VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 14/2/2019.

Hàn Quốc đặt mục tiêu xuất khẩu thành phố thông minh; Nợ công Mỹ vượt ngưỡng 22.000 tỷ USD; Mỹ – Triều thảo luận 12 vấn đề trước thượng đỉnh ở Việt Nam; Mỹ có nguy cơ sa vào cuộc chiến thương mại với hai ‘gã khổng lồ’ châu Á cùng lúc…là những tin chính được cập nhật.

Hàn Quốc đặt mục tiêu xuất khẩu thành phố thông minh

 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại sự kiện công bố kế hoạch xây dựng hai thành phố thông minh Busan và Sejong, tại Busan, ngày 13/2/2019. Ảnh: Yonhap/TTXVN    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại sự kiện công bố kế hoạch xây dựng hai thành phố thông minh Busan và Sejong, tại Busan, ngày 13/2/2019. Ảnh: Yonhap/TTXVN

(SGGP) Theo Yonhap, ngày 13-2, phát biểu tại một sự kiện công bố kế hoạch xây dựng 2 thành phố thông minh tại Busan và Sejong, lần lượt cách thủ đô Seoul 450km và 120km về phía Nam, Tổng thống Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc đặt mục tiêu xuất khẩu các thành phố thông minh sau khi hoàn thành xây dựng 2 thành phố thử nghiệm này.
Khi xúc tiến hoạt động xuất khẩu thành phố thông minh, Hàn Quốc sẽ chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các quy trình từ lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý thành phố.
Theo kế hoạch, Chính phủ Hàn Quốc sẽ chi 3.700 tỷ won (khoảng 3,3 tỷ USD) để hoàn thành xây dựng thành phố thông minh đầu tiên trong năm 2021. Các công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin giúp điều hành thành phố tốt hơn và cho phép giới chức sử dụng thời gian và các nguồn lực hiệu quả hơn. Cư dân sống ở thành phố thông minh sẽ tiết kiệm tới 124 giờ/năm trong việc đi lại, làm các thủ tục hành chính hay chờ xếp hàng tại bệnh viện.

Nợ công Mỹ vượt ngưỡng 22.000 tỷ USD
(SGGP) Nợ công của Mỹ đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 22.000 tỷ USD, ở mức 22.010 tỷ USD, tương đương GDP của 3 nền kinh tế lớn là Trung Quốc, Nhật Bản và Đức cộng lại.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết nợ công của Mỹ tăng kể từ khi Tổng thống Donald Trump thực thi chính sách cắt giảm thuế trị giá 1.500 tỷ USD vào tháng 12-2017 và Quốc hội Mỹ hồi năm ngoái thông qua dự luật tăng chi tiêu cho quân sự cũng như các chương trình phúc lợi xã hội.
Nợ công của Mỹ được tính là cộng dồn tổng thâm hụt ngân sách hàng năm. Tháng trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết thâm hụt ngân sách của nước này trong năm 2019 có thể sẽ lên mức 897 tỷ USD, tăng 15,1% so với mức 779 tỷ USD trong năm ngoái. Cơ quan trên cảnh báo thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD/năm bắt đầu từ năm 2022 và sẽ không giảm dưới mức này cho tới năm 2029. Thâm hụt ngân sách gia tăng chủ yếu do Chính phủ Mỹ tăng chi tiêu cho chương trình chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.

Mỹ – Triều thảo luận 12 vấn đề trước thượng đỉnh ở Việt Nam
Hai bên có thể thảo luận về việc Triều Tiên đóng cửa cơ sở hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ dỡ bỏ trừng phạt một phần.
Tổng thống Hàn Quốc muốn hội nghị Trump – Kim tạo ‘bước ngoặt’  /  Mỹ – Triều vẫn bất đồng về phi hạt nhân hóa trước thềm thượng đỉnh lần hai
Trong cuộc gặp với quốc hội Hàn Quốc đầu tuần này, đặc phái viên Mỹ Stephen Biegun tiết lộ ông và người đồng cấp Triều Tiên Kim Hyok-chol đã thảo luận các vấn đề liên quan đến chương trình nghị sự và công tác hậu cần cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 27 và 28/2 tại Hà Nội.
“Ngay từ đầu các cuộc họp, chúng tôi đã nhất trí với phía Triều Tiên rằng lần này chúng tôi sẽ không đàm phán mà là làm rõ quan điểm”, Biegun nói. “Chúng tôi đã thảo luận hơn 12 vấn đề và sẽ tiếp tục hợp tác để thực hiện cam kết đưa ra tại hội nghị đầu tiên ở Singapore hồi tháng 6 năm ngoái”.
Tại Singapore, Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un cam kết sẽ hợp tác tiến tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn bán đảo Triều Tiên để đổi lấy sự đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng.
Các vấn đề cụ thể sẽ tiếp tục được thảo luận trong các cuộc họp sắp tới giữa giới chức Mỹ và Triều Tiên trước thềm hội nghị ở Hà Nội, có thể bao gồm việc Triều Tiên đóng cửa tổ hợp hạt nhân chính Yongbyon để đổi lấy việc Mỹ dỡ bỏ trừng phạt một phần hoặc tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. Mỹ và Triều Tiên sẽ cố gắng thu hẹp khoảng cách trong các cuộc thảo luận tới.
“Chỉ còn chưa đầy hai tuần trước khi hội nghị diễn ra, thật khó giải quyết hết các vấn đề lắt léo nhưng nếu chúng tôi có thể đồng ý về một tiến trình phi hạt nhân hóa thì vẫn có cơ hội”, Biegun hôm 12/2 cho biết hai bên vẫn cần thêm thời gian để hiểu nhau.

