VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 2/10/2018.

  Đột phá trong điều trị ung thư; Chiến hạm Trung Quốc áp sát tàu khu trục Mỹ ở Trường Sa; Ông Trump thông báo kế hoạch ký thỏa thuận thương mại lớn nhất của Mỹ; Tổng thống Mỹ: Còn quá sớm để đàm phán thương mại với Trung Quốc…là những tin chính được cập nhật.

  Đột phá trong điều trị ung thư

 Thế giới 24h: Đột phá trong điều trị ung thư    Chân dung 2 nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản tại buổi họp báo công bố người đoạt giải Nobel Y học 2018. (Ảnh: Nobel Prize)

Giải thưởng Nobel Y học 2018 đã được trao cho nhà khoa học Mỹ James P Aliison (70 tuổi) và nhà khoa học Nhật Bản Tasuku Honjo (76 tuổi) với những nghiên cứu của họ về liệu pháp điều trị ung thư.
Hội đồng Nobel của Viện Karolinska Thụy Điển công bố người đoạt giải vào 11h30 giờ Thụy Điển (tức 16h30 giờ Việt Nam). Giải thưởng này có trị giá là 9 triệu kronor Thụy Điển (hơn 1 triệu USD), báo Guardian đưa tin.
Hai nhà khoa học đã phát hiện rằng, hệ thống miễn dịch trong cơ thể người có thể được khai thác để tấn công các tế bào ung thư.
Hệ thống miễn dịch thường phát hiện và tiêu diệt các tế bào đột biến, nhưng các tế bào ung thư lại tìm ra những cách phức tạp hơn để trốn khỏi các cuộc tấn công miễn dịch, nhờ đó chúng có thể tiếp tục phát triển. Nhiều loại ung thư đã làm như vậy bằng cách đẩy mạnh một cơ chế phanh, kiểm soát các tế bào miễn dịch.
Phát hiện của nhà khoa học James P Aliison và Tasuku Honjo đang thay đổi phương pháp điều trị ung thư và dẫn tới một loại thuốc mới hoạt động với cơ chế nhả phanh, giúp các tế bào miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Các loại thuốc có tác dụng phụ đáng kể nhưng đã chứng minh hiệu quả, bao gồm một số trường hợp điều trị được ung thư giai đoạn cuối, giai đoạn mà trước đây không thể chữa trị được.

Chiến hạm Trung Quốc áp sát tàu khu trục Mỹ ở Trường Sa
Quan chức quốc phòng Mỹ hôm nay tiết lộ một tàu khu trục lớp Type-052C của Trung Quốc đã thách thức, cản trở hoạt động của khu trục hạm USS Decatur hôm 30/9, khi tàu chiến Mỹ di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Ga Ven và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Reuters đưa tin.
“Tàu chiến Trung Quốc thực hiện hàng loạt động tác cơ động hung hăng, áp sát tàu khu trục Mỹ một cách nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp. Có thời điểm chiếc Type-052C chỉ cách mũi tàu USS Decatur khoảng 41 m, buộc tàu chiến Mỹ phải đổi hướng để tránh va chạm. Phía Trung Quốc cũng liên tục phát cảnh báo, yêu cầu USS Decatur rời khỏi khu vực”, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ Nate Christensen cho biết.
Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời nhiều lần nhấn mạnh hoạt động bồi lấp và xây dựng của Trung Quốc tại đây xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền Việt Nam.

Ông Trump thông báo kế hoạch ký thỏa thuận thương mại lớn nhất của Mỹ
(TTXVN/Vietnam+)  Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/10 đã tiến hành họp báo về việc Mỹ, Canada và Mexico vừa đạt được Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn đã tồn tại 25 năm qua, coi đây là “thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.”
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ, Canada và Mexico có thể ký kết hiệp định này vào cuối tháng 11 tới.

Tổng thống Mỹ: Còn quá sớm để đàm phán thương mại với Trung Quốc
VOV.VN – Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, nếu dùng sức ép để thực hiện một việc gì đó quá nhanh sẽ không thể mang lại một thỏa thuận tốt, nhất là đối với nước Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/10 đã nói rằng còn quá sớm để Mỹ đàm phán với Trung Quốc nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại.
Trong một tuyên bố tại Nhà Trắng, ông Donald Trump nhấn mạnh, phía Trung Quốc mong muốn đàm phán, song Trung Quốc chưa sẵn sàng do vậy thời điểm này là quá sớm để Mỹ và Trung Quốc bắt đầu một cuộc đàm phán mới.
Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh, về mặt chính trị nếu dùng sức ép để thực hiện một việc gì đó quá nhanh sẽ không thể mang lại một thỏa thuận tốt, nhất là đối với người lao động Mỹ và nước Mỹ.
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ đưa ra trong bối cảnh Mỹ đã chính thức áp thuế 10% với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 24/9, trong khi Trung Quốc cũng đáp trả với việc áp mức thuế tương ứng với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Động thái này đã đẩy tình trạng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới lên một nấc thang mới nguy hiểm./.

