Vượt Na Uy, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới; Nga chuẩn bị đáp trả lệnh trừng phạt từ Mỹ; Phương Tây chờ kinh tế Nga sụp đổ, nhưng họ đã phải kinh ngạc trước thành công của Putinomics; Hé lộ lý do giới trẻ Nga thích Putin…là những tin chính được cập nhật.
Vượt Na Uy, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Helsinki Cathedral, Phần Lan – Ảnh: Reuters.
Với 5,5 triệu dân, Phần Lan được đánh giá là ổn định, an toàn và được điều hành tốt nhất trên thế giới. …
Dù có GDP đầu người thấp hơn các nước láng giềng Bắc Âu và kém xa so với Mỹ, Phần Lan vẫn dẫn đầu xếp hạng danh sách quốc gia hạnh phúc nhất thế giới mới công bố ngày 14/3.
Theo tờ The Guardian, năm 2018 là lần đầu tiên Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report) của Liên hợp quốc đưa vào tiêu chí đo mức độ hạnh phúc của người nhập cư tại mỗi quốc gia và Phần Lan cũng là nước có điểm số cao nhất.
“Phần Lan đã tăng vọt từ vị trí thứ 5 lên dẫn đầu trong danh sách năm nay”, các tác giả của báo cáo trên cho biết.
Theo báo cáo, tất cả quốc gia Bắc Âu đều có điểm số cao về thu nhập, tuổi thọ, hỗ trợ xã hội, sự tư do. Trong đó, Phần Lan với 5,5 triệu dân, được đánh giá là ổn định, an toàn và được điều hành tốt nhất trên thế giới. Nước này cũng nằm trong số quốc gia có tình trạng tham nhũng thấp nhất. Cảnh sát Phần Lan được đánh giá là đáng tin cậy nhất thế giới.
Nga chuẩn bị đáp trả lệnh trừng phạt từ Mỹ
Quan chức Nga tuyên bố sẵn sàng đáp trả sau khi Mỹ áp đặt thêm lệnh cấm vận đối với Moscow, liên quan cáo buộc can thiệp bầu cử.
“Chúng tôi đang bình tĩnh xem xét và đã chuẩn bị các biện pháp đáp trả”, AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phát biểu hôm 15/3, sau khi Washington công bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào Moscow với lý do “can thiệp bầu cử và tấn công mạng độc hại”.
Ông Ryabkov cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn áp lệnh cấm vận ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Nga, diễn ra vào cuối tuần này. “Hành động của Mỹ gắn chặt với bất ổn trong nước, cũng như thời gian bầu cử tại Nga”, Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh.
Chính quyền Trump ngày 15/3 áp đặt lệnh cấm vận với 5 tổ chức và 19 cá nhân Nga, bao gồm cấm nhập cảnh vào Mỹ, đóng băng tài khoản và cấm làm ăn với doanh nghiệp Mỹ. Đòn trừng phạt nhằm đáp trả cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ.
Phương Tây chờ kinh tế Nga sụp đổ, nhưng họ đã phải kinh ngạc trước thành công của Putinomics
Với Putinomics, Tổng thống Putin đã chèo lái con tàu kinh tế Nga vượt qua những con “sóng cả” một cách ngoạn mục.
Không lâu sau khi Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp cấm vận Nga từ năm 2014, Tổng thống Mỹ lúc đó, Barack Obama, tuyên bố nền kinh tế Nga “đã bị vỡ vụn”. Những người chủ xướng cấm vận, trừng phạt Nga hy vọng kinh tế nước này sẽ sụp đổ và người dân Nga do đời sống sa sút sẽ trút mọi bất bình lên Chính phủ. Nhưng tình hình không như vậy. Kinh tế Nga vấp phải nhiều khó khăn, bị khủng hoảng nhưng đã vượt qua khủng hoảng, trở lại tăng trưởng…
“Putin chứng kiến sự sụp đổ của nền kinh tế Nga cùng với hình ảnh của ông” – đó là đầu đề bài báo đăng trên tạp chí Time cuối năm 2014. Tuy nhiên, 3 năm đã trôi qua kể từ khi giá dầu lao dốc năm 2014 làm giảm một nửa giá trị của mặt hàng từng bảo đảm một nửa ngân sách chính phủ của Nga.
