VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 12/11/2019.

Mỹ cấm vận Nga dự án tỷ USD Việt Nam bế tắc, PVN dính vào kiện cáo; Nga – Trung xích lại gần nhau giữa ‘bão Trump’; Giáo sư Mỹ: Cần công khai những sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông; Những vấn đề đằng sau chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch Trung Quốc…là những tin chính được cập nhật.

Mỹ cấm vận Nga dự án tỷ USD Việt Nam bế tắc, PVN dính vào kiện cáo

 Mỹ cấm vận Nga dự án tỷ USD Việt Nam bế tắc, PVN dính vào kiện cáo     Nhiệt điện tỷ đô có nhà thầu bị Mỹ cấm vận nên không có lối ra.

Dự án nhiệt điện Long Phú 1 vẫn chưa xác định được tiến độ hoàn thành do nhà thầu Power Machines (PM – Nga) không tiếp tục thực hiện hợp đồng EPC.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực liên quan đến tình hình thực hiện các dự án điện đã nhắc đến dự án nhiệt điện Long Phú 1 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Dự án này đang đình trệ không có lối ra vì nhà thầu bị Mỹ cấm vận.
Theo báo cáo, tiến độ dự án ước tính đạt 77,56% so với kế hoạch. Dự án này có kế hoạch vận hành năm 2017-2018. Nhưng đến nay, dự án vẫn chưa xác định được tiến độ hoàn thành do nhà thầu Power Machines (PM – Nga) không tiếp tục thực hiện hợp đồng EPC vì không giải quyết được các khó khăn/vướng mắc do ảnh hưởng của cấm vận.
Tháo gỡ các khó khăn này vượt thẩm quyền của Bộ Công Thương, cần được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
Tháng 8/2019, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình xử lý vướng mắc của dự án Long Phú 1. Trong đó, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ để tháo gỡ khó khăn cho dự án.
Hiện nhà thầu PM đã tiến hành các thủ tục để khởi kiện PVN tại Trọng tài quốc tế tại Singapore. Các khiếu kiện chính của PM bao gồm: PM coi lệnh cấm vận của Mỹ là sự kiện bất khả kháng; PM khiếu nại PVN không thực hiện thanh toán cho PM; PM cho rằng PVN không có cơ sở khi rút Bảo đảm thực hiện hợp đồng của PM.
Tháng 9/2019, PVN đã có văn bản trả lời Trọng tài quốc tế Singapore phủ định toàn bộ các khiếu kiện của PM. Đặc biệt PVN không cho rằng lệnh cấm vận của Mỹ là sự kiện bất khả kháng. PVN đang tiếp tục củng cố các chứng cứ, tài liệu để chứng minh và bảo vệ quan điểm này.
Trong một lần chia sẻ về dự án, ông Đinh Văn Sơn, thành viên Hội đồng thành viên PVN cũng khẳng định: Với dự án Long Phú 1, đây là khó khăn khách quan với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi nhà thầu PM bị Mỹ cấm vận. Đây không phải là nguyên nhân bất khả kháng. Đây là lý do đơn phương từ phía chính phủ Mỹ cấm vận với một công ty cụ thể.

