VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

TIn vắn quốc tế ngày 6/3/2021.

      Nga tạm ‘thở phào’: Lần đầu tiên trong thời hậu Xô viết, kinh tế Nga suy thoái nhẹ hơn nhiều nước khác; Bỏ đại học vì mải kiếm tiền, chàng trai 28 tuổi trở thành tỷ phú sở hữu bất động sản khắp thế giới; Nhờ tiêm chủng, bang Texas tuyên bố “đến lúc mở cửa 100%”; Thái Lan tính dùng “hộ chiếu vacccine” để mở cửa lại ngành du lịch; Tiết lộ thêm về nhà máy chíp 17 tỷ USD sắp xây của Samsung tại Mỹ; Gần 2,6 triệu người trên thế giới tử vong vì COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
Nga tạm ‘thở phào’: Lần đầu tiên trong thời hậu Xô viết, kinh tế Nga suy thoái nhẹ hơn nhiều nước khác
Tổng thống Putin. Ảnh: FT.   Tổng thống Putin. Ảnh: FT.
“Kết quả này đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái mạnh nhất kể từ giữa thế kỷ 20”, các nhà nghiên cứu Nga nhận định.
Theo bản báo cáo “Nhận xét về nhà nước và doanh nghiệp” do Trung tâm Phát triển của Trường Đại học Kinh tế Cấp cao Nga thực hiện, lần đầu tiên trong thời kỳ hậu Xô viết, suy thoái kinh tế ở Nga có phần nhẹ hơn so với suy thoái kinh tế chung trên toàn cầu.
Bản báo cáo nhấn mạnh rằng Nga đã đạt được kết quả này bất chấp bối cảnh khủng hoảng toàn cầu do đại dịch COVID-19, cùng với đó là giá dầu giảm mạnh.
Theo các nhà phân tích của Trường Đại học Kinh tế Cấp cao Nga, cuối năm 2020, GDP của Nga giảm 3,1% – nhiều hơn so với năm 2015 (-2%), nhưng khả quan hơn nhiều so với năm 2009 (-7,8%), là 2 thời điểm nền kinh tế Nga từng hứng chịu khủng hoảng.
Báo cáo nhấn mạnh: “Kết quả này đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái mạnh nhất kể từ giữa thế kỷ 20 (theo ước tính sơ bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là -3,5%). Như vậy, lần đầu tiên trong thời kỳ hậu Xô viết, nhìn chung suy thoái kinh tế của Nga có phần nhẹ nhàng hơn so với toàn thế giới, mặc dù cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra cùng với tình trạng giá dầu giảm mạnh”.
Theo các tác giả của bản báo cáo, sở dĩ Nga có được kết quả này là nhờ những biện pháp chống khủng hoảng của chính phủ giúp giảm thiểu phần lớn suy thoái kinh tế ở Nga. Cụ thể, các chính sách về ngân sách, xử lý lạm phát và chính sách hỗ trợ đã giúp Nga sẵn sàng đương đầu với khủng hoảng COVID-19.
Nhờ đó, trong năm 2020, động lực GDP của Nga chỉ giảm khoảng 4,7 điểm phần trăm – thay vì 7-8 điểm phần trăm.
Bỏ đại học vì mải kiếm tiền, chàng trai 28 tuổi trở thành tỷ phú sở hữu bất động sản khắp thế giới
Khởi nghiệp bằng ý tưởng cho thuê căn hộ để kiếm thêm thu nhập mùa hè, Francis Davidson đã trở thành người sáng lập và CEO của công ty cho thuê bất động sản trị giá hàng nghìn USD.
Khi Francis Davidson kết thúc năm học đầu tiên tại Đại học McGill vào năm 2012, chàng trai 19 tuổi chuyên ngành kinh tế và triết học muốn kiếm thêm tiền nên đã cho thuê căn hộ của mình vào mùa hè. Chính anh cũng không ngờ ý tưởng kinh doanh nhỏ này của mình lại là tiền đề đưa anh trở thành tỷ phú ở tuổi 28.
