Sinh viên Mỹ nợ như chúa chổm; Khảo sát: Đa số người Mỹ nói luận tội Tổng thống Trump là cần thiết; Triều Tiên lạc quan nối lại đàm phán với Mỹ…là những tin chính được cập nhật.
Sinh viên Mỹ nợ như chúa chổm
Nước Mỹ đang ở trong một cuộc khủng hoảng nợ sinh viên, với số nợ đạt mức cao chưa từng thấy…
Những khoản vay học tập đã khiến sinh viên Mỹ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất sau khi ra trường, thậm chí đi làm nhiều năm vẫn không thể trả xong nợ.
Theo trang Business Insider, nước Mỹ đang ở trong một cuộc khủng hoảng nợ sinh viên, với số nợ đạt mức cao chưa từng thấy. Nguyên nhân nằm ở chỗ, từ năm 1970 đến nay, tiền lương ở Mỹ đã tăng 67% nhưng học phí đại học tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều.
Tuy chưa gây ra những hệ lụy lớn như khủng hoảng nợ dưới chuẩn và khủng hoảng tài chính từng xảy ra ở Mỹ cách đây hơn 10 năm, cuộc khủng hoảng nợ sinh viên Mỹ đã và đang tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội nước này, như khiến người trẻ Mỹ không thể tiết kiệm tiền và buộc phải trì hoãn những việc lớn trong cuộc đời như kết hôn, mua nhà, sinh con…
Dưới đây là 10 điều có thể không phải ai cũng biết về cuộc khủng hoảng nợ sinh viên ở Mỹ:
1. Tổng nợ sinh viên ở Mỹ hiện là 1,5 nghìn tỷ USD.
Tính bình quân, mỗi sinh viên Mỹ tốt nghiệp năm 2018 gánh khoản nợ học tập 29.800 USD.
2. Học phí đại học ở Mỹ đã tăng gấp đôi từ thập niên 1980
Từ cuối thập niên 1980 đến năm 2018, học phí đại học ở Mỹ tăng 213% tại các trường công lập, từ 3.190 USD lên 9.970 USD; và tăng 129% tại các trường tư thục, từ 15.160 USD lên 34.740 USD, sau khi đã tính cả yếu tố lạm phát.
Trong khi đó, tiền lương ở Mỹ trong cùng khoảng thời gian chỉ tăng 67%.
3. Hiện có hơn 3 triệu công dân lớn tuổi của Mỹ vẫn đang phải trả những khoản vay từ thời đi học.
Không chỉ giới trẻ Mỹ bận rộn với việc trả nợ vay ăn học, mà có hơn 3 triệu người Mỹ từ 60 tuổi trở lên cũng đang gánh hơn 86 tỷ USD nợ học tập chưa trả được.
4. Vào thời điểm tháng 5/2018, có 101 người ở Mỹ nợ từ 1 triệu USD trở lên tiền vay học tập.
Hồi năm 2013, chỉ có 14 người ở Mỹ nợ ít nhất 1 triệu USD vay ăn học từ chương trình của chính phủ liên bang. Nhưng đến năm 2018, con số này đã tăng lên 101 người. Điều này không có gì khó hiểu, bởi từ năm 2004-2012, lãi suất vay sinh viên ở Mỹ đã tăng hơn 6 điểm phần trăm.
Bác sỹ nha khoa Mike Meru là một ví dụ điển hình. Vị nha sỹ này nợ 1.060.945 USD tiền vay ăn học ở thời điểm tháng 5/2018. Nếu không được trả xong, số nợ này có thể tăng lên mức 2 triệu USD trong 2 thập kỷ tới. Điều này cho thấy, cho dù có công việc lương cao, những sinh viên Mỹ phải vay tiền đi học cũng không dễ làm giàu.
5. Các gia đình da màu nợ ăn học nhiều hơn các gia đình da trắng và có khả năng vỡ nợ cao hơn.
6. 40% số người vay tiền để học đại học ở Mỹ có thể vỡ nợ trong thời gian từ nay đến 2023.
