Xuất hiện 5 trục liên minh khi “Chiến tranh Lạnh mới” rình rập; Trung Quốc nhảy vào “chảo lửa” Trung Đông khi Mỹ lơ là; Không riêng Biển Đông, Trung Quốc vận dụng ‘cắt lát salami’ ở Himalaya như thế nào?; Trung Quốc đang toan tính gì trên Biển Đông?; Gần 129 triệu ca nCoV toàn cầu, 14 nước quan ngại báo cáo Covid-19 của WHO…là những tin chính đực cập nhật.
Xuất hiện 5 trục liên minh khi “Chiến tranh Lạnh mới” rình rập
Một cuộc đối đầu Mỹ – Trung đang hình thành trên nhiều mặt trận (Ảnh minh họa: upenn.edu)
(DTO) Cục diện thế giới đang chứng kiến những diễn biến đối đầu đầy căng thẳng, nhất là mối quan hệ giữa 2 “gã khổng lồ kinh tế” Mỹ -Trung. 5 liên minh mới có thể hình thành nếu Chiến tranh Lạnh mới nổ ra.
30 năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đã có những lo ngại rằng thế giới có thể bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Nhưng mối lo ngại lớn hơn là, cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nếu bùng nổ, sẽ nguy hiểm hơn, kéo dài hơn và gây ảnh hưởng sâu rộng hơn rất nhiều. Trong khi Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ-Liên Xô chủ yếu xoay quanh hai lãnh vực quan trọng – vũ khí và không gian, cuộc đua mới giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ công nghệ thiết yếu đến trí tuệ nhân tạo và 5G.
Trong bối cảnh bối cảnh toàn cầu khác trước, có nguy cơ những trục liên minh khác nhau có thể hình khác nếu Chiến tranh Lạnh mới nổ ra.
Liên minh kinh tế
Trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh nguyên lý kinh điển: “An ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia”. Trong khi đó, Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – cũng tận dụng triệt để sức mạnh kinh tế của mình trong các chính sách. Vì vậy, theo các chuyên gia, trong bối cảnh này, thế giới cần một cơ chế an ninh kinh tế tập thể, tương tự liên minh quân sự NATO, để chống lại mọi hành động “lạm quyền kinh tế” của bất kỳ quốc gia nào.
Liên minh công nghệ toàn cầu
Việc Bắc Kinh đang dần cho thấy vị thế số 1 trong lĩnh vực công nghệ, nhất là sự lớn mạnh của công nghệ 5G, khiến Mỹ và các nước phương Tây không mấy vui vẻ. Trong cuộc đối đầu công nghệ này, Washington đang dẫn đầu nỗ lực thành lập liên minh bảo vệ công nghệ toàn cầu.
Các liên minh khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương
Sức ép từ Bắc Kinh đang lan rộng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Những hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông cùng những luận điệu ngày càng mang tính dân tộc chủ nghĩa của Bắc Kinh khiến nhiều nước lo ngại. Vì vậy, theo các chuyên gia, các nước trong khu vực cần bắt tay phối hợp hành động cần thiết. Bởi lẽ, theo họ, mô hình liên minh Quad (Bộ Tứ kim cương) của Chiến tranh Lạnh cũ đặt Mỹ vào vị trí trung tâm, đã khiến Washington khó hành động vì “nước xa khó cứu được lửa gần”, và Mỹ cũng thường phản ứng chậm chạp.
Liên minh khu vực châu Âu
Các quốc gia “lục địa già” thường không có cách tiếp cận kiểu “Thách thức Trung Quốc” như Mỹ hoặc các đối tác khác vì Bắc Kinh không phải mối nguy cơ trực tiếp. Hơn nữa, mối quan hệ kinh tế giữa châu Âu với Trung Quốc rất lớn mạnh và họ hiển nhiên không muốn xung đột chính trị để tránh thiệt hại kinh tế.
