VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 28/9/2019.

Mỹ, Trung Quốc ấn định thời điểm đàm phán thương mại; Donald Trump ngửa bài, Trung Quốc gặp khó chưa từng có; Vụ bê bối của Tổng thống Trump có bàn tay của Nga?…là những tin chính được cập nhật.

Mỹ, Trung Quốc ấn định thời điểm đàm phán thương mại

My, Trung Quoc an dinh thoi diem dam phan thuong mai hinh anh 1    Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (thứ 2, trái) trong vòng đàm phán thương mại với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (thứ 2, phải) ở Bắc Kinh, ngày 31/7/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa Mỹ với Trung Quốc dự kiến sẽ diễn trong tuần thứ hai của tháng 10, ngay trước thời điểm Mỹ dự kiến tăng thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow ngày 27/9 cho biết vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa Mỹ với Trung Quốc dự kiến sẽ diễn trong tuần thứ hai của tháng 10, ngay trước thời điểm Mỹ dự kiến tăng thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Phát biểu trước các phóng viên, ông Kudlow nêu rõ: “Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ dẫn đầu đoàn đàm phán nước này đến Mỹ trong hai tuần nữa.”
Trong khi đó, hãng tin CNBC dẫn 3 nguồn giấu tên cho biết các cuộc họp giữa hai bên sẽ diễn ra từ ngày 9-10/10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định tăng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào ngày 1/10, song đã nhất trí hoãn tăng thuế cho đến ngày 15/10, dường như để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán thương mại diễn ra suôn sẻ.
Liên quan đến tranh chấp thương mại Mỹ-Trung, các nguồn thạo tin cho biết các quan chức chính quyền Trump đang thảo luận các biện pháp hạn chế các dòng vốn rót vào các hạng mục đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc, một động thái có thể tác động tới nguồn vốn đầu tư trị giá hàng tỷ USD vào các hạng mục lớn này.
Các cuộc thảo luận nói trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán về khả năng đình chiến mại gây thiệt hại cho hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và gây quan ngại cho các nhà đầu tư trong hơn 1 năm qua, giữa lúc Bắc Kinh đang hạn chế đầu nước ngoài vào thị trường tài chính của nước này.
Do đó, việc Washington hạn chế các dòng vốn tư có khả năng sẽ khiến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang trong thời gian tới./.

