VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin văn quốc tế ngày 13/6/2019.

Czech khởi động việc cấp lại thị thực cho lao động Việt Nam; Người dân Anh dự định tuần hành lớn nhất lịch sử nhằm ngăn chặn Brexit;  Thủ tướng Abe và sứ mệnh trung gian hòa giải tại Iran; Cuộc chiến dai dẳng; Nghệ sĩ robot…là những tin chính được cập nhật.

Czech khởi động việc cấp lại thị thực cho lao động Việt Nam

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch Hạ viện Czech, Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech-Morava Vojtech Filip. Ảnh: VGP    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch Hạ viện Czech, Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech-Morava Vojtech Filip. Ảnh: VGP
(SGGPO) Ngày 12-6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Vojtech Filip – Phó Chủ tịch Hạ viện Czech, Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech-Morava.
Phó Chủ tịch Hạ viện Czech Vojtech Filip cho biết, việc cấp lại thị thực lao động cho công dân Việt Nam sẽ được phía Czech khởi động lại vào tháng 6 tới. Cộng hòa Czech có khả năng tiếp nhận khoảng 3.000 – 4.000 điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc. Bên cạnh đó, sẽ đưa bác sĩ Việt Nam sang Czech làm việc và ngược lại. Phía Czech rất trông đợi sớm mở đường bay thẳng giữa Hà Nội và Praha.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các dự án hợp tác về y tế, sản xuất ô tô hay kết nối đường bay thẳng và khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện để các dự án hợp tác thành công. Thủ tướng hoan nghênh việc Chính phủ Cộng hòa Czech nối lại việc cấp thị thực cho lao động Việt Nam và khẳng định, phía Việt Nam sẽ tăng cường công tác quản lý nguồn lao động ra nước ngoài làm việc.

Người dân Anh dự định tuần hành lớn nhất lịch sử nhằm ngăn chặn Brexit
VOV.VN – Các tổ chức và phong trào phản đối Brexit tại Anh đang lên kế hoạch tổ chức những cuộc tuần hành với quy mô lớn chưa từng có để ngăn chặn Brexit.
Chiến dịch “Lá phiếu của nhân dân” quy tụ nhiều tổ chức và phong trào ủng hộ Liên minh châu Âu – EU, chống Brexit đang lên kế hoạch cho một loạt các cuộc tuần hành quy mô lớn trong những tháng tới tại Anh nhằm kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit.
Cuộc tuần hành lớn nhất sẽ được tổ chức vào ngày thứ Bảy, 12/10, tức hơn 2 tuần trước khi Brexit chính thức có hiệu lực vào ngày 31/10. Các nhà tổ chức hứa hẹn, đây sẽ là cuộc xuống đường đông đảo nhất trong lịch sử nước Anh.
Hồi tháng 3/2019, một cuộc tuần hành tương tự đã diễn ra trên các đường phố tại thủ đô London, thu hút gần 1 triệu người tham dự và trở thành cuộc xuống đường lớn nhất tại Anh kể từ sau các cuộc biểu tình chống chiến tranh Iraq năm 2003.
Hiện tại, các phong trào và tổ chức chống Brexit tại Anh đang gia tăng sức ép nhằm buộc Hạ viện Anh chấp nhận phương án tổ chức trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, nếu kịch bản này xảy ra, có khả năng phe phản đối Brexit sẽ chiếm ưu thế.