Liên minh các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển được xem là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhất là các quốc gia châu Phi. Họ là nguồn cung cấp nguyên liệu thô và là điểm đến xuất khẩu hàng đầu của nền kinh tế số 2 thế giới… Tuy nhiên, trục chính này đang có nguy cơ lung lay. Tân Tổng thống Tanzania John Magufuli mới đây đã hủy bỏ thỏa thuận xây cảng trị giá 10 tỷ USD mà người tiền nhiệm của ông đã ký với Trung Quốc vì lo ngại bẫy nợ. Chính phủ mới ở Malaysia mới đây cũng đã đàm phán giảm 30% một thỏa thuận đã ký trước đó với Trung Quốc. Trước thế lung lay này của Bắc Kinh, Mỹ cùng các nước phương Tây đang nỗ lực thế chân, tìm kiếm ảnh hưởng lớn mạnh hơn và củng cố vị thế.
Trung Quốc nhảy vào “chảo lửa” Trung Đông khi Mỹ lơ là
Dân trí Với chuyến thăm 6 nước Trung Đông gần đây của Ngoại trưởng Vương Nghị, Trung Quốc đã thể hiện rõ những toan tính mới của mình tại khu vực “nóng” nhất thế giới.
Khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp khó trong các cách tiếp cận đầu tiên ở Trung Đông, Trung Quốc tận dụng điều này để tăng cường hiện diện tại một khu vực vốn luôn được ví như “chảo lửa” bằng những “cái bắt tay” quan trọng, như tại Iran, Israel và các nơi khác.
Thực tế đang cho thấy, dù Nhà Trắng đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng khắp thế giới, chính quyền của ông Biden vẫn chưa thể sữa chữa vị thế mong manh của Mỹ tại một số vị trí Á-Âu quan trọng. Và chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tận dụng “gót chân Achilles” này để trả đũa việc Mỹ đang nỗ lực xây dựng một liên minh để kiềm chế Trung Quốc.
Những động thái và tuyên bố mạnh mẽ của Bắc Kinh trong những ngày qua đã cho thấy thực tế này đang hiện hữu. Trong động thái mới nhất hôm 28/3, Trung Quốc và Iran đã chính thức ký kết thỏa thuận “Đối tác Chiến lược Toàn diện”, một chiến lược dài hơi trong 25 năm nhằm khơi dậy những tiềm năng trong hợp tác kinh tế và văn hóa, cũng như vạch ra lộ trình hợp tác kéo dài. Trên truyền hình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã ca ngợi: “Văn kiện có thể nâng quan hệ song phương lên một tầm chiến lược mới”.
Không riêng Biển Đông, Trung Quốc vận dụng ‘cắt lát salami’ ở Himalaya như thế nào?
Được khích lệ từ chiến thuật “cắt lát salami” ở Biển Đông, Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực để nhân rộng mô hình này trên dãy Himalaya.
Đặc biệt, Trung Quốc đang ráo riết xây dựng nhiều ngôi làng mới ở các vùng biên giới tranh chấp để mở rộng hoặc củng cố quyền kiểm soát của mình đối với các khu vực quan trọng chiến lược mà Ấn Độ, Bhutan và Nepal cho rằng vẫn nằm trong ranh giới quốc gia của họ.
Trung Quốc đang toan tính gì trên Biển Đông?
(DTO) Động thái của Trung Quốc triển khai hơn 200 tàu neo đậu tại Đá Ba Đầu đang thu hút sự chú ý.
Nhìn lại kịch bản tại Vành Khăn 1995
Hành động mới đây nhất của Trung Quốc tại Đá Ba Đầu diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh (mới) vào ngày 22/1. Nhiều chuyên gia đã cho rằng luật này sẽ là phương tiện để Trung Quốc dựa vào đó, tiếp diễn các hành động quyết liệt, bạo lực trên Biển Đông. Trung Quốc rất có thể sẽ lặp lại kịch bản bành trướng tại đá Vành Khăn năm 1995 hay Scaborough năm 2012.
Màn dạo đầu cho các sự cố bạo lực hơn?
