VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày ngày 3/4/2020.

Hơn 1 triệu ca nhiễm, gần 53.000 ca tử vong do Covid-19 trên toàn cầu; Bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ có thể tán gia bại sản vì chi phí điều trị; Gần 100 trong tổng số 106 máy bay của Vietnam Airlines ngừng hoạt động; Trong 2 tuần, 10 triệu người Mỹ mất việc làm; Hai ‘vũ khí’ giúp Đức có nguy cơ tử vong vì virus rất thấp; Tỷ phú kiếm 4 tỷ USD sau 3 tháng nhờ phần mềm làm việc trực tuyến; Gần 6.000 ca tử vong tại Mỹ, TT Trump điều quân đội đến New York; Bí thư Vũ Hán: Nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn rất cao…là những tin chính được cập nhật.

Hơn 1 triệu ca nhiễm, gần 53.000 ca tử vong do Covid-19 trên toàn cầu.

Hơn 1 triệu ca nhiễm, gần 53.000 ca tử vong do Covid-19 trên toàn cầu ảnh 1    Hai người mặc quần áo bảo hộ đi ngang các giường bệnh trong một bệnh viện dã chiến với hơn 2.000 giường bệnh dành cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 do quân đội Iran thiệt lập tại trung tâm triển lãm quốc tế ở phía bắc Tehran, Iran. Ảnh: AP

SGGPO-Theo thống kê của Worldometer, tính đến sáng nay 3-4 (theo giờ Việt Nam) trên toàn thế giới số ca nhiễm Covid-19 đã vượt 1 triệu trường hợp và gần 53.000 ca tử vong. Cụ thể, đã có 1.014.386 ca nhiễm và 52.993 ca tử vong.
Hiện nay, tổng số bệnh nhân nhiễm Covid-19 bình phục trên toàn thế giới là 212.018 người; trong khi đó, có 711.667 ca có triệu chứng nhẹ và 37.698 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch.
Nhiều nhất về số ca nhiễm và tử vong là Mỹ. Cụ thể, trong 24 giờ qua tại đây đã có thêm 29.317 ca nhiễm mới và 795 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 255.320 và 5.897.
Tiếp sau đó là Italy, với 4.688 ca nhiễm mới và 760 ca tử vong; nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 115.242 và 13.915.
Tại Tây Ban Nha đã có 112.065 ca nhiễm và 10.348 ca tử vong, sau khi ghi nhận thêm 7.946  ca nhiễm mới và 961 ca tử vong mới.
Xếp thứ 4 thế giới về số ca nhiễm và tử vong là Đức với 84.794 ca nhiễm và 1.107 ca tử vong (trong đó ghi nhận trong 24 giờ qua 6.813 ca nhiễm mới và 176 ca tử vong mới).
Taị Pháp, số ca nhiễm và tử vong tăng vọt sau khi ghi nhận 2.116 ca nhiễm mới và 1.355 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại đây lần lượt là 59.105 và 5.387.
Iran ghi nhận thêm 2.875 ca nhiễm mới và 124 ca tử vong; nâng số ca nhiễm và tử vong ở đây lần lượt là 50.468 và 3.160.
Trong khi đó, tại Vương quốc Anh đã ghi nhận 569 ca tử vong mới và 4.244 ca nhiễm mới, nâng tổng số người tử vong và nhiễm Covid-19 tại đây lần lượt là 2.921 và 33.718.
Giám đốc Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu, ông Hans Kluge ngày 2-4 cho biết hơn 95% trường hợp tử vong vì Covid-19 ở châu Âu có độ tuổi trên 60, nhưng những người trẻ tuổi không nên chủ quan.
Ông Hans Kluge chỉ rõ tuổi tác không phải là yếu tố rủi ro duy nhất khiến cho các trường hợp nhiễm Covid-19 nghiêm trọng, đã khiến hàng tỷ người bị phong tỏa và làm chao đảo nền kinh tế thế giới.
“Quan niệm cho rằng dịch bệnh COVID-19 chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi là thực sự sai lầm. Người trẻ tuổi không phải là trường hợp ngoại lệ” – ông Hans Kluge nhấn mạnh.
Phát biểu trên của ông Hans Kluge tái khẳng định tuyên bố trước đây của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết có từ 10% đến 15% những người dưới 50 tuổi mắc COVID-19 nằm trong tình trạng bệnh từ trung bình đến nghiêm trọng.
Người đứng đầu Văn phòng WHO tại châu Âu nhấn mạnh các trường hợp mắc Covid-19 nghiêm trọng đã được phát hiện ở những người trong độ tuổi thiếu niên hoặc độ tuổi 20, có nhiều trường hợp cần được chăm sóc y tế đặc biệt và một số trường hợp kém may mắn đã không qua khỏi. Quan chức WHO khẳng định, yêu cầu quan trọng nhất “đối với mọi nhóm tuổi” là tuân thủ những chỉ dẫn về vệ sinh.

Bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ có thể tán gia bại sản vì chi phí điều trị
Nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ không có bảo hiểm y tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ tán gia bại sản vì chi phí điều trị lên đến hàng chục nghìn USD.
Sau khi Quốc hội và chính phủ Mỹ thông qua gói kích thích 2.000 tỷ USD, người dân nước này được xét nghiệm virus corona miễn phí. Tuy nhiên, CNBC cho biết bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể phải tối đa 74.000 USD tiền điều trị nếu không có bảo hiểm y tế.
Theo khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận FAIR Health, các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị trong bệnh viện sẽ phải thanh toán chi phí 42.486-74.310 USD nếu không có bảo hiểm y tế hoặc bệnh viện của họ không liên kết với công ty bảo hiểm.
Nếu nằm viện điều trị 6 ngày, bệnh nhân Covid-19 không có bảo hiểm y tế sẽ phải trả khoảng 73.300 USD.
Các bệnh nhân có bảo hiểm sẽ phải trả một phần trong tổng số tiền thanh toán vào khoảng 21.936-38.755 USD, tùy vào các điều khoản của của hợp đồng bảo hiểm.
Benh nhan Covid-19 tai My co the tan gia bai san vi chi phi dieu tri hinh anh 1 benhnhan.jpg
Trên The Hill, giảng viên luật y tế Allison Hoffman thuộc Trường Luật Đại học Pennsylvania cảnh báo rất nhiều người Mỹ sẽ đối mặt với cảnh phá sản, khánh kiệt sau khi được điều trị Covid-19 tại bệnh viện.
Đến nay, hơn 180.000 người Mỹ đã dương tính với virus corona chủng mới, và con số này chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, tuần qua hơn 3,3 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vì các công ty đồng loạt đóng cửa.
Bà Hoffman khẳng định Quốc hội Mỹ cần thông qua một gói hỗ trợ mới để giảm áp lực chi phí chữa bệnh cho người dân Mỹ.
“Rất nhiều người sẽ phải trả chi phí điều trị quá lớn cùng thời điểm họ mất việc làm. Nếu Quốc hội không hành động, chi phí điều trị Covid-19 sẽ đẩy rất nhiều gia đình Mỹ vào thảm cảnh”, bà cảnh báo.

