VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

TIn vắn quốc tế ngày 10/6/2021.

      Mỹ sẽ tặng 500 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer cho thế giới; Mạng 6G rục rịch khởi động; Cơ hội trong khủng hoảng; Mỹ dồn dập “tung đòn” đối phó Trung Quốc; Những quốc gia nào sắp đạt miễn dịch cộng đồng Covid-19?; Tổng thống Mỹ đe dọa đáp trả những hành động gây hại từ Nga…là những tin chính được cập nhật.
Mỹ sẽ tặng 500 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer cho thế giới
Mỹ có kế hoạch tặng 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước | Đời  sống | Vietnam+ (VietnamPlus)    Ảnh minh họa.
(VTC News) – Truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền Biden sẽ mua thêm 500 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer để chia sẻ với thế giới thông qua sáng kiến COVAX.
Tổng thống Biden được cho là sẽ công bố thông tin này trong bài phát biểu hôm 10/6.
“Tôi có một chiến lược và tôi sẽ công bố nó”, ông Biden nói khi được hỏi về chiến lược vaccine cho thế giới trước khi lên Không lực 1 bay tới Anh tham dự thượng đỉnh G-7.
Tờ The Times cho biết ông Biden sẽ xuất hiện cùng với Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla để đưa ra thông báo.
Theo AP, trong số 500 triệu liều này, 200 triệu liều sẽ được chia sẻ trong năm nay. Số còn lại sẽ được quyên tặng đầu năm 2022.
Washington Post là tờ báo đầu tiên đăng tải thông tin này. Nhiều tờ báo sau đó dẫn các nguồn tin xác nhận thông tin trên.
Mỹ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong việc vạch ra kế hoạch chia sẻ vaccine cho thế giới trong bối cảnh chiến dịch vaccine của nước này đang nhích dần về đích.
Tuần trước, Nhà Trắng thông báo kế hoạch phân bổ 25 triệu liều vaccine đầu tiên, với 19 triệu liều được chuyển cho COVAX và 6 triệu liều cho các điểm nóng COVID-19 hiện nay bao gồm Ấn Độ.
Số vaccine này nằm trong số 80 triệu liều vaccine Mỹ cam kết chia sẻ với thế giới trong tháng này.
Mạng 6G rục rịch khởi động
SGGP Tờ Korea Times đưa tin, ngày 22-6 tới, gã khổng lồ công nghệ của Hàn Quốc Samsung sẽ tổ chức sự kiện mang tên “Giải phóng toàn bộ sức mạnh của 5G”.
Samsung gợi ý rằng, ngoài việc “khoe” những phát triển mới liên quan đến công nghệ 5G, họ cũng sẽ trình làng mạng thế hệ 6G tiếp theo. Năm 2019, Samsung đã bắt đầu phát triển 6G.
Năm ngoái, tập đoàn của Hàn Quốc đã xuất bản tài liệu về mạng 6G, trong đó phác thảo các nguyên tắc cơ bản của các mạng thế hệ tiếp theo. Thế hệ mạng di động mới cung cấp tốc độ kết nối lên đến 1 terabit/giây với độ trễ dưới 1 micro giây. 6G sẽ cung cấp tốc độ tải xuống nhanh hơn 50 lần so với 5G hiện đang được triển khai và giảm độ trễ xuống 10 lần. Dự kiến, công nghệ này sẽ được đưa vào ứng dụng sau năm 2028.
Trong khi đó, theo Sách Trắng công bố ngày 6-6, Nhóm xúc tiến IMT-2030 (6G) của Trung Quốc cho hay, mạng 6G sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030 và sẽ tích hợp với máy tính tiên tiến, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và chuỗi khối (blockchain). Mạng 6G sẽ hiện thực hóa việc tích hợp sâu rộng của thế giới vật lý thực và thế giới kỹ thuật số ảo, đồng thời xây dựng một thế giới mới của kết nối thông minh mọi thứ và kỹ thuật số.
