VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 7/8/2020.

WHO cảnh báo chủ nghĩa dân tộc vaccine, kêu gọi thế giới đoàn kết chống COVID-19;   Hàng trăm triệu USD cứu trợ Covid-19 của Mỹ rơi vào túi công ty Trung Quốc;  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông; Cơn sóng thần” COVID-19 lại nổi trên “đất nước Mặt trời mọc”; Thế giới có thêm gần 234.000 ca nhiễm COVID-19 trong một ngày…là những tin chính được cập nhật.

WHO cảnh báo chủ nghĩa dân tộc vaccine, kêu gọi thế giới đoàn kết chống COVID-19

 Bị phương Tây cáo buộc đánh cắp nghiên cứu vaccine Covid-19, Nga chế nhạo  lại cảnh báo của Anh    Ảnh minh họa.
(VTC News) – Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói “chủ nghĩa dân tộc vaccine” không có lợi cho việc đánh bại COVID-19, kêu gọi các nước cùng nhau hợp tác để phục hồi.
“Chủ nghĩa dân tộc vaccine không tốt, nó sẽ không giúp ích gì cho chúng ta. Để thế giới phục hồi nhanh hơn, chúng ta phải cùng nhau phục hồi. Đây là một thế giới toàn cầu hóa, các nền kinh tế gắn chặt với nhau. Một phần thế giới hoặc một vài quốc gia không thể là nơi trú ẩn an toàn cũng như không thể phục hồi thế giới”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay.
“Ảnh hưởng của dịch COVID-19 có thể giảm thiểu ở những quốc gia có kinh phí trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này. Họ không làm từ thiện cho người khác, họ đang làm điều đó cho chính họ. Tuy nhiên, khi phần còn lại của thế giới phục hồi, họ cũng được hưởng lợi”, người đứng đầu WHO nói.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc WHO cũng nhấn mạnh, sự tồn tại của dịch COVID-19 khiến cuộc sống và sinh kế của người dân ở mọi nơi gặp rủi ro.
WHO cũng cho biết, nhiều loại vaccine đang được phát triển, cần thiết để chống lại COVID-19. Khoảng 26 loại vaccine tiềm năng đang bước vào các giai đoạn thử nghiệm khác nhau trên người, trong đó có 6 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm 3.
“Giai đoạn 3 không có nghĩa là chúng ta gần có vaccine. Giai đoạn 3 có nghĩa là lần đầu tiên vaccine được thử nghiệm ở những người khỏe mạnh, để xem liệu vaccine có bảo vệ họ chống lại sự lây nhiễm tự nhiên hay không”, Giám đốc Điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO Michael Ryan cho biết.
“Hiện có nhiều ứng viên được điều chế trên một số nền tảng khác nhau, ở một số quốc gia khác nhau”, ông Michael Ryan nói về các ứng viên vaccine hàng đầu đang được phát triển, sử dụng các phương pháp khác nhau để cung cấp khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, Giám đốc Điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO cũng cho biết: “Không có gì đảm bảo rằng bất kỳ loại nào trong số 6 loại vaccine này sẽ cho chúng ta câu trả lời, và chúng ta có thể sẽ cần nhiều hơn một loại vaccine để ngừa dịch bệnh”.

