Người khổng lồ yếu ớt; Sáng kiến ARIA của Mỹ gia tăng kiềm chế Trung Quốc; Mỹ cảnh báo công dân thận trọng khi tới Trung Quốc; Hạ viện Mỹ có tân Chủ tịch, ông Trump ‘lo sốt vó’?…là những tin chính được cập nhật.
Người khổng lồ yếu ớt
(SGGP) Dù đã được củng cố nhờ một số chính sách tiền tệ của châu Âu, nhưng giới quan sát nhận định đồng EUR vẫn còn là “một người khổng lồ yếu ớt”.
Ngày 1-1 vừa qua là ngày tròn 20 năm đồng tiền chung châu Âu (EUR) ra đời. Những năm gần đây, đồng tiền chung của khoảng 340 triệu dân tại 19 quốc gia châu Âu đã phải vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng và các bất đồng chính trị. Dù đã được củng cố nhờ một số chính sách tiền tệ của châu Âu, nhưng giới quan sát nhận định đồng EUR vẫn còn là “một người khổng lồ yếu ớt”.
Nhớ lại 2 thập kỷ trước, đồng EUR tuy chưa hiện diện chính thức, nhưng đã được giới tài chính sử dụng như là một công cụ tài chính ảo trong các hoạt động giao dịch. Đến ngày 1-1-2002, những tờ bạc EUR đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
10 năm đầu tiên, EUR mang đến sự lạc quan do những thành công tức thì. Nhưng 10 năm kế tiếp, đồng tiền chung của châu Âu phải trải qua một cuộc khủng hoảng dài hơi và dữ dội. Ngay giữa mùa hè năm 2012, đồng EUR suýt chút nữa bị cuốn trôi theo cuộc khủng hoảng nợ công có nguy cơ dẫn đến sự tan rã của hệ thống ngân hàng tại châu Âu.
Theo các chuyên gia kinh tế, chính những sự kiện đó đã bộc lộ rõ những “khiếm khuyết ban đầu” trong quá trình hình thành đồng EUR: Thiếu sự đoàn kết về ngân sách chung châu Âu thông qua biện pháp tương trợ nợ công, đầu tư và các rủi ro, cách biệt sâu sắc giữa các nền thị trường, thiếu một định chế cung cấp tín dụng trong trường hợp khẩn cấp khi một nước gặp khó khăn…
Nhằm ngăn chặn Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bị nổ tung, một loạt các biện pháp đã được đề ra như thiết lập chương trình mua lại nợ công có điều kiện của một nước thông qua việc phát hành công trái phiếu châu Âu, giảm lãi suất xuống mức thấp nhất… Tổng cộng trong giai đoạn này, châu Âu đã mua lại 2.600 tỷ EUR nợ công.
Cuộc khủng hoảng 2012 là dịp để châu Âu sửa chữa những điểm yếu đáng quan ngại nhất cho đồng tiền chung châu Âu và lập lại các luật lệ cho việc quản lý. Thế nhưng, trên bình diện chính trị, châu Âu và các nước thành viên trong khối đã có rất ít chính sách để điều chỉnh những khiếm khuyết ban đầu. 19 quốc gia vẫn chưa có được các công cụ cần thiết để đồng nhất các nền kinh tế hay đầu tư để ứng phó với các thách thức kinh tế.
Sáng kiến ARIA của Mỹ gia tăng kiềm chế Trung Quốc
VOV.VN – Sáng kiến Trấn an châu Á (ARIA) liệu có phải một nước cờ mới để Mỹ từng bước kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy với những bước đi chiến lược?
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây ký một dự luật được sự ủng hộ của lưỡng đảng liên quan đến Sáng kiến Trấn an châu Á (ARIA) chính là một phần trong loạt biện pháp của Mỹ nhằm ứng phó với những thách thức từ Trung Quốc. Trong suốt 4 thập kỷ cải cách mở cửa ở Trung Quốc, trớ trêu thay là với sự giúp đỡ của Mỹ, đã không đưa đến một Trung Quốc như Henry Kissinger mong đợi và cũng không đưa nước này về “cùng phe” với Mỹ.
Trái lại, Bắc Kinh thậm chí đã có một kế hoạch dài hạn nhằm thay thế vị trí của Mỹ khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017 dự tính Bắc Kinh sẽ giữ “vai trò trung tâm” trên thế giới. Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho “2 sự kiện thế kỷ” là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2021 và 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2049.