Mỹ có nguy cơ sa vào cuộc chiến thương mại với hai ‘gã khổng lồ’ châu Á cùng lúc
(VTC News) – Trong khi Mỹ đang đàm phán để kết thúc chiến tranh thương mại với Trung Quốc trong thời hạn, căng thẳng giữa Washington và gã khổng lồ châu Á khác là Ấn Độ lại gia tăng cường độ, theo CNN.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross dự định đến thăm Ấn Độ ngày 14/2 cho các cuộc đối thoại trong khi căng thẳng đang lên cao giữa mối quan hệ thương mại hai nước. Tuy nhiên ông hủy chuyến đi cuối ngày 13/2.
“Do vấn đề thời tiết, kỹ thuật dẫn đến chuyến bay của ông ấy bị hủy, và một số vấn đề hậu cần khác, Bộ trưởng Ross lấy làm tiếc vì không thể trực tiếp tham gia” – người phát ngôn Bộ Thương mại Mỹ nóí.
Căng thẳng giữa New Delhi và Washington đã gia tăng trong những tháng gần đây khi chiến lược “Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ” của Tổng thống Donald Trump đụng độ với chiến dịch của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi “Make in India”.
Ông Trump nhiều lần chỉ trích Ấn Độ đánh thuế lên hàng hóa Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm như xe máy Harley-Davidson (HOG), mặc dù không rõ Harley có thực sự phải trả thuế hay không, theo CNN. Tháng 1/2019, ông Trump nhắm mục tiêu thuế quan 150% lên Ấn Độ đối với rượu whisky nhập khẩu.
“Ấn Độ có mức thuế rất cao. Họ đánh thuế chúng tôi rất nhiều”, ông nói trong một sự kiện của Nhà Trắng.

***   Tuyên bố bất ngờ của ông Trump
Sau thỏa thuận của Quốc hội chỉ cấp 1,3 tỷ USD cho việc xây bức tường biên giới Mỹ – Mexico, Tổng thống Trump tuyên bố đã tìm được các nguồn tài trợ 23 tỷ USD để thực hiện kế hoạch này.
Chi tiết của thỏa thuận mà các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ Mỹ đàm phán trước thời hạn chót 15/2 vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ cho báo chí, phe Dân chủ chỉ cấp 1,375 tỷ USD cho ông Trump xây tường biên giới và không đồng ý xây tường bê tông.
Ngay sau khi được báo cáo ngắn gọn về thỏa thuận, ông Trump đã lên mạng xã hội Twitter thông báo bức tường “sẽ được xây dựng như chúng ta đã nói”. Ông khẳng định giữa thỏa thuận và “rất nhiều tiền từ các nguồn khác”, chính quyền của ông sẽ nhận được “gần 23 tỷ USD” cho an ninh biên giới, đủ để xây phần lớn bức tường đã đề xuất và thực hiện các biện pháp khác nhằm ngăn chặn nạn xâm nhập trái phép vào Mỹ.
“Chúng tôi sẽ xây một bức tường lớn, đẹp và kiên cố”, Tổng thống Mỹ khẳng định với các phóng viên tại Nhà Trắng. “Tôi chưa từng đùa giỡn về xây dựng. Tôi yêu thích xây dựng, và tôi biết cách làm nó với giá cả phù hợp”.

– Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố Nga phản đối áp đặt các giải pháp từ bên ngoài đối với các cuộc xung đột chính trị nội bộ, như ở Syria hay Venezuela. Phát biểu họp báo, ông Lavrov nói: “Các bạn không thể áp đặt bất cứ điều gì, chúng ta cần tiến hành đối thoại toàn diện, ở Syria, Venezuela hoặc bất kỳ nơi nào khác”.

– Ngoại trưởng Uruguay Rodolfo Nin Novoa tái khẳng định cam kết về một “giải pháp thông qua đàm phán” cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại Venezuela, đồng thời từ chối công nhận thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido là “tổng thống lâm thời” của Venezuela.

– Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bác bỏ thông tin trên báo chí rằng các nhà ngoại giao nước này đã tiến hành đối thoại với phe đối lập chính trị của Venezuela nhằm bảo vệ đầu tư tại quốc gia Mỹ Latinh.

– Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng, đàm phán thương mại giữa nước ông với Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp, giữa lúc hai bên đang cố đạt được thỏa thuận giải quyết tranh cãi thương mại hiện nay.

