VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 14/3/2021.

    Nơi đầu tiên ở châu Âu đạt miễn dịch cộng đồng giữa “bão” Covid-19; Lầu Năm Góc quyết cùng các đối tác châu Á răn đe Trung Quốc; Chuyên gia Mỹ: Biển Đông dậy sóng, ‘Quái thú’ diệt hạm đang tới sát cửa nhà Trung Quốc; Lộ tin ông Biden cố tiếp cận nhưng Triều Tiên không trả lời; Lời cam kết mạnh mẽ từ nhóm “bộ tứ kim cương”…là những tin chính được cập nhật.
Nơi đầu tiên ở châu Âu đạt miễn dịch cộng đồng giữa “bão” Covid-19
Nơi đầu tiên ở châu Âu đạt miễn dịch cộng đồng giữa "bão" Covid-19 | Báo  Dân trí   Đảo Corvo của Bồ Đào Nha có thể là nơi đầu tiên ở châu Âu đạt miễn dịch cộng đồng với Covid-19 (Ảnh: Medium).
(DTO) Corvo, hòn đảo ở Bồ Đào Nha, có thể coi là nơi đầu tiên ở châu Âu đạt được miễn dịch cộng đồng sau khi đã tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho 85% dân cư.
Theo Reuters, Corvo, hòn đảo nhỏ nhất ở quần đảo Azores, Bồ Đào Nha, ngày 12/3 đã hoàn tất tiêm chủng mũi thứ hai vắc xin ngừa Covid-19 cho cho 322 trong tổng số gần 400 cư dân của mình. Con số này chiếm khoảng 85% tổng dân cư của đảo Corvo và khoảng 95% người trong độ tuổi được khuyến cáo tiêm chủng.
Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi một tỷ lệ nhất định dân cư có miễn dịch để ngăn dịch bệnh lây lan. Theo các chuyên gia, tỷ lệ này ước tính khoảng 50% đến 70% dân cư miễn dịch thông qua chương trình tiêm chủng. Corvo có diện tích hơn 17 km2 và chỉ ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 kể từ khi đại dịch bùng phát.
Gustavo Borges, điều phối viên về ứng phó Covid-19 của Azores, nhận định với truyền thông rằng ông tin Corvo là nơi đầu tiên ở châu Âu thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho toàn bộ cư dân. Corvo bắt đầu chương trình tiêm chủng cho người dân từ ngày 17/2 và tiếp tục tiêm mũi thứ hai vào hôm 11/3. “85% dân cư được tiêm chủng, đó là một cột mốc quan trọng”, ông Borges nói.
Tiến sĩ Antonio Salgado, bác sĩ duy nhất của hòn đảo, cũng nhận định phần lớn cư dân của Corvo sẽ đạt được miễn dịch trước cuối tháng này. “Từ giờ, chúng tôi sẽ cảm thấy an toàn”, bác sĩ Salgado nói, song cũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan ngay cả khi “cuộc sống trở lại bình thường”.
Lầu Năm Góc quyết cùng các đối tác châu Á răn đe Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết mục tiêu chuyến thăm châu Á của ông là củng cố quan hệ quốc phòng với các đối tác và “tăng cường răn đe” Trung Quốc.
“Chuyến đi này nhằm củng cố quan hệ với các đồng minh và đối tác, đồng thời nâng cao năng lực của chúng ta”, Bộ trưởng Austin nói với phóng viên hôm 13/3, theo AFP.
Bộ trưởng Austin cho biết các ưu thế quân sự của Mỹ trước Trung Quốc đang bị thu hẹp đáng kể và Washington cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
“Mục tiêu là bảo đảm chúng ta luôn có năng lực và kế hoạch tác chiến đủ để tạo ra sự răn đe đáng tin cậy trước Trung Quốc cũng như bất cứ thế lực nào muốn thách thức nước Mỹ”, ông Austin nói thêm.
Tại Tokyo và Seoul, ông Austin sẽ cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken làm việc với người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc. Bộ trưởng Austin sau đó cũng sẽ tới Ấn Độ.
“Một trong những điều ngài ngoại trưởng và tôi muốn là bắt đầu củng cố các liên minh. Chúng ta sẽ lắng nghe, học hỏi nhiều hơn để thấu hiểu quan điểm của họ”, Bộ trưởng Austin cho biết.
