Tổng thống Joe Biden chúc Tết, mong năm con trâu thịnh vượng và sức khỏe; Kinh tế Anh suy giảm mạnh nhất hơn 300 năm; Thái Lan bênh vực cho quyết định không tham gia chương trình COVAX; Chuyên gia châu Âu cảnh báo COVID-19 tồn tại mãi mãi; WHO phát hiện đã có 13 biến thể nCoV ở Vũ Hán vào tháng 12/2019; Hơn 109 triệu ca nCoV toàn cầu, Anh đạt dấu mốc tiêm chủng…là những tin chính được cập nhật.
Tổng thống Joe Biden chúc Tết, mong năm con trâu thịnh vượng và sức khỏe
Vợ chồng Tổng thống Mỹ Joe Biden chúc Tết Tân Sửu
TTO – Hạnh phúc, sức khỏe và thịnh vượng là những điều tốt đẹp được vợ chồng Tổng thống Mỹ Joe Biden gửi vào lời chúc Tết Nguyên đán 2021. Họ nói rằng năm con trâu nhắc nhở về tính kiên cường và kiên trì.
Hôm 12-2, vợ chồng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cùng xuất hiện trong video gửi lời chúc Tết Nguyên đán trên Twitter. Họ chúc mọi người năm con trâu (Tân Sửu) hạnh phúc, sức khỏe và thịnh vượng.
“(Đệ nhất phu nhân) Jill và tôi có mặt ở đây để chúc các bạn một cái Tết Nguyên đán vui vẻ” – Tổng thống Mỹ Joe Biden mở đầu video dài hơn 2 phút gửi lời chúc tới những người đón Tết Nguyên đán khắp thế giới.
Kế đến, Đệ nhất phu nhân Jill Biden nói: “Đây là khoảng thời gian của sự thay mới, là cơ hội để chúc mừng, nhớ lại niềm vui, nỗi buồn trong chặng đường chúng ta đã qua và hình dung về những thứ đang chờ đợi phía trước”.
Bà Jill so sánh rằng giống như chiếc đèn lồng, “chúng ta hi vọng thắp sáng con đường phía trước”.
Trong video, vợ chồng Tổng thống Biden cũng nhắc tới đại dịch COVID-19, khi sinh mạng và sinh kế của con người bị mất đi. “Chúng ta còn chứng kiến một thảm kịch khác: tình trạng phân biệt chủng tộc, quấy rối, sự thù hận nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á và các đảo quốc Thái Bình Dương” – ông Biden nói.
Đệ nhất phu nhân Jill Biden nói rằng năm Tân Sửu 2021, hay còn gọi là năm con trâu, “nhắc nhở chúng ta về tính kiên cường và kiên trì”.
“Và chúng ta sẽ cùng nhau biến năm nay trở nên tươi sáng hơn và tươi đẹp hơn với mỗi ngày qua đi” – bà Jill nói. Cuối video, ông Biden gửi lời chúc hạnh phúc, sức khỏe và thịnh vượng trong năm mới.
Kinh tế Anh suy giảm mạnh nhất hơn 300 năm
Đại dịch Covid-19 đã “thổi bay” tất cả thành quả tăng trưởng của kinh tế Anh trong 7 năm qua, đưa nước này trở về quy mô tương đương với năm 2013…
Theo số liệu từ Bộ Tài chính Anh, nền kinh tế nước này vừa có một năm giảm mạnh nhất trong hơn 300 năm với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt 9,9% trong năm 2020.
Điều này đồng nghĩa rằng đại dịch Covid-19 đã “thổi bay” tất cả thành quả tăng trưởng của kinh tế Anh trong 7 năm qua, đưa nước này trở về quy mô tương đương với năm 2013, CNN cho biết.
Dù mức lao dốc 9,9% bớt nghiêm trọng hơn so với các dự báo, nhưng con số này đã vượt qua mức giảm 9,7% của kinh tế nước này trong Đại Suy thoái năm 1921. Đây cũng là mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1709, theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Anh. Đó là khi châu Âu trải qua mùa đông khắc nghiệt nhất trong 500 năm, gây ra tử vong trên diện rộng và hủy hoại nền kinh tế nghiêm trọng.
