VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 6/9/2019.

Tổng thống Putin: Vai trò dẫn đầu của phương Tây sắp kết thúc, cơ chế như G-7 vô nghĩa nếu thiếu Trung Quốc, Ấn Độ; Ông Trump ngỡ ngàng trước lời đề nghị gây sốc của Tổng thống Putin?; Không nói nói đến tác động của thương chiến, kinh tế Trung Quốc cũng đầy rẫy vấn đề…là những tin chính được cập nhật.

Tổng thống Putin: Vai trò dẫn đầu của phương Tây sắp kết thúc, cơ chế như G-7 vô nghĩa nếu thiếu Trung Quốc, Ấn Độ

  Tong thong Putin: Vai tro dan dau cua phuong Tay sap ket thuc, co che nhu G-7 vo nghia neu thieu Trung Quoc, An Do hinh anh 1    Tổng thống Vladimir Putin, Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)

(VTC News) – Tổng thống Putin khẳng định vai trò dẫn đầu của phương Tây sắp kết thúc và các nhóm quốc tế không còn nhiều ý nghĩa nếu thiếu đi Trung Quốc và Ấn Độ.
“Tôi nghĩ mọi người đều rõ ràng và Tổng thống Pháp Macron gần đây cũng nói trước công chúng rằng vai trò dẫn đầu của phương Tây đang kết thúc. Tôi không thể tưởng tượng một tổ chức quốc tế hoạt động hiệu quả mà không có Trung Quốc và Ấn Độ”, ông Putin nói tại Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) ở Vladivostok, Nga hôm 5/9.
Tuần trước, tại hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Pháp, Tổng thống Macron khẳng định thời kỳ thống trị của phương Tây sắp kết thúc do những thay đổi địa chính trị toàn cầu.
Tong thong Putin: Vai tro dan dau cua phuong Tay sap ket thuc, co che nhu G-7 vo nghia neu thieu Trung Quoc, An Do hinh anh 1
“Chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của chủ nghĩa bá quyền phương Tây trên thế giới. Trung Quốc đã vươn lên và Nga đang đạt được những thành công lớn trong chiến lược của mình”, ông Macron nói.
Nhà lãnh đạo Pháp cho rằng giờ là thời điểm suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ với Nga bởi nếu không có  Matxcơva, không thể xây dựng một cấu trúc an ninh mới ở châu Âu.
Cũng tại EEF, khi được hỏi về lời đề nghị tham gia hội nghị thượng đỉnh G-8 tiếp theo với tư cách khách mời được Tổng thống Trump đưa ra tại G-7 mới đây, ông Putin hỏi ngược lại rằng G-8 sẽ diễn ra ở đâu.
Khi nhận được đáp án ở Mỹ, vị Tổng thống Nga gợi ý các nhà lãnh đạo G-7 nên nhóm họp ở Nga, nơi hội nghị G-8 cuối cùng diễn ra trước khi Nga bị trục xuất khỏi nhóm này.
“Chúng tôi mở cửa và nếu các đối tác của chúng tôi tới đây, chúng tôi sẽ rất vui mừng”, ông Putin quả quyết.
G-7 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italia và Nhật Bản. Nga gia nhập vào cuối những năm 1990 tạo nên G-8, nhưng bị trục xuất năm 2014 sau khi sáp nhập Crưm.
Tầm quan trọng của G-7 trên trường thế giới đang bị đặt dấu hỏi vì thiếu vắng nền kinh tế thứ 2 thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, được dự đoán sẽ vươn lên ngôi thứ 3 thế giới trong tương lai gần.