Gần 100 trong tổng số 106 máy bay của Vietnam Airlines ngừng hoạt động
Lãnh đạo Vietnam Airlines đã chia sẻ nhiều con số thiệt hại lớn do ảnh hưởng bởi Covid-19 trong thư gửi người lao động của doanh nghiệp.
Cụ thể, trong thư mới nhất gửi người lao động Vietnam Airlines, CEO của hãng ông Dương Trí Thành cho hay: “Chưa bao giờ chúng ta phải đột ngột dừng gần như toàn bộ hoạt động với gần 100 máy bay trong tổng số 106 máy bay phải tạm ngừng khai thác”.
Theo ông Thành, với lịch bay và tình hình diễn biến dịch bệnh như hiện nay, dự kiến năm 2020, Vietnam Airlines sẽ giảm tải cung ứng khoảng 60%, doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng tương đương giảm 65% so với kế hoạch.
Vị này cũng cho biết Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác đang phải đối mặt với những thách thức mang tính sống còn và khẳng định hãng đã, đang và sẽ áp dụng nhiều giải pháp mạnh mẽ mang tính đột phá.
Theo đó, Vietnam Airlines sẽ tái cơ cấu lao động, tinh giản biên chế, tổ chức lại bộ máy, dây chuyền sản xuất; điều chỉnh thu nhập, cắt toàn bộ khoản chi chưa thực sự cấp bách; giãn/hoãn các khoản chi có thể; đàm phán để giảm đơn giá, giảm giá đối với các hợp đồng đã ký kết…
Theo CEO Vietnam Airlines, những điều chỉnh này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty khi hơn 50% người lao động phải ngừng việc, toàn bộ người lao động phải giảm lương. Điều này đồng nghĩa sẽ có khoảng 10.000 lao động của Vietnam Airlines mất việc.
Theo phân phối của Bộ GTVT, trong vòng 15 ngày từ 1/4, 4 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar và Bamboo sẽ thay nhau thực hiện các chuyến bay giữa 3 thành phố lớn theo hạn mức chuyến do Bộ GTVT quy định.
Ngày đầu tiên (1/4), Bộ GTVT phân bổ cho Bamboo Airways và Jetstar Pacific mỗi hãng bay 1 chuyến khứ hồi chặng Hà Nội – TP.HCM – Hà Nội, Vietnam Airlines sẽ bay chuyến khứ hồi chặng Hà Nội – Đà Nẵng – Hà Nội và Vietjet Air nhận chặng còn lại là TP.HCM – Đà Nẵng – TP.HCM.
Trong 15 ngày, Vietnam Airlines sẽ có 7 lần bay chặng Hà Nội – TP.HCM, Vietjet Air có 7 lần, Bamboo và Jetstar mỗi hãng có 8 lần. Các hãng sẽ đảo lịch bay trong 14 ngày tiếp theo.
Với đường bay Hà Nội – Đà Nẵng và TP.HCM – Đà Nẵng, 2 hãng Bamboo và Jetstar sẽ không khai thác mà chỉ có Vietnam Airlines và Vietjet Air sẽ chia nhau 30 chuyến khứ hồi).
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết các hãng hàng không Việt đang rơi vào tình cảnh cạn kiệt nguồn lực khi dòng tiền không còn, phải vận hành cầm chừng duy trì một số ít đường bay trọng điểm và mỗi hãng chỉ khai thác 1 chuyến bay/ngày. Vị này lo ngại một số hãng hàng không có thể không trụ được, phá sản sau khủng hoảng Covid-19.

Trong 2 tuần, 10 triệu người Mỹ mất việc làm
Theo số liệu được công bố từ Bộ Lao động Mỹ, hơn 6,6 triệu người Mỹ đã đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước (tính đến hết ngày 28/3).
Theo NBC News, con số này gấp đôi so với hơn 3,3 triệu người Mỹ đã nạp đơn xin hỗ trợ thất nghiệp trong tuần trước đó. Như vậy, chỉ trong 2 tuần, 10 triệu người Mỹ đã rơi vào cảnh mất việc làm.
Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế Mỹ lao đao, buộc hàng loạt doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền nước này kêu gọi cho người dân hạn chế ra đường.
Bộ Lao động Mỹ chỉ ra ngành công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là nhóm dịch vụ lưu trú và thực phẩm, là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus corona.
Những ngành nghề khác cũng chịu thiệt hại không kém là chăm sóc sức khỏe, sản xuất, bán lẻ, và xây dựng.
“Đây là con số mà chúng tôi chưa từng thấy bao giờ. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, đỉnh điểm cũng chỉ ở mức 695.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp mỗi tuần”, chuyên gia kinh tế Michelle Meyer thuộc Bank of America nhận xét.
Chỉ mới cách đây vài tháng, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm.
Tính đến ngày 3/4 (giờ Việt Nam), ở Mỹ đã có 243.000 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới, bao gồm 5.900 người thiệt mạng.