  Hàng trăm triệu USD cứu trợ Covid-19 của Mỹ rơi vào túi công ty Trung Quốc
(NLĐO) – Hơn 125 công ty Trung Quốc có chi nhánh tại Mỹ nhiều khả năng đã nhận lên tới 419 triệu USD – dưới hình thức các khoản vay cứu trợ dành cho doanh nghiệp nhỏ – trong Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) trị giá 660 tỉ USD của chính phủ Mỹ.
Con số trên là kết quả có được sau khi công ty tư vấn kinh doanh Horizon Advisor nghiên cứu dữ liệu cho vay được công khai của PPP và do báo The New York Times đăng tải.
Cụ thể, theo Horizon Advisor, có từ 192-419 triệu USD đã rơi vào túi ít nhất 125 công ty do các thực thể Trung Quốc sở hữu hoặc có góp vốn đầu tư. Trong số này, có ít nhất 32 công ty Trung Quốc đã nhận được các khoản vay hơn 1 triệu USD, với tổng số vào khoảng 180 triệu USD.
Đơn cử, công ty Continental Aerospace Technologies nhận được khoản vay lên tới 10 triệu USD.  Một công ty khác, Aviage Systems, nhận được khoản vay 350.000 USD. Cả hai công ty đều thuộc sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không, Vũ trụ và Quốc phòng Trung Quốc.
Được phê duyệt vào tháng 3-2020, các khoản vay PPP là một phần của gói cứu trợ trị giá hơn 2 ngàn tỉ USD và được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ tiếp tục hoạt động trong bối cảnh bị phong tỏa và đóng cửa do đại dịch Covid-19. Bất chấp ý định của chương trình cứu trợ, các quy định cứu trợ kinh tế lại không hạn chế các công ty con tại Mỹ do các đơn vị nước ngoài đăng ký sở hữu được nhận các khoản vay PPP như vậy.
“Mức độ và bản chất của việc các công ty tại Mỹ nhưng do Trung Quốc sở hữu, đầu tư và có liên hệ nhận được các khoản vay PPP cho thấy nếu không có chính sách phù hợp, tiền thuế của dân Mỹ dành cho cứu trợ, phục hồi và tăng trưởng kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào túi các đối thủ nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc” – hai chuyên gia Emily de La Bruyère và Nathan Picarsic, đồng sáng lập công ty Horizon Advisory viết cho báo New York Times.

 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông
Dân trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại về những hành động gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quy tắc quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông – 1
Trung Quốc “hung hăng” hơn trong đại dịch Covid-19
Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ngày 5/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho rằng Trung Quốc trở nên “hung hăng” hơn trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát.
“Những gì chúng ta đã chứng kiến trong 7 tháng qua liên quan tới Covid-19, chúng ta chứng kiến Trung Quốc trở nên hung hăng hơn, cố gắng tìm cách lợi dụng thảm kịch Covid-19 để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của họ. Họ đã hành động quá trớn và chúng ta đã chứng kiến họ tiếp tục phô diễn sức mạnh ở Biển Đông”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói tại Diễn đàn An ninh Aspen ngày 5/8.
Trung Quốc hành động “gây bất ổn” tại Biển Đông
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman ngày 6/8 thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã có cuộc điện đàm để trao đổi về căng thẳng leo thang liên quan tới vấn đề Biển Đông và Đài Loan.
“Ông Esper đã bày tỏ quan ngại về hành động gây bất ổn của Trung Quốc tại Đài Loan và Biển Đông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế. cũng như chia sẻ thêm dữ liệu về Covid-19”, ông Hoffman nói với các phóng viên tại Washington.

Cơn sóng thần” COVID-19 lại nổi trên “đất nước Mặt trời mọc”
Kể từ cuối tháng 6 đến nay, số ca nhiễm mới COVID-19 ở Nhật Bản liên tục tăng, thậm chí còn tăng cao hơn so với thời điểm trước khi Thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp vào đầu tháng 4.
Điều đó cho thấy “cơn sóng thần” COVID-19 lại nổi lên trên “đất nước Mặt trời mọc,” và đợt sóng này dường như còn dữ dội hơn so với trước.
Không thể truy vết con đường lây nhiễm
Không giống như như đợt lây lan trước, vốn bắt nguồn từ những du khách Trung Quốc và người Nhật gốc Trung Quốc, “cơn sóng thần” lần này khởi phát trong nội địa Nhật Bản, với điểm đầu tiên là thủ đô Tokyo.
Từ giữa tháng 6, số ca nhiễm mới ở thành phố đông dân nhất Nhật Bản đã bắt đầu tăng trở lại với hàng loạt cụm lây nhiễm được phát hiện ở các khu “phố đèn đỏ” tại trung tâm thủ đô Tokyo.