Ông Trump ngỡ ngàng trước lời đề nghị gây sốc của Tổng thống Putin?
– Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đưa ra lời đề nghị cực kỳ bất ngờ với người đồng cấp Mỹ Donald Trump về việc Nga sẽ bán các loại vũ khí tối tân nhất cho Mỹ, trong đó có các tên lửa siêu thanh.
Ông Putin cho biết, ông đã đề nghị trao cho Tổng thống Mỹ Donald Trump cơ hội mua các loại vũ khí tối tân nhất của Nga, trong đó có các tên lửa siêu thanh.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 5 diễn ra ngày hôm qua (5/9), Tổng thống Putin cho biết, trong cuộc họp gần đây nhất với các đối tác Mỹ ở Osaka, Nhật Bản, “chúng tôi đã nêu ra vấn đề làm thế nào và theo cách nào để có thể đưa các vũ khí hiện đại của Nga, trong đó có các hệ thống tên lửa siêu thanh, vào các thỏa thuận chung trong bối cảnh đến nay chưa có nước nào khác trên thế giới sở hữu những vũ khí như vậy, thậm chí cả Mỹ”.
“Tôi đã nói với Tổng thống Donald như sau: “nếu ông muốn, chúng tôi có thể bán cho nước ông một vài hệ thống và bằng cách này chúng ta có thể cân bằng mọi thứ. Tuy nhiên, họ đã nói rằng họ sẽ sớm tự chế tạo những vũ khí như vậy”.
“Có lẽ họ sẽ làm vậy nhưng tại sao lại lãng phí tiền của khi chúng tôi sẵn sàng dành cho họ một số và có thể đổi lại thứ gì đó, đồng thời điều này cũng không làm ảnh hưởng đến an ninh của chúng tôi mà thay vào đó chỉ giúp tạo ra một hoàn cảnh mà ở đó có sự cân bằng”, ông Putin giải thích.
Không rõ Tổng thống Putin có nghiêm túc khi đưa ra lời đề nghị nói trên hay đó chỉ là một cách thức trêu đùa có ý mỉa mai của Nhà lãnh đạo Nga bởi Moscow cũng như bất kỳ nước nào khác luôn không muốn bán những vũ khí tối tân nhất của mình ra nước ngoài, hoặc ít nhất họ phải chế tạo những phiên bản xuất khẩu riêng.
Những tên lửa siêu thanh có thể đạt tốc độ cực cao, khiến các hệ thống vũ khí được thiết kế để đánh chặn tên lửa hiện có trên thế giới sẽ khó hơn rất nhiều nếu không nói là không thể đối phó nổi.
Trong thông điệp liên bang được phát đi hôm 1/3, Tổng thống Putin đã tự hào khoe hàng loạt vũ khí mới của Nga, trong đó có các tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình, tàu ngầm không người lái. Trong số này, tên lửa siêu thanh Kinzhal thu hút nhiều sự chú ý.
Ttên lửa Kinzhal (Dao Găm) được Nga miêu tả là một trong số những vũ khí tối tân nhất đang được nước này phát triển.

Không nói nói đến tác động của thương chiến, kinh tế Trung Quốc cũng đầy rẫy vấn đề
(VTC News) – Các chuyên gia cho rằng bên cạnh chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc cũng đang phải vật lộn với các vấn đề nội tại.
Trong một phiên điều trần mới đây của Quốc hội Mỹ, các chuyên gia khẳng định những thách thức cơ bản trong nội tại Trung Quốc, như nợ công cao đang đặt ra các vấn đề lớn cho các mục tiêu kinh tế dài hạn của Trung Quốc.
Theo SCMP, giới chức Trung Quốc đang bất đồng về việc có nên theo đuổi các chính sách kích thích hơn nữa nền kinh tế hay tiếp tục cải cách dựa trên thị trường trong bối cảnh Bắc Kinh phải căng sức đối phó với Washington trên mặt trận thương mại.
Phó giáo sư Victor Shih, Trường chính sách và chiến lược quốc tế, Đại học California, Mỹ tin rằng, tính tới thời điểm hiện tại, cuộc chiến thương mại đã thành công trong việc tạo chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh về cách đối phó với suy thoái kinh tế Trung Quốc.
Bắc Kinh đã và đang bắt tay vào thực hiện một số biện pháp kích thích kinh tế, nhưng không toàn diện như trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Nến kinh tế thứ 2 thế giới cũng công bố một loạt các bước nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng chi tiêu tài khóa trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường giao dịch căng thẳng như hiện nay.
Theo ông Shih, nợ trong nước cùng với ma sát thương mại với Mỹ đang thúc đẩy chính quyền can thiệp thêm vào nền kinh tế đất nước.
Trong khi đó, ông Andrew Polk – đồng sáng lập của công ty nghiên cứu Trivium China nhận định, khi cuộc chiến thương mại kéo dài, những tác động tiêu cực thông qua thương mại, kinh tế, đầu tư và các kênh công nghệ sẽ ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng trung hạn của Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, trận chiến thuế quan đã tạo ra khoảng cách giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dữ liệu thương mại được Bộ Thương mại Mỹ công bố mới đây cho thấy xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc giảm 18,2% trong 7 tháng đầu năm 2019 trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 12,3%.
Ông Polk cho biết do thuế quan, các công ty Trung Quốc bị định giá thấp hơn, nhưng tổn thất này được bù đắp sau khi Trung Quốc phá giá đồng NDT. Ông Polk tin rằng căng thẳng thương mại có thể làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong năm qua nhưng các yếu tố kinh tế trong nước mới là nhân tố hàng đầu đẩy Trung Quốc tới miệng hố suy thoái.
Những quan điểm này trái ngược với quan điểm của Tổng thống Trump rằng ông là người khiến kinh tế Trung Quốc lao dao.

***   Cộng đồng quốc tế lên tiếng về vi phạm của Trung Quốc tại Biển Đông
Tiến sỹ Gerhard Will – nguyên chuyên gia về Biển Đông, Quỹ Khoa học và Chính trị Đức (SWP) đã nêu ý kiến trước việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 vào Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.