Năm 2018, viện nghiên cứu Brookings Institution công bố một báo cáo về những người phải mất 20 năm mới trả xong nợ vay để học đại học. Báo cáo cho thấy tỷ lệ vỡ nợ vẫn tăng trong thời gian từ 12-20 năm sau khi những người này tốt nghiệp đại học. Dựa trên phân tích, báo cáo kết luận rằng đến năm 2023, 40% số người nợ tiền ăn học ở Mỹ có thể rơi vào cảnh vỡ nợ.
7. Trong số những người xin bảo hộ phá sản theo chương 7 của Luật Phá sản Mỹ, có 32% là những người mang những khoản nợ ăn học.
Trong nhóm này, nợ vay để học đại học chiếm bình quân 49% tổng nợ của họ.
8. Các khoản vay học tâp là lý do khiến 13% người Mỹ được hỏi trong một cuộc khảo sát năm 2018 cho biết họ quyết định không sinh con.
Cuộc khảo sát này do tờ New York Times thực hiện với những người trong độ tuổi từ 20-45.
“Tôi cảm thấy không thoải mái nếu vay tiền để mua nhà trong khi vẫn còn nợ tiền vay để học đại học”, Boon Porcher, một chuyên viên tư vấn chuỗi cung ứng với khoản nợ học tập 32.645 USD sau 5 năm học trường đại học công lập, phát biểu.
9. Đã có những ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng nợ sinh viên ở Mỹ hiện nay với khủng hoảng nợ dưới chuẩn.
Vào năm 2017, tỷ lệ quá hạn trả nợ 90 ngày đối với các khoản vay học tập ở Mỹ là 11%. Năm 2010, tỷ lệ quá hạn trả nợ dưới chuẩn (subprime mortgage) ở Mỹ đạt đỉnh ở 11,5%.
10. Gần 50% người trẻ có nợ học tập ở Mỹ cho rằng việc họ vay tiền để đi học là không đáng.
Trong một cuộc khảo sát do Business Insider thực hiện mới đây, khi được hỏi việc học đại học có xứng đáng không nếu xét trên tình hình tài chính hiện nay và khoản nợ học tập đã vay, có 21% trả lời “chắc chắn không” và 23% nói “có thể không”.
Khảo sát: Đa số người Mỹ nói luận tội Tổng thống Trump là cần thiết
Dân trí Phần lớn người dân Mỹ tham gia khảo sát nói rằng Quốc hội nên mở một cuộc điều tra luận tội đối với Tổng thống Donald Trump.
Cuộc khảo sát do CBS News công bố ngày 29/9 cho thấy 55% người Mỹ nói rằng một cuộc điều tra luận tội của Quốc hội nhằm vào Tổng thống Donald Trump là cần thiết. Trong khi đó, 45% cho rằng cuộc điều tra này không cần thiết.
Trong nội bộ phe Dân chủ, trung bình gần 9/10 người đồng ý rằng nên điều tra luận tội Tổng thống Trump, trong đó 2/3 phe Dân chủ ủng hộ mạnh mẽ. So sánh giữa hai đảng phái, 87% phe Dân chủ đồng ý điều tra luận tội ông Trump, trong khi 77% phe Cộng hòa phản đối. Trong nhóm Độc lập, 49% đồng tình, còn 51% phản đối.
Người Mỹ cũng có quan điểm trái ngược nhau về việc liệu Tổng thống Trump có đáng bị luận tội do những hành động của ông ấy trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới Ukraine hay không. 42% nói rằng ông Trump đáng bị luận tội vì những hành động đó, trong khi 36% cho rằng không đáng. 22% nói rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận có đáng hay không.
Liên quan tới các hành động của Tổng thống Trump với Ukraine, 41%, bao gồm đa số phe Dân chủ, nói rằng nhà lãnh đạo Mỹ đã hành xử sai pháp luật, trong khi 28%, bao gồm đa số phe Cộng hòa, nói rằng ông đã hành xử đúng luật. Trong khi đó, 31% nói rằng hành động của ông Trump có thể không phù hợp, nhưng vẫn hợp pháp.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 24/9 thông báo, Hạ viện sẽ chính thức mở một cuộc điều tra nhằm mở đường cho tiến trình luận tội đối với Tổng thống Trump.
