VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Ti vắn quốc tế ngày 2/5/2021.

      Dấu ấn Việt Nam trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; WHO: Thảm kịch Ấn Độ có thể xảy ra ở bất cứ đâu; Lào: Thêm 38 người Việt có kết quả dương tính lần 1 với virus SARS-CoV-2; Mỹ cam kết ngăn xung đột ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; Giới khoa học Ấn Độ cảnh báo về sóng thần Covid-19, không ai lắng nghe; Tổng thống Joe Biden và 100 ngày đầu tiên đổi thay nước Mỹ; Ấn Độ trải qua ngày kinh hoàng với gần 3.700 người tử vong;…là những tin chính được cập nhật.
Dấu ấn Việt Nam trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc |  VOV.VN    Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng 4, Việt Nam đã thúc đẩy 3 chủ đề ưu tiên.
Ngày 29/4 tại New York, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã chủ trì phiên họp tổng kết các hoạt động trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA) tháng 4/2021.
Trong tháng Chủ tịch, Việt Nam đã đề xuất và chủ trì tổ chức 4 sự kiện ưu tiên về vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa xung đột, khắc phục hậu quả bom mìn, bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, và bạo lực tình dục trong xung đột. Các chủ đề này đều đặt người dân ở vị trí trung tâm và hướng đến xây dựng, duy trì hoà bình bền vững. Đi cùng với các sự kiện này, Việt Nam đã chủ trì xây dựng và thúc đẩy thông qua 3 văn kiện của HĐBA, trong đó có 2 tuyên bố chủ tịch và 1 nghị quyết. Ngoài các đề xuất nêu trên, trong tháng Việt Nam làm Chủ tịch, HĐBA đã phản ứng rất kịp thời trước những vấn đề nảy sinh, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, trong đó có những vấn đề nổi lên như Syria, Palestine, Yemen, Mali, khu vực Hồ Lớn, Tây Sahara, Sudan, Somalia, Libya, Abyei (Sudan/Nam Sudan), Ethiopia, Kosovo, Colombia và Myanmar…
Phát biểu tại phiên họp tổng kết, đại diện các nước thành viên LHQ đánh giá cao các hoạt động ưu tiên của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam thúc đẩy sự quan tâm của HĐBA tới khía cạnh nhân đạo và bảo vệ thường dân.
Các nước chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành tháng Chủ tịch HĐBA thành công, điều hành mọi hoạt động của HĐBA diễn ra suôn sẻ, thúc đẩy đồng thuận trong HĐBA cũng như sự tham gia và đóng góp của các nước thành viên LHQ.
WHO: Thảm kịch Ấn Độ có thể xảy ra ở bất cứ đâu
Thảm họa COVID-19 ở Ấn Độ dường như đang trở thành kịch bản tồi tệ nhất mà nhiều người lo sợ trong đại dịch vốn đang làm chao đảo thế giới. Liên tiếp trong 10 ngày qua, Ấn Độ đã trở thành điểm nóng dịch bệnh lớn nhất thế giới, với hơn 300.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Làn sóng dịch bệnh đáng sợ đang nhấn chìm đất nước đông dân thứ 2 thế giới, khi các bệnh viện quá tải nghiêm trọng, trang thiết bị y tế thiếu hụt còn y bác sỹ trở nên kiệt quệ, không đủ sức chống đỡ với số ca nhiễm hiện sắp chạm ngưỡng 20 triệu.
Tuy nhiên, con số thực tế còn được dự báo là cao hơn nhiều và sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới. Trong bối cảnh trên, khoảng 40 nước trên thế giới đã cam kết, gấp rút hành động để hỗ trợ Ấn Độ vượt qua thảm kịch. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố tổ chức này đang làm mọi thứ có thể, cung cấp các thiết bị và vật tư quan trọng để hỗ trợ Ấn Độ đối phó với “sóng thần” COVID-19.