Bằng cách cho những người đi du lịch thuê lại căn hộ 3 phòng ngủ của mình và bạn cùng phòng ở trung tâm thành phố Montreal trên các trang như Home Away và Airbnb, Davidson đã nhận được hơn 14.000 USD trong khi anh chỉ thuê căn hộ với giá 5.000 USD/năm.
Sau đó, Davidson tiếp tục hành trình kiếm tiền bằng cách quản lý căn hộ trống của các sinh viên khác ở McGill và những thành phố khác. Doanh thu dần gia tăng, sau 3 năm thử nghiệm, Davidson bỏ đại học để tập trung xây dựng doanh nghiệp thành một công ty công nghệ khách sạn toàn cầu.
Hiện, công ty Sonder của chàng trai trẻ này đang cho thuê và sở hữu hơn 5.000 danh mục bất động sản tại 35 thành phố trên thế giới. Doanh nghiệp của Davidson được định giá 1,3 tỷ USD sau khi huy động được tổng cộng 550 triệu USD từ các công ty và nhà đầu tư mạo hiểm như cựu cầu thủ bóng chày Alex Rodriguez và các quỹ được hỗ trợ bởi Jeff Bezos hay Elon Musk.
Giờ đây, ở tuổi 28, Francis Davidson là người đồng sáng lập và CEO của Sonder. Khi nhìn lại chặng đường đã qua, Davidson cho biết bản thân không hề nghĩ mình sẽ trở thành doanh nhân khi bắt đầu cho thuê căn hộ thời đại học của mình.
Nhờ tiêm chủng, bang Texas tuyên bố “đến lúc mở cửa 100%”
Thống đốc Texas dỡ lệnh cấm đeo khẩu trang bắt buộc và cho phép các cơ sở kinh doanh hoạt động bình thường trở lại…
Thống đốc Greg Abbott của bang Texas ngày 2/3 tuyên bố dỡ lệnh cấm đeo khẩu trang bắt buộc và cho phép các cơ sở kinh doanh hoạt động bình thường trở lại vào tuần tới. Đây là động thái gỡ bỏ mạnh mẽ nhất những hạn chế chống Covid-19 mà một tiểu bang Mỹ từng đưa ra tính đến thời điểm này.
Theo tin từ Reuters, sắc lệnh điều hành của ông Abbott đưa ra trong bối cảnh nhiều bang và thành phố lớn của Mỹ chứng kiến số ca nhiễm mới Covid-19 và số ca nhập viện giảm mạnh, theo đó bắt đầu nới các biện pháp phong tỏa được áp dụng trong phần lớn thời gian của 1 năm qua để chống lại sự lây lan của virus corona.
“Đã đến lúc mở cửa Texas 100%”, ông Abbott, một thống đốc Cộng hòa đang cầm quyền nhiệm kỳ đầu tiên, phát biểu tại một cuộc họp báo. Ông nói, sắc lệnh sẽ có hiệu lực đầy đủ từ ngày 10/3.
Thái Lan tính dùng “hộ chiếu vacccine” để mở cửa lại ngành du lịch
Thái Lan – quốc gia có mức độ phụ thuộc lớn vào ngành du lịch – đã kiểm soát được đợt dịch bùng phát hồi đầu năm…
Kế hoạch mở cửa trở lại ngành du lịch Thái Lan đang được đẩy mạnh, khi nước này khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19, đồng thời xem xét áp dụng hộ chiếu vaccine và miễn cách ly.
Hãng tin Bloomberg cho hay, tuần này, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha đã yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu cấp chứng chỉ đã tiêm vaccine để người dân có thể đi ra nước ngoài và xóa bỏ yêu cầu cách ly 2 tuần đối với những du khách quốc tế đã tiêm chủng ngừa Covid-19 nhập cảnh vào Thái Lan. Ngành du lịch Thái Lan muốn lệnh cách ly bắt buộc được dỡ từ ngày 1/7 để nước này có thể mở cửa đón những du khách đã tiêm chủng, với số lượng có thể lên tới hàng triệu người.