 Nga – Trung xích lại gần nhau giữa ‘bão Trump’
Gần ba thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh, hai cựu đồng minh Nga và Trung Quốc “mặn nồng” trở lại khi Bắc Kinh và Washington căng thẳng.
Nhằm thắt chặt mối quan hệ mà hai bên coi là “chiến lược”, Nga và Trung Quốc đã bắt tay trong nhiều dự án lớn, tổ chức các cuộc tập trận chung, dường như nhằm thiết lập một “mặt trận” thống nhất chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Theo bình luận viên Derrick A Paulo và Charles Phang của CNA, những động thái của Nga và Trung Quốc gần đây cho thấy một thực tế rằng Bắc Kinh không chỉ coi Moskva là một đối tác thương mại. Từ nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của chiến tranh thương mại tới việc cùng nhau chinh phục Bắc Cực, quy mô hợp tác giữa Trung Quốc với Nga đủ rộng để khiến phương Tây lo ngại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Moskva hôm 5/6. Ảnh: Reuters
Một trong những chính sách thúc đẩy quan hệ với Nga mà Trung Quốc sử dụng là “ngoại giao gấu trúc”. Hồi cuối tháng 4, Ru Yi và Ding Ding, hai con gấu trúc lớn mà Trung Quốc cho Nga mượn trong vòng 15 năm, được đưa tới Sở thú Moskva. Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá món quà này “là cử chỉ thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng Nga đặc biệt”. “Khi nhắc đến gấu trúc, chúng tôi luôn nở nụ cười. Chúng tôi nhận món quà này với sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc”, ông chủ Điện Kremlin phát biểu hôm 5/6.
Sở thú Moskva phải trả Trung Quốc khoảng một triệu USD mỗi năm, không bao gồm số tiền cần để xây dựng không gian sống và nhập khẩu tre làm thức ăn cho hai con gấu trúc. Tuy nhiên, giám đốc Sở thú Moskva Svetlana Akulova cho biết chi phí không phải điểm đáng lưu tâm. “Đây không phải dự án tài chính, mà là hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực này”, bà giải thích.
Bình luận viên Paulo và Phang đánh giá sự tiếp nhận của người Nga với những con gấu trúc Trung Quốc phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa Moskva và Bắc Kinh gần đây.

Giáo sư Mỹ: Cần công khai những sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông
VOV.VN – Những hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây tác động xấu đến toàn khu vực và Việt Nam cần có thái độ rõ ràng trong vấn đề này.
Đây là khuyến nghị được Giáo sư John Rennie Short thuộc trường Đại học Maryland, Mỹ, đưa ra trong bối cảnh, Trung Quốc liên tục có những hành vi làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông gây mất an toàn, an ninh trong khu vực.
Nêu cao tính chính nghĩa
Theo Giáo sứ Short, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy việc truyền bá quan điểm đúng đắn trong việc xử lý vấn đề Biển Đông ra khắp thế giới: “Trung Quốc là quốc gia có tầm ảnh hưởng không nhỏ và có thể dễ dàng áp đặt quan điểm của nước này ra khắp khu vực và trên toàn thế giới. Chính vì thế, Việt Nam cần thông qua các hội thảo, diễn đàn khoa học bày tỏ chính kiến của mình chống lại những hành vi sai trái của Trung Quốc. Việt Nam cần đặc biệt nêu cao việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở Biển Đông bằng cách đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật để chống lại những hành động đơn phương và phi pháp của Trung Quốc trong khu vực”.
Cũng theo Giáo sư Short, trong thời gian qua, các nước ASEAN đã có sự liên kết ngày càng chặt chẽ hơn không chỉ về chính trị mà còn cả thương mại, kinh tế, xã hội và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lợi ích chiến lược nội khối, điều này có đóng góp không nhỏ của Việt Nam, nước sẽ nắm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
Giáo sư Short bày tỏ tin tưởng, trong thời gian đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ thành công trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự hướng tới những vấn đề “nóng” cũng như giúp ASEAN có được chính sách chung để giải quyết những vấn đề này.
“Vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam và tôi tin chắc rằng, Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội này để thúc đẩy giải quyết những vấn đề trong khu vực có tác động tới Việt Nam và các quốc gia trong khối vì lợi ích chung. Việt Nam cần nêu bật được khả năng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trong đó có việc tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông Short nhấn mạnh.

