Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA; Số người nhiễm Covid-19 tăng gần 15.000 người trong một ngày; Số ca nhiễm Covid-19 ở Hồ Bắc tăng gấp 10 lần, số người chết hơn gấp đôi; Giáo sư hàng đầu tiết lộ 3 thứ khiến virus corona sợ hãi; Hơn 15.000 người mắc và 243 người tử vong vì nCoV trong ngày 12/2…là những tin chính được cập nhật.
Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA
Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và EVIPA là dấu mốc quan trọng trong năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU.
Ngày 12/2/2020 theo giờ Việt Nam, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam ( EVFTA ) với 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng.
Chiều tối hôm nay (12/2), Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo về Hiện định thương mại tự do Việt Nam – EU. Theo đó, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định EVFTA với 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng. Cùng với việc thông qua EVFTA, EP đã thông qua Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) với tỷ lệ 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng.
Theo Bộ Công Thương, việc Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn.
Với Hiệp định EVFTA, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tư do với EU. Điều này khẳng định vai trò và vị thế địa – chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực, khẳng định Việt Nam – từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lần đầu tiên đã vươn lên trở thành nước đi đầu.
Hiện nay, EU là một trong số thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2019 đạt 41,48 tỉ USD và nhập khẩu đạt 14,91 tỉ USD. Do vậy, Hiệp định sẽ giúp chúng ta có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới.
Số người nhiễm Covid-19 tăng gần 15.000 người trong một ngày
Các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được chăm sóc trong bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: ITN
Số người chết vì virus corona chủng mới (Covid-19) tại Hồ Bắc tăng 242 ca trong báo cáo sáng nay (13/2), gấp hơn hai lần hôm qua, số ca nhiễm tăng gần 15.000 người, gấp gần 10 lần trước đó một ngày.
Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc sáng nay (13/2) cho biết số ca nhiễm Covid-19 mới được xác định trong ngày 12/2 là 14.840 trường hợp, con số kỷ lục từ khi dịch khởi phát, gấp gần 10 lần số ca nhiễm mới của ngày hôm trước. Tổng số ca nhiễm trên toàn Trung Quốc đã chạm con số hơn 60.000 người, theo CNN.
Báo cáo cũng cho biết có 242 trường hợp tử vong vì Covid-19, gấp hơn hai lần so với số liệu công bố trước đó, đưa tổng số ca tử vong tại Hồ Bắc lên 1.310. Trong khi đó, số ca tử vong mới trên toàn Trung Quốc đại lục là 250. Số người nhiễm mới toàn Trung Quốc là 14.985 người.
Trung Quốc đại lục hiện ghi nhận 1.363 ca tử vong, 59.638 ca nhiễm và 5.694 người được chữa khỏi. Chỉ có hai trường hợp thiệt mạng ở ngoài Trung Quốc đại lục được ghi nhận đến lúc này là một trường hợp ở Hong Kong (Trung Quốc) và một ở Phillipines.
Số liệu này hôm nay được thông báo chậm hơn so với những ngày trước đó. Tỉnh Hồ Bắc cho biết họ thay đổi phương pháp tính số ca nhiễm từ ngày 13/2 để phù hợp với những báo cáo từ các địa phương khác của Trung Quốc.
Phần lớn trong số gần 15.000 ca nhiễm mới được chẩn đoán lâm sàng, tức dựa trên triệu chứng phù hợp với Covid-19 chứ chưa nhất thiết là kết quả xét nghiệm trong phòng xét nghiệm. Vũ Hán khẳng định việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa trị thành công.
Dịch viêm phổi khởi phát tại Vũ Hán từ tháng 12/2019, lan ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt ngăn dịch. Hơn 10.000 nhân viên y tế đã được điều động đến tâm dịch Vũ Hán tiếp sức cho lực lượng tại chỗ. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế giúp Trung Quốc chống dịch.
