VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 5/10/2020.

      4 bài học của Mỹ sau khi Trump nhiễm nCoV; EU thúc đẩy thượng tôn pháp luật ở Biển Đông; Mỹ có tin chấn động về ông Trump; Thế giới vượt 35 triệu ca mắc Covid-19…là những tin chính được cập nhật.
4 bài học của Mỹ sau khi Trump nhiễm nCoV
  Tổng thống Donald Trump đeo khẩu trang khi đi dọc hành lang trong chuyến thăm Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed ở Bethesda, Maryland, hôm 11/7. Ảnh: AP  Tổng thống Donald Trump đeo khẩu trang khi đi dọc hành lang trong chuyến thăm Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed ở Bethesda, Maryland, hôm 11/7. Ảnh: AP
Các chuyên gia y tế Mỹ khuyến cáo người dân “cần nhìn lại và hành động” đeo khẩu trang, giãn cách xã hội… sau khi Tổng thống Donald Trump mắc Covid-19.
Ba ngày qua ghi nhận diễn biến Trump cùng vợ dương tính nCoV rồi nhập viện điều trị, với nhiều thông tin đôi khi trái chiều nhau về tình hình sức khỏe. Tiến sĩ Theodore J. Iwashyna, giám đốc nghiên cứu dịch vụ y tế, phó giáo sư chuyên khoa nội, bệnh phổi và chăm sóc bệnh nguy kịch tại Đại học Michigan, cho rằng “đây là tuần mà nhiều người Mỹ nhận ra mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh”.
Tiến sĩ Trini Mathew, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và nhà dịch tễ học của Beaumont Health, cho biết ông Trump đang nhận được dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao nhất. Tiến sĩ khuyến cáo giờ “không phải lúc để hoảng sợ”, mà người dân cần nhìn nhận lại và hành động để ngăn chặn lây lan Covid-19.
“Virus có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai, do đó chúng ta cần phải nghiêm túc, không chỉ bảo vệ bản thân, mà còn cho người xung quanh chúng ta”, tiến sĩ Trini Mathew nói.
Các chuyên gia rút ra 4 bài học chính từ việc ông Trump nhiễm nCoV:
Đeo khẩu trang, cách ly xã hội:
Tiến sĩ Mathew kêu gọi mọi người đeo khẩu trang ngay. Bà nhấn mạnh, đây là thời điểm để mọi người bình tĩnh và cẩn thận hơn về cách đeo khẩu trang cũng như rửa tay.
Xét nghiệm không nói lên tất cả:
Trường hợp âm tính giả có thể xảy ra, ngay cả khi bệnh nhân có triệu chứng của Covid-19.
Theo tiến sĩ Mathew, “một xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng bạn đã nhiễm bệnh”. Kết quả xét nghiệm nCoV phụ thuộc vào quá trình phát triển bệnh và thời điểm xét nghiệm. Bên cạnh đó, cách nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm cũng ảnh hưởng đến kết quả.
“Âm tính giả và dương tính giả vẫn có thể xảy ra. Xét nghiệm ban đầu âm tính, nhưng khi bệnh nhân tiếp tục có triệu chứng, hoặc tồi tệ hơn, họ cần xét nghiệm lại”, tiến sĩ Mathew nói.
Mùa cúm chồng Covid-19:
Bối cảnh sẽ phức tạp hơn vào thời điểm các virus gây bệnh hô hấp gia tăng. Tiến sĩ Mathew khuyến cáo người dân nên tiêm phòng vaccine cúm, đặc biệt với người có nguy cơ cao nhiễm nCoV, như người béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh tim, thận.
“Chúng tôi biết về tranh cãi rằng vaccine cúm không bảo vệ 100%, nhưng có biện pháp bảo vệ vào lúc này vẫn tốt hơn là không”, Mathew nói.
Trách nhiệm cá nhân cần nâng cao:
Đại dịch bùng phát trong nhiều tháng qua, nhiều người mệt mỏi và đang mất dần cảnh giác. Tuy nhiên mỗi cá thể không chỉ có trách nhiệm bảo vệ mình mà còn những người xung quanh, cho dù với Covid-19 hay các bệnh truyền nhiễm khác như cúm hoặc sởi. Từ chối đeo khẩu trang khiến bạn có nguy cơ mắc Covid-19 và lây lan cho người khác, dễ bị tổn thương hơn.