Dự kiến, chuyến thăm châu Á của ông Austin và Ngoại trưởng Blinken diễn ra trong khoảng thời gian 14-16/3.
Chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Austin diễn ra sau cuộc gặp giữa lãnh đạo 4 nước “Bộ tứ” gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho thấy sẽ duy trì chính sách cứng rắn với Trung Quốc nối tiếp từ thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, ông Biden cho biết muốn củng cố quan hệ với các đối tác và đồng minh để đối phó hiệu quả hơn với Bắc Kinh, đồng thời để ngỏ khả năng hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như biến đổi khí hậu.
Chuyên gia Mỹ: Biển Đông dậy sóng, ‘Quái thú’ diệt hạm đang tới sát cửa nhà Trung Quốc
Theo nhà phân tích Mark Episkopos, viễn cảnh đen tối dường như đang chờ đợi Trung Quốc trong tương lai.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng, New Delhi đang tìm cách xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh của mình sang những quốc gia có xung đột với Bắc Kinh.
Theo nhà phân tích Mark Episkopos trên tạp chí National Interest (Mỹ), quân đội Philippines gần đây đã thông báo rằng họ có ý định mua các tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ.
“Tên lửa BrahMos và hệ thống phóng đi kèm là giải pháp thay thế đáng hứa hẹn nhất đối với chương trình hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ biển [của Philippines]” – Phó Đô đốc Giovanni Carlo Bacordo nói với hãng thông tấn Philippine News.
Phát ngôn của ông Bacordo được đưa ra sau khi Philippines và Ấn Độ đạt được một thỏa thuận quốc phòng hôm 2/3, mở đường cho việc Manila mua tên lửa BrahMos.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh do Nga-Ấn hợp tác phát triển trong thời kỳ đầu những năm 2000. Nó dường như là một biến thể của tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks.
Được đề cập rộng rãi là tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới, BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 3 và có tầm bắn khoảng 450km. Tên lửa có thể tiếp nhận tín hiệu dẫn đường quán tính, cũng như GPS và có khả năng bay thấp, ở độ cao 5m.
BrahMos là hệ thống tên lửa linh hoạt, có thể được phóng từ tàu ngầm, nhiều loại tàu nổi, từ máy bay và các bệ phóng trên đất liền.
Các cải tiến được thực hiện đã giúp tăng đáng kể khả năng tác chiến và hiệu quả hoạt động của tên lửa. Mặc dù ban đầu được thiết kế là tên lửa chống tàu nhưng các biến thể BrahMos sau này có thể tấn công cả những mục tiêu trên đất liền.
Phiên bản nâng cấp Block III mới đây nhất đã bổ sung các tính năng điều hướng mới, cũng như một số tính năng tiên tiến khác phục vụ việc tấn công các mục tiêu ở địa hình đồi núi.
Ngoài những cấu hình thông thường này, Không quân Ấn Độ đã cải tiến tới 42 tiêm kích Su-30MKI để chúng có thể triển khai các tên lửa BrahMos mang đầu đạn hạt nhân. Bên cạnh đó, Ấn Độ có vẻ còn muốn tăng tầm bắn của tất cả các tên lửa BrahMos lên 1.500km nhưng kế hoạch của họ ra sao thì vẫn chưa rõ ràng.
Theo nhà phân tích Episkopos, Philippines dường như có ý định vận hành BrahMos như một hệ thống phòng thủ trên bộ, dù họ vẫn chưa loại trừ hoàn toàn khả năng triển khai các tên lửa này từ tàu chiến trong tương lai.
Thông tin về ý định mua tên lửa BrahMos của Philippines được đưa ra trong bối cảnh nước này đang có những tranh chấp với Bắc Kinh ở một số khu vực trên Biển Đông. Kế hoạch trang bị tên lửa BrahMos được xem là một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội mở rộng của Philippines nhằm tăng cường năng lực phòng thủ ven biển vốn đang bị tụt hậu của họ.
Ông Episkopos nhận định, năng lực răn đe đáng tin cậy trước các tàu thuyền Trung Quốc tìm cách tiếp cận những vùng biển ven bờ mà Philippines tuyên bố chủ quyền sẽ là một phần quan trọng trong nỗ lực của Manila.
Nếu hoàn tất, thỏa thuận này sẽ đưa Philippines trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tên lửa BrahMos, và đây sẽ là thắng lợi khởi đầu đối với ngành xuất khẩu quốc phòng còn non trẻ của Ấn Độ.
