Covid-19 ‘thổi bay’ 1.300 tỷ USD của ngành du lịch thế giới; Boeing lỗ kỷ lục 12 tỷ USD; Đột biến khiến vius corona ngày càng nguy hiểm; Vaccine Sputnik V của Nga đạt hiệu quả 91,6%; Hơn 104 triệu ca nCoV toàn cầu, ca nhiễm mới giảm 13%…là những tin chính được cập nhật.
Covid-19 ‘thổi bay’ 1.300 tỷ USD của ngành du lịch thế giới
COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào ngành hàng không và du lịch trên toàn cầu. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 28/1, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố đại dịch COVID-19 năm 2020 đã “thổi bay” 1.300 tỷ USD doanh thu, cao hơn 11 lần so với khoản thiệt hại mà ngành du lịch từng ghi nhận trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.
Theo đó, UNWTO gọi năm 2020 là năm tệ hại nhất trong lịch sử ngành du lịch. Tổ chức có trụ sở tại Madrid (Tây Ban Nha) này cho biết số lượt khách du lịch quốc tế năm ngoái giảm 1 tỷ, tức 74%, đồng thời cảnh báo đại dịch đe dọa khoảng 100 – 120 triệu việc làm trực tiếp trong ngành du lịch.
Theo UNWTO, việc triển khai vaccine phòng Covid-19 hứa hẹn sẽ giúp ngành du lịch dần phục hồi trong năm 2021, tuy nhiên nhiều nước đang tái áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn như cách ly, xét nghiệm bắt buộc và đóng cửa biên giới do “diễn biến tự nhiên của đại dịch”.
Số lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2019 tăng 4% so với năm trước đó lên 1,5 tỷ lượt. Trong đó, Pháp là nước thu hút số lượng du khách nhiều nhất thế giới, tiếp đó đến Tây Ban Nha và Mỹ.
Lần gần đây, số lượt khách quốc tế giảm là vào năm 2009 với mức giảm 4% so với năm trước đó, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo UNWTO, đa số các chuyên gia dự báo hoạt động du lịch sẽ trở lại các mức trước đại dịch từ năm 2023.
Hồi tháng 12/2020, UNWTO từng ướng tính lượng khách quốc tế sẽ giảm 70% đến 75% trong cả năm 2020. Trong trường hợp này, du lịch toàn cầu sẽ trở lại mức của 30 năm trước, với 1 tỷ lượt khách. Sự sụt giảm lớn về du lịch do đại dịch có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế 2.000 tỷ USD trong GDP thế giới.
Boeing lỗ kỷ lục 12 tỷ USD
Theo VnExpress: Khủng hoảng 737 Max và đại dịch Covid-19 khiến Boeing lỗ kỷ lục 12 tỷ USD năm 2020 và dự kiến vẫn lỗ năm nay.
Doanh thu quý IV/2020 của Boeing giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 15,3 tỷ USD. 3 tháng cuối năm, nhà sản xuất Mỹ lỗ 8,4 tỷ USD. Lũy kế cả năm 2020, doanh nghiệp này lỗ kỷ lục 12 tỷ USD. Boeing dự kiến dòng tiền chưa thể dương trở lại cho đến năm 2022.
Boeing đã nhường sân cho đối thủ Airbus trong bối cảnh lượng giao máy bay của nhà sản xuất Mỹ xuống mức thấp nhất vài thập kỷ và lượng hủy đơn đặt hàng cũng đạt mức kỷ lục năm ngoái.
Khủng hoảng của Boeing bắt đầu sau 2 vụ tai nạn máy bay 737 Max và trầm trọng hơn do đại dịch. Nhu cầu đi lại lao dốc đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các hãng hàng không và doanh số của Boeing.
Dòng 777X thân rộng đã bị trì hoãn lịch giao do được máy bay này thường được sử dụng để bay các chặng quốc tế. Chi phí cho dòng máy bay mới nhất này đã ngốn của Boeing 6,5 tỷ USD trong quý IV.
Boeing cho biết dự kiến giao chiếc 777X đầu tiên vào cuối năm 2023, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch khi nhu cầu thấp và phải đáp ứng các yêu cầu gia tăng sau khoảng 737 Max.
Tác động từ Covid-19 với các chuyến bay quốc tế cũng đang là vấn đề với dòng 787 Dreamliner của Boeing. Công ty này đã phải cắt giảm sản lượng máy bay thân rộng này. Boeing cho biết dự kiến không giao chiếc Dreamliner nào trong tháng này và rất ít “nếu có” trong tháng 2. 2021 dự kiến vẫn là một năm khó khăn với ngành hàng không khi dịch bệnh ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại bằng máy bay.