Ngay cả trước khi luật mới được ban hành, các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã rất gay gắt và thậm chí đe dọa đến các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác.
“Một giai đoạn rất nguy hiểm…”
Chuyên gia từ Philippines Richard Heydarian cho biết sự xuất hiện của các tàu thuyền của Trung Quốc ở đây là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh tham vọng gây hấn, sau khi nước này công bố luật mới vào tháng trước cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài.
Hai thế giới đối lập khi kênh đào Suez “thất thủ”
(DTO) Lần đầu tiên trong 40 năm qua, Wessam Hafez, một hoa tiêu lâu năm tại kênh đào Suez, “ngồi chơi xơi nước” vì không có việc gì để làm.
Gần một tuần khi kênh đào Suez tại Ai Cập tê liệt do siêu tàu mắc cạn, cuộc sống của người dân địa phương cũng bị đảo lộn đáng kể.
Những chuyến tàu tấp nập trên kênh Suez chạy qua gần nhà Wessam cũng không còn, giao thông ở tuyến vận tải biển huyết mạch này tê liệt hoàn toàn sau khi siêu tàu container Ever Given mắc cạn sáng 23/3.
“Không tàu, không hoa tiêu. Khi kênh bị đóng cửa, không chỉ kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng mà tất cả những người làm việc tại đây cũng mất nguồn thu nhập. Từ thuyền trưởng đến những người lái xuồng cao tốc đến những người bán hàng lưu niệm, tất cả đều kiếm sinh nhai từ con kênh, dù là ngành nghề nào cũng bị ảnh hưởng”, Wessam cho biết.
Các tàu hàng và thủy thủ đoàn không phải là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố tàu Ever Given “bít” kênh Suez những ngày qua. Reda el Sayed, một ngư dân địa phương, cho biết anh không được phép đánh cá trong 3 ngày ở khu vực mà bình thường anh vẫn đánh bắt sau khi giao thông ở kênh bị đình trệ. Hôm 26/3, giới chức địa phương cuối cùng cũng cho anh đánh bắt trở lại ở hồ Great Bitter ở Ismailia, Ai Cập, nơi ít nhất 40 con tàu chờ để được vào kênh.
“Chúng tôi chưa từng trải qua chuyện như này. Đầu tiên là bão, sau đó là tàu thuyền tắc nghẽn ở kênh, bất cứ khi nào có chuyện gì xảy ra, quân đội sẽ không cho phép đánh bắt thủy hải sản bởi họ muốn đảm bảo an ninh cho con kênh và vùng biển xung quanh”, Sayed nói. Anh tâm sự thêm: “Ngày nào mà tôi không có việc làm, gia đình tôi sẽ đói”.
*** Gần 129 triệu ca nCoV toàn cầu, 14 nước quan ngại báo cáo Covid-19 của WHO
Thế giới ghi nhận gần 129 triệu người nhiễm nCoV, hơn 2,8 triệu người chết, Mỹ và đồng minh nói báo cáo nguồn gốc Covid-19 của WHO bị chậm trễ.
Thế giới đã ghi nhận 128.761.741 ca nhiễm nCoV và 2.814.390 ca tử vong, tăng lần lượt 567.637 và 11.414, trong khi 103.789.480 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
“Nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế về nguồn gốc nCoV đã bị trì hoãn và không cung cấp quyền tiếp cận dữ liệu đầy đủ”, thông cáo chung được Mỹ, Anh, Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Nhật Bản, Latvia, Litva, Na Uy, Hàn Quốc, Slovenia công bố hôm 30/3 có đoạn viết.
Mỹ và các đồng minh cho rằng Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu về những ca nhiễm nCoV đầu tiên cho nhóm điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, cản trở nỗ lực tìm hiểu cách đại dịch Covid-19 bắt đầu.
