VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 30/8/2018.

Khách Hàn Quốc ồ ạt sang thăm Việt Nam;  Nguy cơ đối đầu Nga-Mỹ trong cuộc chiến cuối cùng ở Idlib; Trung Quốc muốn soán ngôi Mỹ giành ảnh hưởng tại Trung Đông?…là những tin chính được cập nhật.

Khách Hàn Quốc ồ ạt sang thăm Việt Nam

     Hơn 2,2 triệu lượt khách Hàn Quốc đã đến Việt Nam trong 8 tháng qua.

Khách Hàn Quốc đến Việt Nam đã tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,2 triệu lượt người trong 8 tháng năm 2018…
Khách đến từ Hàn Quốc tăng mạnh nhất trong số khách châu Á đến Việt Nam trong vòng 8 tháng qua. Bên cạnh đó, khách đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng tăng cao so với năm ngoái.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8 ước tính đạt 1,3 triệu lượt người, tăng 11,3% so với tháng trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không tăng 7,7%; đến bằng đường bộ tăng 29,4%; đến bằng đường biển tăng 21,3%.
So với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 7,7%, trong đó khách đến từ Châu Á tăng 8,2%; từ châu Âu tăng 5,8%; từ châu Mỹ tăng 9%, từ châu Úc giảm 0,1%; từ châu Phi tăng 13,7%.
Tính chung 8 tháng năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 10,4 triệu lượt người, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 8,4 triệu lượt người; đến bằng đường bộ đạt 1,79 triệu lượt người, tăng 62,1%; đến bằng đường biển đạt 182,7 nghìn lượt người.
Khách châu Á đến Việt Nam nhiều nhất, chiếm 77,2% tổng số khách du lịch, đạt trên 8 triệu lượt người, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, khách Hàn Quốc có sự gia tăng mạnh nhất trong số khách châu Á đến Việt Nam, với sự tăng trưởng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,28 triệu lượt người.

 Nguy cơ đối đầu Nga-Mỹ trong cuộc chiến cuối cùng ở Idlib
Dân trí Việc Nga bố trí hạm đội hải quân đông đảo trên Địa Trung Hải gần Syria sau khi cáo buộc Mỹ lên kế hoạch dàn dựng một cuộc tấn công giả bằng vũ khí hóa học tại các khu vực do phiến quân kiểm soát là dấu hiệu cho thấy Moscow dường như đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Washington.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, gần đây đã cảnh báo về việc Mỹ tăng cường lực lượng hải quân trên Địa Trung Hải, đồng thời cáo buộc Washington “một lần nữa chuẩn bị cho các hành động khiêu khích quy mô lớn nhằm vào Syria bằng cách sử dụng chiêu bài chất độc hóa học để khiến tình hình trở nên bất ổn nghiêm trọng và phá vỡ tiến trình hòa bình đang diễn ra”.
Theo suy đoán của Nga, Mỹ có thể vin cớ là một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học do lực lượng chính phủ Syria tiến hành tại tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của các phiến quân nổi dậy tại Syria, để cùng các đồng minh của Anh và Pháp phát động tấn công Syria. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền hồi năm ngoái, Washington đã hai lần tấn công Syria với lý do đáp trả cáo buộc lực lượng chính phủ Syria tấn công hóa học dân thường.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc ngày 28/7 đã bác bỏ thông tin do Nga đưa ra, khẳng định Mỹ không gia tăng lực lượng ở Địa Trung Hải, nhưng cũng cảnh báo quân đội Mỹ “sẵn sàng đáp trả” nếu có chỉ đạo trực tiếp từ tổng thống. Theo quan sát của Business Insider, Mỹ chỉ có một tàu khu trục được nhìn thấy tại Địa Trung Hải, trong khi Nga có tới 13 tàu chiến và cả tàu ngầm.
Số lượng tàu hải quân của Nga ở vùng biển gần Syria được cho là đông nhất kể từ khi Moscow bắt đầu tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại Syria từ năm 2015 theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Hầu hết các tàu của Nga đều được trang bị tên lửa hành trình Kalibr với khả năng công phá mạnh mẽ.