Ngày 29/4, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge cũng đã lên tiếng cảnh báo các nước về bài học đau lòng tại Ấn Độ với thông điệp: “Khi các biện pháp bảo vệ cá nhân được nới lỏng, tụ tập đông người diễn ra, xuất hiện nhiều biến thể dễ lây lan hơn và tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp, tất cả có thể tạo ra cơn bão lớn ở bất kỳ quốc gia nào. Điều vô cùng quan trọng là phải nhận thức được rằng tình hình ở Ấn Độ có thể xảy ra ở bất cứ đâu”.
Ông Kluge lưu ý thêm rằng các quốc gia không nên phạm sai lầm khi nới lỏng biện pháp hạn chế quá sớm để tránh những làn sóng bùng phát COVID-19 mới tương tự. Các biện pháp xã hội cũng như sức khỏe cộng đồng của cá nhân và tập thể vẫn là những yếu tố quyết định diễn biến đại dịch.
Lào: Thêm 38 người Việt có kết quả dương tính lần 1 với virus SARS-CoV-2
SGGP Ngày 1-5, Cục Kiểm soát Dịch bệnh Bộ Y tế Lào thông báo đến Phòng Lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào về việc có tới 38 người Việt Nam tại khu vực Thatluang, trung tâm thủ đô Vientiane, có kết quả dương tính lần 1 với virus SARS-CoV-2, tính riêng trong ngày 30-4.
Thông báo này cũng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam phối hợp điều tra truy vết các ca F1. Đại sứ quán Việt Nam đã cử ngay cán bộ hỗ trợ kiều bào và giúp bạn theo yêu cầu. Ngoài 38 trường hợp trên, cộng đồng người Việt tại Lào đang có 18 ca mắc Covid-19.
Được biết, ca lây nhiễm số 59, người được cho là nguyên nhân gây ra đợt dịch hiện nay tại Lào, trong những ngày trước Tết Lào (14 đến 16-4) đã đưa các bạn, trong đó có 2 người Thái Lan nhập cảnh trái phép, đến giải trí tại một quán karaoke của người Việt tại bản Naxay, giáp Thatluang, thủ đô Vientiane.
Mỹ cam kết ngăn xung đột ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
SGGP Đô đốc John Aquilino, tân Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, vừa cam kết duy trì một khu vực “tự do và rộng mở”, đồng thời đưa ra sự răn đe cần thiết để ngăn chặn “xung đột giữa các cường quốc”.
Ông Aquilino cho rằng trật tự quốc tế dựa trên quy tắc là nền tảng để khu vực thịnh vượng và phát triển, đồng thời nhấn mạnh môi trường Mỹ và đồng minh tạo ra trong nhiều thập niên đang bị thách thức.
Ông khẳng định cam kết tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác trên toàn cầu, góp phần ngăn chặn xung đột giữa các cường quốc. Trước khi tiếp quản vị trí trên, ông Aquilino là người đứng đầu Hạm đội Thái Bình Dương, từ tháng 5-2018.
Giới khoa học Ấn Độ cảnh báo về sóng thần Covid-19, không ai lắng nghe
Các nhà khoa học Ấn Độ từng lên tiếng về một biến thể virus mới gây Covid-19 đang lan truyền khắp nước này nhưng cảnh báo của họ bị phớt lờ giữa làn sóng lây nhiễm dâng cao.
Reuters dẫn lời một số chuyên gia cho biết, hồi đầu tháng 3, diễn đàn Hiệp hội Di truyền học SARS-CoV-2 Ấn Độ (INSACOG) đã cảnh báo giới chức y tế về một biến thể virus dễ lây lan có tên B. 771 và các ca nhiễm có thể lại tăng cao.
ISACOG được thành lập hồi cuối tháng 12 bởi một quan chức cấp cao có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Bất chấp cảnh báo, các quan chức chính phủ Ấn Độ vẫn không cho triển khai các biện pháp hạn chế quan trọng để ngăn chặn Covid-19 lây lan. Thay vào đó, họ cho phép đông người dự các lễ hội tôn giáo và tuần hành chính trị.
Hôm 24/3, chính phủ Ấn Độ đưa ra thông cáo chính thức cảnh báo về biến thể, chỉ ra các mẫu từ bang Maharashtra cho thấy sự gia tăng số lượng của hai đột biến cụ thể. Tuy nhiên, Reuters cho biết, thông cáo không đề cập hai biến thể này là “mối lo ngại cao độ” – một cụm từ có trong dự thảo ban đầu của tuyên bố.