“Lần này, một đại dịch là thủ phạm, còn khi đó (năm 1709) thủ phạm là Khủng hoảng Sương mù với biển Bắc đóng băng và cuộc chiến giành quyền kế vị tại Tây Ban Nha”, chiến lược gia Kit Juckes của Societe Generale cho biết trong một báo cáo nghiên cứu ngày 12/2.
Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho thấy kinh tế nước này đã có dấu hiệu phục hồi phần nào trong những tháng cuối của năm 2020 với GDP tăng 1% trong quý 4. Tuy nhiên, GDP có sự chênh lệnh lớn giữa tháng 10 và tháng 12, chủ yếu do các biện pháp hạn chế đi lại và giãn cách được tái áp dụng để ngăn chặn dịch bệnh.
Anh là một trong những nền kinh tế lớn hứng chịu suy thoái mạnh nhất trong năm 2020. Đức, nền kinh tế lớ nhất châu Âu, có mức suy giảm ít nghiêm trọng hơn trong năm qua so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ước tính sơ bộ cho thấy kinh tế Đức giảm 5% trong năm 2020. Trong khi đó, GDP của Liên minh châu Âu (EU) được dự báo sẽ giảm 6,4%, theo Eurostat. Kinh tế Mỹ thậm chí “làm tốt hơn” với GDP chỉ giảm 3,5% so với năm trước.
Thái Lan bênh vực cho quyết định không tham gia chương trình COVAX
VOV.VN – Theo người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Buraphachaisri, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tham gia chương trình COVAX.
Hôm nay (14/2), Chính phủ Thái Lan bênh vực cho quyết định không tham gia vào chương trình COVAX, một dự án phân phối công bằng vaccine của Tổ chức Y tế thế giới, khẳng định nếu tham gia, nước này có thể gặp rủi ro phải chi trả nhiều hơn và không được đảm bảo về thời gian nhận vaccine.
Các chính trị gia đối lập và người biểu tình đã chỉ trích Chính phủ Thái Lan là thiếu minh nạch và quá chậm trễ sở hữu vaccine. Dù quốc gia 66 triệu dân này có số ca mắc và tử vong do Covid-19 thấp nhưng đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Theo kế hoạch, nhân viên y tế tuyến đầu sẽ được tiêm đầu tiên với 2 triệu liều vaccine nhập khẩu của Trung Quốc. Người dân bình thường chưa thể được tiêm phòng cho tới khi vaccine do hãng AstraZeneca nghiên cứu được sản xuất trong nước sẵn sàng vào tháng 6.
Theo người phát ngôn chính phủ Thái Lan Anucha Buraphachaisri, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tham gia chương trình COVAX.
Người phát ngôn Buraphachaisri giải thích, là quốc gia có thu nhập trung bình, Thái Lan không đủ điều kiện để mua rẻ hoặc nhận miễn phí vaccine theo chương trình trên.
Thái Lan tới nay chưa nhận hay sản xuất 1 liều vaccine nào, trong khi nhiều nước láng giềng đã triển khai chương trình tiêm chủng. Thái Lan hiện đã có tổng cộng gần 24.580 ca mắc và 80 ca tử vong do Covid-19./.
Chuyên gia châu Âu cảnh báo COVID-19 tồn tại mãi mãi
Người đứng đầu cơ quan phòng, chống dịch bệnh (ECDC) của Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo virus SARS-CoV-2 sẽ biến đổi liên tục để thích nghi và đại dịch COVID-19 có thể tồn tại mãi mãi.
WHO phát hiện đã có 13 biến thể nCoV ở Vũ Hán vào tháng 12/2019
Nhóm điều tra WHO tại Trung Quốc tìm thấy 13 biến thể nCoV ở Vũ Hán trong đợt bùng phát cuối năm 2019, cho thấy dịch bệnh có thể lớn hơn báo cáo.
Thông tin được điều tra viên thuộc phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới Peter Ben Embarek cho biết hôm 14/2. Nhóm chuyên gia WHO tới Trung Quốc để điều tra được giới chức nước này cho nói chuyện với những bệnh nhân đầu tiên, gồm một nhân viên văn phòng khoảng 40 tuổi, được xác nhận nhiễm virus hôm 8/12.