Theo Sách Trắng, tổ chức quốc tế về công nghệ viễn thông 3GPP dự kiến sẽ bắt đầu nghiên cứu và phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế cho mạng 6G vào khoảng năm 2025, trước khi dự kiến thương mại hóa vào khoảng năm 2030. Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng thương mại mạng 5G và bắt đầu nghiên cứu, phát triển công nghệ 6G từ năm 2019.
Cơ hội trong khủng hoảng
SGGP Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất khoản ngân sách năm là 167,8 tỷ EUR vào năm 2022 cho Liên minh châu Âu (EU) nhằm bổ sung gói tài chính chưa từng có, ước tính khoảng 143,5 tỷ EUR, dưới hình thức tài trợ theo chương trình EU thế hệ mới (NGE).
Theo đó, EU sẽ huy động các khoản đầu tư đáng kể để kích thích phục hồi kinh tế, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa thông qua chuyển đổi kỹ thuật số và sinh thái, duy trì tính bền vững và tạo việc làm. Ưu tiên chi tiêu sẽ dành cho lĩnh vực sinh thái và công nghệ kỹ thuật số, nhằm tạo sự năng động cũng như chuẩn bị tốt hơn trong tương lai.
Ủy viên châu Âu phụ trách ngân sách Johannes Hahn cho biết, EC đề xuất mức hỗ trợ tài chính để thúc đẩy sự phục hồi ở châu Âu sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe. Ông Johannes Hahn nhấn mạnh: “Ưu tiên chính của chúng tôi là đưa châu Âu đi đúng hướng, đẩy nhanh tốc độ khởi động lại và chuẩn bị tương lai”.
Trước đó, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Quỹ Chuyển tiếp công bằng (JTF) trị giá hàng tỷ USD nhằm giảm các ngành nghề sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Quy định về JTF đã được 27 quốc gia thành viên EU thông qua lần cuối trước khi có hiệu lực.
Để đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng, EC đã thông qua sáng kiến chiến lược mang tên “Một châu Âu mạnh mẽ cho sự chuyển đổi vừa phải” đặt ra các mục tiêu rõ ràng, nhiều kỳ vọng và có thể đo lường được trong lĩnh vực việc làm và các vấn đề xã hội sẽ đạt được vào năm 2030. Một yếu tố quan trọng là đầu tư vào con người với quá trình học hỏi suốt đời.
Thế giới đang trải qua sự chuyển đổi chưa từng có về môi trường lao động, chủ yếu là do số hóa. Điều này có nghĩa là mặc dù một số công việc truyền thống có nguy cơ bị mất đi, nhưng nhiều công việc mới đang được tạo ra. Những công việc mới này đòi hỏi các kỹ năng hoàn toàn mới, lý giải cho việc ngày nay đào tạo thường xuyên cho người lớn là bắt buộc. Kế hoạch hành động để thực hiện Trụ cột châu Âu về quyền xã hội của EU đã đặt mục tiêu 60% người trưởng thành tham gia đào tạo hàng năm.
EU cũng hướng tới mục tiêu 80% việc tạo ra thu nhập vừa hoặc cao, tập trung vào các lĩnh vực bền vững nhằm loại bỏ hành vi bóc lột sai trái. Albert Einstein từng đúc kết: “Giữa mọi khủng hoảng, đều có cơ hội lớn”. EU đang tận dụng cơ hội này để tạo ra một nền kinh tế thực sự phục hồi, xã hội phát triển bền vững.
Mỹ dồn dập “tung đòn” đối phó Trung Quốc
(DTO) Sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đầu tư công nghệ nhằm đối phó Trung Quốc, Lầu Năm Góc cũng ra chỉ thị kêu gọi nhiều sáng kiến để kiềm chế Bắc Kinh.
Reuters dẫn lời giới chức Mỹ ngày 9/6 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vừa ra một chỉ thị nội bộ yêu cầu Lầu Năm Góc tiến hành nhiều sáng kiến mới nhằm ứng phó với Trung Quốc.