Quyết định trên được đưa ra sau khi xuất hiện các thông tin cho rằng, ông Trump đã gây sức ép với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong cuộc điện đàm hôm 25/7. Tổng thống Mỹ bị cho là đã đề nghị Ukraine mở một cuộc điều tra đối với cựu Phó Tổng thống và hiện cũng là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden cùng con trai.
Co đến nay, chưa có tổng thống nào của Mỹ bị cách chức do bị luận tội. Tổng thống Richard Nixon đã từ chức trước khi ông có nguy cơ bị cách chức do luận tội. Các Tổng thống Andrew Johnson và Bill Clinton từng bị Hạ viện luận tội, nhưng họ không bị Thượng viện kết tội.
Triều Tiên lạc quan nối lại đàm phán với Mỹ
(SGGP) Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc Kim Song ngày 28-9 cho biết, ông “lạc quan” về khả năng nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên.
Phát biểu trên được ông Kim Song đưa ra tại bữa tiệc tối của Diễn đàn Hòa bình toàn cầu 2019 diễn ra tại Đại học Columbia, New York. Khi được hỏi về những nỗ lực hiện tại nhằm tổ chức một cuộc gặp cấp chuyên viên giữa Washington và Bình Nhưỡng, ông Kim Song cho hay ông “lạc quan về triển vọng này”.
Sau đó, khi được hỏi ông dự kiến cuộc gặp sẽ diễn ra vào thời điểm nào, ông đã điều chỉnh bình luận của mình: “Tôi muốn nói là, thời điểm đang thuận lợi”.
Tuy nhiên, Đại sứ Kim Song đã từ chối bình luận về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 3, cho rằng “đây là vấn đề mà tôi chưa thể nói gì lúc này”.
*** Ông Trump tố đảng Dân chủ vẽ ra “vụ lừa đảo chính trị lịch sử”
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng chỉ trích đảng Dân chủ với những ngôn từ mạnh mẽ nhất, cho rằng việc Hạ viện (kiểm soát bởi đảng Dân chủ) mở cuộc điều tra ông là “vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ” và là chiêu bài cho cuộc bầu cử năm 2020.
Israel có hành vi giám sát điện thoại ở Nhà Trắng?
Những nỗ lực gián điệp nghi của Israel đã được phát hiện trong thời kỳ Tổng thống Donald Trump làm chủ ở Nhà Trắng, một số cựu quan chức hàng đầu của Mỹ cho biết.
Phóng xạ tự nhiên trong môi trường liệu có nguy hiểm?
Phần đông trong chúng ta cố gắng tránh né những khu vực cảnh báo có phóng xạ, nhưng Andrew Walker – sống ở Bozeman, bang Montana miền bắc nước Mỹ – lại tìm mọi cách để thu thập những đồ vật phóng xạ. Chúng có thể được tìm thấy ngay bên trong những cửa hiệu đồ cổ, bãi đỗ xe và những tòa nhà ở khắp nơi.
Đài Loan từng tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân
Ngày 9-1-1988, đại tá Chang Hsien-yi, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Năng lượng hạt nhân Đài Loan bất ngờ đào tẩu sang Mỹ đã khiến nhà cầm quyền Đài Loan rúng động bởi lẽ từ năm 1976, ông Chang là người đứng đầu chương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân của Đài Loan.
Marcel Petiot, “bác sĩ Satan” của nước Pháp
Marcel Petiot chào đời ngày 17-1-1897 tại Auxerre, Pháp. Trong thời gian đi học, Petiot nhanh chóng thu hút sự chú ý của Ban giám hiệu nhà trường do có xu hướng bạo lực và hành vi tình dục không phù hợp. Petiot từng bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, và bị trục xuất khỏi môi trường học đường nhiều lần.