Boeing đang cố gắng để trở lại sau hai vụ tai nạn máy bay 737 Max làm 346 người chết. Mới đây, cơ quan quản lý hàng không châu Âu đã dỡ lệnh cấm bay với 737 Max hôm 27/1.
Còn các cơ quan quản lý hàng không Mỹ đã bỏ lệnh cấm từ tháng 11 năm ngoái, cho phép Boeing bắt đầu giao khoảng 400 máy bay có sẵn trong nhà kho Seattle. Đến nay, American Airlines, United Airlines, Alaska Airlines, Aeromexico và Gol của Brazil đã nhận máy bay.
Đột biến khiến vius corona ngày càng nguy hiểm
Theo ZingNews: Đột biến đóng vai trò quan trọng trong việc khiến virus Sars-CoV-2 lây nhiễm sang người. Giờ đây, các biến chủng mới xuất hiện càng nhiều, và virus ngày càng nguy hiểm.
Thế giới hiện đã ghi nhận nhiều biến chủng khác nhau của virus corona gây ra dịch Covid-19, trong đó các biến chủng được theo dõi hàng đầu xuất hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil.
Việc hiểu được cách virus thay đổi và đột biến được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những công việc quan trọng nhất để giải mã đại dịch Covid-19, từ đó tìm ra lời giải cho đại dịch toàn cầu này.
Vaccine Sputnik V của Nga đạt hiệu quả 91,6%
VnExpress: Chuyên gia độc lập cho biết vaccine Sputnik V của Nga đạt hiệu quả 91,6% chống Covid-19, trở thành vaccine thứ ba trên thế giới đạt hiệu quả hơn 90%.
Phân tích dữ liệu mới từ 20.000 người tham gia thử nghiệm Giai đoạn ba cho thấy việc tiêm chủng hai liều vaccine Sputnik V mang lại hiệu quả hơn 90% đối với ca mắc Covid-19 có triệu chứng.
“Việc phát triển vaccine Sputnik V đã bị chỉ trích vì quá vội vàng, đốt cháy giai đoạn và thiếu minh bạch.
Tuy nhiên, kết quả được báo cáo ở đây là rõ ràng và nguyên tắc khoa học của việc tiêm chủng đã được chứng minh, đồng nghĩa thêm loại vaccine thể tham gia cuộc chiến giảm tỷ lệ mắc Covid-19”, theo phân tích độc lập đăng trên tạp chí y khoa Lancet hôm nay của Ian Jones, chuyên gia thuộc Đại học Reading và Polly Roy của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London.
Theo phát hiện sơ bộ, việc tiêm chủng vaccine Sputnik V hai liều “cho thấy hiệu quả cao” và mức chịu tốt đối với những người tham gia trên 18 tuổi trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, đồng tác giả Inna Dolzhikova thuộc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya của Nga cho hay.
Hơn 104 triệu ca nCoV toàn cầu, ca nhiễm mới giảm 13%
Toàn cầu ghi nhận hơn 104 triệu ca nCoV, hơn 2,2 triệu người chết, số ca nhiễm mới toàn cầu đã giảm 13% trong tuần từ 24 đến 31/1, theo WHO.
Thế giới ghi nhận 104.347.743 ca nhiễm và 2.261.289 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 463.237 và 14.985 ca trong 24 giờ qua. 76.117.829 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có 3,7 triệu ca nhiễm mới và 96.000 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong tuần từ 24 đến 31/1, tuần thứ ba liên tiếp số ca nhiễm giảm.
Báo cáo của WHO, công bố ngày 2/2, cũng bao gồm thông tin cập nhật về các biến chủng mới. Theo đó, biến chủng B.1.1.7 khởi nguồn tại Anh đã được ghi nhận tại 80 nước, biến chủng B.1.351 khởi nguồn tại Nam Phi xuất hiện tại 41 nước và biến chủng P.1 khởi nguồn tại Brazil đã lan sang 10 nước.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 101.291 ca nhiễm và 3.250 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 27.013.935 và 457.474 người chết.