Trung Quốc muốn soán ngôi Mỹ giành ảnh hưởng tại Trung Đông?
VOV.VN -Theo các chuyên gia, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Trung Đông có thể dẫn đến những căng thẳng với Mỹ.
Mối quan hệ về kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ đang ở mức thấp chưa từng có, sau việc chính quyền Tổng thống Donald Trump coi Trung Quốc là “một đối thủ chiến lược đang tìm cách cạnh tranh quyền lực và tầm ảnh hưởng với Mỹ” trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 và tiếp đến là cuộc chiến thương mại leo thang giữa các bên.
Có thể nói sự cạnh tranh mở rộng quyền lực giữa hai cường quốc kinh tế và quân sự không giới hạn về mặt địa chính trị. Trung Quốc đang cho thấy ý định tăng cường ảnh hưởng đối với Trung Đông thông qua thiết lập quan hệ giao thương với các nước trong khu vực cũng như thông qua dự án phát triển năng lực quân sự của nước này. Tuy nhiên sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Trung Đông có thể dẫn đến những căng thẳng với Mỹ.

***   Hàng nghìn người đội nắng nóng đến viếng John McCain ở Arizona
Linh cữu của thượng nghị sĩ McCain ngày 29/8 được đặt ở tòa nhà nghị viện Arizona – bang McCain đã đại diện tại quốc hội trong hơn 35 năm. Hàng nghìn người xếp hàng hàng giờ ngoài trời để nói lời tạm biệt với ông. Ban tổ chức lễ viếng căng vải bạt để tạo bóng râm cho đám đông, khi nhiệt độ tại Arizona lên đến 41 độ C vào buổi trưa.
Đây là hoạt động đầu tiên trong các nghi lễ tưởng niệm kéo dài 5 ngày dành cho McCain, người ngày 25/8 qua đời do ung thư não ở tuổi 81.
“Trước đây, sáng nào tôi cũng đọc tin tức và xem John McCain nói gì”, James Fine, người đi hơn 1.600 km từ Dallas đến Phoenix, nói. “Giờ không còn người hùng như ông ấy nữa”.

Trump cáo buộc Trung Quốc làm phức tạp quan hệ Mỹ – Triều
“Trung Quốc làm cho quan hệ giữa chúng tôi với Triều Tiên khó khăn hơn rất nhiều”, Trump ngày 29/8 nói tại Nhà Trắng nói về đình trệ trong nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, ông cho rằng mình có mối quan hệ tuyệt vời với cả lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Một phần của vấn đề Triều Tiên là do căng thẳng thương mại với Trung Quốc”, Trump nhấn mạnh.

Tokyo bác tin Trump nhắc đến trận Trân Châu Cảng với Thủ tướng Nhật
Washington Post đưa tin rằng khi gặp nhau vào tháng 6, Tổng thống Mỹ Trump nói với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe rằng “tôi vẫn nhớ trận Trân Châu Cảng đấy” rồi chỉ trích các chính sách kinh tế của Nhật.
Tokyo bác bỏ thông tin này. “Không có sự thật trong đó”, phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga nói.
Trận Trân Châu Cảng là đòn tấn công bất ngờ của Nhật nhằm vào căn cứ Mỹ tại Hawaii năm 1941, khiến hơn 2.400 Mỹ thiệt mạng. Mỹ sau đó tuyên chiến với Nhật, tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến II.

Khiến đối thủ mất cơ hội miễn nghĩa vụ quân sự, vận động viên bắn cung Hàn Quốc không ăn mừng ở Asiad
Kim Woo-jin ngày 28/8 giành được huy chương vàng ở môn bắn cung nam tại Asiad, vượt qua các đối thủ cùng nước, trong đó có Lee Woo-seok.
Luật Hàn Quốc quy định rằng nam giới phải đi nghĩa vụ quân sự trong 21 tháng trước sinh nhật lần thứ 28, nhưng những nhà vô địch Olympic hoặc Asiad sẽ được miễn. Lee đã hoàn thành một phần nghĩa vụ quân sự và dự kiến được giải ngũ vào năm tới. Giành huy chương vàng ở kỳ Asiad này là cơ hội duy nhất để Lee được nhanh chóng chấm dứt cuộc sống nhà binh.
Kim đã giành được hai huy chương vàng tại Asiad năm 2010 nên anh được miễn nghĩa vụ quân sự. Việc anh vượt qua Lee đã khiến Lee mất cơ hội được giải ngũ sớm nên Kim đã không ăn mừng sau khi giành được huy chương vàng.
“Tôi thất vọng với kết quả, nhưng tôi phải chấp nhận vì tất cả đều do tôi”, Lee nói. “Cuộc sống trong quân đội cũng không gian khổ lắm. Dù sao thì tất cả đàn ông Hàn Quốc đều phải đi. Tôi sẽ trở lại và phục vụ đất nước hết sức mình”.