Vụ nổ ở Beirut – Ủy ban điều tra có 4 ngày để xác định đối tượng
SGGP  Từ ngày 6-8, Lebanon tổ chức quốc tang 3 ngày nhằm tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut, làm ít nhất 145 người đã thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương, hàng chục người đang mất tích.
Các kết quả điều tra sơ bộ cho thấy tình trạng lơ là quản lý và vận hành kho chứa vật liệu có nguy cơ cháy nổ cao trong nhiều năm qua là nguyên nhân dẫn đến vụ nổ trên. Chính phủ Lebanon đã thành lập một ủy ban điều tra và đơn vị này có tối đa 4 ngày để xác định đối tượng chịu trách nhiệm về vụ nổ kinh hoàng trên.
Cùng ngày 6-8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến Lebanon, trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới thủ đô Beirut sau vụ nổ ở khu vực cảng khiến 21 công dân Pháp bị thương. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đức xác nhận một nhà ngoại giao nước này đã thiệt mạng trong vụ nổ thảm khốc ở Beirut. Đây là công dân Đức đầu tiên thiệt mạng trong thảm kịch trên. Đức đã triển khai chuyến bay cất cánh từ Frankfurt chở theo các đội tìm kiếm, cứu hộ và phản ứng khẩn cấp cùng 15 tấn trang thiết bị và dụng cụ để hỗ trợ chính quyền địa phương ở Beirut. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã triển khai hơn 100 nhân viên cứu hỏa, một tàu quân sự chở thuốc men tới Lebanon và kích hoạt hệ thống bản đồ vệ tinh Copernicus để hỗ trợ đánh giá thiệt hại sau thảm họa này.

Mỹ đẩy mạnh xóa các ứng dụng “khả nghi”
SGGP  Theo CNBC, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo Mỹ đang mở rộng chương trình “Mạng lưới sạch” nhằm vào các ứng dụng dành cho điện thoại di động và các dịch vụ điện toán đám mây của Trung Quốc mà Washington cáo buộc là “rủi ro an ninh” đối với Mỹ.
Đồng thời, Washington cũng đang hành động để ngăn các thiết bị không dây và điện thoại của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei, thực hiện việc cài đặt sẵn hoặc để chế độ sẵn sàng tải các ứng dụng do Mỹ sản xuất. Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ làm việc với Bộ Thương mại và một số cơ quan chính phủ khác của Mỹ để hạn chế khả năng các nhà cung cấp dịch vụ của Trung Quốc như Alibaba, Baidu, Tencent thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu và các thông tin nhạy cảm của Mỹ. Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ – cơ quan quản lý viễn thông nước này cũng sẽ được yêu cầu chấm dứt việc ủy quyền cho một số công ty viễn thông Trung Quốc cung cấp dịch vụ tại Mỹ.
Phản ứng trước tuyên bố của ông Pompeo, ngày 6-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối các hành động của Chính phủ Mỹ khi chặn các ứng dụng của Trung Quốc.

***  Thế giới có thêm gần 234.000 ca nhiễm COVID-19 trong một ngày
(ĐCSVN) – Tính đến sáng 7/8, thế giới ghi nhận tổng số 19.199.597 ca mắc COVID-19 sau khi có thêm 233.835 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua – theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info.
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp  (COVID-19) vẫn diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới. Các số liệu mới nhất cho thấy, chỉ trong ngày hôm qua, thế giới có thêm 5.425  ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong trên toàn cầu vì COVID-19 lên 715.712 ca. Thế giới hiện có 12.329.153  ca đã bình phục, 6.154.732  ca đang được điều trị tích cực và 65.314 ca vẫn trong tình trạng nghiêm trọng.

Số ca mắc bệnh tại Mỹ – ổ dịch lớn nhất thế giới đã lên đến 5.024.375 ca sau khi nước này có thêm 50.807 ca mắc mới trong ngày hôm qua. Cường quốc hàng đầu thế giới đã ghi nhận 162.627 ca tử vong, 2.568.850 ca bình phục. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan, Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio cho biết chính quyền sẽ lập các trạm kiểm dịch tại các cửa ngõ quan trọng ra vào thành phố nhằm đảm bảo các du khách từ 35 bang có dịch bệnh bùng phát phải tuân thủ quy định cách ly 14 ngày mà bang New York đề ra. Trong 3 ngày qua, thành phố New York không ghi nhận ca tử vong do COVID-19, cho thấy chính quyền đang dần kiểm soát tình hình khi trước đó, có thời điểm số ca tử vong mỗi ngày lên tới hơn 800 người. Trong 8 tuần qua, tỷ lệ lây nhiễm của thành phố cũng ở mức dưới 3%

Số ca mắc COVID-19 tại Bắc Mỹ đã tăng lên 5.903.563  ca sau khi khu vực này ghi nhận thêm 61.065 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện đã có 228.839 ca tử vong được ghi nhận ở khu vực này. Mỹ chiếm tới hơn 85% số ca mắc COVID-19 ở khu vực này. Tiếp theo đó là Mexico với 456.100 ca nhiễm, 49.698  ca tử vong. Canada cũng ghi nhận con số 118.514 ca nhiễm, trong đó 8.966 ca đã tử vong.

