Việt Nam vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2019; Công ty nước ngoài chạy khỏi Trung Quốc, hàng loạt nhà máy tê liệt; Tổng thống Trump khiến phương Tây tức giận, Nga “mở cờ trong bụng”?; Trung Quốc phản đối tuyên bố Hong Kong của G7…là những tin chính được cập nhật.
Việt Nam vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2019
Đội tuyển Việt Nam mừng chức vô địch lần thứ ba ở Đông Nam Á. Ảnh: Đức Đồng.
Việt Nam đánh bại đương kim vô địch, chủ nhà Thái Lan với tỷ số 1-0 ở chung kết chiều 27/8.
Thái Lan hội đủ những yếu tố thuận lợi trước trận chung kết ở thành phố Chonburi. Bên cạnh lợi thế sân nhà, họ sở hữu lực lượng gồm nhiều cầu thủ vừa tham dự World Cup 2019 tại Pháp. Sức mạnh của Thái Lan được thể hiện trên con đường đến trận chung kết với chuỗi năm trận toàn thắng, ghi 31 bàn và chỉ thủng lưới 3 lần. Ba giải gần nhất ở Đông Nam Á, đội tuyển này đều vô địch.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao thế hệ. Tuy nhiên, đúng như tuyên bố trước trận của tiền đạo Tuyết Dung về một tập thể đoàn kết và quyết tâm, Việt Nam nhập trận tích cực, cho thấy sự hơn hẳn về chiến thuật. Từ các tình huống bọc lót cho đến tiếp cận khung thành đối phương, đội bóng của HLV Mai Đức Chung luôn thể hiện được sự chắc chắn, biết cách chọn thời điểm tấn công và chắt chiu cơ hội.
Cách chơi đó khiến Thái Lan lâm vào thế bí – điều có lẽ mà họ không thể ngờ trước giờ bóng lăn. Dù chiếm ưu thế về thể hình và kiểm soát bóng nhiều hơn, các cầu thủ của họ không đủ không gian để tạo sự đột biến. Tốc độ các đợt lên bóng của họ cũng không đủ tốt để vượt qua dàn cầu thủ áo trắng luôn biết cách bọc lọt cho nhau.
Từ chiến thắng về mặt chiến thuật, Việt Nam tạo ra những cơ hội nguy hiểm. Điển hình là cú sút của Tuyết Dung trong cấm địa phút 38, đưa bóng chệch khung thành gang tấc. Phút 51, hàng thủ Thái Lan một lần nữa rối loạn khi Bích Thủy phá bẫy việt vị băng vào vòng cấm. Nếu tốc độ tốt hơn, cầu thủ của Việt Nam có thể đã đưa bóng vào khung thành sau khi rê qua thủ môn Yada.
Điểm yếu duy nhất mà Việt Nam để lộ là thể lực. Tuy nhiên, dưới sự đốc thúc không ngừng của HLV Mai Đức Chung và Ban huấn luyện, những cô gái áo trắng vẫn giữ vững được đấu pháp và quyết liệt trong các pha bóng.
Bất phân thắng bại sau 90 phút, hai đội buộc phải đá hiệp phụ. Và ngay phút thứ năm của hiệp phụ đầu tiên, Việt Nam đã chuyển hoá được ưu thế về lối chơi thành bàn. Sau khi nhận đường quả tạt từ cánh phải, Huỳnh Như sút nối cự ly gần để mở tỷ số.
Quá vui mừng vì bàn thắng, Huỳnh Như cởi áo ăn mừng và phải nhận thẻ vàng thứ hai. Đó sẽ là bài học đắt giá đối với “số 9”, bởi trong bối cảnh kiệt sức vì phải thi đấu thêm giờ, việc phải chơi thiếu người khiến Việt Nam phải gồng mình chống đỡ các đợt tấn công của Thái Lan. Bóng trong quãng thời gian còn lại gần như chỉ lăn bên phần sân đội khách. Thủ môn Kim Thanh mệt đến mức phát bóng chưa đến nửa sân.