***    Trump có thể sắp gặp Tập Cận Bình tại Argentina
“Tổng thống Trump có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô Buenos Aires của Argentina vào ngày 30/11. Tuy nhiên, Washington và Bắc Kinh sẽ không thỏa thuận thương mại nào trong tương lai gần”, Fox News dẫn lời cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow hôm qua cho biết.
Trump từng gọi ông Tập là “bạn tốt” ngay từ lần gặp đầu tiên tại khu nghỉ dưỡng ở Florida vào tháng 4/2017. Đến tháng 11 năm đó, ông Tập chào đón Trump rất nồng nhiệt ở Bắc Kinh, thậm chí còn mời vợ chồng Tổng thống Mỹ ăn tối ở Tử Cấm Thành, dù không bao giờ nói về mối quan hệ cá nhân với Trump.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump hồi cuối tháng 9 bất ngờ tuyên bố tình bạn giữa ông và Tập Cận Bình có thể đã kết thúc, sau một tuần hỗn loạn với lệnh trừng phạt, các đòn áp thuế, quyết định hủy họp và cáo buộc can thiệp bầu cử. Tuyên bố của Trump dường như đã thổi tắt đốm sáng cuối cùng trong mối quan hệ đang đi xuống đến mức thấp nhất trong nhiều năm qua giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mỹ sắp ký thỏa thuật thương mại quan trọng với Mexico và Canada
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cho biết Mỹ, Mexico và Canada đã đạt thỏa thuận thương mại mới thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tồn tại 25 năm qua, Reuters đưa tin.
“Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) là thỏa thuận thương mại quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ, quản lý trao đổi thương mại lên tới 1.200 tỷ USD. Nó sẽ mang lại công việc chất lượng cao cho hàng trăm nghìn người Mỹ, biến khu vực Bắc Mỹ trở thành đầu tàu sản xuất của thế giới”, Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng.

Indonesia nhận hỗ trợ từ nước ngoài sau thảm họa động đất sóng thần
“Tổng thống Widodo quyết định nhận sự hỗ trợ từ nước ngoài. Có nhiều quốc gia đã đề nghị giúp đỡ sau thảm họa động đất sóng thần, chúng tôi rất biết ơn vì điều này”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng An ninh Indonesia Wiranto hôm qua tuyên bố.
18 quốc gia và nhiều tổ chức phi chính phủ trước đó tỏ ý muốn tham gia quá trình tìm kiếm, hỗ trợ nạn nhân sau thảm họa kép hôm 28/9, nhưng chưa được chính phủ Indonesia chấp thuận. Liên minh châu Âu đã viện trợ 1,7 triệu USD, Hàn Quốc viện trợ một triệu USD, trong khi Australia đang phối hợp với Indonesia để xác định phương thức hỗ trợ.

Nga điều tàu khu trục tới Ấn Độ Dương chống cướp biển
“Tàu khu trục chống ngầm hạng nặng Severomorsk đã tới Ấn Độ Dương sau chuyến hải trình dài ngày. Chiến hạm này sẽ bảo vệ các tàu dân sự khỏi cướp biển ở khu vực vịnh Aden, một trực thăng Ka-27PS chở theo đội đặc nhiệm chống khủng bố luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, TASS dẫn thông cáo do Hạm đội Phương Bắc hải quân Nga hôm qua công bố.
Tàu khu trục Severomorsk dự kiến hoạt động liên tục hai tháng trên Ấn Độ Dương, tiến hành nhiều chuyến cập cảng và giao lưu tại các nước Nam Á và châu Phi, bên cạnh hoạt động tuần tra chống cướp biển.

Triều Tiên nói kết thúc chiến tranh không phải ‘quân bài mặc cả’
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay đăng bài xã luận khẳng định vấn đề kết thúc Chiến tranh Triều Tiên là “quá trình đầu tiên, cơ bản nhất để thiết lập quan hệ, xây dựng nền hòa bình giữa Mỹ và Triều Tiên”. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cho rằng kết thúc chiến tranh “không bao giờ là quân bài mặc cả trong đàm phán phi hạt nhân”, cho rằng nước này không đặt quá kỳ vọng nếu Washington không muốn chính thức chấm dứt cuộc chiến.
“Triều Tiên đang thực hiện các bước quan trọng và thực tế để thực hiện tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, nhưng Washington đang tìm cách khuất phục chúng tôi bằng các biện pháp trừng phạt”, bài xã luận có đoạn viết.