Nam Mỹ ghi nhận 4.507.277 ca nhiễm sau khi có thêm 53.237 ca nhiễm mới trong ngày qua,  trong đó có 153.990  ca đã tử vong. Brazil vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm và ca tử vong với con số lần lượt là 2.912.212 và 98.493. Riêng trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 49.451 ca nhiễm, 1.075  ca tử vong.

Sau Mỹ là Brazil với 2.912.212  ca mắc COVID-19 và 98.493 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 2.025.409  ca mắc và 41.638  ca tử vong. Hội đồng Nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) cho biết đến nay, nước này đã tiến hành tổng cộng 22,1 triệu lượt xét nghiệm COVID-19, trong đó có khoảng 665.000 lượt trong ngày 5/8. Như vậy tỷ lệ xét nghiệm đã tăng lên mức 15.568 xét nghiệm/1 triệu dân.

Châu Âu hiện ghi nhận 2.982.400  ca mắc COVID-19, trong đó có 205.228 ca tử vong. Nga, Tây Ban Nha, Anh là ba quốc gia dẫn đầu danh sách số ca mắc COVID-19 trong khu vực với lần lượt số ca mắc bệnh là 871.894; 354.530 và 308.134.

Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 tại châu Á đã lên tới 4.772.793 sau khi có thêm 87.022  ca mắc mới trong 24 giờ qua. Khu vực này đã ghi nhận tổng số 105.256  ca tử vong. Trong đó, Philippines đã trở thành quốc gia có số ca bệnh cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 6/8, nước này ghi nhận 3.561 ca mắc mới, nâng tổng số người mắc bệnh lên 119.460 trường hợp. Số ca tử vong cũng tăng lên 2.150 người sau khi có thêm 28 người chết. Việc gia tăng các ca mắc và ca tử vong mới ở trong và các khu vực xung quanh thủ đô Manila đã buộc giới chức Philippines tái áp đặt lệnh phong tỏa gây ảnh hưởng đến khoảng 1/4 số dân của đất nước gồm 107 triệu người này.

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Nhật Bản, với tổng số ca nhiễm là 41.129. Chính quyền thành phố Tokyo ghi nhận thêm 360 ca mắc COVID-19, tăng 30% so với ngày trước đó. Như vậy, tính đến nay, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở thủ đô Tokyo đã lên tới hơn 14.600 ca. Tokyo cũng là địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất tại Nhật Bản.

Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 13.506, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên     1.011.108,  trong đó 22.103  ca đã tử vong. Nam Phi là quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực với 538.184  ca, trong đó 9.604 ca đã tử vong. Các chuyên gia cho rằng số người được xét nghiệm ở mức thấp tại nhiều nước châu Phi  đồng nghĩa với việc tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể còn cao hơn nhiều so với báo cáo ghi nhận. CDC châu Phi cho rằng một số chính phủ tại châu Phi quá nghèo hoặc tình trạng xung đột triền miên là nguyên nhân khó tiến hành các đợt xét nghiệm quy mô lớn, trong khi một số nước khác không muốn chia sẻ dữ liệu hay tìm cách che giấu hệ thống y tế nghèo nàn với bên ngoài.

Châu Đại Dương có thêm 456 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 21.735  ca, trong đó có 281 ca tử vong. Trong số các ca mắc mới của khu vực này trong 24 giờ  qua, Australia có tới 446 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 19.890, trong đó có 255 ca tử vong./.

***   Ai đem hàng ngàn tấn “bom phân bón” đến Beirut trước thảm kịch?
Hơn 2.700 tấn chất hoá học phát nổ tại cảng Beirut khiến hơn 5.000 người thương vong được đưa đến đây trên một con tàu cũ nát vào năm 2013.

Bộ Ngoại giao nói về Công hàm Australia bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

Triều Tiên viện trợ đặc biệt cho thành phố bị phong tỏa vì COVID-19
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ban hành lệnh viện trợ đặc biệt đối với thành phố Kaesong sau những lo ngại về việc lây nhiễm COVID-19, truyền thông nước này ngày 6/8 đưa tin.

Bốn cựu Thủ tướng Lebanon kêu gọi điều tra quốc tế vụ nổ ở Beirut
Ít nhất 4 cựu Thủ tướng Lebanon cho rằng Liên Hợp Quốc (LHQ) và Liên đoàn Arab (AL) cần thành lập một uỷ ban điều tra quốc tế để làm rõ trách nhiệm vụ nổ ở cảng Beirut làm hơn 5.000 người thương vong.