Tuy nhiên, sự kiên cường đã giúp Việt Nam bảo toàn thành quả và buộc Thái Lan cởi bỏ “vương miện”. Đây là lần thứ ba các học trò của HLV Mai Đức Chung vô địch Đông Nam Á, sau hai lần năm 2006 và 2012. Đội chỉ còn kém một lần so với kỷ lục của Thái Lan.
Công ty nước ngoài chạy khỏi Trung Quốc, hàng loạt nhà máy tê liệt
Chiến tranh thương mại leo thang, nhiều công ty sản xuất quần áo thể thao nước ngoài ồ ạt rút khỏi Trung Quốc, khiến hàng loạt nhà máy nước này rơi vào cảnh tê liệt hoàn toàn.
Theo nguồn tin của Bloomberg, khoảng 25% nhà máy chuyên sản xuất quần áo thể thao cho các thương hiệu lớn của nước ngoài như Nike và Adidas tại Trung Quốc đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân là các công ty nước ngoài đồng loạt rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế trừng phạt của Mỹ.
Lànsóng “di cư” buộc các nhà máy này phải giảm giá 10% cho các công ty sản xuất quần áo thể thao địa phương như Xtep International Holdings (trụ sở tại phía nam Phúc Kiến). Đây là một trong số ít thương hiệu quần áo thể thao Trung Quốc có tham vọng cạnh tranh với Nike và Adidas.
“Các nhà máy Trung Quốc đang hứng chịu áp lực cực lớn. Với chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các thương hiệu quốc tế đã dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài, khiến nhiều dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động”, Bloomberg dẫn lời ông Ding Shui Po – Chủ tịch Xtep – giải thích.
Tổng thống Trump khiến phương Tây tức giận, Nga “mở cờ trong bụng”?
– Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến người người ngỡ ngàng khi thẳng thừng đỗ lỗi cho người tiền nhiệm Barack Obama về vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Ông Trump khen ngợi người đồng cấp Putin thông minh hơn ông Obama và nói rằng ông nghĩ là Nga nên được hoan nghênh quay trở lại cuộc họp hàng năm của lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những phát biểu của ông Trump chắc chắn sẽ khiến Ukraine và phương Tây tức giận.
Phát biểu tại hội nghị G7 ở Pháp, Tổng thống Trump liên tục thể hiện sự bất đồng với quyết định hủy bỏ tư cách thành viên G8 của Nga vì vụ sáp nhập bán đảo Crimea. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng, người tiền nhiệm Obama đã “bị lúng túng” và “bị ông Putin qua mặt.”
“Liệu tôi có mời ông Putin không ư? Tôi chắc chắn sẽ mời ông ấy”, Tổng thống Trump trả lời khi được hỏi về kế hoạch tổ chức hội nghị G7 vào năm sau ở Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump bày tỏ lo ngại về việc ông Putin cảm thấy bị tổn thương trước hành động trục xuất Nga khỏi nhóm G8 trước đó. “Việc ông ấy có đến hay không sẽ là vấn đề về tâm lý, tôi cho rằng rất khó để ông ấy làm điều đó.”
Tờ The Guardian hồi cuối tuần đưa tin, lời đề xuất của ông Trump về việc đưa Nga quay trở lại nhóm G7 không được ủng hộ bởi lãnh đạo các nước khác.
“Đó là kiểu lấy đi thứ gì từ Tổng thống Obama, không phải lấy đi từ Tổng thống Trump”, ông Trump giải thích về vụ Crimea. “Tổng thống Obama không hài lòng về chuyện đã xảy ra và nó làm ông ấy cảm thấy lúng túng, bối rối, đúng không? Vụ việc gây cho ông ấy rất nhiều lúng túng và ông ấy muốn Nga phải bị loại ra cái gọi là nhóm G8. Đó là quyết định của ông ấy. Ông ấy bị ông Putin qua mặt. Tổng thống Putin thông minh hơn Tổng thống Obama. Tôi có thể hiểu ông Obama cảm thấy như thế nào, ông ấy không vui”, Tổng thống Trump đã nói như vậy.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ còn nói thêm rằng: “Crimea được sáp nhập trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Nếu nó được sáp nhập trong nhiệm kỳ của tôi, tôi sẽ nói rằng, ‘Xin lỗi người dân, tôi đã mắc sai lầm’ hoặc ‘xin lỗi người dân’. Tổng thống Obama rất đơn thuần và ông ấy đơn giản bị qua mặt. Họ lấy Crimea trong nhiệm kỳ của ông ấy. Đó là điều không tốt. Chuyện đó đáng ra có thể được ngăn chặn. Nó đáng ra có thể được ngăn chặn bằng biện pháp đúng đắn…Việc này đang ra phải được ngăn lại nhưng Tổng thống Obama không thể ngăn lại và đó là điều tồi tệ.”