Các nước cũng ủng hộ nghiên cứu thêm về động vật để tìm ra phương thức nCoV lây nhiễm sang người, kêu gọi WHO và những nước thành viên cam kết cấp quyền tiếp cận đầy đủ, minh bạch và kịp thời với dữ liệu. “Xây dựng những quy chuẩn về điều tra sẽ giúp các nước phát hiện, chuẩn bị và ứng phó với những đại dịch trong tương lai”, thông cáo có đoạn viết.
Thông cáo được đưa ra trong bối cảnh WHO vừa công bố báo cáo 120 trang, cho hay nCoV nhiều khả năng lây sang người từ một loài vật và bắt đầu lây lan trên người không quá 1-2 tháng trước khi nó được phát hiện vào tháng 12/2019.
Báo cáo do các chuyên gia quốc tế được WHO chỉ định và đối tác Trung Quốc biên soạn nhận định nCoV có thể lây lan qua một vật chủ trung gian, “rất có khả năng” là động vật hoang dã bị bắt và nuôi trong trang trại, nhưng các nhà điều tra chưa chỉ ra được đây là loài vật nào.
Không có kết luận chắc chắn nào được rút ra trong báo cáo, nhưng có xếp thứ tự về khả năng của các giả thuyết theo đánh giá của chuyên gia WHO. Họ cho rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm “cực kỳ khó xảy ra”.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 31.092.490 ca nhiễm và 564.083 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 66.797 và 1.067 trường hợp so với một ngày trước đó.
Tỷ lệ lây nhiễm ở Mỹ đã giảm trong vài tuần, nhưng hiện tăng trở lại, với dữ liệu gần nhất cho thấy mức trung bình 7 ngày qua là gần 60.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Antony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Mỹ, cho rằng tốc độ lây nhiễm không giảm nhiều khả năng do các bang đã nới lỏng biện pháp kiểm soát phòng dịch quá sớm, cùng sự xuất hiện của nhiều biến chủng nCoV mới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/3 công bố loạt động thái mới nhằm mở rộng chiến dịch tiêm chủng và đảm bảo 90% người lớn đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19 trước ngày 19/4. Tuy nhiên, ông cảnh báo người Mỹ cuộc chiến đánh bại Covid-19 “còn lâu mới thắng” và kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng bệnh khi đất nước trên bờ vực sóng lây nhiễm thứ tư.
Biden cũng kêu gọi các bang đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang và hạn chế với các doanh nghiệp nên đảo ngược động thái này. Hiện 6 bang ở Mỹ đã dỡ bỏ quy định về khẩu trang và một số bang khác có kế hoạch tương tự vào nửa đầu tháng 4.
Brazil là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 12.658.109 ca nhiễm và 317.646 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 80.755 và 3.378 ca.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 30/3 ký sắc lệnh giải ngân 918 triệu USD vốn vay để đối phó đại dịch Covid-19, trong bối cảnh nước này ghi nhận số người chết vì đại dịch trong một ngày cao chưa từng có. Các khoản vay sẽ được chuyển cho Bộ Y tế Brazil để sử dụng trên 2.600 phòng khám công và bổ sung giường bệnh, giúp củng cố hệ thống y tế Brazil.
Áp lực đang ngày càng gia tăng với Tổng thống Jair Bolsonaro, khiến ông thay đổi thái độ về nỗ lực phòng chống Covid-19 và triển khai vaccine. Giới chức y tế nước này tuần trước công bố chiến dịch phát triển hai loại vaccine nội địa nhằm kiểm soát dịch bệnh, trong đó một loại dự kiến được bắt đầu sử dụng vào tháng 7.
Ấn Độ, vùng dịch thứ ba thế giới, ghi nhận 12.148.405 ca nhiễm và 162.502 ca tử vong, tăng lần lượt 53.076 và 355. Ca nhiễm ở Ấn Độ tăng trở lại trong những tuần gần đây, khiến một số khu vực phải áp hạn chế tụ tập đông người. Các điểm nóng như bang phía tây Maharashtra và thủ phủ Mumbai tiến hành xét nghiệm bắt buộc tại chỗ ở những khu vực đông đúc.