Chưa rõ Thủ tướng Modi có được báo cáo về các kết quả của INSACOG hoặc đọc bản thảo thông cáo hay không. Văn phòng của ông không phản hồi yêu cầu bình luận từ Reuters.
Ấn Độ hiện đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng. Quốc gia này đã ghi nhận kỷ lục ảm đạm 400.000 ca nhiễm mới hôm 1/5 sau 10 ngày liên tiếp hứng con số 300.000 người nhiễm/ngày.
Trong bối cảnh đó, các nhà chức trách đã mở chiến dịch tiêm chủng cho toàn bộ người lớn từ 1/5.
Tính đến sáng 2/5, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 19,5 triệu người nhiễm và 215.500 trường hợp chết vì Covid-19. Số hồi phục đạt khoảng 16 triệu người.
Tổng thống Joe Biden và 100 ngày đầu tiên đổi thay nước Mỹ
Ngày 29/4 đánh dấu tròn 100 ngày đầu tiên kể từ khi ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, với những mục tiêu được đánh giá là “cơ bản” nhưng cũng đầy tham vọng, đó là: kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và phục hồi vị thế của nền kinh tế số 1 thế giới. Ngay từ khi lên nắm quyền, các mục tiêu này đã được ông J.Biden hiện thực hóa bằng các quyết sách cụ thể, trong đó phải kể đến gói kích cầu khổng lồ 1.900 tỷ USD, cam kết phân bổ 100 triệu liều vaccine cho người dân Mỹ trong 100 ngày đầu cầm quyền.
Nỗ lực hàn gắn nước Mỹ được Tổng thống J.Biden thể hiện từ khi lên nắm quyền với việc dành sự quan tâm đáng kể cho các chính sách xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử. Trong đó, có việc Tổng thống J.Biden đã ký bản ghi nhớ lên án và chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc với người Mỹ gốc châu Á. Dự luật chống lại các tội ác nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc châu Á đã được thông qua tại Thượng viện hôm 22/4 và dự kiến sẽ được bỏ phiếu tại Hạ viện vào tháng tới.
Với nhiều biện pháp đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm, ngay trong ngày đầu nắm quyền, Tổng thống J.Biden đã đưa nước Mỹ tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; quyết định Mỹ tiếp tục là thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nối lại định mức đóng góp hằng năm của Washington, đồng thời cam kết đóng góp hơn 4 tỷ USD cho Cơ chế tiếp cận toàn cầu vắc xin COVID-19 (COVAX). Chính quyền của ông cũng được kỳ vọng tìm đường đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, hạ nhiệt căng thẳng tại Trung Đông…
Được giới truyền thông nhận xét là “nói ít, làm nhiều”, Tổng thống J.Biden trong hơn 3 tháng đầu nắm quyền cùng những dấu ấn khác biệt đã nhận lại phản hồi tích cực từ người dân Mỹ. Chương trình nghị sự bận rộn cả về đối nội và đối ngoại cùng tỷ lệ ủng hộ ổn định, tích cực từ người dân là sự khởi đầu đầy hứa hẹn của vị Tổng thống Mỹ thứ 46 trên hành trình đoàn kết xứ Cờ hoa để thực hiện đúng khẩu hiệu tranh cử “Xây dựng lại tốt đẹp hơn”.
Bảo vệ tài sản quốc gia
SGGP Đại dịch Covid-19 hoành hành hơn một năm qua khiến thị trường việc làm và người lao động trên thế giới phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu trong năm 2020 tăng 1,1%, tương đương 33 triệu người, nâng tổng số người không có việc làm trên thế giới lên 220 triệu người.
Ở một khía cạnh khác, dịch Covid-19 cũng gây những rủi ro đáng kể, đe dọa sự an toàn và sức khỏe của người lao động, trước hết là nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, nhiều nơi làm việc khác cũng đã và đang trở thành nguồn lây lan virus SARS-CoV-2 khi người lao động phải làm việc trong những môi trường khép kín và tiếp xúc gần.