“Chỉ thị này đảm bảo rằng, Lầu Năm Góc sẽ hoạt động theo các ưu tiên đã được đề ra đối với Trung Quốc”, một quan chức Lầu Năm Góc cho biết. Cũng theo thông cáo của Lầu Năm Góc, các sáng kiến này sẽ cải thiện năng lực của quân đội Mỹ trong việc hồi sinh mạng lưới các đồng minh và đối tác, tăng khả năng răn đe và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động mới”.
Chỉ thị của Lầu Năm Góc là kết quả từ những đề xuất do nhóm chuyên trách của Lầu Năm Góc được Tổng thống Joe Biden lập ra hồi tháng 2. Tháng trước, trong dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2022 đã chuyển cho quốc hội, Tổng thống Biden đề xuất cắt giảm tiền cho vũ khí cũ nhằm tập trung hiện đại hóa lực lượng hạt nhân răn đe Trung Quốc.
Mỹ dự kiến hiện đại hóa bộ ba răn đe hạt nhân với chi phí khoảng 60 tỷ USD mỗi năm trong vòng 10 năm tới. Chính quyền Tổng thống Biden cũng dự kiến đặt mua thêm 85 tiêm kích tàng hình F-35, so với 79 và 78 chiếc trong hai năm trước, cùng 8 tàu chiến mới.
Những quốc gia nào sắp đạt miễn dịch cộng đồng Covid-19?
Các nhà khoa học ban đầu ước tính để đạt được miễn dịch cộng đồng chống lại Covid-19 cần phải có 60-70% dân số được tiêm vaccine. Tuy vậy, một số nhà khoa học sau đó điều chỉnh ngưỡng này lên 80-85%…
Trong cuộc đua đến trạng thái miễn dịch cộng đồng, Israel đang dẫn đầu với gần 60% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ (2 mũi đối với hầu hết các loại vaccine Covid-19), theo dữ liệu từ Our World in Data.
Kể từ khi 40% dân số Israel được tiêm ít nhân một mũi vaccine, số ca nhiễm Covid-19 tại nước này đã bắt đầu giảm.
Với 47,9% dân số được tiêm chủng đầy đủ, Bahrain đứng thứ hai trong danh sách. Xếp thứ ba là Mỹ với 41,3% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Xét về tỷ lệ dân số đã tiêm ít nhất một liều vaccine, Israel cũng dẫn đầu với gần 63,09%, theo sau là Canada với tỷ lệ 62,28%, tính tới ngày 7/6. Ở tiêu chí này, Mỹ xếp thứ 8 với tỷ lệ 51,22%.
Ấn Độ, nơi đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, cũng có những bước tiến đáng kể trong chiến dịch tiêm chủng vaccine. Ngày 7/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố nước này sẽ tiêm vaccine Covid-19 miễn phí cho tất cả công dân trên 18 tuổi – khoảng 940 triệu người – từ ngày 21/6. Tính tới ngày 7/6, khoảng 13,44% dân số Ấn Độ đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19, thuộc nhóm dẫn đầu thế giới.
*** Tổng thống Mỹ đe dọa đáp trả những hành động gây hại từ Nga
Trong một bài phát biểu tại Anh ngày 9/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington sẽ đáp trả một cách dứt khoát nếu Moscow tham gia vào các hoạt động gây hại đến nước này.
Thiết giáp trúng bom ở Syria, binh sĩ Nga thiệt mạng
Ít nhất một binh sĩ Nga thiệt mạng và 3 người khác bị thương khi chiếc thiết giáp chở họ đâm trúng một quả bom do phiến quân đặt trên đường tuần tra ở tỉnh al-Hasakah của Syria.
Bầu cử Tổng thống Peru: Thầy giáo thiên tả giành ưu thế
Với 94% số phiếu đã kiểm đếm, ứng cử viên Pedro Castillo đang tạm chiếm ưu thế với 0,2% điểm dẫn trước đối thủ Keiko Fujimori tại vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Peru diễn ra vào ngày 6-6 vừa qua. Nếu ông Castillo giành chiến thắng sau cùng, Peru sẽ bước vào giai đoạn cánh tả nắm quyền, có lợi cho dân nghèo hơn.