Thủ tướng Nhật Bản quyết thúc đẩy triển vọng Hiệp ước Hòa bình với Nga
Sau nhiều lần thất bại trong việc ký kết một Hiệp ước Hoà bình với Nga hậu chiến tranh lạnh liên quan tới vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ, hôm 4-9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên đường tới Vladivostok (Nga) nhằm tìm kiếm cơ hội để thu hẹp những bất đồng tồn tại giữa hai bên, mở ra một tương lai hữu nghị, đồng thuận và tích cực giữa Tokyo và Moscow về vấn đề này.

Tàu hỏa đâm xe tải, hàng chục người bị thương
Vụ tai nạn xảy ra giữa một xe tải và một tàu hỏa gần Tokyo, Nhật Bản sáng 5-9 đã khiến ít nhất 30 người bị thương, NHK đưa tin.

Căng thẳng với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố muốn sở hữu vũ khí hạt nhân
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố không chấp nhận việc các cường quốc ngăn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân và cho rằng loại vũ khí này đã giúp Israel không thể bị đánh bại.

Iran chế nhạo chuyện Mỹ mua chuộc bất thành thuyền trưởng siêu tàu dầu
Iran lên án hành động của Washington sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận chuyện định dùng hàng triệu USD để mua chuộc thuyền trưởng tàu dầu Adrian Darya 1, tên cũ là Grace 1.

Trường học, bệnh viện quân sự tại Mỹ bị rút vốn để xây bức tường biên giới
Lầu Năm Góc ngày 4-9 cho biết sẽ rút vốn từ 127 dự án của Bộ Quốc phòng, bao gồm cả các trường học và trung tâm chăm sóc ban ngày cho các gia đình quân nhân, khi họ chuyển 3,6 tỷ USD cho việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico.

Đàm phán thương mại Mỹ – Trung giậm chân tại chỗ!
Dù cả Mỹ và Trung Quốc đều hối thúc đối phương tạo điều kiện cho đàm phán, nhưng các bước đi mang tính “ăn miếng, trả miếng” của hai bên những ngày đầu tháng 9 khiến triển vọng sớm đạt được một thỏa thuận chấm dứt cuộc “chiến tranh thương mại” trở nên xa vời.

Thủ tướng Anh khai trừ 21 nghị sĩ vì bỏ phiếu chống chiến lược Brexit
Thủ tướng Anh Boris Johnson, với tư cách là Chủ tịch đảng Bảo thủ, đã khai trừ 21 nghị sĩ thuộc đảng này sau khi họ bỏ phiếu chống chiến lược Brexit của ông tại Hạ viện.

Iran đòi 15 tỷ USD để trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân
Iran tuyên bố sẽ chỉ tuân thủ trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu nhận được 15 tỷ USD tiền bán dầu trong 4 tháng tới, hoặc là nước này sẽ tiếp tục rút bớt các cam kết.

Su-57 đến đồn trú ở Hmeymim, căn cứ Nga lập tức bị đánh lén
Ít nhất 2 máy bay tấn công không người lái của khủng bố bị phòng không Nga trong căn cứ Hmeymim tại tỉnh Latakia của Syria bắn hạ khi cố gắng xâm nhập khu vực này.

Iran tuyên bố thả tự do 7 thủy thủ trên tàu Anh bị bắt
Bộ Ngoại giao Iran thông báo nước này đã thả tự do cho 7 thủy thủ trên tàu dầu Stena Impero treo cờ Anh bị bắt giữ trên Eo biển Hormuz hồi tháng 7, song không nói gì về khả năng thả tự do cho con tàu.

Bão “siêu chậm” tàn phá Bahamas
Bão Dorian, cơn bão di chuyển siêu chậm với vận tốc thấp nhất từng được đo là 1,6 km/giờ, đã tiếp tục di chuyển lần nữa sau khi tàn phá khu vực phía Bắc của Bahamas hơn 1 ngày qua.

Nhiều người thiệt mạng trong vụ tai nạn xe buýt thảm khốc tại New Zealand
Ít nhất 6 người đã thiệt mạng và nhiều người khác vẫn đang mắc kẹt trong đống đổ nát sau khi một chiếc xe buýt gặp tai nạn trên tuyến quốc lộ ở Ngatira, New Zealand ngày 4-9, NZ Herald đưa tin.

Trung-Triều “bắt tay” trong bối cảnh đàm phán hạt nhân với Mỹ đình trệ
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3-9 cho biết, Ngoại trưởng nước này Vương Nghị và người đồng cấp CHDCND Triều Tiên Ri Yong-ho đã gặp nhau ngày 2-9 ở Bình Nhưỡng, thảo luận về một loạt vấn đề từ an ninh khu vực tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Siêu tàu dầu Iran bất ngờ tắt định vị ngoài khơi Syria
Tàu Adrian Darya 1, tên cũ là Grace 1, và từng bị Anh bắt giữ với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), đã tắt tín hiệu khi di chuyển ở bờ biển phía Tây Syria trên Địa Trung Hải.

Tổng hợp-TT