Từ khi ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên vào tháng 1/2020, Mỹ phải mất 311 ngày, tức đến ngày 27/11/2020 mới ghi nhận 13 triệu ca nhiễm. Tuy nhiên, chỉ trong 64 ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm 13 triệu ca.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 29/1 yêu cầu tất cả người dân phải đeo khẩu trang khi đi máy bay, tàu thủy, tàu điện ngầm, xe buýt, taxi cũng như tại các trung tâm vận chuyển hành khách như sân bay, bến xe buýt, bến phà, ga tàu, cảng biển. Lệnh trên sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 23h59 ngày 1/2.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc tiêm chủng cho toàn bộ dân số Mỹ là một thách thức khó khăn và chương trình tiêm chủng kế thừa từ chính quyền Trump “đang ở tình trạng tồi tệ hơn chúng tôi dự đoán hoặc mong đợi”.
“Đây là công việc thời chiến”, ông nói, đồng thời tuyên bố Mỹ sẽ mua thêm 200 triệu liều và sẽ đủ để tiêm chủng cho 300 triệu người Mỹ, tức hầu như toàn bộ dân số, vào đầu mùa thu.
Gần 32,8 triệu liều vaccine Covid-19 đã được phân phối trên khắp nước Mỹ, theo số liệu do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố ngày 2/2. Khoảng 8% dân số Mỹ, tương đương trên 26,4 triệu người, đã được tiêm ít nhất một liều và khoảng 6 triệu người được tiêm chủng đầy đủ.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 11.000 ca nhiễm và 113 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.778.206 và 154.635.
Thủ tướng Narendra Modi cho biết Ấn Độ sẽ hoàn toàn tự chủ nguồn cung cấp vaccine Covid-19, trong bối cảnh quốc gia này đã tiêm hơn hai triệu liều kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới. Giới chức Ấn Độ đã thảo luận với hai hãng dược Mỹ Pfizer và Moderna về sản xuất vaccine của họ tại nước này. Pfizer cũng đang tìm cách xin cấp phép sử dụng vaccine tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, một bộ phận lớn người dân Ấn Độ quyết định không tiêm vaccine Covid-19, do lo ngại tác dụng phụ sau những tin tức về tình trạng sốc phản vệ hoặc tử vong. Giới chức y tế châu Âu cho biết không có bằng chứng cho thấy vaccine là nguyên nhân gây ra cái chết của một vài người trong viện dưỡng lão sau khi tiêm chủng.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.166 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 226.309. Số người nhiễm nCoV tăng 53.402 ca trong 24 giờ qua, lên 9.283.418.
Trung tâm y sinh Butantan của Brazil cho biết khoảng 8,5 triệu liều vaccine CoronaVac, do công ty Sinovac của Trung Quốc sản xuất, sẽ đến nước này vào ngày 3/2, đồng thời hy vọng lô hàng số lượng tương tự đến ngay sau đó. Butantan cũng có kế hoạch thiết lập một nhà máy hoàn toàn dùng để sản xuất vaccine Trung Quốc vào đầu năm tới.
Lo ngại về tình hình đại dịch ở Brazil giờ đây tập trung vào thành phố Manaus, bang Amazonas. Hệ thống y tế khẩn cấp của thành phố gần như sụp đổ, không có nguồn cung oxy cho bệnh nhân, buộc chính phủ huy động bình oxy từ khắp cả nước để cứu các bệnh nhân. Đây cũng là nơi xuất hiện biến chủng nCoV mới với những đặc điểm tương đồng các chủng siêu lây nhiễm ở Anh và Nam Phi.
Tây Ban Nha thông báo sẽ hạn chế các chuyến bay từ Brazil và Nam Phi trong nỗ lực nhằm ngăn chặn chủng nCoV mới xâm nhập. Biện pháp này có hiệu lực từ 9h ngày 3/2 và kéo dài trong hai tuần. Người phát ngôn chính phủ María Jesús Montero cho hay các chuyến bay duy nhất từ những quốc gia trên được phép đến Tây Ban Nha là các chuyến chở công dân hoặc cư dân Tây Ban Nha và Andorra, hay hành khách quá cảnh với chặng dừng dưới 24 tiếng, những người không rời khỏi khu trung chuyển sân bay.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 16.643 ca nhiễm nCoV và 539 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.884.730 và 74.158. Số ca nhiễm mới mỗi ngày đang có chiều hướng giảm.
Chiến dịch tiêm chủng đại trà tại Nga được khởi động từ ngày 18/1. Trước đó, nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Vaccine Sputnik V Nga đang sử dụng cũng đã được phê duyệt ở nhiều nước trên thế giới.
Chính phủ Nga hôm 25/1 cho biết đã gỡ lệnh cấm đi lại đối với Phần Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Qatar. Công dân những nước này giờ đây có thể đến Nga bằng đường hàng không, và người Nga cũng được phép bay đến các nước này.
