VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 9/9/2019.

Bắc Kinh bơm 900 tỷ NDT để cứu nền kinh tế; Donald Trump không khoan nhượng, báo hiệu 1 thời khắc đen tối lịch sử; Nếu đàm phán tháng 10 thất bại, quan hệ kinh tế Mỹ – Trung sẽ sụp đổ; Bão Dorian tàn phá ‘như bom hạt nhân’…là những tin chính được cập nhật.

Bắc Kinh bơm 900 tỷ NDT để cứu nền kinh tế

    Trung Quốc kì vọng 126 tỷ USD sẽ giúp phần nào phục hồi đà tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Reuters

Ngân hàng trung ương Trung Quốc quyết định bơm 900 tỷ nhân dân tệ (NDT), tức 126 tỷ USD, vào hệ thống tài chính với nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh cuộc thương chiến với Mỹ có thể kéo dài
New York Times cho biết động thái được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thông báo hôm 6-9. Cơ quan này sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc – lượng tiền mặt mà một ngân hàng cần phải dự trữ trong kho – xuống 0,5 điểm phần trăm bắt đầu từ ngày 16-9.
Một số ngân hàng đặc biệt khác sẽ được PBOC cho phép giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc xuống 1 điểm phần trăm lần lượt ngày 15-10 và 15-11 để khuyến khích họ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp tư nhân vay tiền.
PBOC kì vọng bước đi sẽ đẩy khoảng 900 tỷ nhân dân tệ, tức 126 tỷ USD vào hệ thống tài chính, giảm bớt gánh nặng cho tăng trưởng của nền kinh tế, vốn đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết với Mỹ.
Theo Reuters, động thái trên được PBOC tiến hành sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi sử dụng các công cụ để thúc đẩy kinh tế. Tại một cuộc họp của Quốc vụ viện hôm giữa tuần, ông Lý thừa nhận Bắc Kinh đang đối mặt nhiều sức ép thương mại, tài chính và việc làm.
Tuy vậy, quyết định của ngân hàng trung ương Trung Quốc vẫn bị đánh giá là khiêm tốn nếu xét đến quy mô nền kinh tế Trung Quốc cũng như tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại. Các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng túi tiền cho vay hơn nữa trong thời gian tới, song bằng các phương án khác nhau.
Trong diễn biến liên quan, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow ngày 6-9 nói rằng thương chiến với Trung Quốc có thể sẽ mất rất lâu mới có thể giải quyết và so sánh việc đàm phán với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
“Chúng ta đã mất hàng thập niên để đạt được những điều chúng ta muốn với Liên Xô cũ”, ông Kudlow nói, nhấn mạnh Washington sẵn sàng chấp nhận một tiến trình đàm phán kéo dài với Trung Quốc.

 Bão Dorian tàn phá ‘như bom hạt nhân’
BahamasThiệt hại do bão Dorian gây ra ở quốc đảo giống những “vụ nổ bom hạt nhân”, theo giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ Mark Green.
Nhận xét được Green đưa ra khi bay thị sát hôm 8/9 để kiểm tra thiệt hại do siêu bão Dorian gây ra trên đảo Grand Bahama và Abaco của quốc đảo Bahamas. “Có những vùng không bị thiệt hại lớn, nhưng cũng có những khu dân cư bị tàn phá như thể bom hạt nhân đã rơi xuống đó”, Green nói.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho hay họ đang hợp tác với chính phủ Bahamas để cung cấp nơi trú ẩn khẩn cấp, chăm sóc y tế, thực phẩm và nước cho các nạn nhân sau cơn bão.
Siêu bão Dorian quét qua quốc đảo Bahamas, nơi có dân số khoảng 400.000 người, hôm 1/9 với sức gió lên tới 300 km/h, trở thành cơn bão mạnh nhất từng tàn phá khu vực. Nhà chức trách cho hay đã có 43 người thiệt mạng do bão, tuy nhiên con số có thể tiếp tục tăng. Thủ tướng Bahamas Hubert Trinis mô tả những thiệt hại do bão Dorian gây ra là “thảm khốc”.
Hàng nghìn người đã phải sơ tán từ Abaco đến thủ đô Nassau của Bahamas hay Florida, Mỹ bằng tàu chở khách, tàu du lịch cũng như các tàu thuyền được chính phủ hỗ trợ.
Cư dân Bahamas đứng trên đống đổ nát sau bão Dorian. Ảnh: AP.
Lực lượng tuần duyên và hải quân Mỹ đang vận chuyển hàng cứu trợ cho người dân Bahamas bị ảnh hưởng. Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc, khoảng 70.000 người đang cần hỗ trợ thực phẩm và nơi ở sau bão.
Dorian đã giảm dần cường độ khi di chuyển dọc bờ biển phía đông nước Mỹ và đổ bộ vào Nova Scotia, Canada hôm 7/9, làm đổ cây cối và gây mất điện cho hơn 450.000 ngôi nhà.

