VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 8/7/2019.

Giá dầu giảm mạnh nhất trong 5 tuần do lo ngại kinh tế thế giới suy thoái; ‘Ông Trump khó thắng trong các cuộc thương chiến’; Tới thăm 10 đất nước hạnh phúc nhất thế giới…là những tin chính được cập nhật.

Giá dầu giảm mạnh nhất trong 5 tuần do lo ngại kinh tế thế giới suy thoáí.

    Tuần qua, giá dầu WTI sụt 1,6% và dầu Brent mất 0,8%.
Kinhtedothi – Giá “vàng đen” ghi nhận tuần giảm giá đầu tiên trong 3 tuần, với giảm giá dầu WTI 1,6% và dầu Brent 0,8% trước những lo ngại về kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Trong khi nhà đầu tư lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu mỏ suy yếu do kinh tế toàn cầu chững lại, quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho đến tháng 3/2020, cùng với căng thẳng tại Trung Đông cũng không mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho thị trường dầu mỏ.
Trong phiên giao dịch ngày 1/7, giá dầu thế giới tăng sau khi có tin OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga, được gọi là nhóm OPEC+, sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu. Thỏa thuận hòa hoãn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng là nhân tố quan trọng mang lại sự hứng khởi cho thị trường “vàng đen” trong phiên này.
Tuy nhiên, giá dầu lại giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 2/7, cho dù nhóm OPEC+ tuyên bố gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng. Dữ liệu yếu về ngành sản xuất toàn cầu khiến giới đầu tư lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế giảm tốc sẽ làm nhu cầu tiêu thụ dầu yếu đi.
Kết thúc cuộc họp 2 ngày tại Vienna, Áo, nhóm OPEC+ nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng 3/2020 nhằm hỗ trợ giá dầu. Đây là thỏa thuận giảm sản lượng khai thác 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày mà OPEC đã thực thi trong 6 tháng đầu năm nay.
“Thị trường có vẻ hơi thất vọng một chút khi OPEC không tăng mức cắt giảm sản lượng. Hoặc thị trường cũng có cảm giác rằng nhu cầu tiêu thụ dầu thực sự xấu”, nhà phân tích Phil Flynn thuộc Price Futures Group nhận định về nguyên nhân khiến giá dầu giảm mạnh phiên ngày 2/7.
Sang phiên ngày 3/7, giá dầu thế giới phục hồi sau khi giảm mạnh trong phiên trước đó, nhờ số liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ ba liên tiếp. Báo cáo hàng tuần từ Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của nước này giảm 1,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 28/6. Mức giảm này thấp hơn dự báo giảm 3,7 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Thị trường dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ nghỉ ngày Quốc khánh 4/7. Đến phiên 5/7, giá dầu thô ngọt nhẹ tương lai quay đầu tăng nhẹ, khi căng thẳng ở Trung Đông ngày càng leo thang, nhưng giá dầu vẫn phải chứng kiến tuần sụt giảm đầu tiên trong 3 tuần khi nỗi lo về nhu cầu năng lượng chưa dứt.

‘Ông Trump khó thắng trong các cuộc thương chiến’
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng “các cuộc thương chiến là tốt và dễ chiến thắng” chắc chắn sẽ đi vào sách lịch sử như một câu nói kinh điển – nhưng không phải theo cách tích cực.
Trong một bài viết trên báo NY Times, cây bình luận Paul Krugman cho rằng, trên thực tế, Tổng thống Trump đang không hề chiến thắng các cuộc chiến thương mại mà ông khởi xướng. Các  mức thuế đặt ra gây thiệt hại cho Trung Quốc và các nền kinh tế khác, nhưng chúng cũng khiến kinh tế Mỹ chịu nhiều tổn thương.
Các nhà kinh tế ước tính trung bình mỗi hộ gia đình Mỹ sẽ phải trả thêm 1.000USD mỗi năm vì giá hàng hóa cao hơn.
Paul Krugman cũng chỉ ra, đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy thuế quan đang giúp ông Trump đạt được mục tiêu dự định, đó là gây sức ép buộc các nước phải có những thay đổi chính sách quan trọng.
Sau tất cả, một cuộc chiến tranh thương mại là gì? Không một nhà kinh tế hay sử gia nào sử dụng thuật ngữ này cho những tình huống mà một nước đánh thuế vì các lý do chính trị trong nước, như Mỹ từng làm cho đến những năm 1930. Đó là một cuộc thương chiến nếu mục đích của thuế là ép buộc – gây tổn thương cho các quốc gia khác để buộc họ phải thay đổi các chính sách theo hướng có lợi cho Mỹ.
Và trong khi tổn thương đã hiện hữu thì sự ép buộc vẫn chưa xảy ra.
Tất cả các mức thuế mà Mỹ áp lên Canada và Mexico trong nỗ lực buộc đàm phán lại Thỏa thuận Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) đã dẫn đến một thỏa thuận mới giống y thỏa thuận cũ. Còn tại hội nghị G20 mới đây, Tổng thống Trump nhất trí “bấm nút tạm dừng” thương chiến với Trung Quốc, hoãn áp thuế mới để đổi lấy một số ngôn từ hòa giải mập mờ.