Tổng thống Trump không cho biết làm thế nào có thể ngăn Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Trung Quốc phản đối tuyên bố Hong Kong của G7
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói G7 “nuôi dưỡng ý đồ xấu” khi ra tuyên bố chung kêu gọi kiềm chế tại Hong Kong.
“Chúng tôi rất không hài lòng và kiên quyết phản đối tuyên bố chung của các lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh G7 về các vấn đề Hong Kong”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong buổi họp báo ở Bắc Kinh hôm nay.
Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước phát triển (G7) tại Pháp hôm 26/8 ra tuyên bố chung, trong đó bày tỏ sự ủng hộ quyền tự trị của Hong Kong theo thỏa thuận giữa Trung Quốc và Anh năm 1984 và kêu gọi sự kiềm chế sau nhiều tháng bất ổn.
Ôn Cảnh cho rằng tuyên bố cho thấy G7 “can thiệp” vấn đề Hong Kong và “nuôi dưỡng ý đồ xấu”.
“Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Hong Kong hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không chính phủ, tổ chức hay cá nhân nước ngoài nào có quyền can thiệp. Không ai quan tâm đến sự thịnh vượng và ổn định của Hong Kong hơn người dân Trung Quốc, trong đó có người Hong Kong”, ông Cảnh cho hay.
*** Mỹ và Iran sắp quay lại bàn đàm phán?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani đã “úp mở để ngỏ” khả năng sẽ có cuộc gặp đối thoại song phương. Tuy nhiên, chưa rõ là cuộc gặp này khi nào sẽ xảy ra.
Phiến quân đột kích bất ngờ ngăn quân đội Syria tiến khỏi Khan Sheikhun
Các tay súng phiến quân tại tỉnh Idlib của Syria mở đợt đột kích quy mô lớn nhằm ngăn quân đội Syria tiến sâu vào tỉnh Idlib từ thị trấn Khan Sheikhun chiến lược, song bất thành.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tính mua Su-57 sau chuyến thị sát tại MAKS 2019
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngỏ ý muốn mua máy bay chiến đấu Su-57 của Nga sau khi được chiêm ngưỡng thực tế tại triển lãm hàng không ở Moscow.
Thế giới phản ứng trước những hàng động đơn phương trên Biển Đông
Trong những ngày gần đây, Mỹ đã liên tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hành động mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông. Trong khi đó, giới học giả Philippines thì cho rằng, với những hành động đó, Trung Quốc đang tìm cách dọa dẫm các quốc gia Đông Nam Á để buộc họ phải chấp nhận việc khai thác dầu khí ở Biển Đông theo những yêu cầu từ Trung Quốc.
Iran điều chiến hạm hiện đại nhất tới hộ tống tàu dầu Adrian Darya 1
Iran thông báo điều tàu khu trục Sahand – chiến hạm hiện đại nhất chuyên mang tên lửa hành trình tầm xa, đến Vịnh Aden hộ tống tàu dầu khỏi nguy cơ bị Mỹ bắt giữ.
Hành trình tới án tử hình của kẻ giết người hàng loạt Gary Ray Bowles
Gary Ray Bowles từng là tên tội phạm nổi tiếng nước Mỹ khi nạn nhân của hắn chủ yếu là người đồng tính nam lớn tuổi, từ Florida đến Maryland. Hắn đã trở thành tù nhân thứ 99 bị kết án tử hình ở Florida kể từ năm 1976 khi án tử hình được khôi phục.