Anh ghi nhận thêm 1.449 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì đại dịch lên 108.013, trong khi số ca nhiễm tăng 16.840 ca so với hôm trước, lên 3.852.623.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết chính phủ đang nỗ lực tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 3.500 người nhập viện mỗi ngày. Thủ tướng Anh Boris Johnson trong cuộc họp báo hôm 26/1 nhận toàn bộ trách nhiệm về cuộc khủng hoảng.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 23.337 ca nhiễm và 485 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.224.798 và 77.238.
Tình hình dịch bệnh ở Pháp làm dấy lên lo ngại về đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ ba. Tuy nhiên, Tổng thống Emmanuel Macron bác khả năng này, khẳng định lệnh giới nghiêm hiện nay sẽ đủ để kiềm chế virus lây lan, trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến chủng mới được cho là dễ lây nhiễm hơn.
Bộ trưởng Y tế Olivier Veran hôm 31/1 cho biết số ca nhiễm mới hầu như không tăng trong tuần qua, trong khi các chỉ số khác, chẳng hạn như dấu vết của virus được phát hiện trong nước thải, cũng khiến họ yên tâm.
Chính phủ Pháp đã đưa ra lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt vào ban đêm sau khi đợt phong tỏa lần thứ hai kết thúc hồi tháng 12. Pháp, quốc gia 67 triệu dân, hôm 1/2 cho biết đã tiêm hơn 1,5 triệu mũi vaccine Covid-19 trong chương trình tiêm chủng, con số cao hơn 50.000 so với 24 giờ trước đó.
Iran, vùng dịch nghiêm trọng nhất ở Trung Đông, ghi nhận thêm 6.820 ca nhiễm và 72 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.431.416 và 58.110. Các con số có xu hướng giảm trong những tuần gần đây.
Iran đã phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga để sử dụng trong nước, đồng thời đang nỗ lực mua vaccine từ AstraZeneca và các công ty khác. Trong chuyến thăm Moskva, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng cho hay họ có kế hoạch nhập khẩu và sản xuất Sputnik V. Theo Tổng thống Iran Hassan Rouhani, quá trình tiêm chủng sẽ bắt đầu trong những tuần tới.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.099.687 ca nhiễm, tăng 10.379, trong đó 30.581 người chết, tăng 304. Giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp 3 lần.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Gunadi Sadikin cho biết sẽ có những cải tiến trong công tác chống dịch, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ hướng dẫn y tế. Chính phủ đã khởi động chương trình tiêm chủng hàng loạt từ đầu tháng, siết chặt các biện pháp hạn chế di chuyển, trong bối cảnh hệ thống bệnh viện chịu áp lực ngày càng lớn.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng chính phủ Indonesia nên ban hành quy định rõ ràng hơn, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn nữa.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, báo cáo 528.853 ca nhiễm và 10.874 ca tử vong, tăng lần lượt 1.583 và 67 ca. Tình hình càng gây lo ngại khi các lô vaccine Covid-19 dự kiến tới nửa sau của năm mới bắt đầu đến nơi.
Do sự xuất hiện của biến chủng nCoV dễ lây lan hơn từ Anh tại nước này, Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 25/1 quyết định tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, bất chấp lo ngại việc này sẽ khiến nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
*** Cơ hội phát triển mới cho xứ sở sương mù
Đánh dấu một năm rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh ngày 1/2 (giờ địa phương) đã chính thức nộp hồ sơ gia nhập một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP), gồm 11 thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
NSA do thám viễn thông như thế nào?
Vào ngày 23 tháng 11 năm 2013, tờ báo Hà Lan NRC Handelsblad đã cho công bố một phần mới từ tập tài liệu của Edward Snowden. Phần trích này đánh dấu một cách trình bày được ký hiệu “Tuyệt mật” (Top Secret) của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) có từ năm 2012, nó cho thấy cơ quan này đã có những khả năng tiên tiến đến thế nào trong việc thu thập thông tin tình báo trên khắp toàn cầu.
Trung Quốc ở “thế khó” trong cuộc đảo chính tại Myanmar
Cả hai phe trong cuộc chính biến đều có quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh, khiến Trung Quốc rơi vào thế khó xử và có thể sẽ chọn cách không can thiệp.
Quân đội Myanmar siết chặt kiểm soát bất chấp yêu cầu thả bà Aung San Suu Kyi
Đảng NLD ngày 2/2 lên tiếng yêu cầu quân đội Myanmar thả nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, một ngày sau khi bà cùng nhiều quan chức cấp cao bị bắt giữ. Song, theo The Guardian, quân đội nước này dường như không hề có dấu hiệu “xuống thang”.