 Thủ tướng Abe và sứ mệnh trung gian hòa giải tại Iran
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 12-6 đến Iran trong chuyến thăm với một phần sứ mệnh là xoa dịu căng thẳng giữa nước chủ nhà và Mỹ, liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran.
“Giữa lúc dư luận quan ngại về tình trạng căng thẳng ngày càng tăng ở Trung Đông và cộng đồng quốc tế quan tâm về vấn đề này, Nhật Bản mong muốn làm hết sức mình vì hòa bình và ổn định trong khu vực” – ông Abe tuyên bố trước khi lên đường đến Tehran.
Là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến Iran trong vòng 41 năm qua, ông Abe lần lượt gặp nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Hassan Rouhani trong chuyến thăm kéo dài đến ngày 14-6. Theo đài BBC, chuyến đi này có thể giúp củng cố hình ảnh của ông Abe như một chính khách toàn cầu trước thềm cuộc bầu cử thượng viện trong nước.
Thủ tướng Abe và sứ mệnh trung gian hòa giải tại Iran – Ảnh 1.
Trong cuộc điện đàm một ngày trước khi lên đường, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao đổi quan điểm về tình hình trong khu vực, trong đó có tình hình ở Iran – phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết. Một số chuyên gia nhận định nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể đóng vai trò hòa giải hiệu quả nhờ 2 yếu tố: ông Abe có quan hệ gần gũi với ông Trump và mối quan hệ hữu nghị giữa Tokyo và Tehran.
Ông Abe có thể tìm cách thuyết phục Iran và Mỹ nối lại cuộc đàm phán trực tiếp hoặc chuyển thông điệp của Tehran đến Washington sau chuyến thăm. Theo Reuters, Nhật Bản muốn Trung Đông ổn định bởi nước này nhập khẩu phần lớn dầu mỏ từ Trung Đông. Tuy nhiên, Tokyo đã phải ngừng mua dầu của Tehran trong năm nay do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Cuộc chiến dai dẳng
(SGGPO) Việc đảng Dân chủ đưa Tổng thống Donald Trump ra luận tội không phải là điều dễ dàng và có thể bị “gậy ông đập lưng ông”.
Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua nghị quyết cho phép các nghị sĩ có thẩm quyền để kiện các quan chức chính phủ Tổng thống Donald Trump không tuân thủ yêu cầu điều trần trước quốc hội, hành động được cho là có thể mở đường cho hoạt động điều tra của quốc hội nhằm vào ông chủ Nhà Trắng và các cộng sự.
Theo đó, các ủy ban Hạ viện từ nay sẽ được quyền kiện lên tòa án liên bang nhằm yêu cầu thẩm phán ra lệnh cho các quan chức chính quyền phải hợp tác với những đòi hỏi điều trần hoặc đưa ra bằng chứng của cơ quan lập pháp.
Động thái này diễn ra sau khi nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ cáo buộc ông Donald Trump cản trở công lý bằng cách can thiệp vào cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử năm 2016.
Cựu luật sư Nhà Trắng Don McGahn, nhân chứng quan trọng trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, nhiều khả năng sẽ là trường hợp đầu tiên. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler khẳng định đang khởi động các thủ tục pháp lý nhanh nhất có thể để ông McGahn phải ra điều trần trước ủy ban liên quan tới báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Hiện Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đang tìm cách tiếp cận phiên bản chưa được chỉnh sửa của báo cáo này, cũng như các bằng chứng mà cuộc điều tra thu được cùng các tài liệu và lời khai liên quan.

Nghệ sĩ robot
(SGGPO) Khoác lên mình chiếc áo trắng, mái tóc sẫm màu buông xõa cùng với bút chì và giấy, Ai-Da trông chẳng khác gì những người nghệ sĩ bình thường khác. Thế nhưng, cô lại là nghệ sĩ robot sở hữu trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới.
Dự kiến, Ai-Da có buổi triển lãm cá nhân đầu tiên của mình tại Phòng trưng bày Barn ở Oxford (Anh) vào ngày 12-6 (giờ địa phương). Cô sẽ giới thiệu đến công chúng 8 họa tiết, 20 bức tranh, 4 tác phẩm điêu khắc và 2 video, và được kỳ vọng mang đến làng nghệ thuật thế giới một “tiếng nói mới”.
Ai-Da được đặt tên theo nhà tiên phong trong lĩnh vực toán học và máy tính người Anh Ada Lovelace. Cô nghệ sĩ robot này có thể nhìn để vẽ nhờ vào các camera được đặt trong nhãn cầu và các thuật toán AI – do các nhà khoa học của Đại học Oxford thiết kế – biến những hình ảnh đó thành các tác phẩm nghệ thuật.
Ai-Da có thể dùng bút chì hoặc bút thường để vẽ phác thảo, nhưng kế hoạch của những người chế tạo ra Ai-Da là để cô có thể vẽ và tạo ra tác phẩm bằng chất liệu gốm. Tranh của Ai-Da hiện được in trên vải.
Aidan Meller, “cha đẻ” của Ai-Da, kể không ai biết bức tranh nhờ vào các camera và thuật toán sẽ ra sao cho đến khi Ai-Da hoàn thành. “Một quá trình vô cùng thú vị chưa từng được thực hiện từ trước đến nay”, ông Meller hào hứng chia sẻ.
Cũng theo ông Meller, cuộc triển lãm của Ai-Da có tên Unsecured Future (tạm dịch Tương lai bất định) truyền đi một thông điệp mà các nhà khoa học muốn gửi đến công chúng: sử dụng và lạm dụng AI hiện nay. “Thập kỷ tới đang đến rất nhanh và chúng tôi lo ngại về điều đó. Chúng tôi muốn có sự cân nhắc về khía cạnh đạo đức trong việc ứng dụng AI”, ông Meller nói.