Donald Trump không khoan nhượng, báo hiệu 1 thời khắc đen tối lịch sử
Thị trường tài chính thế giới lại quay cuồng sau khi Mỹ và Trung Quốc bước vào tháng lịch sử với một loạt sắc thuế mới vừa áp lên nhau. Những tuyên bố của ông Donald Trump cho thấy cuộc chiến còn kéo dài.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, giá vàng vọt lên sát ngưỡng cao nhất trong 6 năm rưỡi qua: 1.550 USD/ounce. Vàng bứt phá sau khi giới đầu tư nhìn thấy những bất ổn bắt đầu leo thang trở lại.
Trong khi đó, chứng khoán Mỹ vừa trải qua một phiên đầu của một tháng khó khăn lịch sử. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 285 điểm dần về ngưỡng 26 ngàn điểm; chỉ số tầm rộng cũng giảm khá mạnh về về gần ngưỡng 2,9 ngàn điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 1,1% xuống dưới ngưỡng 7.900 điểm.
Thị trường tài chính biến động mạnh, đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống mức thấp nhất 11 năm, trong khi euro và bảng Anh cũng tụt giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Thế giới tài chính chao đảo sau khi Mỹ và Trung Quốc – 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu áp thuế mới đối với hàng hóa của nhau, bắt đầu 1 tháng mới đen tối chưa từng có trong lịch sử quan hệ kinh tế.
Trong một tuyên bố mới nhất trên mạng xã hội, ông Donald Trump cho biết nếu ông tái đắc cử vào năm sau thì chuỗi cung ứng của Trung Quốc sẽ sụp đổ. Ông Trump cảnh báo Bắc Kinh về tình trạng cố tình dây dưa trong các cuộc đàm phán thương mại.
Theo ông Trump, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các điều khoản thương mại cứng rắn hơn trong nhiệm kỳ 2 của ông.