Trung Quốc chỉ trích việc tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Trường Sa
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt các hành động khiêu khích tương tự”, Reuters dẫn thông cáo do Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay công bố.
Quan chức quốc phòng Mỹ hôm nay tiết lộ một tàu khu trục lớp Type-052C của Trung Quốc đã thách thức, cản trở hoạt động của khu trục hạm USS Decatur hôm 30/9, khi tàu chiến Mỹ di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Gaven và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

***   Biển Đông: Trung Quốc hành động nguy hiểm và táo tợn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
(VnMedia) – Một quan chức Mỹ hôm qua (1/10) tố cáo, một tàu chiến của Trung Quốc đã hành động “nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp“ ở bãi đá Gaven và Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

RIMPAC 2020 ở Biển Đông – ác mộng kinh hoàng đối với Trung Quốc?
– Cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) lần tới có thể được tổ chức ở Biển Đông. Thông tin được báo chí đưa ra này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải lo ngại.

Không cần đánh, Nga khiến kẻ địch mạnh của Syria phải đầu hàng
– Một nhóm nổi dậy mạnh hàng ở Syria và được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn hôm qua (30/9) đã bắt đầu rút khỏi các khu vực ở phía bắc Syria theo một thỏa thuận đạt được dưới sự làm trung gian của Ankara và Moscow.

Anh bất ngờ tuyên bố sẽ khiến Nga “phải trả giá đắt”
– Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt hôm qua đe dọa rằng Moscow sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nếu sử dụng vũ khí hóa học dù cho Nga đã phá hủy kho vũ khí hóa học của mình và được các cơ quan giám sát quốc tế xác nhận cách đây một năm.

***  Cơ quan chức năng Indonesia thông báo, khoảng 1.200 tù nhân đã vượt ngục từ 3 trại giam khác nhau ở hòn đảo Sulawesi sau trận động đất, sóng thần. Tính tới 1/10, đã có ít nhất 844 người thiệt mạng và hàng chục người vẫn đang bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một số khách sạn tại thành phố Palu.

– Hàn Quốc và Triều Tiên ngày 1/10 bắt đầu việc tháo dỡ mìn khỏi một phần của Khu phi quân sự (DMZ) giữa 2 nước.

– Bộ Tài chính Trung Quốc vừa thông báo sẽ giảm thuế nhập khẩu lên một loạt các mặt hàng, trong đó có dệt may và thép. Theo đó, thuế suất nhằm vào hàng dệt may và kim loại sẽ giảm xuống còn 8,4% từ mức 11,5%, có hiệu lực từ ngày 1/10.

– Theo Tổng cục Khí tượng Nhật Bản, đến 6h sáng 1/10 (giờ Nhật Bản), bão Trami di chuyển theo hướng đông bắc, đổ bộ vào các tỉnh phía bắc Nhật Bản, khiến 2 người chết, 2 người mất tích và hơn 100 người bị thương.

– Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao Mỹ cho biết, Trung Quốc đã hủy bỏ một cuộc họp an ninh với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10 này.

–  Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 1/10 tuyên bố, Mỹ đã chọn sai đường khi đe dọa và tống tiền thay vì đối thoại, điều này khiến cho các nước khác không thể tin tưởng Washington.

– Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga Viktor Bondarev cho biết, khoảng 100.000 phần tử khủng bố đã bị tiêu diệt tại Syria trong vòng ba năm kể từ khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự tại quốc gia Trung Đông này.

***   Indonesia – quốc gia luôn hứng chịu các “siêu” thảm họa thiên nhiên
Theo giải thích của các nhà khoa học và khí tượng học, Indonesia thường hứng chịu động đất bởi “quốc gia vạn đảo” này nằm trên “Vành đai lửa” – cung núi lửa và các đường đứt gãy ở lòng chảo Thái Bình Dương.

Iran: Ai đứng đằng sau vụ khủng bố Ahvaz?
Từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào ngày 8-5-2018 tới nay, các đòn cân não giữa Mỹ và Iran gia tăng không ngừng.

Tác giả giải Nobel Y học tin tưởng công trình cứu được nhiều bệnh nhân ung thư
Reuters ngày 1-10 đưa tin, trở thành một trong hai chủ nhân của giải Nobel Y học năm 2018, nhà khoa học người Nhật Bản Tasuku Honjo đã bày tỏ sự vui mừng tột độ và tin tưởng công trình nghiên cứu của ông sẽ cứu chữa được cho nhiều bệnh nhân ung thư.