Trong diễn biến liên quan, phát biểu tại cuộc họp báo ngắn ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 12/2, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lưu ý số ca nhiễm mới ở Trung Quốc hiện đã ổn định song dịch có thể diễn biến “theo bất kỳ hướng nào khác” nên cần thận trọng và tránh lạc quan sớm.
Giáo sư hàng đầu tiết lộ 3 thứ khiến virus corona sợ hãi
Với số bệnh nhân tử vong ngày càng nhiều, nỗi lo sợ trên thế giới tăng cao khi virus corona mới tiếp tục là chủ đề thu hút sự chú ý toàn cầu.
Các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới (COVID-19) được triển khai khắp Trung Quốc.
Theo hãng truyền thông Mỹ AccuWeather, tại một cuộc đàm thoại hội nghị riêng được tổ chức tuần trước bởi CLSA, một hãng môi giới chứng khoán ở Hong Kong, các nhà phân tích đầu tư đã có cơ hội trò chuyện với giáo sư John Nicholls của Đại học Hong Kong, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về chủ đề này, và đặt ra cho ông những câu hỏi về virus corona mới (COVID-19).
Tin tức về cuộc đàm thoại hội nghị đã được tạp chí Financial Times đưa tin lần đầu, và trong những ngày sau sự kiện này, thêm nhiều chi tiết về phân tích của ông Nicholls xuất hiện trên truyền thông xã hội, trong đó có cả bản ghi chép cuộc đàm thoại.
Theo bản ghi chép, giáo sư Nicholls tin các điều kiện thời tiết là yếu tố chính khiến virus bị tiêu diệt. Nhắc tới dịch SARS năm 2002 và 2003, ông cho rằng các yếu tố thời tiết tương tự sẽ giúp chặn đứng sự lây lan của COVID-19.
“Ba thứ mà virus không thích: 1. Ánh sáng mặt trời, 2. Nhiệt độ, và 3. Độ ẩm”, giáo sư nói khi trả lời một câu hỏi về thời gian ông cho rằng các ca nhiễm bệnh lên tới đỉnh điểm.
“Ánh sáng mặt trời sẽ triệt tiêu một nửa khả năng phát triển của virus”, ông Nicholls giải thích. “Ánh sáng mặt trời thực sự rất tốt để diệt virus”. Vì thế, những khu vực như Australia, châu Phi và Nam bán cầu sẽ không hứng chịu tỷ lệ lây nhiễm cao vì họ đang ở vào giữa mùa hè.
Về nhiệt độ, Nicholls cho biết, thời tiết càng ấm thì càng ngăn chặn tốt sự lây lan của virus. “Virus có thể tồn tại nguyên vẹn ở khoảng 4 độ C (39 độ F) hoặc 10 độ C (50 đồ F) trong một khoảng thời gian dài hơn”, ông nói. “Nhưng ở mức 30 độ C (86 độ F) thì nó sẽ ngừng hoạt động. Và độ ẩm cao virus cũng không thích”.
Tuy nhiên, giáo sư Nicholls cho biết, ông không coi SARS hay MERS – một virus mới Trung Đông lây lan năm 2012, giống như ổ dịch năm nay.
“So với SARS và MERS, chúng ta đang nói về một loại virus corona có tỷ lệ tử vong thấp hơn 8-10 lần so với SARS và MERS”, ông nói. “Vì vậy, so sánh đúng thì không phải là với SARS hay MERS mà là với cảm lạnh. Về cơ bản nó là một dạng cảm lạnh nghiêm trọng”.
Ông giải thích thêm, tương tự cảm thông thường, môi trường xung quanh ổ dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tốc độ sinh tồn và lây lan của virus. Do mùa thay đổi nên ông hy vọng sự lây lan của virus mới sẽ được kiềm chế trong vài tháng tới.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Hồ Bắc tăng gấp 10 lần, số người chết hơn gấp đôi
Những con số có chiều hướng tăng cao trong báo cáo của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 13/2
Cơ quan y tế ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc – tâm dịch của đợt bùng phát virus corona chủng mới – hôm 13/2 đã ghi nhận thêm 14.840 ca nhiễm mới, gấp gần 10 lần con số được báo cáo hôm 12/2. Số người tử vong cũng tăng hơn gấp đôi với 242 người.
