VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 14/6/2020.

Không ngừng nghiên cứu để tìm ra vaccine phòng COVID-19; Phát hiện hàng loạt ca Covid-19 mới, Bắc Kinh phong tỏa một quận; Nhà khoa học dự báo chuẩn về Mỹ từ cách đây 10 năm; Bắc Kinh đau đầu với ổ dịch mới có đặc điểm giống Vũ Hán…là những tin chính được cập nhật.
Không ngừng nghiên cứu để tìm ra vaccine phòng COVID-19.
   Anh vừa thử nghiệm vừa sản xuất 1 triệu liều vắcxin COVID-19 - Ảnh 2.   Hình mẫu vắcxin phòng COVID-19 – Ảnh: REUTERS

Để đối phó với đại dịch, các nước vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm ra vaccine phòng COVID-19. Ngày 13/6, các nhà nghiên cứu Chile tuyên bố đã phát hiện kháng thể “mạnh nhất thế giới” có khả năng chống lại SARS-CoV-2. Kháng thể trên do một loài lạc đà không bướu sản sinh ra và có thể đưa vào cơ thể người để trung hòa virus thông qua một ống hít qua đường mũi. Sau khi phân lập thành công kháng thể từ loài lạc đà không bướu, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Austral còn phải chứng minh khả năng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 của loại kháng thể này.
Hiện có hơn 10 loại vaccine phòng COVID-19  đang được thử nghiệm trên thế giới, trong đó có AstraZeneca của Anh, Sanofi của Pháp, và các công ty của Mỹ như Pfizer, Novavax, Johnson & Johnson và Moderna.
Liên quan đến việc sản xuất và mua bán vaccine, WHO cho rằng cần xem vaccine phòng virus SARS-CoV-2 là một hàng hóa công toàn cầu, và đảm bảo tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận công bằng đối với bất kì loại vaccine nào đang được phát triển. Tuyên bố của WHO được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều quan ngại rằng một số quốc gia có thể tích trữ vaccine hoặc thuốc dùng để điều trị COVID-19, khiến các nước nghèo không thể tiếp cận.

Số liệu thống kê từ Worldometers tính tới sáng 14/6 (giờ Việt Nam) cho thấy, toàn thế giới đã có hơn 7,8 triệu ca nhiễm và 431.478 trường hợp tử vong do dịch Covid-19.
Mỹ là nước bị dịch bệnh tấn công dữ dội nhất với hơn 2,13 triệu ca nhiễm và hơn 117 nghìn người tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 22.000 ca nhiễm mới và 600 ca tử vong.
Trước việc số ca nhiễm mới có dấu hiệu tăng trở lại, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ Anthony Fauci nhận định nước này sẽ không thể tránh khỏi ‘làn sóng dịch’ thứ hai.
“Sẽ không thể tránh khỏi việc Mỹ có ‘làn sóng dịch’ thứ hai vào mùa thu tới, hay thậm chí số ca nhiễm sẽ tăng mạnh trong điều kiện thích hợp. Do vậy, tôi mong người dân tiếp tục tuân thủ các khuyến cáo ‘giãn cách xã hội’, đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng và làm theo các chỉ dẫn y tế của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ”, CNN dẫn lời ông Fauci.

Brazil cũng tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Hôm 13/6, Brazil ghi nhận thêm 20.612 ca nhiễm mới và 820 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 850.514 và 42.720. Theo đó, Brazil đã vượt nước Anh, trở thành quốc gia xếp thứ hai toàn cầu về số ca tử vong do Covid-19.

Chuyên gia phụ trách các chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan nhận định hệ thống y tế Brazil đang gặp khó khăn, khi 80% số giường bệnh chăm sóc tích cực của nước này đã dùng hết.

Ổ dịch lớn thứ ba thế giới là Nga trong ngày 13/6 phát hiện thêm hơn 8.700 ca nhiễm, nâng tổng số lên hơn 520.000 trường hợp. Số bệnh nhân tử vong mới là 114, thấp hơn so với con số 183 ca của một ngày trước đó.
Phó thủ tướng Nga Tatyana Golikova cùng ngày đã lên tiếng phủ nhận việc các dữ liệu Covid-19 của nước này ‘có vấn đề’.
“Số bệnh nhân tử vong trong tháng Tư chỉ chiếm 2,6% số người nhiễm. Số người chết nhiều sẽ rơi vào tháng Năm, và có thể là nửa đầu tháng Sáu. Các bác sĩ vẫn đang cố chiến đấu với dịch bệnh để cứu sống bệnh nhân, nhất là những người còn cần dùng tới máy thở”, Moscow Times trích lời bà Golikova.