Hai ‘vũ khí’ giúp Đức có nguy cơ tử vong vì virus rất thấp
Mặc dù có số ca nhiễm được xác nhận gần 80.000 ca, đứng thứ ba châu Âu chỉ sau Italy và Tây Ban Nha, Đức có số người tử vong vì virus tương đối thấp, chưa đến 1.000 người.
Trong bức ảnh chụp ngày 23/3 này, các nhân viên y tế đang lấy mẫu thử tại một trung tâm xét nghiệm virus corona cho nhân viên dịch vụ công cộng ở Munich, Đức. Các phòng thí nghiệm đã nhanh chóng tăng cường năng lực xét nghiệm của và bây giờ các chuyên gia cho biết Đức có thể thực hiện tới 500.000 xét nghiệm mỗi tuần. Việc chuẩn bị sớm cho dịch bệnh cùng với số lượng lớn giường trong các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và việc triển khai sớm các biện pháp cách ly xã hội có thể là nguyên nhân cho số người tử vong tương đối thấp ở Đức.

Tỷ phú kiếm 4 tỷ USD sau 3 tháng nhờ phần mềm làm việc trực tuyến
Khối tài sản của tỷ phú Eric Yuan – nhà sáng lập và CEO của Công ty công nghệ Zoom – tăng đến 112% trong 3 tháng vừa qua.
Eric Yuan năm nay 49 tuổi, là tỷ phú người Mỹ gốc Trung Quốc. Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành toán ứng dụng, lấy bằng thạc sỹ ngành kỹ thuật, và từng dành 4 năm để làm việc tại Nhật Bản.
Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến Mỹ, tỷ phú Yuan đã làm quen với những mô hình hội nghị trực tuyến. Trước khi thành lập Zoom, ông là phó chủ tịch của Cisco Systems, một công ty chuyên sản xuất thiết bị viễn thông.
Zoom được Eric Yuan sáng lập vào năm 2011. Ông nuôi ý tưởng về một phần mềm làm việc trực tuyến khi còn học đại học vì muốn liên lạc với bạn gái ở xa. Hai người sau này đã kết hôn.
Trong những ngày đầu ở Zoom, vị tỷ phú tham gia vào mọi hoạt động của công ty, kể cả bộ phận chăm sóc khách hàng. Ông được đông đảo nhân viên ủng hộ và đánh giá cao.
Eric Yuan chính thức trở thành tỷ phú USD vào tháng 4/2019 sau khi Zoom phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Công ty hiện có giá trị vốn hóa lên đến 35 tỷ USD và có hơn 30.000 khách hàng doanh nghiệp, nổi bật trong số đó phải kể đến Samsung, Uber, Walmart, hay Capital One.
Trong 3 tháng qua, giữa lúc đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, khối tài sản của Yuan đã tăng hơn 4 tỷ USD, đạt mức xấp xỉ 7,6 tỷ USD, theo ước tính của Bloomberg Billionaires Index. Phần lớn số tiền đó đến từ 19% cổ phần Zoom mà ông nắm giữ.
Từ tháng 12/2019 đến nay, việc sử dụng Zoom trên toàn cầu đã tăng đến 1.900% khi các trường học, cơ quan chuyển sang làm việc trực tuyến để tránh sự lây lan của virus corona.
Tỷ phú Eric Yuan hiện cùng vợ và 3 người con sinh sống tại thị trấn Saratoga, một trong những khu vực giàu có nhất Silicon Valley.
Ông dành nhiều thời gian cho gia đình, con cái và ít khi nào đi du lịch hay công tác xa nhà.
Ông còn được biết đến với lối sống bình dị. Vị tỷ phú sử dụng một chiếc xe điện Tesla cho việc đi lại.