Hàng triệu trẻ em ở Tây và Trung Phi buộc phải nghỉ học vì bạo lực
Một báo cáo mới công bố của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, do tình trạng xung đột gia tăng, số lượng trường học buộc phải đóng cửa tăng gấp ba lần ở khu vực Tây và Trung Phi trong hai năm gần đây. Cùng với đó, hơn 1,9 triệu trẻ em buộc phải nghỉ học.
Các băng đảng thanh toán nhau khiến gần 60 người chết/ ngày
Theo thống kê của tờ Guardian (Anh quốc), hơn 20.000 người dân Nam Phi đã thiệt mạng trong khoảng thời gian từ tháng 4-2017 đến tháng 3-2018, tăng hơn 7% so với cùng kỳ trước đó.
Hàn Quốc – Nhật Bản: Tranh cãi chính trị, thương mại lan sang an ninh, tình báo
Hôm 25-8, các lực lượng Hàn Quốc đã bắt đầu 2 ngày diễn tập mở rộng xung quanh hòn đảo Dokdo/Takeshima mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền. Sự kiện khiến cho căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng Đông Bắc Á này ngày càng leo thang, nhất là khi Seoul tuyên bố huỷ bỏ Hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo.
Ông Macron đáp trả gay gắt bình luận “thiếu tôn trọng” của Tổng thống Brazil
Khởi nguồn từ những bất đồng gần đây về tình trạng cháy rừng ở Amazon, mối quan hệ giữa Tổng thống Pháp và Tổng thống Brazil đang trở nên tệ hơn sau một bình luận “thiếu tôn trọng” mà Tổng thống Brazil đã đưa ra liên quan đến đệ nhất phu nhân nước Pháp.
Vì sao ông Trump muốn mua Greenland?
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây nên làn sóng dư luận ồn ào từ Mỹ đến Đan Mạch và cả châu Á (Trung Quốc) khi khẳng định trên báo chí về những thông tin đồn đoán trong dư luận về việc ông có ý định mua lại Greenland – hòn đảo lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Băng Dương, giáp Bắc cực, một vùng tự trị thuộc chủ quyền Đan Mạch.
Venezuela quyết phá vòng phong tỏa
Ngày 20-8, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro xác nhận thông tin các quan chức đại diện cho chính phủ nước này đã có các cuộc tiếp xúc với chính quyền Mỹ từ vài tháng qua nhằm tìm kiếm giải pháp cho căng thẳng giữa Washington và Caracas.
Ông Trump đề xuất tổ chức Hội nghị G7 năm sau tại khu resort của mình
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26-8 cho biết ông có thể tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm sau tại một trong những tài sản riêng của ông – một khu nghỉ dưỡng kèm sân golf có tên Trump National Doral tại Miami.
Hong Kong chịu hệ lụy từ các cuộc biểu tình
Hong Kong đang phải gánh chịu hệ lụy từ các cuộc biểu tình tại đặc khu hành chính này. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II/2019 vừa qua chỉ tăng 0,6% theo giá trị thực so với cùng kỳ năm ngoái, với 3 lĩnh vực bị tác động mạnh nhất là cung cấp thực phẩm, du lịch và bán lẻ.
Italy: Khủng hoảng chính trị vì người nhập cư
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte vừa nộp đơn từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella hôm 20-8 nhằm tránh một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại nghị viện do đảng Liên đoàn phương Bắc (LN) của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini đề xuất. Hai bên đang so kè để duy trì lợi thế trong cuộc đua tranh quyền điều hành đất nước.
Thử tên lửa, Mỹ khiêu khích chạy đua vũ trang?
Ngày 19-8, Mỹ thông báo thử nghiệm thành công một tên lửa quy ước tầm trung. Được phóng từ đảo San Nicolas, bang California, từ hệ thống ống phóng Mark 41, tên lửa thử nghiệm đã đánh trúng mục tiêu cách xa 500 km trên biển Thái Bình Dương. Một viên chức Mỹ cho biết thêm “đây là tên lửa được chế tạo từ tên lửa hành trình Tomahawk”.
Tổng thống Mỹ xoa dịu căng thẳng tại Hội nghị G7
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26-8 đã có động thái làm giảm căng thẳng trong ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh các nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7).
Tổng hợp-TT