Những vấn đề đằng sau chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch Trung Quốc
VOV.VN – Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm đến Hy Lạp, muốn nơi đây trở thành trung tâm kho vận của Trung Quốc. Điều này khiến châu Âu lo ngại.
Một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý là chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc đến Hy Lạp trong 11 năm qua.
Có thể nói, Trung Quốc và Hy Lạp đã và đang xây dựng mối quan hệ thương mại và đầu tư ngày càng chặt chẽ trong hơn một thập kỷ qua, kể từ khi Hy Lạp bán cảng biển Piraeus cho Trung Quốc vào năm 2008. Vậy chiến lược gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với  “cửa ngõ” là Hy Lạp có gì đáng chú ý?
Mối quan tâm đặc biệt của Trung Quốc cho Hy Lạp
Có thể nói, thời gian qua, đặc biệt là hai năm trở lại đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Hy Lạp ngày càng trở nên nồng ấm. Tháng 8 năm ngoái, hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường”, bao gồm kết nối cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hợp tác thương mại-tài chính. Tháng 4 năm nay, Hy Lạp trở thành thành viên mới trong hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung Đông Âu. Tiếp đó, vào tháng 5, Tổng thống Hy Lạp thăm cấp Nhà nước Trung Quốc. Ngày 5/11 vừa qua, Thủ tướng Hy Lạp đã dẫn một phái đoàn gồm hơn 60 doanh nghiệp dự Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc tại Thượng Hải.
Chuyến công du Hy Lạp lần này của ông Tập Cận Bình là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc đến Hy Lạp trong 11 năm qua và cũng là chuyến thăm châu Âu thứ 2 của Chủ tịch Trung Quốc trong năm nay trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ dù có dấu hiệu hạ nhiệt song vẫn căng thẳng và tiếp tục cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực.
Mục đích của Trung Quốc
Kể từ sau cuộc khủng hoảng nợ công, giá nhà đất tại thị trường bất động sản Hy Lạp đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Không chỉ giá rẻ hơn bất động sản Trung Quốc, chương trình thị thực vàng thuộc dạng hào phóng nhất châu Âu của chính phủ Hy Lạp cũng trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc. Trên thực tế, luồng vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy đáng kể thị trường bất động sản tại nước này và là tín hiệu tích cực cho quốc gia Nam Âu này trong việc khôi phục lại nền kinh tế sau một thập kỷ suy thoái do khủng hoảng nợ công.
Mối lo ngại của các nước châu Âu
Việc nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đến thăm Hy Lạp là sự kiện được châu Âu theo dõi rất sát sao bởi lẽ chuyến đi này nằm trong tổng thể của đại chiến lược “Vành đai-con đường” mà Trung Quốc đang thúc đẩy. Từ vài năm qua, châu Âu một mặt bị thu hút bởi đại dự án này của Trung Quốc nhưng mặt khác, lại luôn lo ngại việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng cả về kinh tế lẫn chính trị tại châu Âu thông qua các thành viên được coi là “mắt xích yếu”, mà hiện nay nổi lên 3 quốc gia gồm Italy, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.

***   Mexico bắt giữ nghi phạm đầu tiên trong vụ thảm sát 9 người
Bộ trưởng An ninh Mexico Alfonso Durazo ngày 11-11 cho biết nước này đã bắt giữ một số nghi phạm được cho là có liên quan đến vụ sát hại 3 phụ nữ và 6 trẻ em tại miền Bắc Mexico.

Mỹ rút quân khỏi Syria: Trong hư có thực…
Chiến lược của Mỹ ở Syria trong hơn một năm qua gợi cho người ta liên tưởng đến chiến lược của một tay chơi poker còn non tay đã từ chối đặt cược, không chịu hạ bài và khăng khăng chơi tiếp bất chấp những rủi ro sắp tới của cái mà rất có thể sẽ là ván bài cuối cùng.

Sắp có thêm đàm phán bốn bên về vấn đề Ukraine
Trợ lý Điện Kremlin Yuri Ushakov ngày 11-11 cho biết, một hội nghị thượng đỉnh nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine có thể sẽ diễn ra trong năm nay.

Mỹ kêu gọi Iraq bầu cử sớm
Mỹ ngày 11-11 kêu gọi chính phủ Iraq ngừng sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình, cải cách hệ thống bầu cử và tiến hành bầu cử sớm.