Lộ tin ông Biden cố tiếp cận nhưng Triều Tiên không trả lời
Triều Tiên không trả lời trước nỗ lực ngoại giao đằng sau hậu trường kể từ giữa tháng 2 của chính quyền Tổng thống Joe Biden, theo tiết lộ của một quan chức Mỹ với Reuters.
Thông tin kể trên làm dấy lên câu hỏi về cách thức ông Biden sẽ giải quyết căng thẳng với Bình Nhưỡng liên quan các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo như thế nào.
Nó cũng bổ sung một điểm mới cho chuyến thăm tuần tới của Bộ trưởng Quốc phòng và nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đến Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi ưu tiên hàng đầu của nghị trình sẽ là các mối quan tâm về kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Reuters cho biết, nguồn tin giấu tên tiết lộ rất ít chi tiết về thúc đẩy ngoại giao. Tuy nhiên, quan chức này cho biết, đã có nhiều nỗ lực liên hệ với chính phủ Triều Tiên “thông qua một số kênh kể từ giữa tháng 2, gồm cả ở New York”.
“Đến nay, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Bình Nhưỡng”, nguồn tin nói thêm với Reuters.
Hãng tin này cho biết, phái bộ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ở New York không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Thủ tướng Nhật trở thành “khách VIP” đầu tiên của ông Biden tại Nhà Trắng
(DTO) Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden ngay vào đầu tháng 4 tới, truyền thông Nhật Bản hôm nay đưa tin.
Báo Yomiuri ngày 14/3 cho biết ông Suga nhiều khả năng sẽ gặp nhà ông Biden tại Nhà Trắng vào ngày 9/4 tới. Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ nhất trí tăng cường liên minh song phương và cam kết đối với tự do đi lại ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Hiện văn phòng thủ tướng Nhật Bản chưa có bình luận gì về thông tin trên. Trước đó, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 12/3 cho biết, nếu điều kiện thuận lợi, Thủ tướng Suga sẽ có chuyến thăm Mỹ trong nửa đầu tháng 4.
Người tiền nhiệm của ông Suga là cựu Thủ tướng Shinzo Abe cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên gặp người tiền nhiệm của ông Biden, cựu Tổng thống Donald Trump, ngay sau khi ông đắc cử tổng thống vào năm 2016.
Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga đã cùng các nhà lãnh đạo của Ấn Độ và Australia ngày 12/3 đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của nhóm “Bộ Tứ” (Quad), trong đó các nước này cam kết cung cấp tới 1 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho châu Á vào cuối năm 2022, một thông điệp nhằm đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Một cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao giữa hai nước Nhật Bản và Mỹ dự kiến diễn ra tại Tokyo vào ngày 16/3 tới cũng sẽ chỉ trích Trung Quốc về điều mà Washington và Tokyo gọi là các nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Hoa Đông và Biển Đông.
Trung Quốc đã xây dựng trái phép các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông và Washington bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết vùng biển này, gọi chúng là “hoàn toàn bất hợp pháp”.
*** Lời cam kết mạnh mẽ từ nhóm “bộ tứ kim cương”
Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Scott Morrison cam kết thúc đẩy một trật tự tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ.
Kẻ sát nhân khoác áo Cảnh sát
Những kẻ sát nhân này trước khi phạm tội đều từng là Cảnh sát, nhưng vì mục đích cá nhân mà kẻ thì thuê sát thủ giết người, kẻ thì trực tiếp ra tay sát hại đồng nghiệp một cách tàn khốc.
Nga sẽ phát triển tổ hợp UAV đa năng phản lực
Nhằm phục vụ cho lợi ích của Lực lượng Không quân – Vũ trụ, ở Nga đang phát triển tổ hợp phương tiện bay không người lái (UAV) đa năng phản lực “Molniya”, sẽ được phóng từ máy bay như là cả một đàn UAV.
Trung Quốc đặt lịch tiêm vaccine COVID-19 cho một tỷ người
Trung Quốc lên kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho 70-80% dân số đến giữa năm 2022, với kì vọng dẫn đầu thế giới trong việc đạt trạng thái miễn dịch cộng đồng.
Số ca COVID-19 toàn cầu vượt mốc 120 triệu
Số ca nhiễm mới COVID-19 trên toàn cầu có xu hướng giảm, song vẫn lên đến trên 400.000 ca mỗi ngày. Tính đến 9h sáng nay (14/3, giờ Hà Nội), toàn thế giới đã ghi nhận 120,04 triệu ca nhiễm.