Qua đó, tổng số ca nhiễm được uỷ ban y tế của tỉnh này báo cáo đã lên 48.206, đưa con số toàn cầu lên 60.062 ca. Số người tử vong trên toàn cầu tăng lên thành 1.363 người.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Hồ Bắc tăng gấp 10 lần, số người chết hơn gấp đôi
Số người tử vong do Covid-19 hiện đã vượt xa đại dịch SARS 17 năm về trước
Trong số 14.840 ca nhiễm mới, có khoảng 13.436 ca được xác nhận ở thành phố thủ phủ Vũ Hán, nơi con virus được cho là đã khởi nguồn từ một khu chợ bán thịt sống và hải sản.
Con virus có tên chính thức là Covid-19 hiện đã lan sang ít nhất 24 quốc gia. Ngoài hơn 60.000 ca nhiễm bệnh chính thức trên toàn cầu, hiện có hàng chục ngàn ca nghi ngờ khác.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hiện chưa đưa ra con số cập nhật đối với tổng số ca nhiễm trên cả nước trong ngày 13/2.
Hơn 15.000 người mắc và 243 người tử vong vì nCoV trong ngày 12/2
– Tổng hợp cho thấy, riêng ngày 12/2, số ca mắc virus nCoV tăng đột biến, với 15.263 người, nâng tổng số mắc lên 60.017 ca. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng hơn gấp đôi ngày hôm trước, với 243 người.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 8 giờ 00, ngày 13/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do COVID-19 (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
Tổng số trường hợp mắc là 60.017, trong đó tại Trung Quốc đại lục địa là 59.493 (tăng 15.263 người so với ngày hôm qua).
Tổng số trường hợp tử vong là 1.355, trong đó chỉ có 2 người ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc (tăng 243 người).
Tổng số trường hợp mắc bên ngoài Trung Quốc đại lục là 524.
27 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài Trung Quốc đại lục) ghi nhận trường hợp mắc như sau:
1. Nhật Bản: 203 trường hợp
2. Hồng Kông (TQ): 50 trường hợp
3. Singapore: 50 trường hợp
4. Thái Lan: 33 trường hợp
5. Hàn Quốc: 28 trường hợp
6. Đài Loan: 18 trường hợp
7. Malaysia: 18 trường hợp
8. Đức: 16 trường hợp
9. Úc: 15 trường hợp
10. Việt Nam: 15 trường hợp
11. Mỹ: 14 trường hợp
12. Pháp: 11 trường hợp
13. Ma Cao (TQ): 10 trường hợp
14. Anh: 9 trường hợp
15. Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 8 trường hợp
16. Canada: 7 trường hợp
17. Ấn Độ: 3 trường hợp
18. Philippine: 3 trường hợp
19. Ý: 3 trường hợp
20. Nga: 2 trường hợp
21. Tây Ban Nha: 2 trường hợp
22. Campuchia: 1 trường hợp
23. Phần Lan: 1 trường hợp
24. Nepal: 1 trường hợp
25. Sri Lanka: 1 trường hợp
26. Thuỵ Điển: 1 trường hợp
27. Bỉ: 1 trường hợp
Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO đối với nhiều nước đang phát triển
SGGP- Theo cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR), Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi của nước này đối với một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển (tự coi là nước đang phát triển hoặc được công nhận là nước đang phát triển).
Theo quy định dành ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các chính phủ không được điều tra thuế chống bán phá giá nếu số tiền trợ cấp nước ngoài dưới 2% giá trị quảng cáo.