EU thúc đẩy thượng tôn pháp luật ở Biển Đông
SGGP Ngày 4-10, tại Prague, các chuyên gia của Cộng hòa Czech cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) ngày càng quan tâm và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.
TS Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học Tổng hợp Charles, Cộng hòa Czech, ủng hộ việc Anh, Pháp, Đức (E3) mới đây gửi công hàm tới Liên hiệp quốc (LHQ) thể hiện quan điểm chung về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS).
Theo ông Hosoda, do Đức và Pháp là hai quốc gia có vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách chung của EU nên những động thái trên của nhóm E3 là dấu hiệu cho thấy EU ngày càng quan tâm và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông dưới góc độ đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế và đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Trong khi đó, ông Vaclav Kopecky, chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Á thuộc Hiệp hội Các vấn đề quốc tế, cho rằng, việc E3 gửi công hàm thể hiện lập trường chung trong vấn đề Biển Đông cho thấy E3 nói riêng và EU nói chung quan ngại về tình hình Biển Đông cũng như các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời mong muốn góp phần đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tin chấn động về ông Trump
Tại cuộc họp báo ở Quân y viện Walter Reed ở Bethesda, bang Maryland hôm 4/10, Sean Conley, bác sĩ của tổng thống Mỹ tiết lộ, ông Trump đã bị sốt cao trước khi được đưa vào viện điều trị và trải qua 2 đợt giảm chớp nhoáng độ bão hòa oxy trong máu trong các ngày 2 – 3/10. Tuy nhiên, bác sĩ Conley nói, tình trạng của ông Trump đang được cải thiện và đội ngũ chuyên gia y tế quyết định cho tổng thống bắt đầu dùng thuốc dexamethasone.
Theo BBC, dexamethasone là một loại thuốc steroid thường không được kê cho bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn nhẹ. Một nghiên cứu diễn ra ở Anh phát hiện các lợi ích của thuốc ở thời điểm người bệnh cần bổ sung oxy. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dùng kết quả nghiên cứu này khuyến nghị sử dụng thuốc trong những trường hợp bệnh “nặng và nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, bác sĩ Brian Garibaldi, một thành viên khác trong nhóm chuyên gia y tế điều trị cho lãnh đạo Nhà Trắng nói, nếu ông Trump tiếp tục cảm thấy khỏe, các bác sỹ hy vọng có thể cho ông xuất viện ngay trong ngày 5/10 để trở về Nhà Trắng tiếp tục quá trình điều trị.
Cuối ngày 4/10, ông Trump bất ngờ đi ôtô ra khỏi Quân y viện Walter Reed để vẫy chào những người ủng hộ tụ tập bên ngoài nơi này. Nhà Trắng xác nhận, sau chuyến đi ngắn, chớp nhoáng, ông Trump hiện đã quay trở về viện.
James Philips, một bác sĩ thuộc quân y viện đã đăng đàn Twitter gay gắt chỉ trích hành động của tổng thống, vì lo ngại nguy cơ lây nhiễm virus cao bên trong siêu xe chuyên chở ông.
Trước đó, tại một cuộc phỏng vấn với BBC, Thủ tướng Anh Borris Johnson bày tỏ tin tưởng ông Trump sẽ sớm hồi phục và khuyên tổng thống Mỹ tuân thủ yêu cầu của các bác sĩ.
Ông Trump bất ngờ ra ngoài viện vẫy chào người ủng hộ
Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ đi ôtô ra khỏi Quân y viện Walter Reed, nơi ông đang nằm điều trị Covid-19 để vẫy chào những người ủng hộ tụ tập bên ngoài nơi này.
Theo BBC, ông Trump được nhìn thấy ngồi phía sau chiếc siêu xe bọc thép của mình, đeo khẩu trang và vẫy chào đám đông.