Ấn Độ sẽ bắt đầu tiêm chủng cho tất cả những người trên 45 tuổi kể từ 1/4. Các chuyên gia cho biết Ấn Độ đã tiêm chủng cho gần 50 triệu người nhưng chương trình với mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người trước cuối tháng 7 đang bị chậm so với kế hoạch.
Hiện chỉ những nhân viên tuyến đầu trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác, cùng với người trên 60 tuổi và người trên 45 tuổi có bệnh nền mới đủ điều kiện để tiêm vaccine AstraZeneca hoặc vaccine nội địa Bharat Biotech.
Pháp, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 4.585.385 ca nhiễm và 95.337 ca tử vong, tăng lần lượt 30.702 và 348. Số ca mới hàng ngày ở Pháp đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu tháng.
Pháp thừa nhận tình hình “nguy cấp” và 19 khu vực đã áp đặt biện pháp hạn chế khắt khe. 20 triệu người ở Pháp, gồm Vùng đô thị Paris, được coi là đang sống trong các khu vực lây nhiễm cao.
Nước này đang đối phó sóng Covid-19 thứ ba, nhưng tụt hậu so với nhiều nước phương Tây về số lượng người được tiêm chủng khi mới tiêm được 9,8 triệu liều vaccine, so với hơn 32 triệu ở Anh và hơn 12 triệu ở Đức. Xu hướng tiêm chủng tăng nhanh những tuần gần đây, song ca nhiễm cũng tăng đột biến.
Anh báo cáo 4.341.736 người nhiễm và 126.670 người chết, tăng lần lượt 4.040 và 56 trường hợp. Ca nhiễm mới ở nước này có xu hướng liên tục giảm trong những ngày gần đây.
Anh nới lỏng biện pháp phòng dịch từ 29/3, cho phép các nhóm lên đến 6 người gặp nhau ngoài trời. Chính phủ cũng có kế hoạch cho phép uống rượu ngoài trời và mở lại dịch vụ không cần thiết như tiệm làm tóc kể từ ngày 12/4.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cuối tuần trước tuyên bố chiến dịch tiêm chủng đại trà và các chính sách ủng hộ doanh nghiệp của chính phủ sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế. Johnson thừa nhận sóng Covid-19 thứ ba đang càn quét châu Âu và có thể tấn công Anh trong khoảng ba tuần, nhưng điểm khác biệt chính so với năm ngoái là sự gia tăng ca nhiễm và nhập viện đều được giảm thiểu nhờ việc triển khai vaccine.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.505.775 ca nhiễm, tăng 4.682, trong đó 40.754 người chết, tăng 173. Indonesia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng 1 và đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong vòng một năm. Khoảng 10 triệu người đã được tiêm vaccine.
Philippines ghi nhận 9.296 ca mới, nâng tổng ca nhiễm lên 741.181. Thêm 5 người chết do nCoV, nâng số ca tử vong lên 13.191.
Philippines bắt đầu lệnh phong tỏa với hơn 24 triệu người tại Vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận từ ngày 29/3. Người dân sẽ phải làm việc tại nhà trừ khi được coi là lao động thiết yếu, phương tiện giao thông công cộng sẽ dừng hoạt động. Tất cả cuộc tụ tập đông người đều bị cấm, lệnh giới nghiêm từ 18h đến 5h được thực thi và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ bị đóng cửa.
*** Báo cáo của WHO vẫn chưa thể xác định nguồn gốc virus SARS-CoV-2
Các nước như Mỹ, Nhật Bản và Anh cho rằng báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 chậm trễ và các nhà khoa học không được tiếp cận đầy đủ với dữ liệu, trong khi người đứng đầu cơ quan này kêu gọi điều tra thêm.
CIA đã trợ cấp vũ khí cho phiến quân như thế nào?