Gần 6.000 ca tử vong tại Mỹ, TT Trump điều quân đội đến New York
Tổng thống Trump đã có kết quả âm tính với virus corona trong xét nghiệm được tiến hành bằng kit xét nghiệm nhanh. Ông cũng điều quân đội đến New York điều hành bệnh viện dã chiến.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã làm xét nghiệm Covid-19 thứ hai vào hôm 2/4 bằng kit chẩn đoán nhanh cho ra kết quả sau chưa đầy 15 phút và có kết quả âm tính, theo Reuters.
“Tôi rất tò mò để xem nó hoạt động nhanh như thế nào”, ông Trump, người cũng âm tính vào tháng trước sau khi tiếp xúc với một quan chức Brazil nhiễm Covid-19, nói.
Trong cuộc họp báo hàng ngày tại Nhà Trắng, ông Trump cũng đã công bố kế hoạch cho quân đội Mỹ và nhân viên liên bang điều hành một bệnh viện dã chiến tại trung tâm hội nghị Javits Center ở New York.
Đến sáng 3/4, Mỹ có hơn 242.000 ca nhiễm và 5.850 người tử vong vì Covid-19. Mỹ ghi nhận 1.169 ca tử vong trong 24 giờ, đánh mức kỷ lục mới trên toàn thế giới về số ca tử vong trong ngày.
Trên thế giới, số ca nhiễm đã vượt 1 triệu với gần 53.000 ca tử vong.
New York đã trở thành tâm dịch tại Mỹ với hơn 47.000 trường hợp nhiễm virus được xác nhận trong thành phố.
Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng và là thành viên của đội chống Covid-19, ông Jared Kushner, cho biết chính phủ sẽ gửi tới hệ thống bệnh viện công New York khẩu trang N-95 để giúp nhân viên y tế dùng trong tháng tới.
Ông Trump, người ban đầu phủ nhận mối đe dọa từ virus, đã sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để ra lệnh cho các công ty chuyển sang sản xuất máy thở.
Ông nói rằng ông cũng đã sử dụng luật để công ty General Motors sản xuất thêm khẩu trang N-95.
“Chúng tôi có hơn 100.000 máy thở đang được chế tạo hoặc sắp bắt đầu chế tạo”, ông Trump nói.
Ông Sean Conley, bác sĩ của Tổng thống Trump, cũng cho biết trong một bức thư được Nhà Trắng công bố rằng ông Trump đã được xét nghiệm bằng phương pháp tiếp xúc nhanh và cho ra kết quả sau 15 phút. “Ông ấy khỏe mạnh và không có triệu chứng gì”, ông Conley viết.

Nhiều bệnh viện Mỹ cạn tiền, có thể phá sản
Bệnh nhân nhiễm virus corona đang chật kín các bệnh viện khiến các cơ sở y tế đứng trước nguy cơ đóng cửa vì cạn kiệt nguồn lực tài chính.
Theo Wall Street Journal, một trong những chuỗi bệnh viện lớn nhất nước Mỹ – HCA Healthcare – đã phải đóng cửa các phòng khám và cắt giảm giờ làm. Một hệ thống phòng khám tư nhân khác ở Dallas (bang Texas) cũng cho 1/3 nhân viên nghỉ phép, trong khi 700 nhân viên tại một hệ thống phi lợi nhuận gồm 48 bệnh viện phải nghỉ việc tạm thời.
Khi virus corona chủng mới đến từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) lây nhiễm cho hàng nghìn người Mỹ, các bệnh viện và bác sĩ Mỹ phải đối mặt với một vấn đề khác. Đó là việc ngân sách thu hẹp có thể làm cạn kiệt nguồn lực y tế cần thiết và đe dọa hoạt động của các bệnh viện đang gặp khó khăn về tài chính.
Giảm doanh thu
Bệnh nhân nhiễm virus corona đang chật kín các bệnh viện ở những thành phố như New York (bang New York), New Orleans (bang Louisiana) và Detroit (bang Michigan). Tình trạng đó khiến số ca cấp cứu, thăm khám thường xuyên và phẫu thuật khác giảm mạnh. Chúng là nguồn tiền quan trọng đối với hầu hết bệnh viện.
Không những thế, các bệnh viện còn phải đốt tiền để mua thiết bị bảo hộ y tế chống dịch Covid-19.