Trong năm đó, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với các ngân hàng, công ty năng lượng và quốc phòng của Nga, loại các công ty lớn nhất của Nga khỏi các thị trường vốn và thiết bị khoan dầu công nghệ cao quốc tế.
Hiện nay, nền kinh tế Nga đã ổn định, lạm phát ở mức thấp trong lịch sử, ngân sách gần như được cân bằng và Putin đang dần tiến tới khả năng tái cử vào tháng 3/2018, với nhiệm kỳ tổng thống thứ tư. Putin gần đây đã vượt nhà lãnh đạo Xô viết Leonid Brezhnev trở thành nhà lãnh đạo lâu đời nhất của Nga kể từ Joseph Stalin.
Sự ổn định kinh tế đã đảm bảo cho ông một tỷ lệ ủng hộ xung quanh mức 80%. Putinomics (chính sách kinh tế của Putin) đã làm cho vị tổng thống Nga có thể “sống sót” qua các cú sốc tài chính và chính trị liên tục.
*** Hé lộ lý do giới trẻ Nga thích Putin
“Điều mà người Nga cần là một chính trị gia mạnh mẽ”, nữ sinh viên Yekaterina Mamay cho biết và khẳng định sẽ bỏ phiếu cho ông Putin.
Báo Washington Post số ra mới đây dẫn kết quả cuộc thăm dò dư luận hồi tháng 12/2017 của công ty khảo sát ý kiến độc lập Levada cho hay, 81% người trưởng thành ủng hộ Putin làm Tổng thống, trong đó chiếm tới 86% là thanh niên 18-24 tuổi. Trong nhóm tuổi này, 67% đã nói với Levada rằng họ tin tưởng đất nước đang đi đúng hướng.
“Điều mà người Nga cần là một chính trị gia mạnh mẽ”, nữ sinh viên 20 tuổi Yekaterina Mamay nói. Cô cho biết mình sẽ bầu cho ông Putin trong cuộc bầu cử ngày 18/3. “Chúng tôi sống tốt dưới thời ông ấy. Không có gì phải than vãn”, Dmitry Shaburov, một doanh nhân trẻ 18 tuổi ở thành phố Kurgan, vùng Siberia, thẳng thắn khi nói về Putin.
Còn theo Pavel Rybin, 20 tuổi, đang theo học ngành quản lý sự kiện, “chúng tôi đã biết mọi thứ về ông ấy”. “Nếu bây giờ mọi người lại bầu cho ông ấy, mọi thứ sẽ yên bình”.
– Ngày 15/3 đánh dấu 7 năm cuộc chiến tranh đẫm máu ở Syria. Cuộc nội chiến dai dẳng này đã biến một đất nước tươi đẹp trở thành địa ngục trần gian.
– Chính phủ Mỹ đã áp đặt trừng phạt đối với 5 tổ chức và 19 cá nhân người Nga với cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ 2016 và những cuộc tấn công mạng.
– Các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Mỹ và Anh đã đưa ra tuyên bố chung cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên ở Anh.
– Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Ủy ban chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh liên Triều gồm 8 thành viên sẽ có cuộc họp đầu tiên vào ngày 16/3.
– Bộ Ngoại giao Nga ngày 15/3 cho biết, nước này đang tiến hành các biện pháp trả đũa chống lại Anh sau quyết định trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.
– Phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, ông Ibrahim Kalin, nói nước này và Mỹ sẽ lập “vùng an toàn” quanh thị trấn Manbij của Syria.
– Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói, cáo buộc của Thủ tướng Anh rằng Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal là điên rồ.
– Cao ủy EU về di cư Dimitris Avramopoulos cho biết, EU sẽ tăng hỗ trợ tài chính thêm 3 tỷ Euro cho các dự án, giúp mang lại lợi ích cho người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.
– Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu quyết định hoãn chuyến thăm Mỹ ban đầu được lên kế hoạch vào đầu tuần tới.