Hé lộ nguyên nhân thảm kịch nổ kho hoá chất Beirut
Hơn 2.700 tấn “bom phân bón” nằm im tại cảng Beirut trong 6 năm liên tiếp trước vụ nổ kinh hoàng mà không được đảm bảo an toàn, bất chấp những lời cảnh báo từ những người liên quan.

Mỹ công bố “chuyến thăm cấp cao nhất” tới Đài Loan, Trung Quốc phản ứng gay gắt
Trung Quốc đã lên tiếng phản đối gay gắt về chuyến thăm Đài Loan của Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar.

Hơn 250.000 người mất nhà, một vùng Beirut bị thổi bay sau vụ nổ kinh hoàng
Hơn 250.000 người dân thủ đô Beirut của Lebanon trở thành người vô gia cư sau khi nhà cửa của họ đã bị thổi bay sau vụ nổ kinh hoàng xảy ra chiều 4/8.

Nga gửi 5 máy bay mang thiết bị y tế và bác sĩ tới giúp Lebanon
Ít nhất 5 máy bay chở theo các bác sĩ và thiết bị y tế của Nga được lệnh lên đường tới thủ đô Beirut của Lebanon để thành lập một bệnh viện dã chiến điều trị cho nạn nhân vụ nổ kinh hoàng.

Cứ 15 giây lại có một ca tử vong vì COVID-19
Số người chết do COVID-19 trên phạm vi toàn cầu đã vượt qua mốc 700.000 trong ngày 4/8, trong đó, dẫn đầu là Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Mexico.

Số người chết và mất tích trong vụ nổ ở Beirut vượt 200
Số người thiệt mạng vì vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut của Lebanon đã vượt mốc 100 người và được dự báo sẽ còn tăng do nhiều người vẫn mất tích trong đống đổ nát.

Những thảm kịch chết chóc liên quan đến “bom phân bón” ammonium nitrate
Ammonium nitrate là chất hóa học được sử dụng chủ yếu trong chế tạo phân bón nông nghiệp, song nó cũng là thành phần chính của những quả mìn chuyên dùng để khai mỏ…

Hé lộ lí do mây hình nấm xuất hiện ở Beirut sau vụ nổ
Đám mây hình nấm cao hàng trăm mét sau vụ nổ kinh hoàng ở Beirut khiến người ta liên tưởng tới một vụ nổ bom hạt nhân, song các chuyên gia khẳng định đây chỉ là vụ nổ thông thường.

Những nghi vấn về nguyên nhân vụ nổ ở Lebanon
Cho đến trưa 5/8 (theo giờ Việt Nam), giới chức Lebanon vẫn đổ lỗi cho một lô hàng ammonium nitrate nằm trong nhà kho kể từ năm 2013 là nguyên nhân chính gây ra vụ nổ khiến ít nhất 78 người thiệt mạng và gần 4.000 người khác bị thương.

Lebanon tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Beirut, Israel bác nghi án đứng sau vụ nổ
Israel, quốc gia coi Lebanon là một đối thủ ở Trung Đông, khẳng định không đứng sau vụ nổ được ví như bom nguyên tử ở thủ đô Beirut ngày 4/8 làm gần 4.000 người thương vong.

Khoảnh khắc vụ nổ “như bom nguyên tử” ở Lebanon
Vụ nổ ở kho hoá chất tại cảng Beirut của Lebanon tạo ra tiếng động kinh hoàng cùng cột khói khổng lồ màu cam, sau đó là sóng xung kích mạnh, khiến người ta liên tưởng đến bom nguyên tử.

Một người Việt bị thương trong vụ nổ kinh hoàng ở Lebanon
Theo Đại sứ Trần Thành Công kiêm nhiệm Lebanon, có một công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ ở thủ đô Beirut, Lebanon.

Quốc tế “choáng váng” sau vụ nổ khiến hơn 4.000 người thương vong ở Lebanon
Liên Hợp Quốc (LHQ) cùng một loạt quốc gia đã gửi thông điệp chia sẻ mất mát với Lebanon và cam kết hỗ trợ quốc gia Trung Đông này khắc phục hậu quả vụ nổ kho hoá học làm hơn 4.000 người thương vong.
Tổng hợp-TT