Israel hé lộ vụ không kích phá tòa soạn báo ở Gaza
Israel giải thích họ không kích tòa nhà đặt trụ sở của nhiều cơ quan báo chí quốc tế ở Dải Gaza bởi đây là nơi Hamas đặt hệ thống gây nhiễu tên lửa phòng không Iron Dome, song không đưa ra chứng cớ.
Phá hoại hàng trăm liều vaccine COVID-19, dược sĩ ở Mỹ ngồi tù 3 năm
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, một dược sĩ ở bang Wisconsin đã nhận tội cố tình làm hỏng hàng trăm liều vaccine COVID-19 của Moderna và đã bị tuyên án 3 năm tù.
Ông Biden bắt đầu chuyến công du quốc tế đầu tiên
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/6 đã khởi hành đến Anh trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, một sứ mệnh kéo dài 8 ngày nhằm xây dựng lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vốn căng thẳng trong thời người tiền nhiệm và điều chỉnh quan hệ với Nga.
Sinh viên bắt giữ hiệu trưởng để phản đối sáp nhập trường
Cảnh sát Trung Quốc cho biết vừa trấn áp cuộc biểu tình trong khuôn viên một trường đại học tại Nam Kinh hôm 8/6, sau khi hàng ngàn sinh viên bắt giữ hiệu trưởng trường làm con tin để phản đối kế hoạch sáp nhập trường.
Tổng thống Pháp lên tiếng sau vụ tấn công chớp nhoáng
“Tôi ổn”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời thời báo Le Dauphine Libere hôm 8/6 (giờ địa phương), ngay sau vụ việc ông bị một người đàn ông tát vào mặt khi đang tiếp xúc với người dân ở ngoại ô Valence.
Trở ngại thỏa thuận hạt nhân Iran
Phát biểu ngày 7/6 (giờ địa phương) tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: “Chúng tôi đang tham gia vào các cuộc đối thoại gián tiếp, như các bạn biết đấy, trong vài tháng qua, và chúng tôi vẫn chưa rõ liệu Iran có sẵn sàng và thực hiện những gì nước này cần làm để trở lại tuân thủ (thỏa thuận hạt nhân)”.
Mỹ bơm thêm 200 tỷ USD cho cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc
Thượng viện Mỹ đã phê duyệt kế hoạch trị giá hơn 200 tỷ USD để giúp các công ty công nghệ nước này đối đầu với sự cạnh tranh từ Trung Quốc.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tái đắc cử
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres được Hội đồng Bảo an bỏ phiếu phê chuẩn nhiệm kỳ thứ hai, kéo dài từ năm 2022 đến năm 2027.
Syria bắn hạ loạt tên lửa Israel nhắm vào thủ đô Damascus
Lưới phòng không Syria một lần nữa được kích hoạt để đánh chặn loạt tên lửa do Israel phóng vào thủ đô Damascus từ không phận Lebanon.
Tham vọng “siêu chiến binh” của Lầu Năm Góc
Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đang nghiên cứu một phương pháp sản xuất hiệu quả cho loại áo giáp chống đạn chainmail dựa trên graphene, có khả năng giúp quân đội được bảo vệ tốt hơn so với những chiếc áo khoác cồng kềnh hiện nay.
Bùng nổ dịch vụ hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 giả
Vaccine ngừa COVID-19, hộ chiếu vaccine và giấy xét nghiệm âm tính giả đang được bán trên thị trường “đen” online toàn cầu, có thể gây ra nguy cơ lớn về bùng phát đợt dịch bệnh mới.
27 người chết vì sét đánh tại Ấn Độ
27 người thiệt mạng và 4 hành khách trên chuyến bay phải nhập viện sau khi bị sét đánh tại nhiều khu vực ở bang Tây Bengal, miền Đông Ấn Độ tối 7/6, theo các quan chức địa phương.

TQ-TT