Chỉ ngay trước chuyến đi ngắn, lãnh đạo Nhà Trắng đã cho đăng tải lên Twitter một đoạn video ghi hình tại phòng điều trị đặc biệt dành cho ông tại Quân y viện Walter Reed ở Bethesda, bang Maryland. Trong đó, ông Trump nói “sẽ có điều bất ngờ nhỏ dành cho một số người ái quốc vĩ đại mà chúng ta đang thấy ở trên đường”.
Kênh NBC sau đó cho chia sẻ đoạn ghi hình về chuyến thăm chớp nhoáng, bất ngờ của đương kim tổng thống Mỹ dành cho những người đang tụ tập bên ngoài bệnh viện nhằm cầu nguyện cho ông mau chóng bình phục.
Tại cuộc họp báo ở Walter Reed hôm 4/10, bác sĩ Brian Garibaldi, một thành viên trong nhóm chuyên gia y tế điều trị cho lãnh đạo Nhà Trắng thông báo, tình hình sức khỏe của ông Trump đang tiến triển tích cực.
Ông Garibaldi tiết lộ, nếu Tổng thống Trump tiếp tục cảm thấy khỏe hơn, các bác sỹ hy vọng có thể cho ông xuất viện ngay trong ngày 5/10 để trở về Nhà Trắng tiếp tục quá trình điều trị.
***  Thế giới vượt 35 triệu ca mắc Covid-19,
Diễn biến đại dịch trên thế giới
Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 5/10 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới đã có hơn 35,3 triệu người mắc Covid-19, hơn 1 triệu trường hợp tử vong. Tuy nhiên, gần 26,6 triệu ca bệnh khắp toàn cầu đã được chữa khỏi.
Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 7,6 triệu ca nhiễm và 214.593 bệnh nhân tử vong. Ấn Độ là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng có số ca nhiễm mới (gần 75.000 người) và tử vong (902 người) vì dịch trong vòng 24 giờ qua cao nhất toàn cầu, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên hơn 6,6 triệu,i tổng số ca tử vong 102.714 người.
Tin chấn động về ông Trump
Tại cuộc họp báo ở Quân y viện Walter Reed ở Bethesda, bang Maryland hôm 4/10, Sean Conley, bác sĩ của tổng thống Mỹ tiết lộ, ông Trump đã bị sốt cao trước khi được đưa vào viện điều trị và trải qua 2 đợt giảm chớp nhoáng độ bão hòa oxy trong máu trong các ngày 2 – 3/10. Tuy nhiên, bác sĩ Conley nói, tình trạng của ông Trump đang được cải thiện và đội ngũ chuyên gia y tế quyết định cho tổng thống bắt đầu dùng thuốc dexamethasone.
Theo BBC, dexamethasone là một loại thuốc steroid thường không được kê cho bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn nhẹ. Một nghiên cứu diễn ra ở Anh phát hiện các lợi ích của thuốc ở thời điểm người bệnh cần bổ sung oxy. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dùng kết quả nghiên cứu này khuyến nghị sử dụng thuốc trong những trường hợp bệnh “nặng và nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, bác sĩ Brian Garibaldi, một thành viên khác trong nhóm chuyên gia y tế điều trị cho lãnh đạo Nhà Trắng nói, nếu ông Trump tiếp tục cảm thấy khỏe, các bác sỹ hy vọng có thể cho ông xuất viện ngay trong ngày 5/10 để trở về Nhà Trắng tiếp tục quá trình điều trị.
Cuối ngày 4/10, ông Trump bất ngờ đi ôtô ra khỏi Quân y viện Walter Reed để vẫy chào những người ủng hộ tụ tập bên ngoài nơi này. Nhà Trắng xác nhận, sau chuyến đi ngắn, chớp nhoáng, ông Trump hiện đã quay trở về viện.
James Philips, một bác sĩ thuộc quân y viện đã đăng đàn Twitter gay gắt chỉ trích hành động của tổng thống, vì lo ngại nguy cơ lây nhiễm virus cao bên trong siêu xe chuyên chở ông.
Trước đó, tại một cuộc phỏng vấn với BBC, Thủ tướng Anh Borris Johnson bày tỏ tin tưởng ông Trump sẽ sớm hồi phục và khuyên tổng thống Mỹ tuân thủ yêu cầu của các bác sĩ.