Mỹ cảnh báo công dân thận trọng khi tới Trung Quốc
Cảnh báo cấp độ 2 về việc di chuyển tới Trung Quốc được ban bố giữa lúc căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tăng cao.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc cấp dưới chú ý đến Trung Quốc / Tướng Trung Quốc dọa đánh chìm hai tàu sân bay Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/1 tiếp tục cảnh báo công dân về việc tới Trung Quốc do ” việc thực thi pháp luật tùy tiện của nước sở tại”, Reuters đưa tin. Cảnh báo này được ban hành ở cấp độ 2, tương tự cảnh báo Mỹ đưa ra hồi tháng 1/2018.
“Các biện pháp an ninh bổ sung như kiểm tra an ninh và tăng mức độ hiện diện của cảnh sát rất phổ biến ở khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng. Nhà chức trách địa phương có thể áp đặt lệnh giới nghiêm và hạn chế đi lại mà không thông báo trước”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Cảnh báo cũng nêu rõ Trung Quốc có thể sử dụng lệnh cấm xuất cảnh nhằm ngăn chặn công dân Mỹ rời khỏi nước này, có trường hợp lệnh cấm xuất cảnh kéo dài nhiều năm. “Phần lớn công dân Mỹ chỉ biết về lệnh cấm xuất cảnh khi họ tìm cách rời khỏi Trung Quốc, và không có cách nào để biết lệnh cấm kéo dài bao lâu. Công dân Mỹ bị cấm xuất cảnh đã bị đe dọa và tấn công”, thông báo nêu thêm.
Hạ viện Mỹ có tân Chủ tịch, ông Trump ‘lo sốt vó’?
Nghị sĩ đảng Dân chủ Nancy Pelosi vừa được chọn làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sau khi đảng của bà giành thế đa số ở Quốc hội nhờ chiến thắng bầu cử giữa kỳ.
Đây là lần thứ 2 bà Pelosi nắm giữ chức Chủ tịch Hạ viện. Bà là nữ nghị sĩ đầu tiên trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi giữ chức vụ này trong nhiệm kỳ 2007-2011, sau đó các nghị sĩ đảng Cộng hòa nắm đa số tại Hạ viện trong 8 năm.
Trước đó, Quốc hội Mỹ nhiệm kỳ thứ 116 bắt đầu phiên họp đầu tiên, đánh dấu bước chuyển đổi quyền lực lớn tại Đồi Capitol khi quyền kiểm soát Hạ viện chuyển từ phe Cộng hòa về tay những người Dân chủ.
Phiên họp diễn ra giữa lúc Chính phủ Mỹ bị đóng cửa một phần vì Quốc hội không nhất trí được ngân sách mới, trong đó có khoản 5 tỷ USD dành để xây bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico theo đề nghị của Tổng thống Donald Trump.
Những thay đổi về cán cân quyền lực ở Hạ viện nhiều khả năng sẽ khiến ông Trump đối mặt thêm nhiều thách thức cam go trong 2 năm cầm quyền còn lại.
*** Quân Assad không cần đánh, phe nổi dậy tự thất bại ê chề?
(VnMedia) – Hai ngày giao tranh ác liệt ở những khu vực nằm trong sự kiểm soát của phe nổi dậy Syria ở phía bắc đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người khi các nhóm chiến binh nổi dậy lao vào cuộc chiến “huynh đệ tương tàn“.
Vừa cầm quyền 2 ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã có phát biểu khiến Trung Quốc “toát mồ hôi”
– Chưa đầy 2 ngày sau khi lên tiếp quản vị trí quyền lực nhất ở Lầu Năm Góc, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã có phát biểu khiến Trung Quốc phải “toát mồ hôi“ vì lo ngại.
Diễn biến gây sốc ở Syria: Phe nổi dậy mạnh nhất đầu quân cho Assad?
– Lực lượng chiến binh người Kurd được Mỹ hậu thuẫn đã bắt đầu rút quân khỏi thành phố Manbij ở phía bắc Syria, mời quân đội Syria đến nơi này trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ rầm rập huy động lực lượng về khu vực biên giới.
*** Hé lộ mục tiêu trọng tâm của quân đội TQ
Nhật báo PLA Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của quân đội Trung Quốc vừa tiết lộ những mục tiêu trọng tâm của lực lượng này trong năm 2019.
Tờ South China Morning Post dẫn một bài viết trên nhật báo PLA Daily cho hay, tăng cường huấn luyện binh lính và khả năng sẵn sàng cho chiến tranh là các ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc (PLA) trong năm nay.