– Hải quân Mỹ xác nhận, toàn bộ thành viên phi hành đoàn tử nạn trong vụ máy bay chiến đấu A/F-18F rơi ở Florida. Vụ tai nạn xảy ra vào chiều 14/3 (giờ địa phương).
– Các nhà lãnh đạo hai nước Nga, Trung Quốc nhất trí ủng hộ các cuộc đối thoại sắp tới giữa Hàn Quốc, Mỹ và Triều Tiên.
– Nhật, Hàn tổ chức đàm phán an ninh lần đầu tiên trong 3 năm qua, dự kiến trao đổi quan điểm về vấn đề Triều Tiên, tình hình an ninh tại khu vực Đông Bắc Á.
*** Căng thẳng Nga – Anh:
*Nhà Trắng khẳng định ủng hộ quyết định của chính phủ Anh trong việc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga sau cáo buộc Moscow dùng chất độc thần kinh để đầu độc 2 cha con cựu điệp viên Sergei và Yulia Skripal ở Salisbury.
*Thủ tướng Anh Theresa May cho rằng việc trục xuất 23 nhà ngoại giao cùng việc đóng băng tài sản chính phủ Nga ở Anh và tăng cường kiểm soát biên giới là nhằm “gửi đi một thông điệp rõ ràng” tới Moscow.
*Tài khoản Đại sứ quán Nga tại London và Bộ Ngoại giao Anh công kích lẫn nhau trên Twitter, liên quan vụ cựu điệp viên Nga Skripal bị đầu độc.
“Nhiệt độ của mối quan hệ Nga – Anh đã giảm xuống -23 độ C nhưng chúng tôi không sợ trời lạnh”, tài khoản Twitter @RussianEmbassy của đại sứ quán Nga tại Anh viết ngày 14/3 kèm ảnh chụp nhiệt kế trên nền băng.
Bình luận được đăng sau khi Thủ tướng Anh Theresa May cùng ngày tuyên bố có biện pháp đáp trả Nga, liên quan vụ cựu điệp viên Nga Seigei Skripal và con gái bị đầu độc ở thành phố Salisbury hôm 4/3.
Triều Tiên:
*Hôm 14/3, phái đoàn Nghị viện châu Âu thừa nhận đã tiến hành các cuộc đối thoại bí mật với Triều Tiên trong suốt 3 năm qua để thuyết phục Bình Nhưỡng đàm phán nhằm tiến tới chấm dứt chương trình hạt nhân.
*Lời khai của một chủ quán bar ở Hà Nội phần nào khẳng định thêm nghi phạm Đoàn Thị Hương đã bị lợi dụng để tham gia đoạn video sát hại ông Kim Jong-nam, người anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
*Tạp chí Foreign Policy cho biết, Tổng thống Donald Trump đã khiến cả thế giới bất ngờ khi tuần trước ông đồng ý gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mặc dù căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chưa hạ nhiệt.
*Không loại trừ khả năng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ dùng vốn tiếng Anh để hội đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thời gian tới, giới quan sát nhận định.
Một số chuyên gia Hàn Quốc tin rằng, ông Kim Jong-un khá thành thạo tiếng Anh sau thời gian học tập ở Thụy Sĩ thời niên thiếu tại trường quốc tế Berne từ tháng 9/1998 đến năm 2000.
Thêm vào đó, ông Kim được cho là có mối quan hệ khá thân tình và giao tiếp bằng tiếng Anh với cựu ngôi sao bóng rổ người Mỹ Dennis Rodman.
*Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho được nhìn thấy xuất hiện tại sân bay ở Trung Quốc hôm nay 15/3, làm dấy lên khả năng chuyến đi của ông nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều trong thời gian tới.
Nga:
*Ngày 14/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố “Crimea là của Ukraine” nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea bốn năm về trước. Ngoài ra, cơ quan cũng có những phản ứng gay gắt đối với tuyên bố của tổng thống Nga Vladimir Putin.
*Theo tờ Politika, các công dân Serbia là những người tin tưởng Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất so với các nguyên thủ khác trên thế giới.