Nếu đàm phán tháng 10 thất bại, quan hệ kinh tế Mỹ – Trung sẽ sụp đổ
Giới quan sát quốc tế không kỳ vọng cuộc đàm phán đầu tháng 10 tại Washington D.C sẽ giúp hạ nhiệt chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Tài khoản Twitter của ông Hu Xijin được nhiều nhà kinh tế và doanh nhân Phố Wall theo dõi để cập nhật tình hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên, không có nhiều người lạc quan như tổng biên tập Global Times.
Ngày 6/9, cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez bình luận dự báo của ông Hu Xijin là “quá lạc quan”. “Quan điểm của hai bên quá khác biệt, môi trường hiện tại không thuận lợi để đạt một thỏa thuận. Không nên chờ đợi gì nhiều”, ông Gutierrez nhấn mạnh.
Theo cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Trung Quốc và Mỹ chỉ có thể đạt một thỏa thuận trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 nếu như thỏa thuận đó hoàn toàn có lợi cho Mỹ để Tổng thống Donald Trump có thể thu hút lá phiếu của cử tri.
CNBC dẫn lời chuyên gia Niall Ferguson thuộc Viện Hoover (Đại học Stanford University) mô tả trên thực tế Mỹ và Trung Quốc đang “bước vào giai đoạn đầu tiên của Chiến tranh lạnh II”. Bởi xung đột giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ bó hẹp ở thương mại, mà còn bao gồm cả công nghệ và địa chính trị.
“Có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ không giao chiến thực sự ở Biển Đông hay đâu đó, nhưng hai nước đang giằng co trong một cuộc Chiến tranh lạnh”, chuyên gia Ferguson nhấn mạnh.
Từ đầu năm 2018 đến nay, Mỹ và Trung Quốc đã liên tiếp đánh thuế trừng phạt lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau. Chuyên gia Ferguson cho rằng thương chiến đã leo thang đến mức lan sang các lĩnh vực khác, do đó không dễ để chính quyền Washington và Bắc Kinh muốn dừng là dừng.
Dù vậy, nhà kinh tế nổi tiếng Mohamed El-Erian của Allianz cho biết giới đầu tư Phố Wall vẫn hi vọng đàm phán tháng 10 sẽ đem lại một kết quả nào đó. “Hai nước mâu thuẫn quá sâu sắc và điều đó sẽ không thể giải quyết sớm. Tuy nhiên, thị trường vẫn trông đợi vào thông tin tích cực”, ông nói.
Trang Investor’s Business Daily bình luận cuộc đàm phán tháng 10 sẽ là cơ hội cuối cùng để Washington và Bắc Kinh hạ nhiệt chiến tranh thương mại. Bởi nếu hai bên không đạt thỏa thuận, các đợt thuế mới có hiệu lực trong tháng 12 sẽ nghiền nát quan hệ kinh tế Mỹ – Trung.
Khi đó, hai bên sẽ tiếp tục tung đòn trả đũa nhau. Trung Quốc có thể đóng cửa thị trường với các tập đoàn Mỹ. Ngược lại, chính quyền Tổng thống Trump có thể “đá” hàng loạt công ty Trung Quốc ra khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

***   Bắc Kinh bơm 900 tỷ NDT để cứu nền kinh tế
Ngân hàng trung ương Trung Quốc quyết định bơm 900 tỷ nhân dân tệ (NDT), tức 126 tỷ USD, vào hệ thống tài chính với nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh cuộc thương chiến với Mỹ có thể kéo dài.

Động đất mạnh tại Trung Quốc, nhiều người thương vong
Tân Hoa Xã đưa tin, một trận động đất mạnh 5,4 độ richter xảy ra vào sáng sớm 8-9 đã làm rung chuyển khu vực phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Hàng nghìn người dân Bahamas tuyệt vọng chạy trốn vì bão Dorian
Reuters ngày 8-9 đưa tin, hàng nghìn người dân đang lũ lượt rời Bahamas tìm nơi trú ẩn mới, sau khi siêu bão Dorian đổ bộ vào quần đảo này hồi tuần trước, gây ra những hậu quả kinh hoàng.

Bộ trưởng Anh phản kháng trước cách xử lý Brexit của ông Johnson
Bộ trưởng Việc làm và Hưu chí Anh Amber Rudd ngày 7-9 (giờ địa phương) đã tuyên bố từ chức, trong một diễn biến mới nhất xảy ra trong nội các Anh nhằm phản đối cách xử lý của Thủ tướng Boris Johnson trong vấn đề Brexit.

Tổng thống Trump đột ngột hủy đàm phán hòa bình với Taliban
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7-9 (giờ địa phương) tuyên bố ông đã hủy các cuộc đàm phán hòa bình với Taliban sau khi lực lượng này thừa nhận gây ra vụ đánh bom tại Kabul khiến 12 người thiệt mạng.

Căng thẳng leo thang, Pakistan cấm chuyên cơ Tổng thống Ấn Độ vào không phận
Pakistan thông báo đã từ chối cấp phép cho máy bay chở Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đi qua không phận nước này, viện dẫn cách “hành xử” gần đây của New Delhi.

Thủ tướng Anh tuyên bố “sốc” về khả năng trì hoãn Brexit1
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng ông “thà chết” còn hơn trì hoãn Brexit, sau khi Hạ viện Anh thông qua dự luật buộc chính phủ phải xin châu Âu lùi thời hạn rời khối nếu không đạt thoả thuận.

Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển bất ngờ thông báo từ chức
Lý do mà Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom đưa ra là vì muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia đình.

Tổng hợp-TT