Thái Lan – quốc gia có mức độ phụ thuộc lớn vào ngành du lịch – đã kiểm soát được đợt dịch bùng phát hồi đầu năm. Từ đầu đại dịch đến nay, nước này có khoảng 26.000 ca nhiễm Covid, trong đó có 84 ca tử vong, mức khá thấp cả về số ca nhiễm và số ca tử vong so với nhiều nước khác trên thế giới.
Nếu Thái Lan mở cửa trở lại ngành du lịch một cách thành công, các quốc gia khác có thể học hỏi theo. Dù vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần này đã lên tiếng cảnh báo về rủi ro từ việc các quốc gia nới lỏng hạn chế quá sớm.
Tiết lộ thêm về nhà máy chíp 17 tỷ USD sắp xây của Samsung tại Mỹ
Nếu chọn Austin (Texas), Samsung sẽ động thổ xây nhà máy trong quý 2/2021 và dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất vào quý 4/2023…
Samsung Electronics Co. vừa tiết lộ thông tin chi tiết về kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất bán dẫn hiện đại trong hồ sơ gửi lên chính quyền bang Texas, Mỹ, theo Bloomberg.
Dự án Project Silicon Silver của hãng công nghệ Hàn Quốc dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 17 tỷ USD. Trong đó, khoảng 5,1 tỷ USD sẽ được chi vào việc xây dựng và cải tạo đất đai và 9,9 tỷ USD cho máy móc, thiết bị. Ngoài Texas, Samsung cũng đang đánh giá các địa điểm thay thế tại bang Arizona, New York.
“Với mối quan hệ khăng khít với cộng đồng địa phương và hoạt động sản xuất thành công trong 25 năm tại Texas, Samsung có thể sẽ tiếp tục đầu tư vào thành phố Austin vầ bang Texas”, nghiên cứu về tác động kinh tế được thực hiện bởi hãng tư vấn và phân tích Impact DataSource LLC tại Austin, Texas nhận định.
Hồi tháng 1, Bloomberg News đưa tin Samsung cân nhắc xây dựng một nhà máy chíp tại Mỹ nhằm tiếp cận nhiều khách hàng tại Mỹ hơn và thu hẹp khoảng cách với Taiwan Semiconductor Manufacturing Co – nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Công ty này khi đó đang thảo luận về việc đặt nhà máy tại Austin, Texas để sản xuất các loại chíp cao cấp như 3 nm.
Từ đó đến nay, chi tiết về các cuộc thảo luận của Samsung với chính quyền địa phương dần được tiết lộ trong các hồ sơ và tài liệu liên quan.
Project Silicon Silver sẽ mở rộng thêm khoảng 650.000 m2 từ nhà máy hiện có của Samsung tại Austin – nơi đã hoạt động suốt nhiều thập kỷ qua.
*** Gần 2,6 triệu người trên thế giới tử vong vì COVID-19
(ĐCSVN) – Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 417.769 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số thống kê được tính tới sáng hôm nay (6/3) là 116.630.904 trường hợp, với 2.590.519 ca tử vong.
Trước sự lây lan chưa có điểm dừng của dịch bệnh thì hiện vaccine được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, sự thiếu hụt và phân bố không đồng đều vaccine COVID-19 đang khiến nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh của con người gặp phải nhiều thách thức.
Tại cuộc họp báo ngắn ngày 5/3, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết COVAX – cơ chế vaccine quốc tế toàn cầu do WHO đứng đầu và các đối tác đã phân phối hơn 20 triệu liều vaccine phòng COVID-19 tới 20 quốc gia. Trong tuần tới, COVAX sẽ phân phối 14,4 triệu liều vaccine tới 31 quốc gia nữa. Mặc dù vậy thì theo ông, lượng vaccine được phân phối thông qua cơ chế COVAX vẫn còn khá khiêm tốn, bao phủ chỉ 2 đến 3% dân số ở các nước nhận được vaccine thông qua cơ chế này.
Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 6/3 cho thấy, hiện toàn thế giới có 92.239.497 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 97% tổng số ca mắc). Trong số 21.800.888 ca bệnh đang điều trị thì có 21.711.139 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 89.749 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.
Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 34.835.739 trường hợp, trong đó có 830.617 ca tử vong và 24.437.483 ca được điều trị khỏi. Dịch bệnh tại khu vực này vẫn tiếp tục lây lan mạnh, ngay cả khi chính phủ các nước đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine cho người dân. Trong 24 giờ qua, “lục địa già” ghi nhận nhiều số ca mắc mới COVID-19 nhất so với các khu vực khác trên thế giới, với 165.769 trường hợp.
Hiện Bắc Mỹ có 33.956.794 ca nhiễm bệnh, trong đó có 773.169 ca tử vong vì COVID-19. Sau nhiều tháng chật vật chiến đấu với dịch bệnh, Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trên thế giới, với tổng số 29.585.997 ca nhiễm và 535.326 ca tử vong vì COVID-19. Đứng thứ 2 là Mexico, với tổng cộng 2.112.508 ca nhiễm và 188.866 ca tử vong ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 880.715 ca nhiễm và 22.186 ca tử vong vì COVID-19.
Tính đến sáng 6/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 25.392.294 trường hợp, với 402.716 ca tử vong và 23.828.132 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.161.446 ca bệnh đang điều trị thì có 22.061 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ tiếp tục là nước “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm, với 11.190.651 ca; tiếp theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 2.757.460 ca.
Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 91.648 ca nhiễm và 1.989 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 18.419.974 trường hợp, với 477.557 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Colombia, Argentina, Peru… với lần lượt: 10.869.227; 2.269.582; 2.141.854; 1.349.847… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tính đến sáng 6/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.973.864 trường hợp, trong đó có 105.352 ca tử vong và 3.534.743 ca bình phục. Trong tổng số 333.769 ca đang điều trị thì có 2.509 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 1.518.979 ca nhiễm COVID-19 và 50.566 ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 77 ca nhiễm COVID-19, trong đó 14 ca ở Australia; 63 ca còn lại ở Papua New Guinea. Hiện khu vực này ghi nhận 51.518 ca nhiễm và 1.093 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 29.021 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 18.459 ca./.
*** Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khóa XIII bàn nhiều vấn đề quan trọng
Tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh đã diễn ra Lễ khai mạc Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Nhân Đại, tức Quốc hội – NPC) khóa XIII.
Đối tác hay đối thủ?
Ngoài việc hợp tác sản xuất vaccine, cuộc chiến chống COVID-19 của Nga và Trung Quốc còn có những điểm khá tương đồng. Tuy nhiên, các chế phẩm vaccine của Trung Quốc và Nga cũng đang trực tiếp cạnh tranh với nhau, đặc biệt là ở các không gian hậu Xôviết và vùng Balkan. Điều này đã đặt ra câu hỏi rằng, trong cuộc đua vaccine, Moscow và Bắc Kinh là đối tác hay đối thủ?
WHO hủy báo cáo sơ bộ về chuyến điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc?
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách điều tra nguồn gốc COVID-19 sẽ không công bố báo cáo sơ bộ về chuyến công tác gần đây của họ tới thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), WSJ đưa tin.
Mỹ trừng phạt quân đội Myanmar
Bộ Thương mại Mỹ ngày 4/3 đã bổ sung Bộ Quốc phòng Myanmar và hai tập đoàn chủ chốt do quân đội điều hành vào danh sách đen, trong phản ứng mới nhất của chính quyền Biden sau vụ đảo chính quân sự tại Myanmar
Rơi trực thăng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, 11 người chết
Ít nhất 11 binh sĩ đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong vụ rơi trực thăng quân sự tại Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát hiện trẻ em gần mục tiêu, ông Biden hoãn không kích vào phút chót
Thực hiện các cuộc tấn công quân sự đầu tiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước đã cho phép phóng 7 tên lửa dẫn đường tới các mục tiêu ở miền đông Syria nhằm gửi một thông điệp tới Iran, khiến các nhà lập pháp đưa ra luật để kiềm chế các quyền lực chiến tranh của ông.