***   Quốc gia “an toàn nhất Tây Phi” giải cứu hai sinh viên Canada bị bắt cóc
Reuters ngày 12-6 đưa tin, các lực lượng an ninh Ghana cùng ngày đã giải cứu thành công hai nữ tình nguyện viên Canada bị bắt cóc hồi tuần trước, ở thành phố du lịch nổi tiếng Kumasi (Ghana).

Hàn Quốc lên tiếng về Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ 4
Yonhap ngày 12-6 đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc cùng ngày đã họp tham vấn với các nghị sĩ của đảng cầm quyền, trong đó đề cập tới khả năng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ 4.

Phi công Mỹ báo cáo hàng loạt vật thể bay lạ
Sau khi nâng cấp hệ thống radar trên máy bay chiến đấu F/A-18, một số phi công của Hải quân Mỹ hoạt động trên tàu sân bay Theodore Roosevelt bắt đầu thấy các vật thể bay không xác định xuất hiện thách thức các định luật vật lý.

Thuế trở thành công cụ chính trị của Tổng thống Trump
Quan hệ Mexico – Mỹ đã căng thẳng suốt hơn một tuần qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 30-5 ra “tối hậu thư” sẽ áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, giống như cách Mỹ đối xử với Trung Quốc, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10-6, nếu Mexico không thuận theo yêu cầu của Tổng thống Trump áp dụng các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn người di cư vượt biên giới sang Mỹ.

“Lục địa già” bước sang kỷ nguyên chính trị mới
Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vừa kết thúc đã tạo ra một hệ sinh thái chính trị mới, gây ra những chấn động chính trị chưa từng có và sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình nhất thể hóa châu Âu trong tương lai. Các chính đảng truyền thống suy yếu.

Thế giới phản đối kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ
Mặc dù chưa chính thức công bố nhưng bản kế hoạch hòa bình Trung Đông của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã bị nhiều nước phản đối bởi điểm mấu chốt nhất là công nhận một nhà nước Palestine độc lập không hề có trong kế hoạch.

Cuộc điều tra xuyên quốc gia về những vụ phụ nữ mất tích và bị sát hại ở Canada
Cho đến ngày nay, việc thiếu dữ liệu cứng (có nghĩa là không ai biết chính xác có bao nhiêu phụ nữ và trẻ em gái bản địa đã bị sát hại hoặc mất tích trong những thập niên qua) gây khó khăn cho cuộc điều tra.

Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức
Tên tuổi Heinz Felfe xứng đáng được xếp trong hàng ngũ của những điệp viên xuất sắc nhất thế giới. Là người hoạt động tình báo từ rất lâu và hiệu quả cho Liên Xô, Felfe được đánh giá là nhân vật trong suốt 10 năm đã thâm nhập sâu vào bộ máy và gần như vô hiệu hóa hoạt động của Cơ quan tình báo Tây Đức (BND) …

Quân đội Mỹ công bố hồ sơ Nhật Bản đánh bom bong bóng
Quân đội Mỹ từng giữ hồ sơ chân thực về cái chết của các nạn nhân, họ là những thường dân chết bởi tay kẻ thù ngay trên lục địa Mỹ. Vụ án mạng hi hữu này đã xảy ra trong những hoàn cảnh như thế nào?

Trung Quốc lần đầu hé lộ lí do đàm phán thương mại với Mỹ sụp đổ
Cố vấn kinh tế của Chính phủ Trung Quốc cho hay cuộc đàm phán thương mại với Mỹ hồi tháng trước sụp đổ vì Washington yêu cầu Bắc Kinh thay đổi hàng trăm điều luật, thứ mà nước này không thể thực hiện.

Nigel Farage có phải là “người tạo ra những vị vua” mới trong lịch sử nước Anh?
Làm thế nào mà một chuyên gia môi giới hàng hóa, một chính trị gia như Farage lại có thể đi vào lịch sử như vậy?
Tổng hợp-TT