Dữ liệu từ chuyến đi của phái đoàn WHO có thể tăng thêm lo ngại của các nhà khoa học đang nghiên cứu về nguồn gốc của Covid-19. “Virus đã lưu hành rộng rãi ở Vũ Hán vào tháng 12, đây là một phát hiện mới”, Embarek nói.
Chuyên gia của WHO cho biết thêm phái đoàn đã được các nhà khoa học Trung Quốc trình bày về 174 ca nhiễm nCoV tại thành phố Vũ Hán và vùng lân cận vào tháng 12/2019. 100 trường hợp trong số này được xác nhận nhiễm nCoV bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và 74 người còn lại được xác nhận thông qua chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân.
*** Quốc gia Tây Phi tuyên bố tái bùng phát dịch Ebola
Quốc gia Tây Phi Guinea hôm 14/2 đã tuyên bố “bùng phát dịch Ebola” với 7 ca nhiễm bệnh được ghi nhận, trong đó có 3 ca tử vong, theo Reuters.
Mỹ-Trung lời qua tiếng lại vì báo cáo COVID-19 của WHO
Ngay sau khi Washington lên tiếng bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về cách truyền đạt báo cáo điều tra nguồn gốc COVID-19 của WHO, Bắc Kinh đã lập tức phản ứng, coi bình luận của Mỹ là hành động làm tổn hại sự hợp tác đa phương.
Nổ lớn thiêu trụi hơn 500 xe tải ở biên giới Afghanistan-Iran
Ít nhất 60 người bị đã bị thương trong một vụ nổ liên hoàn nghi do cháy xe tải chở nhiên liệu và khí đốt tại cảng Islam Qala nằm ở biên giới Afghanistan-Iran.
Thượng viện Mỹ tha bổng cựu Tổng thống Trump
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được Thượng viện nước này tuyên trắng án trong phiên luận tội lần thứ hai liên quan đến vai trò của ông trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol hồi đầu năm.
Italy có Thủ tướng mới
Tân Thủ tướng Italy Mario Draghi đã tuyên thệ nhậm chức hôm nay (13/2), hơn hai tuần sau sự rút lui của ông Giuseppe Conte.
Nổ nhà máy pháo hoa, 19 người thiệt mạng
Ít nhất 19 người thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương sau một vụ nổ kinh hoảng xảy ra tại một nhà máy pháo hóa ở bang Tamil Nadu của Ấn Độ.
Mỹ nêu quan điểm bất ngờ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Trong phát ngôn hiếm hoi về Triều Tiên từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng là “ưu tiên cấp bách” của Washington.
Lãnh đạo các nước chúc Tết Nguyên đán
Tổng thống Mỹ cùng phu nhân và nguyên thủ các nước Pháp, Hàn Quốc đã gửi lời chúc mừng tới các cộng đồng đón năm mới dịp Tết Nguyên đán.
Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu tháng qua giảm gần một nửa
Tổng số người nhiễm COVID-19 được ghi nhận trong một tháng qua giảm 44,5% so với tháng trước đó và ở mức thấp nhất từng được ghi nhận từ tháng 10/2020.
Nga dọa cắt đứt quan hệ với châu Âu vì Navalny
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói nước này có thể cắt đứt quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) nếu bị khối áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề liên quan nhân vật đối lập Navalny.
Quân đội Myanmar thả 23.000 tù nhân
Chính quyền quân sự của Myanmar cam kết phóng thích hơn 23.000 tù nhân, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự tại quốc gia này đã kéo dài sang ngày thứ 7 liên tiếp.
BBC World News bị cấm cửa tại Trung Quốc
Tân Hoa Xã ngày 12/2 đưa tin, Cục Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc (NRTA) đã ra thông báo cấm phát sóng đối với kênh truyền hình Anh BBC World News vì lý do làm tổn hại lợi ích quốc gia.
Mười nhân vật tuổi Sửu có tầm ảnh hưởng thế giới
Theo quan niệm của văn hoá phương Đông, người tuổi Sửu nhìn chung rất tự tin và kiên trì. Hơn hết, họ luôn giữ được “cái đầu lạnh” để từng bước giải quyết khủng hoảng trong mọi hoàn cảnh. Không có gì ngạc nhiên khi có khá nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới cầm tinh con Sửu.