“Chúng ta cần chuẩn bị tốt cho mọi hướng đấu tranh quân sự và cải thiện một cách toàn diện khả năng tác chiến của binh lính trong các trường hợp khẩn cấp … nhằm đảm bảo có thể đối mặt với thách thức và giành thắng lợi khi xảy ra tình huống như vậy”, trích bài xã luận đầu năm mới trên tờ báo của PLA.
Các ưu tiên khác của PLA được đề cập đến là lập kế hoạch và triển khai việc phát triển quân đội, thúc đẩy cải cách và đổi mới cũng như xây dựng Đảng bên trong quân đội.
Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lệnh cho PLA phải tăng cường khả năng chiến đấu. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, những thông điệp do chính cơ quan ngôn luận của PLA công bố ngay đầu năm ám chỉ, điều này đóng một vai trò quan trọng hơn trong kế hoạch của ông Tập dành cho quân đội trong năm 2019.
– Ảrập Xêút ngày 3/1 đã mở phiên tòa đầu tiên tại thủ đô Riyadh nhằm xét xử 11 nghi can trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng 10/2018. Theo hãng thông tấn Ảrập Xêút (SPA), các công tố viên đề nghị 5 án tử hình dành cho 5 trong số 11 bị cáo.
– Ngay trong ngày làm việc đầu tiên với tư cách người đứng đầu Lầu Năm góc, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã nhắc nhở cấp dưới phải luôn nhớ đến Trung Quốc như là mối quan ngại hàng đầu.
– Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, ông Jo Song-gil, 48 tuổi, quyền Đại sứ Triều Tiên ở Italia đang xin tị nạn ở một nước thứ ba. Gia đình ông Jo đã được nhà chức trách Italia bảo vệ tại một nơi an toàn từ đầu tháng trước.
– Chính phủ Nhật đã trao công hàm phản đối Trung Quốc tiến hành hoạt động khảo sát biển mà không được Tokyo cho phép xung quanh đảo san hô Okinotori ở phía tây Thái Bình Dương. Tokyo hiện coi nơi này là điểm cơ sở cho vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có phạm vi hơn 320km của Nhật.
– Cảnh sát bán quân sự Israel đã tiến hành chiến dịch di dời hàng chục người Do Thái ra khỏi khu định cư Amona xây dựng trái phép tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng. Ít nhất 5 cảnh sát và 6 người định cư đã bị thương do xô xát trong chiến dịch này.
– Alejandro Aparicio, Thị trưởng thành phố Tlaxiaco thuộc bang Oaxaca của Mexico đã bị một tay súng bắn chết chỉ không đầy 2 tiếng đồng hồ sau khi ông tuyên thệ nhậm chức và đang trên đường tới dự một cuộc gặp tại tòa thị chính Tlaxiaco. Ba người khác đi cùng ông Aparicio cũng bị thương.
– Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng lấy làm tiếc khi Tokyo cáo buộc một tàu khu trục của Hải quân Hàn Quốc đã dùng radar điều khiển hỏa lực nhắm vào một máy bay chiến đấu của Nhật hồi tháng trước. Seoul kêu gọi Tokyo đưa ra lời xin lỗi vì đã có những động thái đe dọa tàu.
– Tàu thám hiểm Hằng Nga – 4 của Trung Quốc đã hạ cánh thành công xuống vùng tối của Mặt Trăng hôm 3/1 và bắt đầu gửi về những hình ảnh đầu tiên. Sự kiện được coi là thành tựu to lớn của Trung Quốc trong thám hiểm không gian vũ trụ.
– Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã loại bỏ hơn 23.000 thành viên thuộc các tổ chức khủng bố và nhóm vũ trang bất hợp pháp ở Syria trong năm 2018.
*** Mỹ-Trung xác nhận tiến hành đàm phán thương mại vào tuần tới
Đây sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nước về vấn đề thương mại kể từ khi lãnh đạo hai nước thông báo về lệnh đình chiến thương mại kéo dài 90 ngày.
13 công dân Canada bị phía Trung Quốc bắt giữ sau vụ Huawei
Trong số 13 công dân Canada bị bắt giữ, 8 người đã được trả tự do và chỉ có 3 vụ được công khai, gồm cựu cán bộ ngoại giao Michael Kovrig, doanh nhân Michael Spavor và giáo viên Sarah McIver tại Trung Quốc .
Nhà ngoại giao Triều Tiên tại Italy ”mất tích” bí ẩn
Reuters dẫn nguồn tin một Nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc tối ngày 3-1 (giờ địa phương) cho biết, một nhà ngoại giao của CHDCND Triều Tiên, người gần đây đóng vai trò như Đại sứ nước này tại Italy, đã mất tích.