Trump có thể đã hứa tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên khi họp với Kim Jong-un
Tổng thống Mỹ Trump nói với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong hội nghị thượng đỉnh tại Singapore hồi tháng 6 rằng ông sẽ ký tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên ngay sau cuộc họp, Vox dẫn lời một số nguồn tin am hiểu cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, chính quyền Trump sau đó nhiều lần yêu cầu Bình Nhưỡng tháo dỡ hầu hết kho vũ khí hạt nhân trước khi ký một văn kiện như vậy. Quyết định đó có thể là yếu tố dẫn đến thế bế tắc hiện tại trong các cuộc đàm phán giữa hai nước và những lời chỉ trích ngày càng gay gắt của Bình Nhưỡng. “Điều đó lý giải vì sao người Triều Tiên lại nổi giận”, một nguồn tin nói. “Trump đã hứa hẹn về một tuyên bố hòa bình nhưng sau đó lại ra điều kiện, Triều Tiên có thể coi đây là hành động thất hứa”.
Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 diễn ra giữa một bên là Hàn Quốc được hậu thuẫn bởi lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu và bên kia là Triều Tiên do Chí nguyện quân Trung Quốc hỗ trợ. Về mặt lý thuyết, hai bên vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến được dừng bằng hiệp ước đình chiến chứ không phải hiệp định hòa bình.

Venezuela nói hàng nghìn di dân muốn về nước
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 28/8 nói với hàng trăm nghìn người Venezuela đã rời khỏi nước này để tránh khủng hoảng kinh tế rằng: “Hãy thôi làm nô lệ kinh tế: ngừng đi lau dọn nhà vệ sinh ở nước ngoài và trở về sống ở quê nhà”.
Một ngày sau, Bộ trưởng Thông tin Liên lạc Jorge Rodriguez cho biết hàng nghìn người đang cố gắng làm điều đó. Rodriguez nói rằng sứ quán Venezuela trên toàn thế giới đang nhận được rất nhiều yêu cầu hồi hương của công dân nhưng chính phủ “không thể công bố chi tiết cho đến khi đưa họ về” vì sợ họ bị trả đũa.
Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 1,6 triệu người Venezuela rời khỏi đất nước kể từ năm 2015, nhiều người đến các nước lân cận như Peru hay Ecuador.

Lãnh đạo công ty thép hàng đầu Nga mất mạng tại tòa nhà bị đồn có ma
Bruno Charles De Cooman, phó chủ tịch người Bỉ của công ty thép Novolipetsk ngày 29/8 qua đời ở Nhà trên Bờ sông – khu căn hộ bên bờ sông Moskva ở thủ đô Nga. Bạn của De Cooman kể rằng doanh nhân nói cần đi lên căn hộ ở tầng 9 của mình và yêu cầu ông đợi ở bên dưới. Vài phút sau, De Cooman rơi từ cửa sổ xuống vỉa hè và qua đời trước khi nhân viên y tế đến. Hiện không rõ nguyên nhân sự việc.
Mặc dù được coi là kiệt tác của kiến trúc Liên Xô, Nhà trên Bờ sông có tai tiếng là liên quan đến những vụ hành quyết trong thời Sa hoàng và các hoạt động của nhân viên tình báo Liên Xô. Nhiều người cho rằng nơi đây bị ma ám. Một số cư dân cho biết họ nghe thấy tiếng la hét, tiếng nói và những âm thanh khiến họ không ngủ được vào ban đêm. Ngoài ra, còn có những lời đồn về ma nữ bị xiềng xích xuất hiện trong tòa nhà.

***   Lãnh đạo Mỹ-Canada lạc quan về đàm phán NAFTA
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 29-8 đều bày tỏ lạc quan rằng hai nước sẽ có thể đạt được đồng thuận về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào trước hạn chót là ngày 31-8 tới đây.

Vì sao Malaysia hủy dự án hàng chục tỉ USD với Trung Quốc?
Tại cuộc họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 21-8, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tuyên bố hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc phía đông bán đảo Malaysia (ECRL) và 2 dự án đường ống dẫn khí đốt tổng giá trị 22 tỷ USD với Trung Quốc vốn được ký dưới thời chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Najib Razak.