Trong khi đó, không phải doanh nghiệp hay người lao động nào cũng có thể lựa chọn phương án làm việc từ xa để tránh rủi ro, nhất là tại các nước đang phát triển. Theo ILO, khoảng 70% số người lao động Mỹ Latinh không có điều kiện làm việc từ xa trong thời kỳ đại dịch bùng phát. Do đó, họ buộc phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nếu không muốn rơi vào cảnh thất nghiệp.
Nhân 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 – 1-5-2021), ILO kêu gọi tập trung vào những chiến lược nhằm bảo vệ việc làm cho người lao động và xây dựng khả năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng y tế tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Theo ILO, để đối phó với những hậu quả của vòng xoáy dịch bệnh, các quốc gia nên dành khoản hỗ trợ đặc biệt cho những nhóm và lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất.
Thiên tai, tai nạn gây nhiều thương vong tại một số nước trên thế giới
* Con số thương vong trong vụ giẫm đạp tại lễ hội tôn giáo ở miền Bắc Israel hôm 30/4 tiếp tục tăng lên khi nhà chức trách nước này thông báo hiện đã có 45 người chết và khoảng 150 người bị thương trong thảm họa đau lòng này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã mô tả đây là “thảm họa kinh hoàng”. Khoảng 5.000 cảnh sát đã được điều động đến hiện trường và nguyên nhân vụ việc đang được điều tra.
Chính phủ Israel để quốc tang trong ngày 2/5 để tưởng niệm các nạn nhân. Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số nước Trung Đông đã gửi điện chia buồn và tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ Israel vượt qua tình huống khó khăn này.
* Giới chức địa phương thông báo ngày 30/4, một vụ đánh bom xe xảy ra tại tỉnh Logar, phía Đông Afghanistan đã khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và 70 người khác bị thương. Theo giới chức địa phương, chiếc xe phát nổ ở thủ phủ Pul-e Alam của Logar, gần quê nhà của cựu chủ tịch hội đồng tỉnh này và gần một bệnh viện. Hiện vẫn chưa rõ ai đứng sau vụ nổ.
* Đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau khi giông bão quét qua một khu vực rộng lớn ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Trong đó, thành phố Nam Thông, gần thành phố Thượng Hải, là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão quét qua đây vào tối 30/4 (theo giờ địa phương) với sức gió tối đa lên tới 160 km/h. Theo thông báo từ chính quyền địa phương, khoảng 3.050 người dân đã được sơ tán trong cơn bão./.
*** Ấn Độ trải qua ngày kinh hoàng với gần 3.700 người tử vong
Dù số ca nhiễm COVID-19 mới giảm nhẹ, song số ca tử vong do căn bệnh này tại Ấn Độ hôm 2/5 tiếp tục tăng kỷ lục. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ đã không thể đối phó với sự lây lan quá nhanh và rộng của dịch bệnh.
Biểu tình nổ ra liên tiếp: Châu Âu trải qua cuối tuần không bình yên
Từ Berlin, đến Paris, và cả London, những cuộc biểu tình quy mô lớn đang liên tục xảy ra trên khắp châu Âu nhằm phản đối chính sách của chính phủ, trong bối cảnh các hạn chế đi lại vẫn tiếp tục kéo dài tại lục địa già để đối phó với đại dịch COVID-19.
Triều Tiên cảnh báo Mỹ về “cuộc khủng hoảng ngoài tầm kiểm soát”
Triều Tiên ngày 2/5 cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phạm phải “một sai lầm lớn” khi gọi chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ đối mặt với “một cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ hơn ngoài tầm kiểm soát”.
Ấn Độ chật vật vì thiếu vaccine ngừa COVID-19
Một số bang ở Ấn Độ đã hết vaccine ngừa COVID-19, làm trầm trọng thêm làn sóng lây nhiễm thứ hai vốn khiến các bệnh viện và nhà xác quá tải, trong khi các gia đình vật lộn tìm kiếm thuốc men và oxy.
