Giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh; Đề xuất cấp chứng nhận chung về tiêm chủng ngừa Covid-19; Bất chấp Covid-19, tài sản nhóm siêu giàu Trung Quốc vẫn tăng nhanh nhất trong năm 2020; Cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương sau động đất kinh hoàng; Hơn 116 triệu ca Covid-19 toàn cầu, đà lây nhiễm châu Âu tăng trở lại…là những tin chính được cập nhật.
Giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh
Giá dầu Brent tăng hơn 2% khi chốt phiên giao dịch ngày 3/3. (Ảnh: Reuters)
(ĐCSVN) – Sáng ngày 4/3 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh trước thềm cuộc họp chính sách quan trọng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) với thông tin khả năng nhóm này có thể sẽ hoãn việc tăng sản lượng trong tháng 4/2021.
Tại thị trường giao dịch Mỹ, giá dầu Brent giao tháng 5 tăng 0,4% lên 64,34 USD/thùng sau khi tăng hơn 2% trong phiên giao dịch cuối ngày 3/3, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng thêm 0,3% lên 61,47 USD/thùng.
Chiến lược gia thị trường toàn cầu Stephen Innes tại Axi cho biết, giá dầu sẽ phụ thuộc vào việc Nga và Ả rập Xê út có quyết định tăng sản lượng trong cuộc họp chính sách dự kiến sẽ diễn ra ngày 4/3 hay không.
Thông tin cho rằng, OPEC+ hiện đang cân nhắc việc tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu thô thay vì tăng sản lượng trong bối cảnh nhu cầu thị trường vẫn mong manh và đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thị trường hiện đang kỳ vọng OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày, sớm nhất là vào tháng 4.
Hiện, OPEC+ vẫn đang duy trì chính sách cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu và đặc biệt là Ả rập Xê út đã tự nguyện cắt giảm sản lượng khai thác thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và tháng 3 nhằm hỗ trợ sự ổn định trên thị trường dầu mỏ.
Tuần trước, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ tăng hơn 21 triệu thùng, mức tăng mạnh nhất từng được ghi nhận, lên 484,6 triệu thùng trong bối cảnh đợt lạnh khắc nghiệt ở bang Texas gây mất điện đã ảnh hưởng đến ngành sản xuất dầu.
Đề xuất cấp chứng nhận chung về tiêm chủng ngừa Covid-19
SGGP Truyền thông Malaysia ngày 4-3 đưa tin các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã đề xuất cấp chứng nhận chung của cả khối dưới dạng kỹ thuật số về tiêm chủng ngừa Covid-19 để thúc đẩy việc mở cửa trở lại các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch như du lịch.
Vấn đề này sẽ cần được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp Bộ trưởng Y tế của ASEAN. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho biết nước này sẽ cấp chứng nhận cho người đã tiêm chủng ngừa Covid-19 với kỳ vọng chứng nhận này sẽ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Trong thông tin liên quan, đêm 3-3, Campuchia quyết định phong tỏa tỉnh Preah Sihanouk để phòng dịch Covid-19 lây lan. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Preah Sihanouk đã kêu gọi bà con gốc Việt và những người Việt đang làm việc tại tỉnh Preah Sihanouk hết sức cẩn trọng trước sự lây lan của dịch, hạn chế đi lại trong bối cảnh hiện nay.
Bất chấp Covid-19, tài sản nhóm siêu giàu Trung Quốc vẫn tăng nhanh nhất trong năm 2020
Dự báo trong 5 năm tới, số lượng người siêu giàu ở Trung Quốc sẽ tăng 46% lên mức 103.000 người, đưa quốc gia này lên vị trí thứ hai trên toàn thế giới, báo cáo của Knight Frank nhận định.
Mặc dù đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu nhưng Trung Quốc vẫn là nước ghi nhận lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới trong năm 2020. Kết luận này được đưa ra trong báo cáo ngày 1/3 của Wealth Report của Knight Frank, công ty tư vấn và dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới.
Báo cáo đặt ra ngưỡng giá trị tài sản ròng để một cá nhân được tính là siêu giàu là 30 triệu USD, chưa bao gồm giá trị bất động sản của người đó.
Xếp thứ 2 trong danh sách là Thụy Điển với lượng người siêu giàu tăng 11%. Trung tâm kinh tế châu Á Singapore đứng ở vị trí thứ 3 với mức tăng 10%. Ở chiều ngược lại, số người siêu giàu của Hy Lạp đã giảm tới 1/3.
Cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương sau động đất kinh hoàng
Cảnh báo sóng thần trên toàn khu vực Thái Bình Dương vừa được ban bố sau khi trận động đất lớn thứ ba xảy ra lúc sáng sớm nay.
Theo Reuters, New Zealand đã yêu cầu người dân ở vùng duyên hải sơ tán tới khu vực cao. Trong khi đó, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cảnh báo các đợt sóng cao tới 3m có thể xuất hiện ở Vanuatu và New Caledonia, lãnh thổ của Pháp. Các đợt sóng nhỏ hơn có thể xuất hiện ở những nơi xa hơn như Nhật, Nga, Mexico và bờ biển Nam Mỹ.
Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia New Zealand yêu cầu những người sống gần bờ biển phải di chuyển tới vùng đất cao gần nhất ngay lập tức, càng vào sâu trong đất liền càng tốt và không nên ở lại nhà.
Trận động đất mới nhất, đo được 8,1 độ Richter, tấn công quần đảo Kermadec, phía đông bắc New Zealand.
Trước đó, một trận động đất 7,4 độ Richter cũng xảy ra ở cùng khu vực. Trận động đất đầu tiên, 7,2 độ Richter xảy ra cách North Island của New Zealand khoảng 900km. Hiện chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại do động đất gây ra.
Cảnh báo sóng thần cũng được ban bố đối với các quần đảo khác ở Thái Bình Dương như Tonga, Samoa, Fiji, Vanuatu, Hawaii… Chile cho biết, nước này có thể chứng kiến sóng thần nhỏ.
*** Hơn 116 triệu ca Covid-19 toàn cầu, đà lây nhiễm châu Âu tăng trở lại
Thế giới ghi nhận hơn 116 triệu ca nhiễm, gần 2,6 triệu người chết, tình trạng lây nhiễm tăng trở lại ở châu Âu sau 6 tuần giảm tốc.
Thế giới ghi nhận 116.180.448 ca nhiễm nCoV, trong đó 2.579.940 người đã chết, tăng lần lượt 450.644 và 9.763, trong khi 91.841.710 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đà lây nhiễm nCoV tại châu Âu đã tăng trở lại sau 6 tuần giảm tốc liên tục. “Số ca nhiễm mới tại châu Âu tuần trước tăng 9% và vượt một triệu trường hợp. Điều này chấm dứt 6 tuần giảm tốc đầy hứa hẹn, trong đó hơn một nửa khu vực ổ châu Âu đều chứng kiến số ca nhiễm gia tăng”, giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge cho biết hôm 4/3.
Giới chức ghi nhận đà tăng mới ở Trung Âu và Đông Âu, trong khi nhiều nước Tây Âu vốn có tỷ lệ lây nhiễm cao cũng đang chứng kiến xu hướng tương tự. “Chúng ta cần quay lại các phương pháp cơ bản, mở rộng nhóm được tiêm vaccine”, giám đốc Kluge nói thêm.
WHO khu vực châu Âu gồm 53 quốc gia thành viên, trong đó 45 nước đã triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19. Thống kê của AFP cho thấy 2,6% dân số Liên minh châu Âu đã được tiêm đủ hai liều vaccine, trong khi 5,4% người dân nhận được một liều.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 29.515.560 ca nhiễm và 533.360 ca tử vong, tăng lần lượt 69.175 và 1.946 trong 24 giờ qua.
Tổng thống Joe Biden hôm 2/3 tuyên bố Mỹ “đang đi đúng hướng để có đủ nguồn cung vaccine cho toàn bộ người trưởng thành tại Mỹ vào cuối tháng 5”, sớm hơn hai tháng so với dự đoán trước đó của Washington.
Hai bang Mỹ Texas và Mississippi đã gỡ lệnh bắt buộc người dân đeo khẩu trang. Biden gọi quyết định này là “sai lầm lớn”. Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng nhấn mạnh “giờ không phải là lúc để nới lỏng tất cả các hạn chế”.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 16.819 ca nhiễm và 113 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV lên lần lượt 11.173.567 và 157.584.
Số ca nhiễm tại nước này liên tục giảm kể từ giữa tháng 9/2020, trước khi tăng trở lại hồi đầu tháng trước. 8/10 số ca ghi nhận gần đây được báo cáo tại 5 bang, chủ yếu là Maharashtra và Kerala.
