Cải cách WTO: Việc cần làm ngay; Nam sinh chĩa súng đe dọa cô giáo gây sốc ở Pháp; Những hiệp định quốc tế lớn Mỹ đã “nói lời chia tay”; Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ đơn phương rút khỏi INF…là những tin chính được cập nhật.
Cải cách WTO: Việc cần làm ngay
(SGGP) Ngày 25-10 tới, Canada sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thương mại để thảo luận về cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong bối cảnh tổ chức này phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng.
Các nước lớn đồng thuận
Sau rất nhiều tranh cãi, mới đây, các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và thậm chí ngay cả Tổng Giám đốc WTO, ông Roberto Azevedo, cùng nhất trí cho rằng, cần thiết phải cải cách thể chế thương mại toàn cầu nhằm thúc đẩy việc cải tổ WTO. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vài lần cảnh báo sẽ rút Mỹ ra khỏi WTO nếu định chế này không đối xử với Mỹ tốt hơn. Như vậy, đây là lần đầu tiên người ta thấy Mỹ thể hiện sự nhất trí về mức độ cấp bách phải cải cách WTO. Cái “gật đầu” của Washington là “điều kiện đủ” để giúp các bên đưa vấn đề này ra thảo luận và tiến tới hành động thật sự.
Các đại diện của G20 đã trình bày quan điểm về những yếu tố cần thiết nhất đối với thương mại quốc tế để có thể thực thi được kế hoạch cải tổ, những vấn đề gì cần phải đổi mới và những gì cần phải tiếp tục được phát huy; nhấn mạnh vai trò của cơ chế hợp tác này như là một nền tảng cho đối thoại chính trị giữa các nước thành viên, đồng thời chỉ rõ sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực nhằm bảo đảm rằng nguồn lợi từ thương mại và đầu tư quốc tế được tất cả cùng chia sẻ.
Nam sinh chĩa súng đe dọa cô giáo gây sốc ở Pháp
Bị chĩa súng vào đầu, cô giáo Pháp vẫn tỏ ra bình thản và không làm theo yêu cầu điểm danh khống của học sinh.
Đoạn video mới được đăng trên Snapchat cho thấy một nam sinh đứng giữa lớp và đe dọa giáo viên bằng một khẩu súng trong lớp học ở Creteil, ngoại ô phía đông nam thủ đô Paris, Pháp, theo RT. Nam sinh yêu cầu cô giáo phải viết “có mặt” thay vì “vắng mặt” trong danh sách điểm danh.
Một học sinh khác đứng phía sau liên tục làm cử chỉ tục tĩu trong video. Truyền thông Pháp cho biết khẩu súng nam sinh sử dụng là loại súng hơi hoặc súng đồ chơi, không thể khiến cô giáo bị thương. Trước tình huống gây sốc này, cô giáo tỏ ra bình thản, giống như đây không phải lần đầu tiên bị đe dọa.
Câu chuyện gây sốc và phẫn nộ trên mạng xã hội Pháp với nhiều người đặt câu hỏi liên quan đến hình thức xử lý nam sinh, phản ứng của giáo viên và hành động của chính quyền. “Tôi hy vọng họ sẽ trừng phạt cậu ta một cách nghiêm khắc”, một người viết.
Những hiệp định quốc tế lớn Mỹ đã “nói lời chia tay”
Kể từ khi trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ, ông Donald Trump đã có nhiều quyết sách gây tranh cãi, đặc biệt là những quyết định rút khỏi một loạt thỏa thuận quốc tế trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa hay an ninh, quân sự, mà mới nhất là Hiệp định về các Lực lượng hạt nhân tầm trung INF.
Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ đơn phương rút khỏi INF
Kinhtedothi – Những chỉ trích và thậm chí là đe dọa trả đũa đã được Nga lập tức đưa ra sau khi chính quyền Trump dọa xé bỏ Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung.
Tổng thống Donald Trump đã “gây bão” cuối tuần qua khi đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) – một thỏa thuận từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, với lý do là bởi đối tác Nga đã vi phạm hiệp ước.
INF được ký bởi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1987, bao gồm các điều khoản nhằm loại bỏ các tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường tầm ngắn và tầm trung trên đất liền có khả năng đánh vào châu Âu hoặc Alaska của Mỹ.