Cao tốc tại Mỹ tê liệt vì vụ 100 xe hơi đâm liên hoàn
CNBC News ngày 12/2 đưa tin, một vụ tai nạn ô tô liên hoàn đã xảy ra trên giao lộ 35 gần Fort Worth, bang Texas, khiến cao tốc này ùn tắc tới 2,4km. Chính quyền địa phương mô tả đây là “vụ tai nạn nhiều thương vong”.
Tết ở châu Á trong đại dịch COVID-19
Tết Nguyên đán năm 2021, không khí chuẩn bị năm mới tại nhiều nơi ở châu Á có khác biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang phức tạp.
Ấn Độ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về tranh chấp biên giới
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ ngày 11/2 cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý rút quân khỏi khu vực đang tranh chấp gay gắt ở phía Tây dãy Himalaya, một động thái đột phá sau thời gian dài nhiều tháng bế tắc ở biên giới tranh chấp.
*** Hơn 109 triệu ca nCoV toàn cầu, Anh đạt dấu mốc tiêm chủng Ca nCoV toàn cầu hơn 109,3 triệu, hơn 2,4 triệu người chết, Anh đạt mục tiêu tiêm vaccine cho 15 triệu người gặp nguy cơ lớn và chuyển sang giai đoạn hai. Thế giới đã ghi nhận 109.366.084 ca nhiễm nCoV, trong đó 2.410.434 người đã chết, tăng lần lượt 297.699 và 7.089 ca. 81.444.141 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Thủ tướng Boris Johnson ca ngợi Anh đạt “dấu mốc quan trọng” với 15 triệu mũi tiêm vaccine hơn hai tháng sau khi khởi động chương trình tiêm chủng. “Đất nước đã đạt được kỳ tích phi thường”, ông nói trong video đăng trên Twitter ngày 14/2.
Cụ thể, tính đến tối 13/2, 15.062.189 người ở Anh đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên, 537.715 người được tiêm mũi thứ hai. Anh đã đạt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả 4 nhóm ưu tiên hàng đầu: người trên 70 tuổi, cư dân và nhân viên viện dưỡng lão, nhân viên y tế và những người rất dễ gặp tổn thương về mặt lâm sàng trước virus.
Anh ghi nhận 4.038.078 ca nhiễm và 117.166 ca tử vong, tăng với hôm trước lần lượt 10.972 và 258 ca. Anh bắt đầu tiêm vaccine cho người 65-69 tuổi và những người dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng từ 15/2. Gần 1,2 triệu người đã được mời đặt lịch tiêm vaccine. Các bộ trưởng cũng tuyên bố sẽ hoàn thành tiêm chủng cho tất cả những người trên 50 tuổi vào tháng 5 và tất cả người lớn vào tháng 9.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 61.193 ca nhiễm và 984 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 28.258.366 và 497.047 người chết.
Tổng thống Joe Biden ngày 11/2 cho biết Mỹ đã ký thỏa thuận đặt mua thêm 200 triệu liều vaccine Covid-19 và đang trên đà cung cấp đủ vaccine cho 300 triệu người Mỹ vào cuối tháng 7/2021, qua đó tiêm chủng thành công cho phần lớn dân số. Hiện Mỹ đã tiêm vaccine cho 50,6 triệu người.
CDC Mỹ hôm 12/2 ra khuyến cáo mới, kêu gọi các trường học mở cửa lại một cách an toàn và càng sớm càng tốt, đồng thời đưa ra kế hoạch chi tiết để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Chiến lược này nhấn mạnh việc đeo khẩu trang, rửa tay và khử trùng, cũng như truy vết tiếp xúc, nhưng không nhắc nhiều đến vấn đề thông gió lớp học.
Vài ngày sau khi các thống đốc ở Iowa và Montana gỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, lãnh đạo CDC Rochelle Walensky hôm 14/2 nói rằng “còn quá sớm” để bỏ quy định này. Trong khi tỷ lệ lây nhiễm và số ca nhập viện đang giảm dần, Mỹ còn một chặng đường dài phía trước để có thể trở lại với cuộc sống không khẩu trang, Walensky nói.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 11.434 ca nhiễm và 91 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.916.172 và 155.764.