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, CIA thường xuyên viện trợ tiền bạc và cung cấp tin tình báo cho các lực lượng vũ trang nổi loạn chống lại những chính phủ cấp tiến ở Cuba, Chile, Indonesia…
Mafia trốn truy nã bị lộ tẩy sau khi trở thành YouTuber
Sau khi xuất hiện trong một video dạy nấu ăn trên trang YouTube, Marc Feren Claude Biart – một tên mafia trốn truy nã đã bị sa lưới. Có lẽ, Claude Biart không thể ngờ rằng, chính hình xăm đặc biệt trên cơ thể đã “tố cáo” chủ nhân.
Em gái ông Kim Jong-un chỉ trích tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc
Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, hôm 30/3 đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về bài phát biểu của ông liên quan tới các vụ phóng tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng.
Nga điều oanh tạc cơ áp sát không phận NATO
Nhóm máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và máy bay trinh sát Tu-142 của Nga được triển khai tới biển Barents và bay sát không phận Na Uy, buộc NATO điều tiêm kích tới theo sát.
Brazil “thay máu” nội các giữa lúc đại dịch căng thẳng
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro mới đây đã thay thế hàng loạt vị trí bộ trưởng trong một cuộc cải tổ nội các sâu rộng diễn ra khi ông đối mặt với áp lực ngày càng lớn về xử lý đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Australia: Ông Scott Morrison chấn chỉnh “văn hóa nghị trường”
Trong tuyên bố trước báo giới hôm 23-3, Thủ tướng Australia cam kết sẽ “làm sạch” nghị trường sau khi xảy ra loạt bê bối mới nhất về lạm dụng tình dục và quấy rối khiến dư luận xôn xao và chính trường bất ổn.
Loạt động thái lạ từ Triều Tiên và thông điệp gửi đến Mỹ
Tuyên bố chỉ trích Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) được Triều Tiên đưa ra hôm 29/3 là động thái mới nhất của quốc gia này sau nhiều tháng im lặng.
Kênh đào Suez khôi phục giao thông sau sự cố Ever Given
Trong tuyên bố mới nhất đưa ra tối 29/3, Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) khẳng định, hoạt động giao thông qua kênh đào Suez, Ai Cập đã được nối lại, sau khi siêu tàu Ever Given được giải cứu thành công.
Nga – Trung Quốc ra tuyên bố chung
Theo Trung Quốc, khi cam kết quay trở lại chủ nghĩa đa phương và cố gắng hàn gắn liên minh bằng cách nhấn mạnh các giá trị của “dân chủ và nhân quyền”, Mỹ muốn thúc đẩy các nhóm đối đầu với các nước khác từ chối quyền bá chủ của Mỹ. Trung Quốc và Nga đã đứng lên phá vỡ sự im lặng này và đưa ra định nghĩa của họ về chủ nghĩa đa phương cùng các giá trị mà thế giới nên chấp nhận.
Tỷ phú giàu nhất Czech thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng
Euronews ngày 29/3 đưa tin, Petr Kellner – tỷ phú giàu nhất Cộng hòa Czech đã thiệt mạng trong một vụ rơi trực thăng ở Alaska (Mỹ) hôm 27/3. Nguyên nhân của vụ việc này đang được điều tra, làm rõ.
Nhìn lại 3 lần kênh đào Suez bị bịt kín
Việc kênh đào Suez bị bịt kín nhiều ngày liên tục do sự cố với siêu tàu vận tải Ever Given khiến nhiều tàu hàng phải lựa chọn tuyến đường khác xa hơn, tốn thời gian hơn và nguy hiểm hơn nhiều lần, song đây không phải lần đầu kênh đào này gặp sự cố.
Thủ tướng Armenia tuyên bố từ chức
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 4 tới để bầu cử sớm, trong bối cảnh chính quyền của ông đang đối mặt với áp lực chính trị khổng lồ từ sau cuộc chiến với Azerbaijan.
Venezuela sẵn sàng “đổi dầu lấy vaccine COVID-19”
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 28/3 đã đề xuất sử dụng dầu thô để chi trả cho vaccine COVID-19, mặc dù ông không cung cấp nhiều chi tiết về kế hoạch này.
Tổng hợp-TT