Bất ngờ Ấn Độ rút khỏi RCEP
Ngày 4-11, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – hiệp định thương mại tự do được cho là lớn nhất thế giới, với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên Hiệp hội Các cuốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 quốc gia đối tác là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc – đã bị giáng một “đòn” mạnh khi vào phút chót, Ấn Độ quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán kéo dài suốt 7 năm qua về hiệp định này.

Xung quanh chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp
Trong chuyến thăm Bắc Kinh 3 ngày của Tổng thống Emmanuel Macron, Trung Quốc và Pháp đã ký các hợp đồng trị giá 15 tỷ USD. Các thỏa thuận được ký bao gồm lĩnh vực hàng không, năng lượng và nông nghiệp, trong đó có việc chuẩn thuận cho 20 công ty Pháp xuất khẩu thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn sang Trung Quốc.

Iran tái khởi động làm giàu urani
Cuộc đối đầu dai dẳng của Iran với Mỹ và phương Tây đã tỏ ra ngày càng quyết liệt với những bước leo thang liên tiếp. Iran tuyên bố kể từ ngày 7-11 đã nối lại làm giàu urani ở mức 5% tại cơ sở hạt nhân Fordow, đồng thời để ngỏ khả năng nâng mức làm giàu urani lên 20% nếu cần thiết, cũng như bơm khí urani vào hơn 1.000 máy ly tâm tại nhà máy này.

Sương mù và đêm đen
Nói về những tội ác của chế độ Đức Quốc xã – một trong những thứ tai ách khủng khiếp nhất mà nhân loại từng phải trải qua trong suốt chiều dài lịch sử – là điều có vẻ khá thừa thãi và nhàm chán.

Mỹ Latin phân cực với sự ra đi của ông Morales
Đơn từ chức của Tổng thống Bolivia Evo Morales, lãnh đạo cuối cùng của phong trào “thủy triều hồng” của các nhà lãnh đạo cánh tả từng rất nổi trội tại các nước Mỹ Latin hơn hai thập kỷ trước, đã góp phần phân cực các chính phủ trên khắp khu vực này.

Thủ tướng Justin Trudeau đối mặt nhiều thách thức
Đảng Tự do cầm quyền của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 21-10. Chiến thắng này đảm bảo cho ông một nhiệm kỳ thứ hai, với cả tin tốt lẫn tin xấu.

Mexico đề nghị cấp tị nạn cho Tổng thống Bolivia
Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard ngày 10-11 cho biết nước này sẽ đề nghị cấp tị nạn cho Tổng thống Bolivia, ông Evo Morales, nếu như ông yêu cầu.

FBI vào cuộc điều tra vụ công dân Mỹ bị sát hại trên đất Mexico
Mexico ngày 10-11 đã mời Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tham gia vào cuộc điều tra về vụ tấn công ở phía Bắc nước này khiến 9 công dân thiệt mạng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm cấp nhà nước tới Hy Lạp
Theo SCMP, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 10-11 đã đến Athens trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Hy Lạp kéo dài ba ngày theo lời mời của Tổng thống Prokopios Pavlopoulos nhằm “tăng cường hơn nữa sự hợp tác” với Hy Lạp trên tất cả các lĩnh vực.

Tổng thống Bolivia từ chức do sức ép từ biểu tình
Tổng thống Bolivia Evo Morales ngày 10-11 cho biết ông sẽ từ chức sau khi quân đội kêu gọi ông rút lui và các đồng minh bỏ rơi ông sau nhiều tuần biểu tình diễn ra.

Iran tuyên bố tìm thấy mỏ dầu “khủng” nhất nhì thế giới
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho hay mỏ dầu mới được tìm thấy chứa 53 tỷ thùng, giúp nước này tăng thêm 34% trữ lượng dầu thô.

Mỹ “rất tích cực” đề nghị Triều Tiên quay lại bàn đàm phán
Đây là thông tin được quan chức Hàn Quốc đưa ra ngày 10-11, trong bối cảnh đàm phán liên Triều cũng như đàm phán Mỹ-Triều lại tiếp tục có những dấu hiệu bi quan.

Tổng hợp-TT