Phát hiện hàng loạt ca Covid-19 mới, Bắc Kinh phong tỏa một quận
Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vừa ra lệnh cấm du lịch và áp phong tỏa một quận sau khi phát hiện nhiều ca mắc virus corona chủng mới quanh một chợ đầu mối lớn tại đây.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm nay, 13/6, Chu Junwei, một quan chức thuộc quận Phong Đài, tây nam Bắc Kinh cho biết, quận của ông đang trong “chế độ khẩn cấp thời chiến”. Tình trạng khẩn cấp được ban bố sau khi dịch họng của 45 người trong tổng số 517 người được lấy mẫu tại chợ đầu mối Xinfadi của quận, cho kết quả dương tính với virus corona chủng mới. Đáng chú ý, tất cả những người này đều không bộc lộ triệu chứng nhiễm Covid-19.
Trong khi đó, chính quyền thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã phải hủy bỏ nhiều hoạt động thể thao, đóng cửa các điểm du lịch do dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát tại thành phố. Nhà chức trách đã phong tỏa một quận nhằm ngăn dịch lan rộng.
Kế hoạch cho học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 trở lại trường từ 15/6 cũng bị hủy bỏ.
Tuy nhiên, một số người dân Bắc Kinh nói rằng họ tin tưởng vào việc chính quyền thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh. “Nếu lo lắng, tôi đã không đi chợ. Tôi tin dịch bệnh đã được kiểm soát”, Reuters dẫn lời một người dân tên Zhang nói.

Ấn Độ tăng kỷ lục ca nhiễm mới
Với thêm hơn 11.300 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã vượt qua Anh vào vị trí thứ 4 trong danh sách bị Covid-19 tấn công nặng nhất thế giới.
Đến nay, nước này có gần 310.000 bệnh nhân và khoảng 8.900 người phải bỏ mạng. Đây là các con số kỷ lục và đánh dấu lần đầu tiên số ca nhiễm mới trong ngày ở Ấn Độ vượt mốc 10.000.
Sự lây lan của Covid-19 khiến cơ sở hạ tầng y tế ở nhiều đô thị lớn của Ấn Độ bắt đầu quá tải. Một số bang phải sử dụng các toa tàu để làm nơi điều trị nhằm giảm áp lực cho các bệnh viện.

Thái Lan dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã đồng ý tạm thời dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm và cho phép hầu hết các dịch vụ hoạt động bình thường trở lại, trừ các điểm giải trí. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 15/6 và tạm thời trong vòng 15 ngày. Sau đó, lệnh giới nghiêm mới chính thức được hủy bỏ nếu tình hình khả quan hơn.
Trong khi đó, sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp được các nhà chức trách Thái Lan tiếp tục duy trì.
Lệnh giới nghiêm ban đêm ở Thái Lan được triển khai từ 3/4 vừa qua, theo đó mọi người ở đất nước này không được phép ra khỏi nhà từ 10h tối hôm trước tới 4 giờ sáng hôm sau.
Trong 17 ngày qua, Thái Lan không ghi nhận ca nhiễm nào trong cộng đồng.

Đệ nhất Phu nhân Ukraina nhiễm Covid-19
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky thông báo ông chuyển sang “chế độ làm việc đặc biệt” sau khi vợ ông, bà Olena, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Bản thân nhà lãnh đạo Ukraina cũng tiến hành xét nghiệm nhưng kết quả âm tính.
“Chế độ làm việc đặc biệt” của ông Zelensky được kích hoạt vì theo quy định của hiến pháp Ukraina, tổng thống nước này không được ủy quyền điều hành đất nước cho bất kỳ ai. Chế độ làm việc này “đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành và các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ”, theo thông cáo của Văn phòng Tổng thống Ukraina.
Thông cáo cho biết thêm: “Tổng thống sẽ giới hạn phạm vi tiếp xúc, tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Các cuộc gặp mặt trực tiếp liên quan đến giao tiếp cá nhân với các nguyên thủ quốc gia sẽ bị huỷ trong những ngày tới”.

Nhà khoa học dự báo chuẩn về Mỹ từ cách đây 10 năm
Các sự kiện diễn ra trong năm nay có thể là điều bất ngờ với nhiều người Mỹ, song một nhà khoa học 10 năm trước đã dự báo chính xác những bất ổn của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo Daily Mail, vào năm 2010, nhà nghiên cứu Peter Turchin thuộc Đại học Connecticut đã dự đoán những bất ổn sẽ lên tới đỉnh điểm vào khoảng năm 2020. Nhà khoa học này cho rằng, nợ công tăng, lương thực tế giảm, sinh viên tốt nghiệp nhiều và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
Tất cả những vấn đề trên cứ 50 năm lại tăng lên, lần lượt là 1870, 1920 và 1970, và theo dự báo của ông Turchin, năm 2020 nó sẽ tái diễn.
Hiện là năm 2020 và ông Turchin đã xem lại các dự báo của mình. Nhà khoa học này phát hiện, tất cả các xu hướng trên đều tăng sau năm 2010 và các vấn đề mà Mỹ phải đối mặt cũng chạm mức tương tự thời kỳ cuối những năm 1960.
Trong bản dự báo năm 2010 với nhan đề: “Bất ổn chính trị có thể là một yếu tố trong thập niên tới”, nhà khoa học này có đề cập tới xã hội loài người bị ảnh hưởng bởi những làn sóng chính trị tái diễn đều đặn và có thể đoán biết được.