Chính phủ Ấn Độ tuyên bố “có đủ nguồn dự trữ và sẽ cung cấp số liều vaccine cần thiết” cho mọi địa phương, đồng thời kêu gọi các bang không nên tích trữ vaccine. Ấn Độ sản xuất 60% vaccine trên thế giới, đã tặng hoặc bán vaccine Covid-19 cho một số quốc gia.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 1.568 ca tử vong, nâng tổng số lên 260.970. Số ca nhiễm nCoV tăng 71.511 trong 24 giờ qua, lên 10.793.732. Ca tử vong hàng ngày ở Brazil liên tục ở mức cao kỷ lục từ hôm 3/3.
Trong khi phần lớn thế giới đang áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc thúc đẩy tiêm vaccine Covid-19, nhiều người tại Brazil vẫn tiệc tùng và phớt lờ đại dịch, bất chấp việc nước này là nơi phát sinh biến chủng nCoV lây lan nhanh hơn và được cho là nguy hiểm hơn.
Giới chức Brazil cảnh báo hệ thống y tế tại nước này đang bên bờ vực sụp đổ. “Với tình hình này, nếu không hành động, đến tháng 3 mọi người sẽ tranh giành nhau cả giường bệnh lẫn mộ trong nghĩa trang. Chúng tôi sẽ cần mở nghĩa trang mới để chôn cất các thi thể”, Domingos Alves, chuyên gia tại Đại học Sao Paulo, nhận định.
Anh, vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, báo cáo 4.201.358 ca nhiễm và 124.025 ca tử vong, tăng lần lượt 6.573 và 242 trường hợp.
Giới chức Anh ghi nhận 16 ca nhiễm biến chủng B.1.1.318 được phát hiện tại nước này hôm 15/2 và có đặc điểm giống những chủng ở Brazil và Nam Phi. Anh hiện đang theo dõi tổng cộng 8 biến chủng nCoV, gồm 4 chủng đang được điều tra (VUI) và 4 chủng đáng lo ngại (VOC).
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 25.279 ca nhiễm và 293 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.835.595 và 87.835.
Phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal hôm 2/3 cho hay nước này chưa loại trừ phương án kiềm chế Covid-19 nào, bao gồm khả năng ban lệnh phong tỏa toàn quốc mới và lệnh phong tỏa địa phương vào cuối tuần.
Đức, vùng dịch lớn thứ mười thế giới, ghi nhận 2.484.306 ca nhiễm và 72.007 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 11.410 và 296 ca so với một ngày trước đó. Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 3/3 công bố kế hoạch dần nới lỏng hạn chế phòng dịch, khi các lãnh đạo khu vực và công chúng đang ngày càng mất kiên nhẫn và các doanh nghiệp chật vật tồn tại sau nhiều tháng đóng cửa
Tuyên bố về một “giai đoạn mới”, Merkel cho biết các hộ gia đình sẽ được tương tác nhiều hơn kể từ 8/2. Các cửa hàng sách, cửa hàng hoa cũng sẽ mở cửa trở lại trên toàn quốc. Mở cửa trở lại sẽ được quyết định phù hợp với tỷ lệ lây nhiễm tại địa phương.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.361.098 ca nhiễm, tăng 7.264, trong đó 36.897 người chết, tăng 176. Thứ trưởng Y tế Indonesia Dante Saksono Harbuwono cho biết nước này đã phát hiện hai trường hợp nhiễm biến chủng nCoV từ Anh, đặt ra thách thức mới giữa lúc Indonesia cố gắng kiềm chế đại dịch.
Nhóm chuyên trách Covid-19 của Indonesia thông báo việc giám sát tại các cửa ngõ đất nước sẽ được siết chặt, nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến chủng có tốc độ truyền nhiễm nhanh hơn này.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 584.667 ca nhiễm và 12.404 ca tử vong, tăng lần lượt 2.452 và 15 ca.
Philippines đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp các vaccine Covid-19 của Pfizer, AstraZeneca và Sinovac. Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) hôm 3/3 trở thành nhà sản xuất thứ 6 nộp đơn xin cấp phép tại nước này.
*** Mỹ trừng phạt quân đội Myanmar
Bộ Thương mại Mỹ ngày 4/3 đã bổ sung Bộ Quốc phòng Myanmar và hai tập đoàn chủ chốt do quân đội điều hành vào danh sách đen, trong phản ứng mới nhất của chính quyền Biden sau vụ đảo chính quân sự tại Myanmar
Hàng chục cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ xin tị nạn
Giới chức Ấn Độ xác nhận ít nhất 19 cảnh sát Myanmar đã vượt biên giới đến bang Mizoram ở Đông Bắc nước này xin tị nạn, trong bối cảnh tình hình ở Myanmar ngày càng rối ren.
