VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 13/1/2021.

    Đức kêu gọi EU chống lại chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc; Cảnh sát Đức triệt phá “chợ đen” trên mạng lớn nhất thế giới; Ông Trump không lo sợ nỗ lực phế truất từ đối thủ; Ca nhiễm nCoV toàn cầu gần 92 triệu, hơn 3.000 người chết mỗi ngày tại Mỹ…là những tin chính được cập nhật.
Đức kêu gọi EU chống lại chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc
Đất Nước - Con Người Đức - Du học Quốc tế Nhật Anh AVI    Ảnh minh họa.
(DTO) Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth đã lên tiếng thúc giục Liên minh châu Âu (EU) chống lại chiến lược “chia để trị” mà ông cáo buộc Trung Quốc đang sử dụng trong khối.
Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Der Spiegel, Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth cho rằng sẽ không có chuyện “mọi thứ vẫn diễn ra như thường” giữa EU và Trung Quốc sau các động thái của Bắc Kinh ở Hong Kong. Bộ trưởng Đức kêu gọi các nước EU không ngại trong việc bày tỏ sự phản đối với Trung Quốc.
Trong bài báo, ông Roth cũng gợi ý rằng Đức sẽ đặt ra ưu tiên trong năm nay nhằm nâng cao năng lực của EU để chống lại chiến lược “chia để trị” mà ông cáo buộc Trung Quốc đang dùng trong khối.
Ngoài ra, ông Roth cũng đặt ra câu hỏi về sự phụ thuộc của các nước EU vào tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, nhấn mạnh các thành viên nên cân nhắc tới các nhà cung cấp châu Âu trước, liên quan tới thiết bị viễn thông 5G.
Trong một động thái được xem có thể khiến Trung Quốc “mếch lòng”, ông Roth đánh giá Bắc Kinh là một đối thủ mang tính hệ thống và và gây ra thách thức với “nền tảng giá trị” của châu Âu. Ông cảnh báo rằng Trung Quốc có thể làm tổn hại tới uy tín và làm suy yếu cả khối nếu như các thành viên làm xói mòn chính sách của EU để đổi lại các thỏa thuận song phương được cho là “có lợi” với phía Bắc Kinh.
Ông Roth không nêu cụ thể các nước thành viên, tuy nhiên, theo SCMP, Hy Lạp trước đó đã không đưa ra các tuyên bố quan trọng nhằm chống lại hành vi quân sự phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Hungary được cho đã hạ bớt quan điểm phản đối của EU trong những diễn biến gần đây nhất ở Hong Kong.
Theo SCMP, việc đăng tải bài viết trên được xem động thái khá hiếm gặp từ ông Roth, vì thông thường các chủ đề liên quan tới Trung Quốc thường sẽ được Ngoại trưởng Đức Heiko Maas chịu trách nhiệm.
EU đã có phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung Quốc trong năm nay, sau khi khối này cho rằng Bắc Kinh dường như thiếu sự minh bạch trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19. Các vấn đề trong việc thiết lập thỏa thuận đầu tư giữa khối và Trung Quốc, cũng như việc Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia với Hong Kong dường như khiến quan hệ EU – Trung Quốc thêm căng thẳng.
Cảnh sát Đức triệt phá “chợ đen” trên mạng lớn nhất thế giới
Vào thời điểm bị đóng cửa, trang mạng tên DarkMarket này có gần 500.000 người mua và hơn 2.400 tài khoản đăng ký bên cung cấp
Ngày 12/1, các công tố viên cho biết một chiến dịch quốc tế do cảnh sát Đức đứng đầu đã đánh sập một trang giao dịch trực tuyến bán hàng cấm lớn nhất thế giới.
Theo đó, vào thời điểm bị đóng cửa, trang mạng tên DarkMarket này có gần 500.000 người mua và hơn 2.400 tài khoản đăng ký bên cung cấp. Đại dịch COVID-19 đã khiến các nhóm buôn bán ma túy chuyển sang hình thức giao dịch trực tuyến.
Trong một thông báo, các công tố viên hay cảnh sát thành phố Oldenburg, miền Bắc nước Đức, đã bắt giữ một người Australia, 34 tuổi, bị cho là người điều hành trang mạng đen bị mã hóa này.