*Kseniya Sobchak, nữ ứng viên Tổng thống duy nhất của Nga, hôm 14/3 bật khóc trong một cuộc tranh luận trực tiếp khi liên tục bị các đối thủ ngăn trả lời câu hỏi.
Nữ ứng viên đại diện đảng Sáng kiến Dân sự đã phải rời khỏi trường quay buổi tranh luận được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia Rossiya 1 vì không thể kiềm chế cảm xúc. Người ngắt lời bà nhiều nhất là ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Tự do Vladimir Zhirinovsky, Sputnik hôm nay đưa tin.
Tình hình Syria:
*Hãng tin SANA cho hay, quân đội Syria đã phát hiện một xưởng sản xuất vũ khí hóa học bí mật của quân nổi dậy ở thị trấn al-Shefounieht tại Đông Ghouta, một trong những điểm nóng chiến sự hiện thời tại Syria.
*Iran cảnh báo Mỹ không nên đưa ra bất cứ quyết định “dại dột” nào về khả năng triển khai hành động quân sự chống lại chính phủ Syria.
*Lực lượng phiến quân ở Đông Ghouta đã cho phóng rocket về phía khu phố của người Thiên chúa giáo tại quận Qassaa ở Damascus, khiến 3 người bị thương, cảnh sát địa phương chia sẻ với Sputnik hôm 14/3.
*Bộ Quốc phòng Nga hôm 14/3 nhấn mạnh, tình hình ở Đông Ghouta về cơ bản xung quanh thị trấn Duma đã ổn định trong vài ngày qua.
*** Putin “toát mồ hôi hột” trước đòn giáng choáng váng ngay trước giờ G
(VnMedia) – Trong phản ứng đầu tiên đối với các biện pháp trừng phạt mà Anh tung ra nhằm vào Nga liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, Tổng thống Nga Putin bày tỏ, ông “cực kỳ quan ngại“.
Những tin nóng thế giới diễn ra trong ngày 15/3
Tài khoản đại sứ quán Nga tại London và Bộ Ngoại giao Anh công kích lẫn nhau trên Twitter; Quân đội Syria đã phát hiện một xưởng sản xuất vũ khí hóa học bí mật của quân nổi dậy ở Đông Ghouta là những tin thế giới 15/3.
Putin ngạo nghễ thách thức phương Tây ngay trước thời khắc then chốt
– Ngay trước thềm cuộc bầu cử quan trọng vào cuối tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ xuất hiện trên bán đảo Crimea xinh đẹp – nơi vốn là điểm nhạy cảm với phương Tây.
Bất lực trước đối thủ khó chơi Nga, Phương Tây dùng đến “đòn hiểm”?
– Một quan chức Nga vừa lên tiếng tố cáo phương Tây đang phát động một chiến dịch lớn với mục tiêu nhằm đá Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an – cơ quan quyền lực nhất của Liên Hợp Quốc.
Tướng Mỹ thừa nhận bại trận trước Syria và Nga?
– Phát biểu tại một phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ – Tướng Joseph Votel thừa nhận, quân đội trung thành với Tổng thống Assad đang thắng thế trong cuộc chiến ở Syria.
*** “Ông hoàng vật lý” Stephen Hawking qua đời
Được giới chuyên gia coi là “ông hoàng vật lý”, Stephen Hawking, người dành cả đời cống hiến cho nền khoa học thế giới đã qua đời ngày 14-3 (giờ Việt Nam) vì căn bệnh suy nhược.
Anh khẳng định không muốn cắt đứt ngoại giao với Nga
Các nhà ngoại giao Nga có tên trong danh sách trục xuất sẽ phải “khăn gói về nước” trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo.
Phi công Mỹ liều mình thoát khỏi F18 đang bốc cháy
Hải quân Mỹ ngày 14-3 cho biết, một máy bay chiến đấu F-18 của lực lượng này đã rơi tại khu vực West Key, bang Florida.
Tổng thống Mỹ thăm nhà máy Boeing sau khi áp thuế nhôm, thép
Ngày 14-3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến thăm một trung tâm sản xuất của hãng máy bay khổng lồ Boeing, tại St. Louis, bang Missouri.
Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Mạng lưới Giải pháp Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (LHQ) ngày 14-3 vừa công bố danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, trong đó Phần Lan dẫn đầu danh sách năm nay.
Hàng ngàn học sinh Mỹ xuống đường kêu gọi kiểm soát súng đạn
Ngày 14-3 (giờ Mỹ), đúng một tháng sau vụ xả súng đẫm máu tại một trường trung học khiến hàng chục học sinh thiệt mạng, hàng ngàn học sinh trên toàn nước Mỹ đã xuống đường, kêu gọi sự quản lý chặt chẽ hơn với súng đạn tại nước này.
Nga chuẩn bị trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Anh1
Nga khẳng định sẽ nhanh chóng tiến hành các biện pháp đáp trả tương xứng sau khi Anh quyết định trục xuất 23 nhà ngoại giao của Moscow vì vụ lùm xùm cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal.
Tổng thống Philippines tuyên bố rút khỏi Tòa án Hình sự quốc tế
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 14-3 tuyên bố nước này sẽ rút khỏi Quy chế Rome về thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Máy bay chở quan chức VIP của Nga xuất hiện ở Syria
Một máy bay Tu-204-300 chở quan chức cấp cao Nga đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Damascus trước khi di chuyển đến căn cứ không quân Hmeymim, giữa lúc tình hình Syria đang căng thẳng vì vấn đề Đông Ghouta.
Cận cảnh tuyến đường nhân đạo do Nga thiết lập ở Đông Ghouta
Nhờ tuyến đường nhân đạo do Nga thiết lập, những người dân Syria đầu tiên đã thoát khỏi cảnh “màn trời chiếu đất” hay thậm chí mất mạng giữa hai làn đạn ở vùng chiến sự Đông Ghouta.
Ngoại trưởng Nga hé lộ tình tiết bất ngờ vụ Mỹ tấn công Syria bằng tên lửa Tomahawk
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa tiết lộ tình tiết vô cùng bất ngờ về vụ Mỹ không kích Syria bằng tên lửa Tomahawk hồi tháng 4-2017 với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào người dân.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị thẩm vấn vì cáo buộc tham nhũng
Một năm sau bê bối chính trị của bà Park Geun-hye, dư luận Hàn Quốc tiếp tục xôn xao vì bê bối tham nhũng mới nhằm vào cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.
Dân thường Syria bắt đầu di tản khỏi Đông Ghouta nhờ hành lang của Nga
Nhóm thường dân thứ hai đã rời khỏi thành phố Douma thuộc vùng Đông Ghouta của Syria bằng xe của quân đội Syria thông qua hành lang nhân đạo do Nga thiết lập.
Tổng thống Mỹ đến California trong bão chính trị tại Nhà Trắng
Ngay sau khi tạo cơn bão trong chính trường nước Mỹ bằng việc sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13-3 đã đến San Diego, California để mục sở thị một số mẫu thiết kế cho bức tường biên giới với Mexico.
Nga quyết không trả lời tối hậu thư vô lý của Anh1
Moscow sẽ không phản hồi việc Anh đề nghị đưa ra lời giải thích liên quan đến nghi vấn cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc cho tới khi Anh cung cấp mẫu chất độc này cho Nga.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn các đồng nghiệp, không nhắc đến Tổng thống
Phát biểu sau khi bị sa thải, ông Rex Tillerson, giờ đã là cựu Ngoại trưởng Mỹ, đã gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp của mình, tuy nhiên, lại “quên” khắc đến Tổng thống Mỹ Trump.
Vì sao Tổng thống Trump chọn Giám đốc CIA Pompeo làm Ngoại trưởng mới?
Từ lâu đã nổi lên đồn đoán căng thẳng giữa Trump và Tillerson. Ngoại trưởng Mỹ vừa trở về Washington từ một chuyến công tác đến châu Phi chỉ vài giờ trước tuyên bố của ông Trump. Tổng thống Trump không đưa ra lời giải thích cho quyết định thay đổi.
Tổng hợp-TT