Nghiệt ngã “vàng bẩn” ở Cộng hòa Dân chủ Congo
Nằm ở cực nam Trung Phi, mỗi năm Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) khai thác từ 16 đến 20 tấn vàng nhưng xuất khẩu chính thức chỉ khoảng 3,5 tấn. Số còn lại được đưa lậu sang các quốc gia láng giếng như Rwanda, Uganda, Burundi… rồi dừng lại ở Dubai, thủ đô các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất, để biến thành những chi tiết trong các linh kiện điện tử, vàng thỏi và đồ trang sức.
Mỹ cảnh báo công dân thận trọng khi tới Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4-1 vừa tiếp tục đưa ra cảnh báo đối với người dân về việc “thận trọng hơn” khi di chuyển tới Trung Quốc do có thể gặp nhiều phiền toái.
Châu Phi vật vã với chất gây nghiện
Ở bang Kano, Cục Quản lý thuốc Quốc gia Nigeria (NDLEA) thường xuyên tiến hành những chiến dịch bắt giữ và tiêu hủy sirô ho chứa codeine được bán trái phép trên đường phố.
5 nghi can sát hại nhà báo Khashoggi đối mặt án tử hình
Arab Saudi ngày 3-1 đã mở phiên xét xử đầu tiên vụ án sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Các công tố viên đã đề nghị án tử hình đối với 5 trong số 11 nghi can có liên quan tới vụ án sát hại man rợ nhà báo của tờ Washington Post.
Vừa tuyên bố rút quân, Mỹ bất ngờ tố người Kurd ở Syria làm ăn với Iran
Không lâu sau quyết định rút quân khỏi Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc các nhóm dân quân người Kurd ở Syria có quan hệ làm ăn với Iran, vốn được xem là đối thủ chính của Mỹ ở Trung Đông.
Những “vũ khí” giúp nước Mỹ đứng đầu thế giới
Chủ nghĩa bảo hộ và chính sách áp dụng luật pháp vượt ra ngoài lãnh thổ giúp nước Mỹ của ông Donald Trump khống chế phần còn lại của thế giới. Nhưng không chỉ có vậy. Theo nhật báo Pháp La Tribune, nước Mỹ còn một số công cụ khác để khống chế giao dịch toàn cầu, chưa kể việc chính quyền ông Trump còn đề ra một số biện pháp khắc nghiệt khác.
Mỹ: Báo động tình trạng cảnh sát tử vong trong khi làm nhiệm vụ
Số nhân viên cảnh sát Mỹ chết trong khi làm nhiệm vụ đang ngày càng gia tăng và cao hơn nhiều so với năm 2017.
Cảnh sát Ấn Độ chống khủng bố
Có ít nhất 10 nghi can khủng bố ở New Delhi và Uttar Pradesh bị bắt sau khi cảnh sát mở các cuộc khám xét tại 17 địa điểm thuộc 2 địa phương kể trên và việc này nằm trong khuôn khổ điều tra về nhóm khủng bố mới có tên Harkat ul Harb e Islam.
Giải mã hiện tượng người già phạm tội ở Hàn Quốc
Tại xứ sở kim chi, các băng đảng thiếu niên không còn là một mối đe dọa. Ngược lại, người ta ngày càng phải trông chừng nhiều hơn vào những tội phạm cao tuổi. Số người già trên 65 tuổi ở Hàn Quốc trở thành tội phạm đang ở mức báo động với con số là 45%.
Nga cho phép Mỹ tiếp cận nghi phạm gián điệp bị bắt ở Moscow
Nga đã cho phép Mỹ tiếp cận lãnh sự Paul Whelan, người bị giới chức an ninh Nga bắt tại Moscow cách đây không lâu với cáo buộc làm gián điệp.
Cựu tổng thống Argentina dính cáo buộc tham nhũng
Bà Cristina Fernandez de Kirchner, từng đảm nhiệm cương vị Tổng thống từ 2007 đến 2015 sẽ phải ra tòa vì cáo buộc đã nhận hối lộ hàng chục triệu đôla Mỹ. Ngoài quyết định đáng chú ý trên, Tòa án liên bang Argentina còn yêu cầu phải tước bỏ quyền miễn truy tố và bắt giữ bà.
Tổng thống Trump dọa cho Chính phủ Mỹ đóng cửa “lâu dài”
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không nhượng bộ và sẽ để chính phủ đóng cửa “lâu dài”, tới khi nào ông có tiền xây tường biên giới với Mexico.
Tổng hợp-TT