Donald Trump ngửa bài, Trung Quốc gặp khó chưa từng có
Trước một thỏa thuận thương mại lịch sử, Tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập lập liên minh và đưa Trung Quốc vào thế khó chưa từng có. Ông Trump vẫn tiến bước dù chịu áp lực lớn trong nước.
Dồn dập lập liên minh
Theo Bloomberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chính thức ký một thỏa thuận thương mại giới hạn giữa hai nước. Theo đó, Mỹ tạm rút chưa áp thêm thuế lên ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản, trong khi Nhật sẽ hạ thuế quan cho nông sản Mỹ như thịt bò, thịt lợn và xóa thuế đối với nhiều loại mặt hàng như quả hạnh nhân, việt quất và cải xanh…
Đây được xem là “những thành quả bước đầu” của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Nhật. Ông Trump cũng cho biết, ông hy vọng trong tương lai gần Mỹ sẽ có một “thỏa thuận toàn diện cuối cùng được ký kết với Nhật Bản”.
Gần như đồng thời với thỏa thuận Nhật Bản, Mỹ đang muốn đạt thỏa thuận thương mại giới hạn với Ấn Độ mà nhiều khả năng cũng được ký kết ngay cuối tháng 9. Hôm 22/9, ông Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tay trong tay xuất hiện ấn tượng tại một sự kiện tại Houston, bang Texas (Mỹ).
Theo Reuters, thỏa thuận có nội dung liên quan tới việc giảm bớt một số loại thuế với sản phẩm của Mỹ và khôi phục ưu đãi thương mại của Washington với hàng hóa xuất khẩu của New Delhi sau thời gian dài ông Trump than phiền về mức thuế cao “không thể chấp nhận được” của Ấn Độ.
Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 45 của Nhóm các quốc gia phát triển (G7) hồi cuối tháng 8, ông Trump cho hay sẽ mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới dự hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của G7 vào năm sau, khi Mỹ làm chủ nhà.
Tuyên bố của ông Trump đưa ra không lâu sau khi tổng thống Mỹ cho rằng “sẽ hợp lý hơn rất nhiều nếu có Nga trong G8”, đồng thời ủng hộ việc đưa Moscow trở lại nhóm này sau khi G8 loại Nga và trở thành G7 năm 2014 sau sự việc sáp nhập đảo Crimea. Phía Nga hồi đáp sẽ cân nhắc sau khi nhận được đề xuất chính thức từ phía Mỹ.
Trung Quốc ở thế khó, cuộc chiến căng thẳng
Gần đây, Trung Quốc rơi vào thế khó chưa từng trong hơn 2 thập kỷ qua. Nền kinh tế trong nước chịu áp lực suy giảm tăng trưởng nặng nề, năng suất lao động sụt giảm kéo dài khiến Bắc Kinh đối mặt với nhiều hệ lụy kinh tế và xã hội.
Áp lực lớn hơn bao giờ hết khi Washington đang thắt chặt liên minh với các nước khác trên thế giới. Ông Trump tìm đường cho hàng hóa nông sản tới nhiều thị trường lớn, thay thế Trung Quốc như Nhật Bản và Ấn Độ.
Tới thời điểm này, vẫn chưa có gì chính thức, chưa có một thỏa thuận nào được công bố. Song, diễn biến tích cực dồn dập trong khoảng 1 tháng qua cho thấy nhiều khả năng Nhà Trắng dưới thời ông Trump sẽ có những bước tiến trong quan hệ kinh tế với 2 nước lớn trên, nhất là thị trường tỷ dân Ấn Độ còn khá rộng cửa cho hàng hóa cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ dường như tươi sáng hơn bao giờ hết với hình ảnh 2 nhà lãnh đạo cùng đứng trên sân khấu, trong một sự kiện hơn 50 ngàn người Mỹ gốc Ấn tham dự vào cuối tuần qua. Đây cũng là sự kiện lớn nhất từng được tổ chức ở Mỹ dành cho một nhà lãnh đạo nước ngoài.
Thủ tướng Ấn Độ đã kêu gọi cử tri Mỹ gốc Ấn bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu cử vào năm 2020.

Vụ bê bối của Tổng thống Trump có bàn tay của Nga?
Liên quan đến những lùm xùm xung quanh vụ luận tội Tổng thống Trump, Chủ tịch Hạ viện Mỹ nói “có bàn tay của Nga”, nhưng không đưa ra chứng cứ cụ thể.
Chủ tịch Hạ viện của Quốc hội Mỹ, bà Nancy Pelosi (nghị sĩ đảng Dân chủ từ California), tin rằng Nga có liên quan đến vụ bê bối xung quanh cuộc điện đàm hồi tháng 7 giữa các tổng thống Mỹ và Ukraine – Donald Trump và Volodymyr Zelensky. Bà Pelosi đưa ra một giả định như vậy ngày 27/9 trên kênh truyền hình MSNBC.
“Thật sai trái khi chính phủ nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta, và trong tình huống này, Tổng thống Mỹ đã yêu cầu chính xác điều đó” – bà Pelosi nói đồng thời cáo buộc ông Trump đã gây áp lực buộc người đồng cấp Ukraine phải xúc tiến cuộc điều tra con trai của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden để đổi lấy sự hỗ trợ tài chính và quân sự của Washington dành cho Kiev.
“Nhân tiện, tôi tin rằng Nga cũng có nhúng tay vào vấn đề này” – bà Pelosi nói, nhưng lại không giải thích thêm và cũng không đưa ra bằng chứng cụ thể nào.
Nữ nghị sĩ đảng Dân chủ hứa sẽ đóng khung thủ tục luận tội dành riêng cho vụ bê bối này. “Chúng ta nên tập trung, bởi vụ việc đã làm rúng động công chúng Mỹ. Họ cảm thấy bất bình vì Tổng thống Mỹ đã sử dụng tiền đóng thuế của họ để uy hiếp nhà lãnh đạo của một quốc gia khác chỉ vì lợi ích chính trị của bản thân mình” – bà nói.
Khi được hỏi về khả năng hoàn thành thủ tục luận tội trước cuối năm nay, bà Pelosi cho biết đảng Dân chủ đã đặt ra mục tiêu xử lý vụ việc “không chậm trễ, nhưng cũng không vội vàng”.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích gay gắt động thái của Bộ trưởng Tư pháp, Tổng chưởng lý William Barr: “Ông ấy như thể mất trí vậy… Tôi cho rằng (Bộ Tư pháp Mỹ) có ý định giấu biệt những gì họ đã che giấu từ trước giờ”.