– Hàn Quốc và Nga ký kết kế hoạch hành động trong 9 lĩnh vực nhằm tăng cường hợp tác song phương. Đại diện ký kết của hai bên là Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam Ki và Phó Thủ tướng Nga Yuri Trutnev, cũng là phái viên của Tổng thống Nga phụ trách vùng Viễn Đông.

– Mỹ chuyển giao các tên lửa dẫn đường bằng laser trị giá hơn 16 triệu USD cho Lebanon nhằm chứng tỏ “cam kết vững chắc và lâu dài” của Washington đối với quân đội quốc gia Trung Đông này.

– Các công tố viên Liên bang Đức thông báo cảnh sát ở Berlin và bang Rhineland-Palatinate đã bắt hai công dân Syria do tình nghi thực hiện tội ác chống lại loài người, khi làm việc cho cơ quan tình báo ở Syria. Danh tính của hai đối tượng được xác định là Anwar R., 56 tuổi, và Eyad A., 42 tuổi.

– Hạ viện Tây Ban Nha bác bỏ dự thảo ngân sách năm 2019 do Thủ tướng Pedro Sanchez đệ trình – một động thái có thể buộc ông phải kêu gọi bầu cử sớm.

– Theo nguồn tin thuộc hệ thống hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga, Ấn Độ vừa đặt mua 21 máy bay chiến đấu MiG-29 của Moscow, có thể do gặp vấn đề với việc cung cấp máy bay Rafale từ Pháp vì mức giá quá cao.

– Ủy ban châu Âu (EC) cho biết vừa bổ sung Ảrập Xêút và Panama cùng một số chính quyền khác vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây đe dọa cho Khối, do sự kiểm soát lỏng lẻo về chống tài trợ khủng bố và rửa tiền.

– Cơ quan chức năng Nhật bắt đầu triển khai hoạt động kiểm tra nhiên liệu phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima gặp sự cố sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011. Đây là hoạt động chủ chốt trong nỗ lực thu dọn sau sự cố hạt nhân.

– Cảnh sát Kenya xác nhận 5 người nước ngoài thiệt mạng khi một máy bay hạng nhẹ rơi ở Kericho thuộc miền tây bắc Kenya trong ngày 13/2. Nguyên nhân được xác định do lỗi kỹ thuật.

***   Xe chứa bom lao vào quân đội Iran, khiến 27 binh sĩ thiệt mạng
Ít nhất 27 binh sĩ thiệt mạng, 13 người khác bị thương sau khi một xe tải chứa thuốc nổ lao thẳng vào xe bus chở lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ gặp nhau trong tháng 3
Reuters ngày 13-2 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Stephen Censky cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ gặp nhau trong tháng 3 tới.

Máy bay hạng nhẹ rơi tại Kenya, toàn bộ hành khách thiệt mạng
Có 4 người nước ngoài và một phi công đã thiệt mạng sau khi chiếc máy bay hạng nhẹ chở họ đã bất ngờ bị rơi ở phía tây bắc Kenya ngày 13-2.

Bị Mỹ cấm vận, Venezuela quay sang Ấn Độ
Ngành xuất khẩu dầu của Venezuela đang có dấu hiệu chững lại kể từ khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ có hiệu lực hôm 28-1 khiến công ty dầu quốc gia PDVSA phải tìm cách chuyển hướng những khách hàng lớn là Mỹ và châu Âu sang Ấn Độ.

Trùm ma túy khét tiếng thế giới đối mặt án chung thân
Ông trùm ma túy khét tiếng nhất thế giới Joaquin “El Chapo” Guzman ngày 12-2 đã bị đoàn bồi thẩm tòa án liên bang Mỹ tại thành phố New York kết án với nhiều tội danh.

Giẫm đạp kinh hoàng trước tổng tuyển cử ở Nigeria khiến 14 người chết
14 người đã chết hôm 12/2 khi giẫm đạp xảy ra tại một cuôc mít-tinh vận động tranh cử của Tổng thổng Nigeria Muhammadu Buari vài ngày trước tổng tuyển cử.

Trung Quốc bất ngờ trì hoãn sự kiện năm du lịch với New Zealand
Động thái này của phía Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước đang có dấu hiệu leo thang, Reuters ngày 12-2 nhận định.

Chính phủ Mỹ “tạm yên” trước nguy cơ đóng cửa trở lại
Các nhà đàm phán từ lưỡng viện Quốc hội Mỹ tối 11-2 (giờ Mỹ) đã đạt được thỏa thuận để ngăn chặn việc chính phủ liên bang phải đóng cửa thêm một lần nữa trước hạn chót 15-2, tuy vậy, thỏa thuận này không bao gồm 5,7 tỷ USD cho bức tường của Tổng thống Donald Trump.

Ông Trump quyết phản đối dự luật ngừng hỗ trợ cho Arab Saudi
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11-2 đe dọa sẽ phủ quyết một nỗ lực của Quốc hội Mỹ nhằm chấm dứt sự hỗ trợ quân sự của Mỹ cho liên minh do Arab Saudi dẫn đầu trong cuộc chiến ở Yemen.

Tổng hợp-TT