Bí thư Vũ Hán: Nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn rất cao
Ông Vương Trung Lâm nói nguy cơ tái bùng phát dịch virus corona ở thành phố vẫn cao và người dân cần tăng cường các biện pháp tự bảo vệ, tránh ra ngoài trừ khi cần thiết.
Trong bài viết được đăng tải trên website chính quyền Vũ Hán hôm 3/4, Bí thư thành ủy Vương Trung Lâm nói dù tình hình phòng chống dịch bệnh đang tiến triển tốt, rủi ro từ việc “bên ngoài đưa vào, bên trong bật lại” vẫn rất lớn.
“Tinh thần cảnh giác, yêu cầu phòng ngừa đối với dịch bệnh không được hạ thấp. Cần phải giải thích hết sức rõ ràng với cư dân, hướng dẫn cư dân tăng cường các biện pháp tự bảo vệ, không cần thiết không ra ngoài”, ông Vương nói.

***   Nghịch lý giữa hai ổ dịch COVID-19 Tây Ban Nha và Mỹ
Hơn 10.000 người đã tử vong tại Tây Ban Nha do COVID-19, gấp đôi số ca tử vong tại Mỹ, tính đến ngày 2/4. Trong khi đó, số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ lại cao gấp đôi ổ dịch lớn thứ 2 châu Âu.
Số liệu thống kê do Worldometers cập nhật cho thấy, Tây Ban Nha ghi nhận tới 616 ca tử vong mới chỉ trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong tại quốc gia này vì COVID-19 lên 10.003 người.
Trong khi số tử vong tại Tây Ban Nha cao gần gấp đôi số ca tử vong tại Mỹ (5.113 ca), số ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia này đang dừng ở 110.238 ca, tức là chưa bằng một nửa số ca nhiễm tại Mỹ (215.357).
Các chuyên gia cho rằng, chính sự thiếu hụt trầm trọng thiết bị y tế và tình trạng quá tải tại các bệnh viện đã khiến số ca tử vong vì COVID-19 tại Tây Ban Nha tăng cao.

Chủ tịch Quốc hội Iran nhiễm COVID-19, nguy cơ dịch kéo dài
Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani được thông báo dương tính với COVID-19 cùng 2.874 ca khác trong ngày 2/4, nâng tổng số người nhiễm tại nước này vượt mốc 50.000.

Ca nhiễm tăng, toàn dân Nga được nghỉ làm hưởng lương một tháng
Tổng thống Nga Vladimir Putin kéo dài thời gian nghỉ làm hưởng lương của công dân Nga đến hết ngày 30/4 nhằm ngăn đại dịch COVID-19 lây lan.

Tổng thống Mỹ thêm một lần xét nghiệm COVID-19
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính lần thứ hai, theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham cho biết.

Triều Tiên tuyên bố “miễn nhiễm” với COVID-19
Quan chức y tế cấp cao Triều Tiên ngày 2/4 lên tiếng khẳng định nước này hoàn toàn không có ca nhiễm COVID-19, dù dư luận thế giới vẫn đang không khỏi hoài nghi về tình hình dịch bệnh tại quốc gia này.

Mafia ma túy tự áp đặt giới nghiêm khu ổ chuột
Trong bối cảnh Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và chính quyền bang Rio de Janeiro bị chỉ trích vì phản ứng chậm với dịch bệnh, các băng đảng ma túy trong khu vực – đóng vai trò thống lĩnh các khu ổ chuột – đã tự đưa ra biện pháp chống COVID-19 của riêng mình.

Dịch COVID-19 tại Malaysia sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 4
Số ca nhiễm COVID-19 tại Malaysia dự kiến sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 2/4 nhận định, theo đó cho rằng “đường cong” của dịch trên biểu đồ đang phẳng dần.