Theo giới quan sát, việc Mỹ thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ đã đánh dấu sự từ bỏ chính sách thương mại của Mỹ trong 20 năm qua đối với các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Động thái trên cũng phản ánh sự thất vọng của chính quyền Tổng thống Donald Trump khi các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ được hưởng các lợi ích thương mại ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển tại WTO.
Trong một diễn biến khác, ngày 12-2, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 25% lên đến gần 48% với các sản phẩm acetone của Hàn Quốc với lý do sản phẩm này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nội địa.
Ông Trump: Mỹ tiết kiệm được rất nhiều tiền nếu Philippines hủy thỏa thuận quân sự
Tổng thống Donald Trump ngày 12/2 (giờ địa phương) cho biết, ông không quan tâm đến quyết định của người đồng cấp Philippines, Rodrigo Duterte, về việc chấm dứt một thỏa thuận quân sự hàng thập kỷ với Mỹ.
“Tôi chẳng quan tâm nếu họ làm điều đó, động thái đó sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền”, ông Trump phát biểu với báo giới. “Quan điểm của tôi rất khác những người khác”, ông Trump nói thêm.
Ông Trump thường xuyên bày tỏ mong muốn đưa lực lượng quân đội Mỹ trở về nước sau các cuộc triển khai kéo dài hàng thập kỷ ở nước ngoài và đã buộc một số đồng minh vũ trang chi trả nhiều tiền hơn cho sự giúp đỡ về quốc phòng của Mỹ.
Ông Trump cho biết Mỹ đã giúp Philippines đánh bại phiến quân Nhà nước Hồi giáo, đồng thời, ông ấy đã có mối quan hệ rất tốt với ông Duterte.
Trước đó, ngày 11/2, Tổng thống Philippines tuyên bố chấm dứt Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gọi thỏa thuận này là điều “đáng tiếc” khi Washington và các đồng minh đang nỗ lực thúc ép Trung Quốc tuân thủ các quy định quốc tế tại châu Á.
Đại sứ quán Mỹ tại Manila gọi đây là “một động thái nghiêm trọng với ý nghĩa quan trọng”. Quyết định của ông Duterte được cho là xuất phát từ việc Mỹ thu hồi visa của một cựu lãnh đạo cảnh sát của Philippines, người đứng đầu cuộc chiến khốc liệt chống ma túy tại nước này. Quyết định của Tổng thống Philippines sẽ có hiệu lực trong 180 ngày và các quan chức Mỹ bày tỏ hy vọng rằng nó sẽ được đảo ngược hay trì hoãn thêm.
Quyết định của ông Duterte có thể làm khó cho hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi tham vọng của Trung Quốc đang ngày một lớn. Một số thượng nghị sĩ Philippines đã nhanh chóng tìm cách ngăn chặn động thái này, cho rằng Duterte không có quyền đơn phương hủy bỏ các hiệp ước quốc tế mà Thượng viện đã phê chuẩn.
*** NATO tăng cường hiện diện dù chưa có sự đồng thuận của Iraq
NATO tuyên bố sẽ mở rộng hoạt động đào tạo tại Iraq, bị tạm dừng vào tháng trước sau khi Mỹ ám sát tướng hàng đầu của Iran tại Iraq, Baghdad miễn cưỡng trong việc thực hiện kế hoạch này.
Cựu quan chức Nga tự sát tại tòa án sau khi nhận tội
Viktor Sviridov, từng đứng đầu bộ phận vận chuyển của Cơ quan Nhà tù Liên bang Nga, đã bắn súng vào đầu tự sát sau khi nhận tội cưỡng đoạt tài sản.
Binh sĩ Mỹ giao tranh ác liệt với quân đội Syria
Quân đội Mỹ đã không kích vào các vị trí của binh sĩ trung thành với Chính phủ Syria sau khi có vụ đấu súng ác liệt với lực lượng này ở Bắc Syria.