Tiêm kích MiG-29 rơi ở Slovakia, phi công thoát chết kỳ diệu
Chiếc máy bay quân sự MiG-29 thuộc biên chế Bộ Quốc phòng Slovakia đã rơi và vỡ tan thành nhiều mảnh trong một buổi huấn luyện bay vào ngày 29-9 (giờ địa phương). May mắn thay, viên phi công đã kịp thoát hiểm ngay trước đó.
Hé lộ lỗ hổng bảo mật không thể vá đe dọa iPhone
Theo nhà nghiên cứu bảo mật, lỗ hổng Bootrom vừa được phát hiện này sẽ cho phép jailbreak mọi phiên bản iOS, hạ cấp/nâng cấp iOS tuỳ ý, thậm chí là cả mở khoá những chiếc iPhone, iPad bị khoá iCloud.
Syria nói Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm luật pháp quốc tế
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Ngoại trưởng Syria đã cáo buộc việc Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ duy trì sự hiện diện quân sự ở miền Bắc nước này là vi phạm luật phát quốc tế và Hiến chương Liên Hợp quốc.
Điện Kremlin lên tiếng về lời đồn chiếc “siêu điện thoại” của Tổng thống Putin
Hồi đầu tuần, truyền thông Nga đã đưa tin về một chiếc điện thoại được thiết kế đặc biệt cho ông Putin trong thời kỳ 4.0, miêu tả rằng chiếc điện thoại này dày hơn một chiếc smartphone thông thường và được trang bị nhiều cấp độ bảo vệ.
Vợ hoàng tử Harry bí mật tưởng niệm nữ sinh Nam Phi bị sát hại
Nữ công tước xứ Sussex Meghan, vợ hoàng tử Anh Harry, đã bí mật đến thăm khu tưởng niệm của Uyinene Mrwetyana, một sinh viên Nam Phi bị sát hại, trong tuần này, theo Điện Buckingham.
Tàu gắn cờ Anh cập bến Dubai sau căng thẳng tại Vùng Vịnh
Một tàu chở dầu của Anh, bị Iran giữ trong vòng 10 tuần, đã cập cảng Dubai ngày 28-9, sau một khoảng thời gian căng thẳng dọc theo tuyến đường vận tải dầu quan trọng của thế giới.
Máy bay gặp sự cố, Thủ tướng Pakistan phải quay lại New York
Sau khi đến New York (Mỹ) dự kỳ họp lần thứ 74 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, tối 29-9 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Pakistan Imran Khan lên đường về nước. Tuy nhiên, máy bay chở nhà lãnh đạo này đã gặp sự cố kỹ thuật và phải quay trở lại sân bay John F. Kennedy ở New York…
Trung Quốc muốn tham gia vào hiệp ước vũ khí mà Mỹ từ chối
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28-9 cho biết nước này muốn tham gia càng sớm càng tốt vào một hiệp ước vũ khí quốc tế mà Mỹ đã từ bỏ, nhấn mạnh trách nhiệm của Trung Quốc khi tham gia với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế.
Người phát tán bức ảnh gây sóng gió của Thủ tướng Canada lên tiếng
Người cung cấp bức ảnh Thủ tướng Canada hóa trang “mặt nâu” trong một sự kiện trường học trước đây hôm 27-9 cho biết không hề có mục đích chính trị hay nhận được một khoản tiền nào cho hành động của mình.
Hơn 9 triệu cử tri Afghanistan đi bầu cử trong lo ngại bị tấn công
Cuộc bầu cử Tổng thống tại Afghanistan chính thức bắt đầu sáng 28-9 với sự tham gia của hơn 9 triệu cử tri đã đăng ký trong bối cảnh lo ngại về bạo lực và gian lận.
Tiết lộ sốc về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và quan chức Nga năm 2017
Tờ Washington Post ngày 28-9 đưa tin Tổng thống Donald Trump từng nói với hai quan chức Nga trong một cuộc họp hồi năm 2017 rằng ông không quan tâm đến việc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.
Tổng hợp-TT