Tới thăm 10 đất nước hạnh phúc nhất thế giới
VOV.VN – Dưới đây là 10 đất nước hạnh phúc nhất thế giới năm 2019 theo báo cáo của Liên Hợp Quốc
Thụy Sĩ. Ghé thăm thành phố Lucerne vào cuối mùa đông, tham gia lễ hội sôi động với các buổi hòa nhạc, triển lãm đèn lồng, diễu hành và nhiều hình thức vui chơi khác.
Iceland. Nằm ở vùng cao nguyên của Iceland, Landmannalaugar nổi tiếng với những con đường mòn đi bộ.
Đan Mạch. Thành phố Aarhus của Đan Mạch thường xuyên được xếp hạng trong số các thành phố hạnh phúc nhất thế giới. Đây cũng là một đô thị trẻ với 13% dân số là sinh viên.
Na Uy. Việc đi bộ đến đỉnh Pulpit Rock hùng vĩ của Na Uy mất ít nhất hai giờ đồng hồ, nhưng khi bạn tới được đây, bạn sẽ thấy chuyến đi cực kỳ giá trị.
Canada. Công viên quốc gia Nahanni với các chuyến ca nô, đi bè và chèo thuyền trên dòng sông lượn qua các vách núi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Canada.
Phần Lan. Công viên quốc gia Riisitunturi, nằm gần Posio, miền nam Phần Lan, trông giống như một khu rừng người tuyết. Địa hình khó khăn và mùa đông đặc biệt khắc nghiệt, vì vậy, chỉ những người có kinh nghiệm mới nên tới đây.
Hà Lan. Nổi tiếng với những kênh đào chạy qua nhiều con đường và các tòa nhà cổ kính tuyệt đẹp.
Thụy Điển. Thành phố bên bờ biển Marstrand là một điểm đến nổi tiếng và là nơi tổ chức Match Cup, một sự kiện thu hút các thủy thủ giỏi nhất từ khắp nơi trên thế giới.
New Zealand. Tongariro là công viên quốc gia lâu đời nhất ở New Zealand và là công viên quốc gia thứ tư được thành lập trên thế giới. Địa điểm này cũng là Di sản Thế giới của UNESCO và tự hào không chỉ có một mà là ba ngọn núi lửa đang hoạt động.
Australia. Uluru hay còn gọi là Ayers Rock, nằm ở miền trung Australia, cũng là Di sản Thế giới của UNESCO. Ngọn núi đá nguyên khối khổng lồ dường như thay đổi màu sắc vào các thời điểm khác nhau trong ngày và năm, đặc biệt là vào lúc bình minh và hoàng hôn.

***   Ông Trump tức giận, đáp trả ‘sốc’ vì bị đại sứ Anh gọi là ‘kẻ bất tài’
Tổng thống Donald Trump chỉ trích đại sứ Anh tại Mỹ “không phụng sự tốt đất nước” sau khi bị ông này chỉ trích là “kẻ bất tài” trong kết luận gửi về nước.

Iran hé lộ khoảnh khắc căng thẳng biết tin Mỹ định không kích trả đũa
Iran xác nhận được Mỹ báo trước về kế hoạch không kích để trả đũa vụ trinh sát cơ không người lái (UAV) bị bắn rơi, song không thực hiện sau khi nhận cảnh báo từ Tehran.