Đối tượng này bị bắt giữ ở gần khu vực biên giới giữa Đức và Đan Mạch. Ngoài ra, lực lượng chức năng của các nước khác tham gia chiến dịch này đã thu giữ 20 máy chủ mà trang mạng đen này sử dụng tại Moldova và Ukraine.
*** Ông Trump không lo sợ nỗ lực phế truất từ đối thủ
Sau cuộc bạo loạn chết người tại Tòa nhà Quốc hội vào tuần trước, một số nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence viện dẫn Phần 4 của Tu chính án thứ 25 nhằm phế truất ông Trump.
“Dự án Venona” – Thành công lớn nhất của phản gián Mỹ
Sau khi Liên Xô sụp đổ, kho hồ sơ lưu trữ của KGB được mở ra và nhiều phần còn chìm trong màn che phủ bắt đầu được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, chỉ từ năm 1995 theo sáng kiến của Thượng nghị sĩ Dân chủ Daniel Patrick Moynhan từ New York, “Dự án Venona” – bí mật thiết yếu nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh được lưu trong nội bộ của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ mới được giải mật triệt để.
Ngoại trưởng Mỹ bị quan chức EU “hắt hủi”
Sau cuộc đổ bộ vào Điện Capitol bởi những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump ngày 6/1, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU), đã lên án bạo lực và yêu cầu quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình tại Washington.
Bài toán hàn gắn nước Mỹ của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden
Quốc hội Mỹ đã xác nhận kết quả bầu cử và ông Joe Biden sẽ trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Dẫu vậy, chứng kiến những gì nước Mỹ trải qua trong những ngày đầu năm 2021, cộng đồng quốc tế không khỏi bàng hoàng.
Qatar cùng 6 quốc gia láng giềng ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 41 của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) hồi tuần trước đã trở thành “sự kiện của hòa giải” khi chứng kiến Qatar và 6 quốc gia láng giềng ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ.
Indonesia tìm thấy hộp đen của máy bay Sriwijaya Air gặp nạn
Phát biểu tại buổi họp báo hôm nay (12/1), Tư lệnh Quân đội Indonesia Hadi Tjahjanto bày tỏ tin tưởng rằng máy ghi âm còn lại của máy bay Boeing 737-500 gặp nạn ba ngày trước sẽ sớm được tìm thấy.
“Tình trạng khẩn cấp” được phê chuẩn trước lễ nhậm chức của ông Biden
Văn phòng báo chí Nhà Trắng cho biết ông Trump đã thông qua tình trạng khẩn cấp ở Thủ đô Washington vào cuối ngày 11/1 (giờ địa phương), sau khi các quan chức thực thi pháp luật Mỹ cảnh báo về các mối đe dọa trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Trung Quốc cải tổ luật pháp, củng cố vai trò lãnh đạo của đảng
Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa công bố kế hoạch “Xây dựng Nhà nước Pháp quyền Trung Quốc” giai đoạn 2020-2025, nhằm cải tổ hệ thống luật pháp trong 5 năm tới, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo quan trọng của đảng Cộng sản nước này.
Sau một tuần “từ mặt”, ông Trump đã nói chuyện lại với cấp phó
Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence dường như đã “làm hòa” sau gần một tuần im lặng, giận dữ và chỉ trích.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi điện chúc mừng ông Kim Jong-un
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chúc mừng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Lao động, hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết hôm 11/1.
Iran nêu điều kiện dừng làm giàu uranium cấp độ cao
Quan chức Iran cho biết quyết định làm giàu uranium ở cấp độ tinh khiết 20% có thể được đảo ngược ngay khi Mỹ và các nước châu Âu tuân thủ nghiêm thỏa thuận hạt nhân 2015.
Nạn buôn bán trẻ sơ sinh ở Kenya: Những đứa trẻ bị đánh cắp
Nhiều đứa trẻ sơ sinh bị đánh cắp hoặc bị bán nhằm đáp ứng đơn đặt hàng của những kẻ buôn người cung cấp cho thị trường chợ đen đang phát triển mạnh ở thủ đô Nairobi của Kenya. Nhóm Africa Eye của BBC đã thâm nhập vào các đường dây buôn bán trẻ em để biết điều gì đã khiến những người mẹ phải bán con mình.
Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp đến tháng 8 vì COVID-19
Quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah ngày 12/1 đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc để hạn chế sự lây lan của COVID-19, sau khi chấp thuận đề nghị khẩn thiết của Thủ tướng Muhyiddin Yassin.
Xe tải đâm trúng đoàn xe quân sự Nga, 4 binh sĩ thiệt mạng
Ít nhất 4 binh sĩ thiệt mạng và 40 người khác bị thương sau khi một xe tải hạng nặng đâm phải đoàn xe chở quân nhân Nga trên đường cao tốc gần thủ đô Moscow.
Mỹ lại đưa Cuba vào danh sách “nước tài trợ khủng bố”
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/1 (giờ địa phương) đã chỉ định Cuba là nhà nước bảo trợ khủng bố “vì liên tục hỗ trợ các hành động khủng bố quốc tế thông qua việc trao bến đỗ an toàn cho những kẻ khủng bố”.
Những tín hiệu mới trong việc tìm kiếm hộp đen máy bay Indonesia gặp nạn
Reuters ngày 12/1 đưa tin, Indonesia đã triển khai phương tiện tìm kiếm dưới nước vận hành từ xa để giúp các thợ lặn tìm kiếm thêm nạn nhân và trục vớt hộp đen của chiếc máy bay SJ-182 rơi xuống biển ba ngày trước ngay sau khi cất cánh.
COVID-19 tiếp tục xuất hiện biến thể mới “khó lường”
Nếu như các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã được tìm thấy lần đầu tiên tại Anh và Nam Phi vào cuối năm 2020, thì trong những ngày đầu năm 2021, Nhật Bản lại tiếp tục phát hiện thêm một biến thể mới.
*** Ca nhiễm nCoV toàn cầu gần 92 triệu, hơn 3.000 người chết mỗi ngày tại Mỹ
Thế giới ghi nhận gần 92 triệu ca nCoV, gần 2 triệu người chết, trong khi số ca tử vong trung bình mỗi ngày vì Covid-19 tại Mỹ vượt 3.000.
Thế giới đã ghi nhận 91.953.966 ca nhiễm và 1.967.928 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 701.693 và 16.420 ca so với 24 giờ trước. 65.779.158 người đã bình phục sau khi nhiễm virus, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 13/1, đã có 65.806.204 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 24.212.534 ca bệnh đang điều trị, có 24.102.442 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 110.092 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 221.992 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (61.804 ca) và Anh (45.533 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 4.258 ca, sau đó là Anh (1.243 ca) và Brazil (1.109 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng rất nhanh trong 24 giờ qua, khi có thêm 245.928 ca nhiễm COVID-19 và 5.225 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 26.663.888 và 562.162 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Với 23.368.096 ca nhiễm và 389.598 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.541.633 và 674.473 ca nhiễm, cùng 134.368 và 17.233 ca tử vong vì COVID-19.
Châu Âu là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới, hiện ở mức 26.379.821 ca, trong đó có 600.303 ca tử vong và 14.149.892 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 207.171 ca nhiễm và 6.264 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Anh, Pháp là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 3.448.203; 3.164.051 và 2.806.590 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 83.203 ca, sau khi có thêm 1.243 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Italy (79.819 ca) và Pháp (68.802 ca).
Với 21.638.013 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 13/1, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 350.783 ca đã tử vong do COVID-19 và 20.095.407 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 10.494.811; 2.346.285 và 1.299.022 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 151.542; 23.152 và 56.360 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 100.671 ca nhiễm và 1.793 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 14.134.293 ca và 379.709 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 61.804 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 8.195.637 vào thời điểm hiện tại, và 1.109 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 204.726 ca.