Paris áp tình trạng báo động tối đa
Theo Reuters, mọi quán bar tại Paris sẽ phải đóng cửa kể từ ngày 6/10 sau khi nhà chức trách Pháp đặt thủ đô trong tình trạng báo động tối đa. Động thái tiếp sau việc tăng vọt số ca nhiễm mới Covid-19 trên toàn quốc lên tới 16.972 người hôm 3/10, mức cao nhất trong một ngày kể từ khi Pháp bắt đầu xét nghiệm hàng loạt.
Trong vòng 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm 12.565 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm lên gần 620.000 người. Bộ Y tế Pháp thống kê, tổng số trường hợp tử vong là 32.230 người, tăng 32 trường hợp so với một ngày trước đó.
Tỷ lệ xét nghiệm kiểm dịch tại quốc gia châu Âu này cũng không ngừng tăng lên, từ 7,9% hôm 3/10 lên 8,2% hôm 4/10.
Myanmar ghi nhận số ca tử vong kỷ lục
So với cách đây 7 tháng, Myanmar hôm 4/10 ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục là 41 người, nâng tổng số trường hợp thiệt mạng vì virus corona chủng mới trên toàn quốc lên tới 412 người. Theo dữ liệu của Reuters, số ca nhiễm và tử vong ở quốc gia Đông Nam Á này đang tăng nhanh gấp đôi ở những nơi khác trên thế giới.
Myanmar là một trong những nước có hệ thống y tế yếu nhất thế giới. Hàng ngàn tình nguyện viên đang đóng vai trò hỗ trợ thiết yếu trong cuộc chiến chống Covid-19 của nước này.
Hàn Quốc phạt tiền người không đeo khẩu trang
Yonhap trích dẫn thông cáo của Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hàn Quốc (KDCA) cho hay, người dân nước này bắt buộc phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, tại các buổi biểu tình cũng như các cơ sở y tế để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Kể từ ngày 13/10, bất kỳ ai vi phạm quy định trên, ngoại trừ trẻ dưới 14 tuổi và các cá nhân không thể đeo khẩu trang vì bệnh lý, sẽ bị phạt tiền tới 100.000 won (gần 2 triệu đồng).
Tính đến sáng sớm 5/10, xứ sở kim chi đã có hơn 24.000 ca mắc với 421 trường hợp tử vong vì dịch.
Để chặn nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm vào các kỳ nghỉ lễ, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành chế độ đặc biệt chống virus, bắt đầu từ 28/9 đến qua 11/10. Theo đó, nước này cấm tụ tập quá 50 người trong không gian đóng kín cũng như các hoạt động bán hàng tận nơi của các doanh nghiệp. Mọi trận đấu thể thao, kể cả bóng chày và bóng đá, không được phép mở cửa đón khán giả.
Các cơ sở nguy cơ cao, chẳng hạn như phòng hát karoke, quán bar và câu lạc bộ sẽ vẫn đóng cửa ở khu vực Seoul trong tuần này. Song, những cơ sở tương tự tại các khu vực khác thủ đô sẽ được phép tái hoạt động trở lại từ ngày 5/10.
Nhà chức trách y tế địa phương dự định kiểm soát chặt các ca nhiễm mới Covid-19 trong tuần trước khi quyết định liệu có dỡ bỏ thêm các biện pháp hạn chế nhằm dập dịch từ ngày 12/10 hay không.
*** Azerbaijan nêu điều kiện ngừng bắn, Armenia lập tức bác bỏ
Azerbaijan yêu cầu Armenia lên lịch rút toàn bộ lực lượng khỏi khu vực Nagorno-Karabakh nếu muốn ngừng bắn, nhưng Armenia sau đó lập tức bác bỏ ý tưởng này.
Ca nhiễm COVID-19 của ông Trump nghiêm trọng đến đâu?
Các bác sĩ không tham gia điều trị cho Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết việc sử dụng dexamethasone cho thấy độ nghiêm trọng của ca nhiễm này.