“Chảo lửa” Idlib rực cháy, Syria-Thổ Nhĩ Kỳ trước nguy cơ chiến tranh
Thổ Nhĩ Kỳ dọa cho quân đội Syria “trả giá đắt” nếu tiếp tục chiến dịch ở Idlib, trong khi Damascus thể hiện quyết tâm giải phóng bằng được thành trì cuối cùng của phiến quân.
Nhịp sống bên trong du thuyền 3.700 người bị cách ly tại Nhật Bản
Đã 10 ngày trôi qua kể từ khi du thuyền Diamond Princess neo đậu và bị cách ly tại cảng Yokohama phía Nam thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Mỗi ngày trôi qua, con số nạn nhân lây nhiễm lại tiếp tục tăng lên. Song, điều này không ngăn cản nhịp sống tiếp tục diễn ra với khoàng 3.700 hành khách và thủy thủ trên du thuyền này.
Vụ bê bối gián điệp giả chấn động Ấn Độ
Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn bỗng nhiên bị thay đổi bởi một khoảnh khắc kịch tính duy nhất và sau đó khiến cho mọi thứ trong cuộc sống đảo lộn hết cả. Đây là điều đã xảy ra với một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình vũ trụ Ấn Độ, khi các sĩ quan cảnh sát bất ngờ gõ cửa nhà ông.
Anh công bố nguyên nhân tử vong vụ 39 thi thể trong container
Cơ quan điều tra Anh ngày 11/2 (giờ địa phương) tuyên bố nguyên nhân khiến 39 công dân Việt Nam tử vong bên trong chiếc xe container ở một khu công nghiệp tại nước này là do thiếu oxy và thân nhiệt tăng quá cao.
Quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines lung lay sau một tuyên bố
Mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines bất ngờ đứng trước viễn cảnh không mấy tươi sáng, sau khi Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố sẽ chấm dứt thỏa thuận quân sự quan trọng giữa 2 nước, vốn được triển khai suốt 2 thập kỷ qua.
Thêm một bác sĩ Trung Quốc qua đời vì nhiễm COVID-19
Một bác sĩ ghép thận nổi tiếng tại Trung Quốc vừa được xác nhân qua đời sau một tháng nhiễm COVID-19, vài ngày sau khi bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng qua đời, cũng vì loại virus này.
Mỹ hé lộ điều kiện tổ chức cuộc gặp Trump-Kim
Mỹ khẳng định một cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể xảy ra nếu nó mang lại một thỏa thuận hạt nhân toàn diện.
Phát hiện thêm 39 ca lây nhiễm nCoV trên du thuyền 3.700 người
Bộ Y tế Nhật Bản ngày 12/2 cho biết, đã có thêm 39 người trên du thuyền Diamond Princess neo đậu tại nước này bị lây nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV). Đặc biệt, một cán bộ kiểm dịch tại tàu cũng đã nhiễm virus.
“COVID-19” là tên chính thức của virus Corona
WHO cho biết, cái tên mới “COVID-19” của virus Corona được chọn để tránh đề cập đến một vùng đất địa lý cụ thể, một loài động vật cụ thể hay một nhóm người nào đó.
Trực thăng quân đội Syria bị bắn hạ ở Idlib
Các tay súng phiến quân bắn rơi một máy bay trực thăng của quân đội Syria ở “chảo lửa” Idlib, khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng.
Mỹ xuất viện nhầm bệnh nhân nhiễm virus Corona
Một nữ bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới (nCoV) được cho xuất viện ở San Diego, Mỹ vì nhân viên y tế đánh dấu nhầm kết quả xét nghiệm.
Chuyến công du củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược
Theo nguồn tin từ Nhà Trắng, từ ngày 24 đến 25/2 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện chuyến công du Ấn Độ nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Trump đến Ấn Độ kể từ khi lên cầm quyền năm 2016.
Dịch nCoV có thời gian ủ bệnh 24 ngày?
Đây là kết quả nghiên cứu của ông Chung Nam Sơn, Cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh bùng phát dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Tổng hợp-TT