Phương Tây lại tấn công Syria?
Ở Syria đang xảy ra tình trạng khi quân đội Damas với sự trợ giúp của Nga và các đồng minh khu vực chuẩn bị dập tắt những cứ điểm cuối cùng của quân phản loạn, trong đó có lực lượng được Mỹ hậu thuẫn, thì các nước phương Tây lại kiếm cớ rằng quân Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học để giết dân thường và nhân danh nhân quyền, họ lại phóng ít tên lửa vào Syria gây thiệt hại cho quân chính phủ Damas, nhờ đó phe nổi dậy lại có cơ hội hồi sinh.

Âm mưu mới, sách lược cũ
Tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên vừa đạt được cách đây 2 tháng rất có thể chìm vào quên lãng. Báo chí nhà nước Triều Tiên ngày 26-8 cáo buộc Mỹ đang thương lượng kiểu “nước đôi” với Bình Nhưỡng.

Mỹ có thể sẽ nối lại tập trận chung với Hàn Quốc
Quân đội Mỹ không có kế hoạch đình chỉ thêm bất kỳ một cuộc tập trận lơn nào khác với phía Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết ngày 28-8 (giờ địa phương).

Bom tự chế phát nổ tại Philippines khiến hàng chục người thương vong
Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 35 người khác bị thương sau khi một quả bom tự tạo giấu trong xe máy bất ngờ phát nổ tại miền nam Philippines vào đêm 28-8.

Quân đội Nga tiến vào Idlib cùng tối hậu thư cho phiến quân
Lực lượng Nga đã tiến vào tỉnh Idlib của Syria để kêu gọi các tay súng phiến quân hoặc ngồi vào bàn đàm phán với quân đội Chính phủ Syria hoặc đối mặt với một cuộc tấn công quy mô khổng lồ.

Syria bác đề xuất đổi dầu mỏ lấy việc rút quân của Mỹ
Chính quyền Syria đã bác bỏ đề xuất chia sẻ nguồn dầu mỏ khổng lồ ở phía Đông nước này cho Mỹ cùng loạt yêu cầu khác để đổi lấy việc Washington rút quân.

Brazil triển khai quân đội đến biên giới với Venezuela
Brazil cho biết nước này đã triển khai lực lượng vũ trang để giữ gìn trật tự tại khu vực gần biên giới với Venezuela, trong khi đó Peru cũng đã công bố tình trạng khẩn cấp về y tế, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng diễn ra khi hàng ngàn người Venezuela di cư mất kiểm soát sang các nước lân cận.

Cuộc chiến pháp lý giữa Iran và Mỹ
Chiều 28-8, các luật sư của Iran đã đưa ra lập luận về các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đang áp dụng gây tổn hại lớn đến nền kinh tế nước này. Đáp lại, phía Mỹ cũng tuyên bố sẽ tự vệ một cách mạnh mẽ tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ở The Hague của Hà Lan

Canada ngồi lại với Mỹ và Mexico trong nỗ lực cứu NAFTA
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Canada đã tham gia cùng với những người đồng cấp Mỹ và Mexico ngày 28-8 vừa qua trong một nỗ lực duy trì một phần của hiệp định thương mại giữa 3 nước.

Thất vọng dồn nén, Bộ trưởng Sinh thái và Di sản Pháp từ chức
Reuters ngày 28-8 đưa tin, Bộ trưởng Sinh thái và Di sản Pháp Nicolas Hulot đã tuyên bố từ chức do bản thân cảm thấy quá thất vọng về sự thiếu tiến bộ về giải quyết vấn đề khí hậu và các mục tiêu bảo vệ môi trường khác.

Frizt Haber – Kẻ sát nhân nhận giải Nobel Hóa học
Xuyên suốt chiều dài lịch sử của giải Nobel, chưa lần nào Hội đồng thẩm định giải gặp phải sự phản ứng gay gắt của công luận như năm 1919, khi Fritz Haber, người Đức, được trao giải Nobel Hóa học. Sự phản ứng ấy phát xuất từ việc Fritz Haber đã chế tạo ra khí độc Clo, Phosgene và khí Mù tạt, giết chết hơn 100.000 người lính thuộc phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ I…

Tổng hợp-TT