diện cũng như người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.

Những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều
Lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ ngồi xuống nói chuyện và bắt tay tại vùng biên giới.

Cận cảnh khoảnh khắc khó tin trong cuộc gặp lịch sử liên Triều
– Sau khi trở thành Nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên trong 65 năm đi bộ qua biên giới vào Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh song phương với Tổng thống Moon Jae-in, ông Kim Jong Un đã gây bất ngờ bởi loạt hình ảnh khó tin.

Tổng thống Moon muốn đến Bình Nhưỡng và núi Trường Bạch
Trong cuộc gặp gỡ ngày 27/4, hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc liên tục nhắc đến việc tổ chức những cuộc gặp gỡ khác trong tương lai, hứa hẹn về một mối quan hệ bền vững.

Người Hàn đổ xô đi ăn mì lạnh Bình Nhưỡng sau cuộc gặp liên Triều
Sau khi ông Kim Jong Un tuyên bố “đã mang mì lạnh” đến cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Moon Jae In, nhiều người Hàn Quốc đã đổ xô tìm ăn món truyền thống này.

Bước chân lịch sử của Chủ tịch Kim Jong Un ở biên giới liên Triều
– Chủ tịch Kim Jong Un đã trở thành Nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Triên đi bộ qua biên giới liên Triều để vào Hàn Quốc trong 65 năm trở lại đây khi ông này chuẩn bị có cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong ngày hôm nay.

***   Kỷ nguyên mới đến với bán đảo Triều Tiên
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh ngày 27/4, lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên ký tuyên bố chung khẳng định “sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, và một kỷ nguyên mới hòa bình bắt đầu”.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nhất trí hợp tác để tiến hành giải giáp hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên. Hai bên thông báo ông Moon sẽ thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu tới.
Tuyên bố chung cam kết hai bên ngừng mọi hành vi thù địch, biến Vùng Phi quân sự thành Vùng Hòa bình trong năm nay, dừng phát thanh tuyên truyền nhằm và nhau từ 1/5. Hai nước cũng tổ chức đoàn tụ cho các gia đình li tán sau chiến tranh, kết nối và hiện đại hóa các tuyến đường bộ, đường sắt dọc biên giới cũng như tiếp tục cùng tham dự các sự kiện thể thao như Asian Games 2018.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ chủ động tìm kiếm ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế để đạt các mục tiêu đề ra.
Hội nghị thượng đỉnh Hàn – Triều diễn ra tại Nhà Hòa Bình ở làng đình chiến Panmunjom. Ông Kim Jong Un trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đặt chân lên đất Hàn Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Đây là kết quả của nhiều tháng cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, mở đường cho cuộc gặp gỡ dự kiến giữa Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp tới.

– Lãnh đạo nhiều nước đã lên tiếng ca ngợi hội nghị thượng đỉnh Hàn – Triều. Tổng thống Mỹ Donald Trump  đánh giá đây là “cuộc gặp lịch sử” còn Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hoan nghênh và bày tỏ hy vọng Bình Nhưỡng sẽ có các bước đi cụ thể tiếp theo. Mô tả sự kiện là tin tức tích cực, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã ủng hộ các cuộc đàm phán trực tiếp giữa hai miền Triều Tiên.  Trung Quốc cũng lên tiếng chúc mừng.

– Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) diễn ra tại Singapore, các bộ trưởng của 10 quốc gia Đông Nam Á hoan nghênh những tiến triển tích cực trên bán đảo Triều Tiên, trông đợi kết quả quan trọng từ cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và triển vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp tới, hướng đến một giải pháp hòa bình, bền vững cho việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

– Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hoan nghênh những diễn biến tích cực và nhấn mạnh Bình Nhưỡng phải coi trọng cam kết của mình, đưa ra những bước đi cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

– Triều Tiên đã hối thúc Mỹ có hành động thiện chí để đáp lại cam kết của Bình Nhưỡng về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, đồng thời lên án cam kết của Washington tiếp tục các biện pháp trừng phạt và gây sức ép trong trường hợp không đạt được tiến triển về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

– Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang ở thăm Trung Quốc rằng ông hy vọng cuộc gặp giữa hai bên sẽ mở ra một chương mới cho quan hệ song phương.

– Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố Paris sẵn sàng thảo luận với Washington về việc rà soát lại các quy định thương mại toàn cầu, nhưng chỉ khi Mỹ miễn áp dụng tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhôm và thép của Liên minh châu Âu (EU).

– Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt một đối tượng tình nghi là phó thủ lĩnh cùng ba thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong chiến dịch truy quét tại tỉnh Izmir, miền tây nước này.

– Các hệ thống phòng không của Ảrập Xêút đã triệt hạ một tên lửa của phiến quân Houthi ở Yemen, nhiều ngày sau khi thủ lĩnh số 2 của nhóm phiến quân này bị tiêu diệt trong một vụ không kích do Riyadh và các đồng minh tiến hành.

– Các nhà chức Guatemala cho biết, ít nhất 7 người chết và 25 người khác bị thương trong một vụ bạo loạn xảy ra tại nhà tù cách thủ đô Guatemala City 45km về phía nam. Các tù nhân sử dụng súng và dao hỗn chiến, khiến lực lượng an ninh mất nhiều giờ mới lập lại được trật tự.

***   Hạ viện Mỹ: Không có bằng chứng Tổng thống Trump thông đồng với Nga
Hạ viện Mỹ ngày 27-4 (giờ địa phương) kết luận không có bằng chứng cho thấy nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump có thông đồng với Moscow.