Kỳ án Corrine Sykes: Vụ án mạng hay oan sai bí ẩn bậc nhất của Mỹ?
Hơn 7 thập niên kể từ ngày phạm nhân Corrine Sykes lên ghế điện, án tử cho cô gái trẻ vẫn là câu chuyện tranh cãi. Liệu một cô gái nhỏ bé, yếu ớt có gan giết người đầy nhẫn tâm? Sykes là thủ phạm, hay mắc án oan vì màu da của cô?

Tổng thống Philipines ra lệnh bắn hạ bất cứ ai vi phạm lệnh phong tỏa
Tống thống Philippines Rodrigo Duterte lên tiếng cảnh báo bất cứ ai vi phạm các lệnh phong tỏa COVID-19 sẽ có thể bị bắn chết vì gây rắc rối, Reuters ngày 2/4 đưa tin.

Phép thử lớn nhất sau Thế chiến II tên COVID-19
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhấn mạnh rằng đại dịch COVID-19 là “phép thử lớn nhất” mà thế giới phải đối mặt kể từ khi LHQ thành lập sau Thế chiến II, đồng thời phát động một kế hoạch mới toàn cầu chống dịch COVID-19 với mục tiêu “Đánh bại COVID-19 và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.

Máy bay chở gói viện trợ “siêu khổng lồ” của Nga đã tới Mỹ
Mỹ, quốc gia đang hứng chịu tổn hại nặng nề nhất bởi COVID-19, đã chấp thuận viện trợ nhân đạo từ Nga trong cuộc chiến chống dịch bệnh này. Chiếc máy bay chở gói viện trợ y tế của Nga đã hạ cánh tại New York hôm 1/4, Sputnik đưa tin.

Hợp tác ASEAN-Mỹ về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp
Ngày 1/4 đã diễn ra Hội nghị trực tuyến liên ngành giữa các quan chức cao cấp ASEAN-Mỹ nhằm thúc đẩy phối hợp và hợp tác giữa Mỹ và ASEAN trong ứng phó với dịch bệnh COVID-19 và các thách thức y tế công cộng.

Hơn 1.000 người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ trong 24 giờ
Hơn 1.000 người đã tử vong vì COVID-19 tại Mỹ chỉ trong vòng 24 giờ qua, trong khi số ca lây nhiễm dịch bệnh tại quốc gia này cao gần bằng tổng số ca của cả 2 ổ dịch COVID-19 lớn nhất châu Âu cộng lại. Mỹ đang trong tình trạng báo động!

Trung Quốc bất ngờ phong tỏa huyện với 600.000 dân
Tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 1/4 (giờ địa phương) tuyên bố phong tỏa huyện Giáp – nơi sinh sống của 600.000 cư dân, sau khi một số ca nhiễm COVID-19 được phát hiện tại bệnh viện thuộc huyện này.

Thế giới liêu xiêu vì COVID-19
Cho tới thời điểm này, hơn 3 tỷ người tại gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ được yêu cầu ở nhà, khi các chính phủ đang nỗ lực dập đại dịch COVID-19. Hệ lụy do đại dịch COVID-19 cho tới lúc này chưa thể đo đếm chính xác nhưng có nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới vào một giai đoạn suy thoái. Cú sốc sẽ mạnh như thế nào là tùy thuộc vào “phương thuốc” của chính phủ, ngân hàng trung ương các nước và các định chế tài chính quốc tế.

Tình báo Mỹ tố Trung Quốc che giấu sự bùng phát của COVID-19
Bloomberg ngày 1/4 (giờ địa phương) dẫn báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ kết luận, Trung Quốc đã che giấu mức độ bùng phát của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 tại nước này.

Châu Âu tiếp tục ghi nhận con số đáng báo động về dịch COVID-19
Anh ngày 1/4 ghi nhận thêm 563 ca tử vong, con số kỷ lục tại nước này kể từ đầu mùa dịch đến nay, nâng tổng số ca tử vong lên 2.352 và số ca nhiễm là 29.474 ca, theo Bộ Y tế và Chăm sóc cộng đồng.

Tổng hợp-TT