“Đáng tiếc là Nga đã không tôn trọng thỏa thuận vì vậy chúng tôi sẽ chấm dứt và rút khỏi hiệp ước”, ông Trump tuyên bố trước báo giới hôm 20/10.
Một ngày sau, thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đưa ra cảnh báo rằng một quyết định đơn phương như vậy của Washington sẽ là “rất nguy hiểm” và Moscow sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả đũa, bao gồm cả về mặt “kỹ thuật – quân sự”.
“Chính quyền Trump đang sử dụng hiệp ước này như một cách để tống tiền Điện Kremlin, khiến an ninh toàn cầu gặp rủi ro…Tất nhiên, chúng tôi sẽ không đời nào chấp nhận”, hãng tin Interfax trích lời ông Ryabkov.
*** Điều kinh hoàng ở nơi nghi có MH370
Khu vực nghi là nơi gặp nạn của MH370 có nhiều lâm tặc được vũ trang, có thể đe doạ tính mạng của những nhà điều tra định khám phá nơi này.
Theo trang Daily Star, chuyên gia công nghệ Anh Ian Wilson và em trai – Jack Wilson đã đến thủ đô Phnom Penh của Campuchia hôm 16/10 với hy vọng tiếp cận được khu vực họ tin đang có xác máy bay mất tích, cách ngọn núi Phnom Aoral khoảng 6,4km về phía bắc.
Tuy nhiên, một nhân vật bí mật đã cảnh báo rằng tính mạng của hai anh em nhà Wilson có thể bị nguy hiểm.
Trong thư điện tử gửi tới Ian, nhân vật này viết: “Mối nguy hiểm thực sự mà ông phải đối mặt không phải là địa hình mà là những tên lâm tặc đang hoạt động trong vùng, chúng sẽ không thích những người da trắng lang thang khắp nơi cùng với các thiết bị ghi hình.
Tôi không muốn ông rơi vào tình huống nguy hiểm, ở trong rừng hay với những gã như vậy. Đó là những kẻ dựa vào methamphetamine (một loại ma tuý) để tỉnh táo, chúng lại được trang bị những con dao cực lớn”.
Nhân vật trên cho hay, các tên lâm tặc có thể tấn công anh em nhà Wilson vì coi họ là mối đe doạ.
Chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines, chở 239 người, mất tích bí ẩn hôm 8/3/2014 sau khi rời sân bay Kuala Lumpur, Malaysia. Cho đến nay, cuộc điều tra chính thức, kéo dài 4 năm của nhà chức trách Malaysia cũng như các nỗ lực săn tìm MH370 khác của những cá nhân, tổ chức muốn làm sáng tỏ vụ máy bay mất tích bí hiểm nhất lịch sử hàng không thế giới đều thất bại.
– Chính phủ Trung Quốc hôm 21/10 cho hay, Trưởng văn phòng liên lạc của Trung Quốc tại Macau – ông Zheng Xiaosong đã chết vào tối 20/10 sau khi rơi khỏi toà nhà mà ông đang sống. Ông Zheng, 59 tuổi, bị trầm cảm đã lâu, Văn phòng phụ trách vấn đề Hong Kong và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết.
– Một tàu hoả đã trật bánh tại Yilan, đông bắc Đài Loan chiều ngày 21/10 làm ít nhất 17 người chết và 126 người bị thương, cơ quan đường sắt Đài Loan cho biết.
– Theo Reuters, đối mặt với sự hoài nghi ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi, một quan chức chính phủ cấp cao của Ảrập Xêút đã đưa ra phiên bản mới về những gì liên quan tới cái chết của nhà báo trên trong lãnh sự quán nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đáng chú ý là, một số điểm chính trong tài liệu mới này trái ngược với những gì Ảrập Xêút đưa ra trước đó.
– Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hôm 21/10, Seoul sẽ vẫn tổ chức tập trận không quân riêng theo đúng kế hoạch vào tháng 12 tới, bất chấp việc nước này có thể hoãn cuộc diễn tập phòng không chung Vigilant Ace với Mỹ.
– Israel đã quyết định tái mở cửa các cửa khẩu giữa Israel và Dải Gaza sau khi căng thẳng ở biên giới giảm nhiệt, giới chức Israel và Palestine cho biết hôm 21/10. Trước đó, Israel đã đóng cửa các cửa khẩu từ hôm 17/10 để đáp trả việc người Palestine nã pháo vào nước này.