Tính đến sáng 13/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.121.398 ca, trong đó có 74.558 ca tử vong và 2.550.285 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.259.748 ca nhiễm và 34.334 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 13.105 ca nhiễm và 755 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 453.789 và 164.936 ca nhiễm bệnh cùng 7.784 và 5.343 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 49.203 ca nhiễm (tăng 86 ca) và 1.069 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 13 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.633 ca, trong đó 909 ca tử vong.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, châu Phi vừa đạt được thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ COVAX – cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine phòng COVID-19 do WHO khởi xướng nhằm huy động nguồn kinh phí sản xuất và phân phối vaccine cho các nước nghèo. Dự kiến, trong ngày 13/1, Chủ tịch AU đồng thời là Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sẽ chính thức công bố kế hoạch tiếp nhận và phân phối lô vaccine này. Theo kế hoạch, châu lục 1,3 tỷ dân sẽ tiếp nhận tổng cộng 600 triệu liều vaccine từ COVAX./.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 195.446 ca nhiễm và 3.509 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm lên 23.305.183 trong đó 388.456 người chết. Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins trong tuần qua, mỗi ngày Mỹ ghi nhận thêm trung bình 248.650 ca nhiễm và hơn 3.223 người chết vì Covid-19, nhiều hơn cả tổng số người thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
Sau vụ bạo loạn trên Đồi Capitol do đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump gây ra hôm 6/1, nhiều nghị sĩ đã nhiễm nCoV, viễn cảnh mà giới chuyên gia đã cảnh báo. Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden bày tỏ mong muốn huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia và quân đội để phân phối vaccine, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng.
Biden từng nhiều lần tuyên bố ưu tiên hàng đầu sau khi nhậm chức là giải quyết đại dịch. Ông cam kết phân phối 100 triệu liều vaccine Covid-19 đủ cho 50 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, tính đến ngày 11/1, Mỹ mới tiêm chủng cho gần 9 triệu người, chưa được nửa mục tiêu 20 triệu người vào năm 2020.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 14.898 ca nhiễm và 178 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.494.811 và 151.542.
Các hãng hàng không Ấn Độ hôm qua bắt đầu phân phối vaccine Covid-19 trên toàn quốc, chuẩn bị khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới cho 1,3 tỷ dân. Việc tiêm chủng dự kiến bắt đầu được tiến hành vào ngày 16/1, vaccine được cung cấp miễn phí.
Giới chức kỳ vọng khoảng 300 triệu người nguy cơ cao được tiêm phòng Covid-19 trong 6-8 tháng tới. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông chất lượng thấp và hệ thống y tế xuống cấp có thể khiến nỗ lực tiêm chủng toàn quốc gặp nhiều trở ngại.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.073 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 204.690. Số người nhiễm nCoV tăng 61.804 ca trong 24 giờ qua, lên 8.195.637.
Chính phủ Brazil cho biết nước này sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 trong ít nhất ba tuần nữa, sau khi hứng nhiều chỉ trích vì hành động chậm, với làn sóng lây nhiễm thứ hai xuất hiện từ tháng 11/2020.
Viện Butantan, nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Brazil đang hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac, cho biết vaccine Coronavac của công ty này đã đạt mức hiệu quả 50% trong các thử nghiệm ở Brazil. Butantan tuần trước nộp yêu cầu cấp phép vaccine lên cơ quan quản lý y tế ANVISA. Ngay sau đó, nhà sản xuất vaccine AstraZeneca/Oxford cũng nộp yêu cầu.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 22.934 ca nhiễm nCoV và 531 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.448.203 và 62.804. Nga triển khai tiêm vaccine Sputnik V trong chương trình tiêm chủng quốc gia vào đầu tháng 12/2020, tập trung vào nhóm chịu rủi ro cao. Nước này thông báo đã tiêm chủng cho một triệu người và không ghi nhận phản ứng phụ có hại nào.
Truyền thông Nga hôm qua đưa tin hãng dược phẩm Mỹ Pfizer cho biết họ đang xem xét khả năng nộp đơn xin cấp phép vaccine Covid-19 tại nước này. Tuy nhiên, Pfizer, công ty phát triển vaccine với hãng công nghệ sinh học BioNTech của Đức, chưa bình luận về vấn đề.
Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.164.051 ca nhiễm và 83.203 ca tử vong, tăng lần lượt 45.533 và 1.243 ca.
Hơn 1,5 triệu người tại Anh đã được tiêm vaccine Covid-19 trong chương trình tiêm chủng lớn nhất lịch sử đất nước, với ưu tiên dành cho người cao tuổi, những người chăm sóc họ và nhân viên y tế. Chính quyền đang chạy đua nhằm bảo vệ càng nhiều dân càng tốt, do biến thể nCoV mới tại Anh được cho là dễ lây lan hơn nhiều.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 19.752 ca nhiễm và 452 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.806.590 và 68.802. Số bệnh nhân cần chăm sóc tích vực vẫn tiếp tục tăng, trong khi gần 190.000 người đã được tiêm chủng. Tốc độ triển khai vaccine của Pháp bị chỉ trích chậm hơn nhiều nước châu Âu khác.
Chính phủ Pháp đang cân nhắc khả năng áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, hoặc mở rộng lệnh giới nghiêm đang được áp dụng tại một số khu vực ra quy mô toàn quốc. Các cố vấn khoa học của chính phủ cho biết thêm rằng Pháp có thể còn phải xem xét việc siết hạn chế người dân di chuyển, nhằm kiềm chế những biến thể nCoV mới của Anh và Nam Phi.
Đức đang là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 1.957.095 ca nhiễm và 43.177 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 16.018 và 1.080 ca so với một ngày trước đó.
Thủ tướng Angela Merkel hôm qua cảnh báo Đức có nguy cơ cần kéo dài lệnh phong tỏa đến đầu tháng 4. “Nếu không ngăn chặn được chủng virus mới ở Anh, chúng ta sẽ chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp 10 lần cho tới lễ Phục sinh”, bà phát biểu trong một cuộc họp.
Đức tuần trước tăng cường lệnh phong tỏa toàn quốc và gia hạn tới cuối tháng 1, do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện ở Anh có thể lây lan mạnh và gây quá tải cho các bệnh viện ở nước này.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 846.765 ca nhiễm, tăng 10.047, trong đó 24.645 người chết, tăng 302, mức cao kỷ lục được ghi nhận trong một ngày.
Nước này hôm nay bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Văn phòng của Tổng thống Joko Widodo cho biết ông sẽ được tiêm vaccine CoronaVac của Trung Quốc vào sáng nay.
CoronaVac, vaccine Covid-19 do hãng công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac phát triển, đã được Indonesia phê duyệt sử dụng khẩn cấp hôm 11/1, với mức độ hiệu quả đạt 65,3%. Mục tiêu được đặt ra là 181,5 triệu người được tiêm chủng. Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin hôm qua cho biết gần 1,5 triệu nhân viên y tế sẽ được tiêm chủng tính đến tháng 2.
Philippines báo cáo 491.258 ca nhiễm và 9.554 ca tử vong, tăng lần lượt 1.524 và 139 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Malaysia, một vùng dịch đang diễn biến phức tạp khác ở Đông Nam Á, ghi nhận thêm 3.309 ca nhiễm và 4 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 141.533 và 559.
Theo thông báo từ cung điện hoàng gia Malaysia hôm qua, Quốc vương Abdullah Sultan Ahmad Shah “đánh giá đợt bùng phát Covid-19 đang ở giai đoạn rất nghiêm trọng và cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp”. Lệnh này sẽ có hiệu lực trên toàn quốc đến ngày 1/8, nhưng có thể được dỡ bỏ sớm hơn nếu tỷ lệ gia tăng ca nhiễm mới chậm lại.
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin trước đó công bố những quy định mới nghiêm ngặt trên hơn nửa đất nước, gồm lệnh cho người dân ở nhà và đóng cửa hầu hết doanh nghiệp. Ông cũng cảnh báo hệ thống chăm sóc y tế của đất nước đang trên bờ vực nguy hiểm.
Malaysia năm ngoái kiểm soát được dịch bệnh bằng các biện pháp nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sau khi biện pháp hạn chế được nới lỏng, ca nhiễm tăng nhanh và liên tục ở mức kỷ lục trong những ngày gần đây.

Tổng hợp-TT