***  Bắc Kinh đau đầu với ổ dịch mới có đặc điểm giống Vũ Hán
Việc xuất hiện một loạt trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng tại chợ nông sản khiến giới quan sát lo ngại Bắc Kinh rất có thể sẽ đối diện làn sóng dịch bệnh như từng xảy ra ở Vũ Hán. Chính quyền thủ đô Trung Quốc ngày 14/6 ráo riết truy vết người nhiễm để khống chế dịch bệnh tại đây.

Kinh hoàng nổ xe bồn tại Trung Quốc, hơn 100 người thương vong
Ít nhất 10 người chết và 127 người bị thương khi một xe bồn chở nhiên liệu phát nổ trên đường cao tốc ở miền Đông Trung Quốc vào chiều 13/6.

Để Chile “sa lầy” vào COVID-19, Bộ trưởng Y tế phải từ chức
Bô trưởng Y tế Chile, ông Jaime Manalich, đã đệ đơn từ chức ngày 13/6 (giờ địa phương) và được Tổng thống nước này chấp thuận, sau những ồn ào về chính sách chống COVID-19 do ông triển khai, vốn đang khiến số ca nhiễm tại Chile tăng cao kỷ lục.

Người biểu tình chống phân biệt chủng tộc đụng độ cảnh sát Pháp
Lực lượng cảnh sát đã buộc phải sử dụng hơi cay để trấn áp các đối tượng quá khích, trong một cuộc biểu tình quy mô lớn được hàng nghìn người dân Pháp tham gia ngày 13/6 (giờ địa phương) nhằm chống phân biệt chủng tộc tại thủ đô Paris, Reuters đưa tin.

Quốc tế phản đối quyết định trừng phạt của Mỹ đối với ICC
Dự luận quốc tế đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua các biện pháp trừng phạt mọi hoạt động điều tra xoay quanh các cáo buộc binh lính Mỹ phạm tội ác chiến tranh tại Afghanistan của Tòa án hình sự quốc tế (ICC).

Xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19, Bắc Kinh kích hoạt chế độ thời chiến
Một quận của Bắc Kinh ngày 13/6 đã phải kích hoạt “chế độ thời chiến”, đồng thời, thành phố này cũng phải cấm khách du lịch sau khi phát hiện một loạt các ca bệnh COVID-19 mới gần khu vực chợ đầu mối, khiến nhiều người lo ngại về một làn sóng dịch bệnh mới.

Đầu độc người vô gia cư rồi quay phim làm trò tiêu khiển
Một người đàn ông ở California đã bị bắt vì cáo buộc “tặng” thức ăn có độc cho 8 người vô gia cư, sau đó quay phim họ quằn quại trong đau đớn như một trò giải trí.

Cựu sĩ quan ghì chết người ở Mỹ có thể nhận lương hưu đến 1,5 triệu USD
Cựu sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin, người ghì gối vào cổ của người đàn ông da màu George Floyd khiến ông này tử vong, có thể sẽ nhận được đến 1,5 triệu USD trợ cấp hưu trí ngay cả khi bị kết tội giết người.

Mở cửa trở lại quá sớm, nhiều bang ở Mỹ đang phải trả giá đắt
Sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới ở các bang miền Nam và Trung Tây của Mỹ không phải là làn sóng dịch bệnh thứ hai mà là sự quay trở lại của làn sóng đầu tiên, theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ.

Đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ – Triều tiếp tục bế tắc
Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 12-6, Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Ri Son Gwon tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ thúc đẩy việc phát triển các vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ bế tắc.

Tổng thống Brazil khuyến thích người ủng hộ đột nhập bệnh viện “tìm ra sự thật”
Số người chết COVID-19 ở Brazil đã vượt qua Anh trong ngày 12/6, trở thành nước có số ca tử vong cao thứ hai trên thế giới với 41.828 ca, tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng hệ thống y tế của nước này vẫn đương đầu được với áp lực.

Cảnh báo các lực lượng cực đoan “thừa nước đục thả câu”
Tình báo Australia cho biết, lực lượng cực đoan ở nước này đang lợi dụng dịch COVID-19 để lan truyền tư tưởng cực đoan và tuyển mộ các thành viên mới.

Cảnh sát Pháp ném còng tay, biểu tình phản đối lệnh cấm ghì cổ khống chế nghi phạm
Cảnh sát Pháp tập trung trên đường phố và ném còng tay xuống đất để phản đối lệnh cấm sử dụng biện pháp ghì cổ trong khống chế nghi phạm vừa được ban hành.

Tổng hợp-TT