– Yair Netanyahu, con trai Thủ tướng Israel, đang bị chỉ trích nặng nề sau khi gọi nữ dẫn chương trình Kênh 2 Ophir Assayag là “con bò béo” vì cô này phỏng vấn một khách mời chỉ trích Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
– Một nhóm gồm 10 nam giới đã tấn công đại sứ quán Canada ở Athens, Hy Lạp hôm 21/10 và làm vỡ cửa ra vào bằng kính của toà nhà. Sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Ngoại giao Hy Lạp đã lên án vụ tấn công và tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể để tìm thủ phạm.
*** Mỹ đi nước cờ nguy hiểm, NATO đổ lỗi cho Nga
(VnMedia) – Tổng thống Trump hồi cuối tuần đã bất ngờ tuyên bố kế hoạch rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. Đây là bước đi nguy hiểm có thể phá hoại sự ổn định toàn cầu. Tuy nhiên, NATO đổ lỗi cho Nga vì hành động của Mỹ.
Tòa án Saudi Arabia sẽ thụ lý vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại
Vụ nhà báo Jamal Khashoggi xảy ra tại Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)và sẽ được các tòa án Saudi Arabia thụ lý khi mọi thủ tục được hoàn tất.
Lo sợ viễn cảnh đáng sợ ở Biển Đông, Mỹ đanh thép cảnh cáo Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm qua (19/10) đã một lần nữa lên tiếng tái khẳng định lập trường cứng rắn của nước này ở Biển Đông, tuyên bố “không thể chấp nhận việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông“.
Rơi máy bay trực thăng tại Colombia khiến 4 binh sỹ thiệt mạng
Theo Bộ Quốc phòng Colombia, 4 binh sỹ nước này đã thiệt mạng ngày 20/10 khi một máy bay trực thăng thuộc đơn vị phòng chống ma túy của quân đội Colombia bị rơi tại miền Tây quốc gia Nam Mỹ này.
Những thông tin bị bưng bít vụ nhà báo Saudi Arabia mất tích
Diễn biến liên quan tới cái chết của nhà báo đối lập Saudi Arabia Jamal Khashoggi làm việc cho tờ Washington Post ngày càng phức tạp. Nguyên nhân dường như là do cả các bên có liên quan đều tìm cách bưng bít thông tin ở mức độ nào đó.
*** Nga: Giấc mộng về một thế giới đơn cực của Mỹ sẽ không thành hiện thực
Nga lên tiếng phê phán Mỹ sau khi Tổng thống Trump rút Washington khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung, đồng thời nhấn mạnh Moscow sẽ đáp trả hành động này bằng các biện pháp quân sự.
Tai nạn đường sắt kinh hoàng ở Đài Loan, hàng trăm người thương vong
Một chuyến tàu đã gặp tai nạn tại miền Đông Bắc Đài Loan chiều ngày 21-10, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và làm 80 người khác bị thương, Reuters đưa tin.
Phản ứng đầu tiên của Nga về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF
Mỹ không có bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh sự vi phạm của Nga đối với Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) và Washington đang tìm cách lôi kéo Moscow vào một cuộc chạy đua vũ trang, ông Frants Klintsevich, một thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Liên bang Nga cho biết vào sáng 21-10.
Nhìn lại 30 năm hiệp ước hạt nhân Mỹ-Liên Xô
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20-10 (giờ địa phương) tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) với Nga vì cho rằng Moscow đã vi phạm thỏa thuận này, mở ra viễn cảnh đưa đối đầu hạt nhân nguy hiểm trở lại châu Âu sau gần 3 thập kỷ.
Tổng thống Hàn Quốc và chuyến công du dài kỷ lục
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 21-10 kết thúc chuyến công du bốn nước châu Âu kéo dài 9 ngày nhằm thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để đảm bảo phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài cho Bán đảo Triều Tiên. Chuyến đi cũng là để xem xét việc Liên minh châu Âu (EU) đánh giá như thế nào về bối cảnh hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.
Đâu là “bến đỗ” mới của Anh thời hậu Brexit?
Chỉ còn khoảng 5 tháng nữa là tới thời điểm Anh chính thức rời “mái nhà chung” châu Âu, hay còn gọi là Brexit, nhưng nguy cơ về một Brexit “không thỏa thuận” hiện đang lớn hơn bao giờ hết do những vướng mắc về biên giới Ireland.
Tổng hợp-TT