Colombia và Venezuela bên bờ vực xung đột vũ trang
Một sự leo thang mới trong các hành động ngoại giao và quân sự chống lại Venezuela đã bắt đầu trong tuần này tại Colombia. Chính phủ Colombia đã đưa ra những dấu hiệu nghiêm trọng trong những tháng gần đây rằng họ đã sẵn sàng cho một cuộc xâm lược trực tiếp chống lại quốc gia hàng xóm của mình.

Bí ẩn xung quanh cái chết của điệp viên Nga Alexander Litvinenko
Tương tự vụ điệp viên 2 mang Sergei Skripal bị đầu độc xảy ra dạo đầu tháng 3 vừa qua, sự căng thẳng trong quan hệ Nga – Anh cũng từng rộ lên một thời liên quan đến cựu điệp viên Alexander Litvinenko (1962-2006), kẻ đã đào thoát sang Anh rồi thiệt mạng tại London do nhiễm chất phóng xạ polonium-210. Vậy thực hư câu chuyện ra sao?

Dự báo “Siêu khủng hoảng” năm 2020
Dấu hiệu về một cuộc khủng hoảng tài chính mới lại xuất hiện và ngày càng rõ nét. Các chuyên gia dự báo, sau cuộc khủng hoảng tồi tệ vào năm 2008, 12 năm sau, vào năm 2020, rất có thể thế giới sẽ phải đối mặt với những cú sốc kinh tế mà các chuyên gia của ngân hàng hàng đầu Mỹ JPMorgan Chase gọi là “siêu khủng hoảng”.

Australia: Quyền lực của truyền thông với chính trị
Cả thế giới đều biết tiếng “ông trùm” truyền thông Rupert Murdoch, với đế chế News Corp bao phủ khắp năm châu. Xuất thân trong gia đình chủ bút tờ báo lớn ở Australia, nhưng Murdoch lại tự gây dựng đế chế truyền thông của riêng mình chứ không chịu cậy nhờ vào cơ nghiệp có sẵn của gia đình. Và chỉ trong vài chục năm, News Corp đã trở thành thương hiệu truyền thông toàn cầu.

Malaysia: Ông Anwar Ibrahim trở lại chính trường
Từng bị cách chức Phó Thủ tướng và sau đó là bị bắt giữ vào ngày 20-9-1998, cựu Phó Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim mới đây tuyên bố sẽ tham gia cuộc bầu cử bổ sung vào ngày 13-10 để trở thành nghị sĩ.

Chiến trường Idlib, Syria: “Cờ ngoài, bài trong”
Những trận chiến khốc liệt cuối cùng trên chiến trường Syria đang diễn ra cùng thời điểm với diễn biến ngoại giao vô cùng căng thẳng, cả bên trong và ngoài Syria. Trước khi các bên tung những đòn quyết định trong trận chiến cuối cùng, những tính toán chia phần đã đi trước một bước. Nhưng, “vùng đất dữ” này thật không dễ tìm thấy cơ hội cho trận cuối.

Câu chuyện về người may mắn thoát chết trong thảm họa ở Indonesia
Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra ngày 28-9 tại Indonesia đã cướp đi sinh mạng của 1.200 người dân. Với ông Ng Kok Choong, một trong số những người may mắn sống sót, khoảnh khắc thoát chết thần kỳ trong thảm họa có lẽ sẽ là giây phút ông chẳng thể nào quên.

Iran phóng tên lửa trả đũa vụ 29 binh sĩ bị sát hại
Quân đội Iran đã phóng loạt tên lửa từ lãnh thổ nước này vào sào huyệt của các nhóm khủng bố ở Syria để trả đũa vụ tấn công trước đó nhằm vào đoàn diễu binh ở thành phố Ahvaz khiến 30 người thiệt mạng.

Mỹ và Canada cứu vãn được NAFTA vào phút chót
Sáng 1-10, Mỹ và Canada vừa đạt được thỏa thuận cuối cùng để cứu vãn Hiệp định NAFTA ngay trước hạn chót mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra, đảm bảo sự tồn tại của một khu vực thương mại gồm 3 bên với Mexico có giá trị thương mại hàng năm lên đến 1,2 nghìn tỷ USD.

Triều Tiên sẽ ngừng phi hạt nhân nếu Mỹ không đảm bảo an ninh
Phát biểu ngày 29-9 (giờ địa phương) tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Ri Yong-ho khẳng định: “Không có niềm tin vào Mỹ, không nhận được sự đảm bảo cho nền an ninh quốc gia, Bình Nhưỡng sẽ không đơn phương tiến hành phi hạt nhân hóa”.
Tổng hơp-TT