Chính quyền Tổng thống Biden nêu tầm nhìn mở rộng hợp tác với châu Á
Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời vừa được Chính phủ Mỹ công bố chỉ rõ nước này muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các nước châu Á, bao gồm khối ASEAN và Việt Nam để thúc đẩy các mục tiêu chung
Chiến đấu cơ bay trên đầu người biểu tình Myanmar
Ít nhất 5 máy bay chiến đấu được triển khai hoạt động ở tầm thấp tại thành phố Mandalay của Myanmar, khi đám đông biểu tình chống đảo chính đang tập trung ở dưới.
Ông Biden và “món spaghetti” Trung Đông
Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chạm tay vào thực tế trong chính sách đối ngoại ở Trung Đông, với loạt sự kiện vừa xảy ra trong khu vực liên quan đến Iran và Israel, cũng như việc nước Mỹ công bố báo cáo tình báo về vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi trong đó làm rõ trách nhiệm của Thái tử Mohammed bin Salman.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định không đổi S-400 Nga lấy F-35 Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ không nhất thiết phải trở lại chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Mỹ chủ trì, đồng thời yêu cầu Mỹ bồi thường.
Phó tổng tư lệnh quân đội Myanmar: Chúng tôi đã quen với lệnh trừng phạt
Quân đội Myanmar ngày 4/3 tuyên bố sẵn sàng chịu các lệnh trừng phạt và cô lập sau cuộc đảo chính ngày 1/2, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener cho biết, trong bối cảnh các nhà hoạt động Myanmar khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành biểu tình mạnh mẽ hơn.
Thống đốc New York phản ứng sau những cáo buộc quấy rối tình dục
Thống đốc bang New York, Mỹ, Andrew Cuomo ngày 3/3 cho biết ông sẽ không từ chức sau hàng loạt cáo buộc tình dục đồng thời đưa ra lời xin lỗi và cam kết “hoàn toàn hợp tác” với sự cân nhắc của tổng chưởng lý của bang.
Động thái cứng rắn đầu tiên của chính quyền Biden với Nga
“Cộng đồng tình báo đánh giá với mức độ tin tưởng cao rằng các sĩ quan thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã sử dụng chất độc thần kinh Novichok để đầu độc thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny vào ngày 20/8/2020”, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết khi thông báo về lệnh trừng phạt, theo Sputnik.
Brazil tiếp tục tự phá kỷ lục số ca tử vong vì COVID-19
Bang Sao Paulo của Brazil đã công bố các hạn chế COVID-19 mức “đỏ”, khi quốc gia Nam Mỹ này tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm và tử vong trong ngày kỷ lục.
Khủng bố IS sát hại 3 nữ nhà báo
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thừa nhận đã tấn công sát hại 3 nữ nhà báo của một đài truyền hình địa phương ở Đông Afghanistan.
Mỹ cảnh báo âm mưu tấn công khủng bố Tòa nhà Quốc hội
Nhà chức trách tại Mỹ và Cảnh sát Capitol ngày 3/3 cho biết đã tăng cường an ninh sau khi xác nhận đã thu thập thông tin tình báo rằng một “nhóm dân quân” có thể có kế hoạch xâm phạm Tòa nhà Quốc hội vào ngày 4/3.
Trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Hà Lan thành mục tiêu tấn công
Cảnh sát Hà Lan cho biết một trung tâm xét nghiệm COVID-19 của nước này đã trở thành mục tiêu có chủ đích ngày 3/3.
Biểu tình tiếp tục nóng tại Myanmar, thêm 9 người thiệt mạng
Lực lượng an ninh Myanmar đã nổ súng vào những người biểu tình chống đảo chính ở một số thành phố và thị trấn ở Myanmar, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, theo các hãng tin và truyền thông địa phương.
Tên lửa nã liên tiếp vào căn cứ không quân của Mỹ tại Iraq
Ít nhất 10 quả tên lửa đã nhắm vào căn cứ không quân Ain al-Asad ở tỉnh Anbar, Iraq, nơi có lực lượng liên quân do Mỹ Mỹ dẫn đầu đóng quân.
Nước Nga, mùa xuân 1918
Có lẽ không có gì là quá lời nếu gọi việc chính quyền Bolshevik do lãnh tụ Lenin lãnh đạo bảo vệ được sự tồn vong của chính mình, ngay sau Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, là một kỳ tích.
Tổng hợp-TT