Taliban đánh bom giữa lúc đàm phán với Mỹ
Tính tới 17h00 ngày 7-7 (giờ Việt Nam), ít nhất 14 người đã thiệt mạng và hơn 140 người khác, trong đó có 27 trẻ em, bị thương trong vụ đánh bom xe xảy ra gần khu phức hợp của Ban điều hành an ninh quốc gia tại thành phố Ghazni, thủ phủ tỉnh cùng tên của Afghanistan.

Mỹ và Trung Quốc cùng tích cực hơn trong vấn đề Triều Tiên
Điều này được thể hiện ở việc Mỹ chủ động điện đàm để thông báo với Trung Quốc về nội dung cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tại Làng đình chiến Panmunjom. Còn Trung Quốc thì đang tìm cách thúc đẩy nối lại các cuộc đàm phán Mỹ – Triều với loạt động thái ngoại giao gần đây.

Nga bắt một trợ lý phái viên Tổng thống vì nghi phản quốc
TASS ngày 7-7 đưa tin, một trợ lý phái viên Tổng thống Nga tại vùng Urais đã bị bắt với cáo buộc phản quốc. Người này có thể sẽ đối mặt với án tù 20 năm.

Trung tâm thương mại Mỹ tan hoang do nổ lớn
Reuters ngày 7-7 đưa tin, một vụ nổ trung tâm thương mại đã xảy hôm 6-7 tại bang Florida, Mỹ, khiến hàng chục người bị thương. Vụ nổ lớn đồng thời đã gây ảnh hưởng đến một số trung tâm thể dục ở khu vực gần đó.

Kết quả điều tra vụ tàu cá Philippines bị đâm chìm ở Biển Đông
Hôm 6-7, Lực lượng Tuần duyên và Cơ quan Hàng hải Philippines đã công bố kết qua điều tra vụ tại nạn tàu cá nước này trên bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) từ hôm 9-6, khẳng định đây là vụ việc nghiêm trọng do một tàu của Trung Quốc gây ra.

Iran sẵn sàng làm giàu urani cao hơn mức quy định
Với tuyên bố sẽ làm giàu urani ở cấp độ cao, trên 3,67% – tức là trên mức cần thiết để sản xuất năng lượng hạt nhân dân sự – từ ngày 7-7 nếu các nước châu Âu “không hành động”, Iran dường như đang chuẩn bị bước đi đầu tiên để có thể sản xuất 1 vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên hé lộ thông tin bất ngờ vụ bắt sinh viên Australia
Triều Tiên thông báo sinh viên người Australia bị bắt giữ tại Bình Nhưỡng rồi sau đó được trả tự do đã thừa nhận mình là một gián điệp.

Iran bác tin bắt tàu dầu Pacific Voyager của Anh
Iran bác bỏ tin đồn cho rằng nước này đã giữ tàu chở dầu Pacific Voyager của Anh để trả đũa việc London trước đó bắt tàu MT Grace I cùng 2 triệu thùng dầu của Tehran.

Động đất kỷ lục làm chấn động California
Khu vực phía Nam bang California của Mỹ lại bị rung chuyển vì trận động đất mạnh nhất trong vòng 25 năm qua. Hiện chưa có thông tin về thương vong.

Nga-NATO không đạt thoả thuận cứu vãn INF
Quan chức NATO thông báo các cuộc đàm phán với Nga nhằm cứu vãn Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) không mang lại kết quả đáng kể nào.

Chuyện kinh hoàng tại nhà Beechwood
Trong nhiều thập niên, những đứa trẻ tại ngôi nhà trẻ em cộng đồng ở hạt Nottinghamshire miền trung nước Anh đã phải âm thầm chịu đựng cuộc sống bị bạo lực thể xác và xâm hại tình dục.

Căng thẳng Nhật – Hàn leo thang
Tờ Nikkei của Nhật Bản ngày 5-7 đưa tin, Chính phủ nước này đang cân nhắc đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia xây dựng được sự tin cậy và đảm bảo an ninh, còn gọi là White Countries.

Vụ tai nạn làm thay đổi lịch sử Pakistan
Vào ngày 17-8-1988, chiếc máy bay của Không lực Pakistan khi đang bay ở trên không chưa đầy 5 phút bỗng đột ngột nổ tung làm thiệt mạng toàn bộ 30 hành khách, bao gồm cả Tổng thống Pakistan, Đại sứ Mỹ và hệ thống quyền lực từng cai trị Pakistan trong suốt 11 năm.

Tổng hợp-TT