Pháp suýt mất vùng lãnh thổ chiến lược ở Thái Bình Dương
Với hơn 53% người bỏ phiếu phản đối quyết định ly khai, vùng lãnh thổ New Caledonia trên Thái Bình Dương tiếp tục là một phần lãnh thổ của Pháp.
Thủ tướng Anh chia sẻ kinh nghiệm chống chọi COVID-19 cho ông Trump
Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đã nhiễm và được điều trị khỏi COVID-19, khuyên Tổng thống Mỹ Donald Trump tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ.
Chiến sự Armenia-Azerbaijan leo thang dữ dội, hơn 3.600 người có thể đã chết
Armenia tuyên bố lực lượng dân quân thân thiết bắn rơi 3 máy bay quân sự của Azerbaijan, đồng thời xác nhận vùng Nargono-Karabakh hứng thiệt hại nặng nề do đòn pháo kích của Baku.
Dân quân thân Armenia “dội lửa” san phẳng sân bay quân sự Azerbaijan
Dân quân ly khai thân Armenia ở Nagorno-Karabakh tuyên bố đã phá huỷ toàn bộ căn cứ không quân Ganja của Azerbaijan, nơi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ từng xuất hiện.
Nổ súng trong quán ăn, 6 người thiệt mạng
Ít nhất 6 người đã thiệt mạng và 6 người bị thương trong vụ nổ súng kinh hoàng xảy ra tại một quán ăn ở phía Bắc thủ đô Mexico City của Mexico.
Dân đảo New Caledonia lại đi bỏ phiếu ly khai khỏi Pháp
Dân chúng vùng lãnh thổ New Caledonia, một hòn đảo nằm dưới quyền kiểm soát của Paris ở phía Tây Thái Bình Dương, hôm nay (4/10) đi bỏ phiếu lựa chọn liệu có ly khai khỏi Pháp hay không.
Ông Trump mắc COVID-19 từ bao giờ?
Sự kiện công bố ứng viên thẩm phán Toà án Tối cao Mỹ vào tuần trước được cho là một trong những nơi có thể khiến virus lây lan cho Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump làm việc tới khuya trong bệnh viện dù nhiễm COVID-19
Hình ảnh do Nhà Trắng công bố khuya (3/10) cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn làm việc bình thường trong bệnh viện, nơi ông điều trị vì nhiễm COVID-19.
Đức nhất quyết không cho người Nga tiếp cận Navalny1
Bộ Ngoại giao Đức khước từ đề nghị của Đại sứ quán Nga ở Berlin về việc tiếp cận lãnh sự với Alexei Navalny, nhân vật đối lập người Nga đang điều trị ở Berlin sau nghi án trúng độc.
Ngoại trưởng Pompeo vẫn tới châu Á dù ông Trump nhập viện
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vẫn công du châu Á, song với một lịch trình bị cắt ngắn, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhập viện vì nhiễm COVID-19.
Ấn Độ mở hầm dài nhất thế giới chạy thẳng ra biên giới Trung Quốc
Ấn Độ khánh thành đường hầm Atal chạy xuyên núi ở bang Himachal Pradesh nhằm củng cố cơ sở hạ tầng biên giới và việc kết nối ở các khu vực gần biên giới với Trung Quốc.
Đại dịch COVID-19 lại thiết lập cột mốc đáng sợ mới
Với trên 300.000 ca nhiễm mới COVID-19 được ghi nhận trên toàn cầu mỗi ngày, thế giới nay chỉ mất hơn ba ngày để báo cáo một triệu người bệnh.
Azerbaijan tuyên bố giành lại nhiều khu chiến lược từ Armenia
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố giành lại 7 ngôi làng ở vùng Nagorno-Karabakh, trong khi phía Armenia cảnh báo huy động mọi nguồn lực để đẩy lùi Azerbaijan.
Xuất hiện tin đáng lo ngại về sức khoẻ Tổng thống Trump
Tổng thống Trump nói mình thấy ổn khi nhập viện vì nhiễm COVID-19, song các nhân vật thân cận ở Nhà Trắng nói rằng ông phải sử dụng biện pháp thở oxy bổ sung.

Tổng hợp-TT