Ấn Độ đã tiêm vaccine cho khoảng 3 triệu nhân viên y tế trong hai tuần đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng, nhưng cần phải tăng tốc để đạt mục tiêu trong mùa hè. Chính phủ nước này yêu cầu các bang lên lịch cho tất cả các nhân viên y tế tiêm chủng trước ngày 20/2 và tất cả nhân viên tuyến đầu trước ngày 6/3.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 598 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 239.245. Số ca nhiễm nCoV tăng 23.258 trong 24 giờ qua, lên 9.834.513.
Brazil hôm 6/2 nhận lô hàng gồm 88 lít hoạt chất đầu tiên để sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca, cho phép trung tâm y sinh Fiocruz có thể xuất xưởng 2,8 triệu liều vaccine. Trung tâm này dự kiến nhận thêm nhiều lô hàng khác trong tháng này để tạo ra tổng cộng khoảng 15 triệu liều vaccine.
Hiện chỉ vaccine do AstraZeneca và công ty Sinovac của Trung Quốc phát triển được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở Brazil. Nước này đã tiêm chủng cho 5,13 triệu người.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 16.546 ca nhiễm và 167 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.465.163 và 81.814.
Các nhà lập pháp nước này ngày 9/2 thông qua luật gia hạn tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia tới ngày 1/6 khi số ca tử vong vì Covid-19 vượt 80.000. Luật cho phép chính phủ ban hành nhiều hạn chế, bao gồm cả phong tỏa, nhằm ngăn virus lây lan. Tình trạng khẩn cấp hiện tại sẽ hết hiệu lực vào ngày 16/2.
Bộ Y tế Pháp yêu cầu cơ quan y tế khu vực và các bệnh viện “kích hoạt chế độ khủng hoảng” để chuẩn bị cho đợt gia tăng ca nhiễm do biến chủng virus dễ lây lan hơn từ ngày 18/2. Chế độ này đòi hỏi tăng số giường bệnh hiện có, trì hoãn phẫu thuật không khẩn cấp và huy động mọi nhân sự y tế.
Israel, nước dẫn đầu thế giới về tiêm vaccine, ghi nhận 723.726 ca nhiễm và 5.378 ca tử vong, tăng lần lượt 1.880 và 27 ca. Với hơn 41% người Israel đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Pfizer, Israel cho biết họ sẽ mở cửa một phần các khách sạn và phòng gym từ ngày 23/2 cho những người đã tiêm hai mũi vaccine hoặc được coi là miễn dịch nhờ hồi phục sau khi nhiễm nCoV.
Nachman Ash, điều phối viên ứng phó với đại dịch quốc gia, cho biết việc mở cửa trở lại các phòng ăn của khách sạn, nhà hàng và quán cà phê sẽ diễn ra “vào khoảng ngày 9/3”.
Israel đang trên đà thực hiện mục tiêu tiêm hai mũi cho 30% dân số 9 triệu người vào tháng này. Họ hy vọng sẽ tiêm hai mũi cho 50% dân và mở cửa trở lại rộng rãi hơn vào tháng tới.
Nhà cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất Israel Clalit Health Services ngày 14/2 cho biết kết quả nghiên cứu 600.000 người đã được tiêm hai mũi vaccine Pfizer cho thấy vaccine hiệu quả 94%.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.217.468 ca nhiễm, tăng 6.765, trong đó 33.183 người chết, tăng 247. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp 3 lần.
Indonesia triển khai chương trình xét nghiệm nCoV qua hơi thở tại các ga tàu trong bối cảnh tình hình dịch ở nước này ngày càng phức tạp. Người làm xét nghiệm sẽ được yêu cầu thổi vào túi và nhận kết quả ngay sau hai phút.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 549.176 ca nhiễm và 11.515 ca tử vong, tăng lần lượt 1.928 và 8 ca. Tình hình Covid-19 tại Philippines càng gây lo ngại khi những lô vaccine Covid-19 đầu tiên dự kiến phải đến nửa cuối năm nay mới tới nước này.
Do sự xuất hiện của biến chủng nCoV dễ lây lan hơn từ Anh tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte cuối tháng 1 quyết định tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, bất chấp lo ngại việc này sẽ khiến nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.