Hoả hoạn tại bệnh viện, 18 bệnh nhân COVID-19 tử vong
Ít nhất 18 bệnh nhân COVID-19 đã thiệt mạng trong một vụ hoả hoạn tại bệnh viện Welfare ở Bharuch, bang Gujarat vào sáng sớm 1/5, theo NDTV.
Mỹ cấm người nhập cảnh từ Ấn Độ
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký lệnh hạn chế đi lại đối với hầu hết những người không phải công dân Mỹ nhập cảnh vào nước này do tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp.
Liên Hợp Quốc không nhất trí ra tuyên bố chung về Myanmar
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 30/4 đã không nhất trí về một tuyên bố chung liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Myanmar, theo AFP.
Indonesia chưa tìm ra cách trục vớt tàu ngầm gặp nạn
Indonesia cho biết sẽ trục vớt chiếc tàu ngầm bị chìm ngoài khơi Bali vào đầu tháng này, trong khi thân nhân các thủy thủ vẫn đang đau buồn thả hoa xuống biển để tưởng nhớ với 53 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng trong thảm họa.
Tiếp tục phá kỷ lục ca nhiễm mới, Ấn Độ đóng cửa trung tâm tiêm chủng ở thủ đô
Tất cả các trung tâm tiêm chủng tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã bị đóng cửa trong 3 ngày, bắt đầu ngày 30/4, do thiếu vaccine, trong bối cảnh nước này ghi nhận thêm kỷ lục số ca nhiễm mới theo ngày.
Trong con người tôi, có một phần Việt Nam rất lớn!
11 năm liên tục làm Đại sứ Palestine ở Việt Nam, 19 lần “ăn” tết Việt Nam và đã hơn 40 năm kể từ lần đầu tiên đến học tại Đại học Tổng hợp, nay là Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Saadi Salama khiến bất cứ người Việt nào tiếp xúc với ông cũng phải ngỡ ngàng. Là bởi ông nói tiếng Việt trong sáng và chuẩn ngữ pháp hơn rất nhiều người Việt hiện nay…
2 tỷ USD bốc hơi chỉ từ một thông báo bí ẩn của sàn giao dịch tiền ảo
Hạ tuần tháng 4, Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Faruk Fatih Ozer – người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Thodex. Faruk Fatih Ozer được cho là đã trốn sang Albania với số tiền 2 tỷ USD của 391.000 nhà đầu tư tiền ảo.
Giẫm đạp lên nhau tại Israel, hàng chục người hành hương thiệt mạng
Hàng chục người đã thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp tại một địa điểm hành hương của người Do Thái ở phía bắc Israel, Al Jazeera đưa tin.
Hơn 150 triệu ca nhiễm COVID-19 được nghi nhận trên toàn thế giới
Các số liệu mới do Đại học Johns Hopkins (JHU) công bố ngày 30/4 cho thấy hơn 150 triệu ca nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận trên khắp thế giới.
Trộm chó của siêu sao, 5 người đối mặt với án tù
5 người có liên quan đến vụ trộm chó và bắn người dắt chó đi dạo của siêu sao ca nhạc Lady Gaga ngày 29/4 đã bị buộc tội giết người và cướp tài sản tại Los Angeles, Mỹ.
Thông điệp “nước Mỹ cất cánh” đầy tham vọng của Tổng thống Joe Biden
“Sau 100 ngày nhậm chức, giờ đây tôi có thể khẳng định rằng: Nước Mỹ đang trên đà trở lại, biến nguy cơ thành khả năng, khủng hoảng thành cơ hội, đình đốn thành sức mạnh”, Tổng thống Joe Biden tuyên bố trong bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội ngày 29/4 (giờ Việt Nam).
Thỏa thuận thương mại Anh-EU vượt “cửa cuối” ngoạn mục
Với số phiếu đồng ý cao áp đảo, Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức thông qua thỏa thuận thương mại hậu Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU), rỡ bỏ rào cản cuối cùng đối với việc phê chuẩn hoàn toàn thỏa thuận này.
Ấn Độ tiếp tục tự phá kỉ lục về số ca nhiễm mới và tử vong vì COVID-19
Tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp với hàng trăm nghìn ca nhiễm COVID-19 mới mỗi ngày.

Tổng hợp-TT