Cuộc tìm lại chính mình đầy đau đớn của David Reimer
Bi kịch bắt đầu vào năm 1965. Cặp vợ chồng Janet và Ron Reimer đưa hai con trai sinh đôi Bruce và Brian đến bệnh viện khám như thường lệ và đồng ý tiến hành tiểu phẫu cắt bao quy đầu cho cậu bé Bruce. Tai nạn trong ca phẫu thuật khiến bộ phận sinh dục của cậu bé bị hỏng, và chuỗi bi kịch bắt đầu từ đó.
Navalny sắp hầu tòa, có thể bị phạt tù 3,5 năm
Tòa án tại thủ đô Moscow của Nga sẽ cân nhắc đề nghị của cơ quan quản lý nhà tù liên bang về việc thay thế án tù treo của Navalny thành án tù giam liên quan đến vụ án lừa đảo cách đây 7 năm.
Palestine lần đầu đối thoại với Mỹ sau hơn 3 năm
Đại diện chính quyền Palestine lần đầu tiếp xúc với chính quyền Mỹ của tân Tổng thống Joe Biden sau hơn ba năm gián đoạn từ thời điểm cựu Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel.
Israel nâng cấp lớn, đưa “vòm sắt” Iron Dome lên tàu chiến
Quân đội Israel cho biết các cuộc thử nghiệm “phức tạp” với hệ thống phòng không Iron Dome “vòm sắt” đã diễn ra thành công trên cả đất liền và trên biển.
Su-24 Nga “tạt đầu” tàu chiến tên lửa Mỹ trên Biển Đen
Cường kích Su-24 của Nga áp sát ở khoảng cách gần tàu chiến mang tên lửa hành trình USS Donald Cook của Mỹ khi nó đang hoạt động trên Biển Đen.
Trung Quốc bắt giữ hơn 80 người trong đường dây làm vaccine COVID-19 giả
Trung Quốc cho biết nước này đang truy quét đường dây tội phạm sản xuất vaccine COVID-19 giả hoạt động từ tháng 9/2020.
Dân quân thân Iran bắn rơi máy bay Israel
Nhóm dân quân Hezbollah thân Iran tuyên bố đã bắn rơi một máy bay không người lái (UAV) của Israel khi nó đang hoạt động trên bầu trời Lebanon.
Hàng loạt bộ trưởng Myanmar bị sa thải sau chính biến
Reuters ngày 1/2 đưa tin, chính quyền quân sự Myanmar đã sa thải 24 bộ trưởng, thứ trưởng trong chính quyền của bà Aung San Suu Kyi, đồng thời thay thế bằng các quan chức được chỉ định.
Quốc tế quan ngại sâu sắc về chính biến tại Myanmar
Trước những diễn tiến khó lường trong cuộc chính biến xảy ra rạng sáng 1-2 tại Myanmar, nhiều quốc gia, tổ chức đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về tình hình tại đây, đồng thời kêu gọi quân đội nước này tôn trọng các quy định của luật pháp.
Bà Aung San Suu Kyi đã “dự cảm” được âm mưu đảo chính
Reuters ngày 1/2 đưa tin, tài khoản Facebook của đảng cầm quyền NLD Myanmar đã đăng tải một tuyên bố thay mặt nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, theo đó kêu gọi người dân hãy biểu tình phản đối cuộc đảo chính của quân đội nước này.
Vợ Navalny sắp hầu tòa vì biểu tình trái phép
Vợ nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny, bà Yulia, đã được thả tự do sau khi bị bắt giam hôm 31/1 vì tham gia biểu tình trái phép. Bà này tới đây sẽ phải hầu tòa và có thể bị tuyên phạt tù 15 ngày.
Diễn tiến khó lường trong cuộc chính biến tại Myanmar
Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại Myanmar vào sáng 1/2, chỉ vài tiếng sau khi nhà lãnh đạo nước này Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức cấp cao thuộc đảng NLD cầm quyền bị quân đội bắt giữ.
(NÓNG TUẦN QUA) Chủng mới COVID-19 lây lan khắp thế giới; WHO lần đầu đến chợ Vũ Hán
Các biến chủng nguy hiểm mới của virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 được phát hiện ở hàng chục quốc gia, Iran tăng cường làm giàu uranium và việc Nga-Mỹ gia hạn hiệp ước New START… là những tin tức đáng chú ý tuần qua.
Tổng hợp-TT