Hàng chục cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ xin tị nạn
Giới chức Ấn Độ xác nhận ít nhất 19 cảnh sát Myanmar đã vượt biên giới đến bang Mizoram ở Đông Bắc nước này xin tị nạn, trong bối cảnh tình hình ở Myanmar ngày càng rối ren.
Chính quyền Tổng thống Biden nêu tầm nhìn mở rộng hợp tác với châu Á
Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời vừa được Chính phủ Mỹ công bố chỉ rõ nước này muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các nước châu Á, bao gồm khối ASEAN và Việt Nam để thúc đẩy các mục tiêu chung
Chiến đấu cơ bay trên đầu người biểu tình Myanmar
Ít nhất 5 máy bay chiến đấu được triển khai hoạt động ở tầm thấp tại thành phố Mandalay của Myanmar, khi đám đông biểu tình chống đảo chính đang tập trung ở dưới.
Ông Biden và “món spaghetti” Trung Đông
Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chạm tay vào thực tế trong chính sách đối ngoại ở Trung Đông, với loạt sự kiện vừa xảy ra trong khu vực liên quan đến Iran và Israel, cũng như việc nước Mỹ công bố báo cáo tình báo về vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi trong đó làm rõ trách nhiệm của Thái tử Mohammed bin Salman.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định không đổi S-400 Nga lấy F-35 Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ không nhất thiết phải trở lại chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Mỹ chủ trì, đồng thời yêu cầu Mỹ bồi thường.
Phó tổng tư lệnh quân đội Myanmar: Chúng tôi đã quen với lệnh trừng phạt
Quân đội Myanmar ngày 4/3 tuyên bố sẵn sàng chịu các lệnh trừng phạt và cô lập sau cuộc đảo chính ngày 1/2, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener cho biết, trong bối cảnh các nhà hoạt động Myanmar khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành biểu tình mạnh mẽ hơn.
Thống đốc New York phản ứng sau những cáo buộc quấy rối tình dục
Thống đốc bang New York, Mỹ, Andrew Cuomo ngày 3/3 cho biết ông sẽ không từ chức sau hàng loạt cáo buộc tình dục đồng thời đưa ra lời xin lỗi và cam kết “hoàn toàn hợp tác” với sự cân nhắc của tổng chưởng lý của bang.
Động thái cứng rắn đầu tiên của chính quyền Biden với Nga
“Cộng đồng tình báo đánh giá với mức độ tin tưởng cao rằng các sĩ quan thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã sử dụng chất độc thần kinh Novichok để đầu độc thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny vào ngày 20/8/2020”, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết khi thông báo về lệnh trừng phạt, theo Sputnik.
Brazil tiếp tục tự phá kỷ lục số ca tử vong vì COVID-19
Bang Sao Paulo của Brazil đã công bố các hạn chế COVID-19 mức “đỏ”, khi quốc gia Nam Mỹ này tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm và tử vong trong ngày kỷ lục.
Khủng bố IS sát hại 3 nữ nhà báo
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thừa nhận đã tấn công sát hại 3 nữ nhà báo của một đài truyền hình địa phương ở Đông Afghanistan.
Mỹ cảnh báo âm mưu tấn công khủng bố Tòa nhà Quốc hội
Nhà chức trách tại Mỹ và Cảnh sát Capitol ngày 3/3 cho biết đã tăng cường an ninh sau khi xác nhận đã thu thập thông tin tình báo rằng một “nhóm dân quân” có thể có kế hoạch xâm phạm Tòa nhà Quốc hội vào ngày 4/3.

Tổng hợp-TT