***   Nấc thang căng thẳng mới trong quan hệ Nhật – Hàn
Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng ở khu vực Đông Bắc Á tiếp tục xuống thấp hơn nữa sau khi Nhật Bản công bố Sách trắng Quốc phòng thường niên trong đó nhận chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp hiện do Hàn Quốc kiểm soát và gọi là Dokdo, trong khi Tokyo gọi là Takeshima.

Hơn 9 triệu cử tri Afghanistan đi bầu cử trong lo ngại bị tấn công
Cuộc bầu cử Tổng thống tại Afghanistan chính thức bắt đầu sáng 28-9 với sự tham gia của hơn 9 triệu cử tri đã đăng ký trong bối cảnh lo ngại về bạo lực và gian lận.

Đặc phái viên của Mỹ tại Ukraine từ chức
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Ukraine, Kurt Volker, đã từ chức ngày 27-9 (giờ địa phương).

Nga bắt giữ ba tàu cá Triều Tiên cùng 262 thủy thủ
Ba tàu đánh cá cỡ lớn cùng 262 thuỷ thủ người Triều Tiên bị lực lượng biên phòng Nga bắt giữ, lai dắt về cảng vì đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Quan chức Triều Tiên khen ông Trump “khác những người tiền nhiệm”
Cố vấn cấp cao Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 27-9 đã dành nhiều lời khen Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump, bày tỏ mong muốn nhà lãnh đạo này sẽ đưa ra những “quyết định táo bạo”.

Nga nắm trong tay bằng chứng Mỹ vi phạm hiệp ước hạt nhân
Điện Kremlin tái khẳng định Mỹ đã vi phạm nội dung và tinh thần Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trước và thông báo sở hữu những “cơ sở” chứng minh cho cáo buộc.

Nghi vấn Triều Tiên tiếp tục đóng tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới
Yonhap dẫn nguồn tin tổ chức giám sát 38 North của Mỹ ngày 27-9 cho biết, Triều Tiên có những dấu hiệu tiếp tục chế tạo một tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới tại xưởng đóng tàu Sinpo nước này.

Tổng thống Ukraine đối đầu sóng gió ngoại giao
Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc Nhà Trắng công bố bản tóm tắt cuộc gọi của ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ, còn đối với ông Zelenskiy, đây lại là một thảm họa ngoại giao sâu rộng.

Tiết lộ của “người tố giác” Tổng thống Trump lạm quyền
Một báo cáo tố giác được đưa ra ngày 26-9 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump không những lạm dụng quyền lực để kêu gọi sự can thiệp của Ukraine vì lợi ích trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020 mà Nhà Trắng còn cố gắng “khóa chặt” những bằng chứng về hành vi này.

EU và cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, có nhiều ý kiến cho rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể đóng vai trò một “siêu cường thầm lặng”, và thậm chí EU được dự đoán có thể trở thành đối thủ của Mỹ trong cuộc đua giành bá quyền.

Afghanistan huy động 100.000 binh sĩ bảo vệ các điểm bầu cử
Afghanistan đã triển khai hơn 100.000 binh sĩ và cảnh sát để bảo vệ các điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống do sự đe dọa đánh bom tự sát và tấn công bằng tên lửa từ phía Taliban.

Hành khách đi máy bay “hồn nhiên” mở cửa thoát hiểm cho… thoáng
Trên chuyến bay của Hãng Hàng không Hạ Môn (Xiamen Air) khởi hành từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đến thành phố Lan Châu thuộc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, một nữ hành khách đã mở cửa thoát hiểm khẩn cấp khi máy bay đang chuẩn bị cất cánh…

Israel: Mong muốn khó thành của Tổng thống Reuven Rivlin
Kết quả cuộc bầu cử quốc hội Israel lần thứ hai buộc Tổng thống Reuven Rivlin bắt đầu tiến hành tham khảo ý kiến của các đảng trúng cử để tiến tới chỉ định nhân vật đứng ra thành lập chính phủ mới.
Tổng hợp-TT