Những vụ tạo cớ gây chiến tranh trên thế giới
Vụ tấn công ở Douma của Syria ngày 7-4 vừa qua được cho là sử dụng vũ khí hóa học đã dẫn tới cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào Syria một tuần sau đó. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Nga đã công bố những bằng chứng cho rằng, những lời cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chỉ là cái cớ để Mỹ và phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.

Thượng đỉnh liên Triều: Toàn văn Tuyên bố Bàn Môn Điếm
Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều ra Tuyên bố Bàn Môn Điếm khẳng định tiến tới phi hạt nhân hóa và ký kết Hiệp ước Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Phản ứng đầu tiên của Tổng thống Mỹ sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào chiều 27-4 (giờ Hà Nội) đã đưa ra bình luận ngắn gọn từ tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Twitter: “CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN ĐÃ KẾT THÚC”, sau cuộc gặp lịch sử giữa các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc.

Một phiên bản Trump của Brazil
Một chính khách cực hữu đang muốn “học tập” bài bản tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 10-2018 tới. Có điều, chưa biết việc áp dụng bài bản “gây sốc” đó có mang lại hiệu quả nào không, nhưng trước mắt nhân vật này đang trở thành một hiện tượng “gây nguy hiểm” trên chính trường Brazil cũng như Nam Mỹ.

Lãnh đạo quốc tế hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều
Lãnh đạo nhiều nước trên thế giớ đã bày tỏ hoan nghênh và chúc mừng thành công và những kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Triều Tiên – Hàn Quốc.

Kinh tế nghèo đi, vũ khí vẫn đắt khách
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố dữ liệu cho thấy, lượng chuyển giao vũ khí hạng nặng giai đoạn 2012-16 đã đạt mức cao nhất so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Câu hỏi được đặt ra là vào thời điểm thương mại quốc tế sụt giảm, tại sao thị trường vũ khí toàn cầu lại “sôi động” như vậy?

Lý giải bước đi “ngoài kịch bản” của Tổng thống Hàn Quốc tại hội nghị liên Triều
Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra ngày 27-4 giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên đã được lên kế hoạch và tổng duyệt kỹ lưỡng, nhưng vẫn có một hành động bất ngờ nằm ngoài kịch bản được diễn ra.

Armenia “dậy sóng” trong cuộc chuyển giao bất thành
Trước làn sóng tuần hành, biểu tình phản đối trên cả nước kéo dài nhiều ngày qua, ngày 23-4, tân Thủ tướng Armenia Serzh Sarksyan vừa được Quốc hội bầu ngày 17-4 đã chính thức tuyên bố từ chức.

Hàn-Triều cam kết ký hiệp ước hòa bình, kết thúc chiến tranh
Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 cho biết, Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ tiến hành đàm phán để tiến đến ký kết một hiệp ước hòa bình trong năm nay nhằm chính thức chấm dứt chiến tranh, CNN đưa tin.

Vai trò của Cambridge Analytica trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016?
Cambridge Analytica (CA) là công ty con của tập đoàn SCL Group do Alexander (Bertie) Nix lãnh đạo (hiện nay ông này đã bị đình chỉ chức vụ để điều tra) đã từng được Ban vận động tranh cử của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump thuê thực hiện chiến dịch truyền thông nhằm lôi kéo cử tri, giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tháng 11-2016.

Chủ tịch Kim đề nghị Tổng thống Moon xây dựng tuyến đường sắt thống nhất
Lãnh đạo Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã gợi ý về khả năng xây dựng một tuyến đường sắt nối liền bán đảo Triều Tiên, khi họ thảo luận làm thế nào để hai miền kết nối với nhau tốt hơn thông qua hệ thống tàu cao tốc của miền Nam trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm nay, ngày 27-4.

Chiến sự Syria có lan rộng ra khu vực?
Trong khi nội chiến giữa các phe phái tại Syria vẫn chưa chấm dứt thì sự can thiệp của các thế lực khu vực và quốc tế vào quốc gia này ngày càng tăng cường độ. Khi nguy cơ xung đột giữa các nước muốn chi phối Syria tăng cao thì hòa bình cho Syria xem ra là điều quá xa vời.

Điều đặc biệt của cây lưu niệm trồng tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều
Tiếp nối những hoạt động trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều ngày 27-4, ông Kim Jong-un đã một lần nữa quay lại khu vực biên giới và cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự lễ trồng cây lưu niệm.

Người phụ nữ quyền lực sát cánh cùng ông Kim Jong-un trên bàn đàm phán
Trong vòng đàm phán đầu tiên diễn ra sáng 27-4 giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, điều khiến dư luận chú ý không chỉ là những tuyên bố của hai nhà lãnh đạo, mà còn là sự xuất hiện của người phụ nữ duy nhất trên bàn đàm phán.

Bé trai và bé gái được chụp ảnh với Chủ tịch Kim Jong-un là ai?
Xuất hiện trong thời khắc lịch sử, được tặng hoa và cùng chụp ảnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sáng 27-4, bé gái và bé trai trong bức hình dưới đây đang được các cư dân mạng săn tìm thông tin.

Nhân chứng sống vạch trần sự thật vụ tấn công hóa học tại Syria ở OPCW
Tại trụ sở của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) các nhân chứng sống đã khẳng định bằng chứng, vốn bị sử dụng là cái cớ để liên quân Mỹ, Anh và Pháp không kích Syria, là hoàn toàn giả mạo.

Tổng hợp-TT