London chấn động sau vụ người phụ nữ bị sát hại trong đêm
Hàng ngàn người London đổ xuống đường tham gia biểu tình sau khi một phụ nữ 33 tuổi bị bắt cóc và sát hại lúc cô đang đi bộ về nhà, còn nghi phạm lại là một cảnh sát.
Thêm nhiều người biểu tình ở Myanmar bị bắn chết
Ít nhất 5 người biểu tình đã bị lực lượng an ninh ở Myanmar bắn chết đêm qua, trong một sự kiện người biểu tình tụ tập để tưởng nhớ ngày mất của một sinh viên qua đời vào năm 1988.
Thủ tướng Thái Lan nói “chỉ đùa” khi xịt dung dịch sát khuẩn vào phóng viên
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã lên tiếng xin lỗi vì hành động xịt dung dịch sát khuẩn vào các phóng viên trong một cuộc họp báo đầu tuần này.
Vì sao Không quân Mỹ loại máy bay ném bom chiến lược B-1B?
Không quân Mỹ quyết định cho ngừng hoạt động các máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer. Ở giai đoạn đầu, họ sẽ loại biên 17 chiếc trong tổng số 62 máy bay hiện có. Vì sao Không quân Mỹ lại quyết định loại biên B-1B Lancer dù đây hiện là chiếc máy bay có tải trọng bom đạn lớn nhất thế giới?
Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm
Đây là cụm từ mà giới chuyên gia dùng để miêu tả về thế giằng co giữa Mỹ và Iran liên quan tới vấn đề hạt nhân của quốc gia Hồi giáo.
Lời nói dối châm ngòi thảm kịch chặt đầu thầy giáo
Giống như nhiều đứa trẻ trốn học khác, cô bé 13 tuổi không muốn cha phát hiện việc bị đình chỉ học do liên tục không đến lớp nên đã nói dối về việc bị yêu cầu ra khỏi lớp học trong khi giáo viên trình chiếu các hình ảnh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed. Lời nói dối này vô tình đã châm ngòi cho một chuỗi sự kiện bi thảm mang danh tôn giáo ở nước Pháp hồi tháng 10/2020.
Chưa có bằng chứng về việc tăng nguy cơ đông máu sau khi tiêm vaccine
Việc triển khai tiêm chủng toàn cầu vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Anh AstraZeneca đang gặp phải nhiều trở ngại trong bối cảnh nhiều nước ghi nhận hiện tượng máu đông thành cục sau khi tiêm loại vaccine này.
Bí ẩn về vụ bắt cóc và giết hại thủ tướng Italy năm 1978
Sớm ngày 16-3-1978, Thủ tướng Italy Moreau ra khỏi nhà đến Văn phòng Chính phủ thì bị bắt cóc. Toàn thế giới bàng hoàng trước tin này. Chính phủ Italy đã điều động một số lượng lớn cảnh sát tiến hành cuộc truy quét khắp thành phố nhưng 3 ngày trôi qua mà không có kết quả.
WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng Johnson & Johnson
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 12/3 đã cấp phép lưu hành cho vaccine COVID-19 do hãng Johnson & Johnson (J&J) phát triển để sử dụng khẩn cấp ở tất cả các quốc gia.
Mỹ cho 1.600 công dân Myanmar lánh nạn
Chính phủ Mỹ cho biết các công dân Myanmar không thể về nước vì tình hình bạo lực sau cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2 sẽ có thể ở lại Mỹ theo cơ chế bảo vệ tạm thời.
Mỹ liệt 5 công ty Trung Quốc vào danh sách “mối đe doạ an ninh quốc gia”
5 công ty trong “danh sách đen” bao gồm gã khổng lồ Huawei, tập đoàn ZTE, tập đoàn truyền thông Hytera, công ty công nghệ số Hangzhou Hikvision và công ty công nghệ Dahua.
Châu Âu thận trọng với vaccine COVID-19 sau “sự cố” đông máu?
Một số nước châu Âu đã tạm đình chỉ sử dụng vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca, trong khi Cơ quan Quản lý Dược phẩm Liên minh châu Âu điều tra các trường hợp bị đông máu sau khi tiêm vaccine này. Song, nhiều quốc gia khác tại châu lục già vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào AstraZeneca.

Tổng hợp-TT