97 người chết trong vụ rơi máy bay Pakistan; Học viện ảo đầu tiên trong lĩnh vực y tế; Lần đầu sau 30 năm, Trung Quốc bỏ qua mục tiêu tăng trưởng GDP; Đối đầu Mỹ – Trung bùng nổ ở mặt trận mới; Chọc giận Bắc Kinh, Mỹ đưa hàng chục công ty TQ vào “danh sách đen”; Thế giới 5,3 triệu ca nhiễm Covid-19, Thủ tướng Malaysia tự cách li…là những tin chính được cập nhật.
97 người chết trong vụ rơi máy bay Pakistan
Hiện trường tai nạn máy bay của hãng PIA hôm 22/5. Ảnh: AFP.
Pakistan cho biết 97 người chết, trong đó 17 người đã được nhận diện, và hai người sống sót sau vụ rơi máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan chiều qua.
“97 người chết và hai người sống sót. Đây là con số thương vong cuối cùng trên máy bay”, Sở Y tế tỉnh Sindh của Pakistan hôm nay thông báo, thêm rằng chiến dịch tìm kiếm cứu nạn đã kết thúc sáng nay.
Tuy nhiên, quan chức địa phương chưa cho biết thống kê về thương vong dưới mặt đất.
Lực lượng cứu hộ phải đào bới để tìm nạn nhân giữa những đống đổ nát, trong khi lính cứu hỏa dập lửa. Sarfraz Ahmed, một lính cứu hỏa tại hiện trường, cho biết phần mũi và thân máy bay đã bị phá hủy do cú đâm quá mạnh. Nhiều thi thể được kéo khỏi máy bay trong khi vẫn thắt dây an toàn.
Máy bay mang số hiệu PK 8303 của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) chở 91 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn cất cánh từ Lahore tới Karachi ngày 22/5. Tuy nhiên, ngay trước khi hạ cánh ở sân bay quốc tế Jinnah, phi công thông báo cả hai động cơ đều gặp trục trặc, máy bay lao xuống khu dân cư tại thành phố Karachi, phá hủy hàng loạt ngôi nhà và làm nhiều người dưới mặt đất thiệt mạng. Giới chức Pakistan cho biết ít nhất hai hành khách trên máy bay đã sống sót.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan cho biết “vô cùng sốc và đau buồn”, khẳng định nước này sẽ sớm điều tra vụ tai nạn. Sự cố xảy ra vài ngày sau khi Pakistan nối lại các chuyến bay thương mại sau thời gian dừng hoạt động vì lệnh hạn chế đi lại để ngăn Covid-19.
Tai nạn hàng không thảm khốc nhất tại Pakistan xảy ra năm 2010, khi một chiếc Airbus A321 của hãng Airbule lao xuống ngoại ô thủ đô Islamabad, khiến 152 người thiệt mạng. Nguyên nhân vụ tai nạn này bắt nguồn từ lỗi của phi công.
Học viện ảo đầu tiên trong lĩnh vực y tế
SGGP Trường Y tế công cộng quốc gia (ENSP) Morocco ngày 21-5 đã khánh thành Học viện Y tế ảo đầu tiên.
Học viện này được xây dựng dựa trên sự phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Quỹ Dân số LHQ (UNFFPA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), được coi là một trong những biện pháp hướng tới “phi vật chất hóa” các hoạt động đào tạo.
Theo các quan chức của Bộ Y tế Morocco, Học viện Y tế ảo là nền tảng đầu tiên của loại hình này ở Morocco và là kết quả của một dự án kéo dài hơn 3 năm. Học viện đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất trong lĩnh vực đào tạo từ xa, bằng cách áp dụng các công nghệ và phần mềm tiên tiến.
Ngoài việc đào tạo, các học viên còn có thể tham gia các hội thảo chuyên đề dựa trên sự cộng tác với các học viện trong nước và quốc tế.
Trước đó, ENSP đã thực hiện một nghiên cứu lớn trên toàn quốc để đo lường và đánh giá khuynh hướng của các chuyên gia y tế sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Lễ khánh thành học viện y tế ảo nằm trong kế hoạch phát triển của ENSP nhằm đạt được sự tiến bộ và ổn định trong công tác giảng dạy từ xa, vốn đã có được những thành tựu nhất định khi đào tạo được 4.949 học viên từ 12 khu vực trong cả nước và hơn 100 học viên từ các nước châu Phi trong 3 năm qua.
ENSP kỳ vọng trong thời gian tới có thể phát triển Học viện Y tế ảo này thành một nền tảng chia sẻ kiến thức về y tế và sức khỏe trên toàn châu lục.
Lần đầu sau 30 năm, Trung Quốc bỏ qua mục tiêu tăng trưởng GDP
(Doanhnhan.vn) – Trong kỳ họp Quốc hội diễn ra tại Bắc Kinh ngày 22/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo Trung Quốc sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP bằng con số trong năm nay sau những thiệt hại do Covid-19.
Sau 2 tháng trì hoãn do đại dịch Covid 19, kỳ họp lưỡng hội thường niên bao gồm Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đã được tổ chức. Tuy nhiên kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm của Trung Quốc dự kiến sẽ diễn ra ngắn hơn so với những năm trước.
Theo Reuters, “một không khí ảm đạm” đã diễn ra tại kỳ họp Quốc hội ở Bắc Kinh khi Trung Quốc lần đầu tiên bỏ qua mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm. Đồng thời trong báo cáo của Thủ tướng Lý Khắc Cường, chính phủ cũng cam kết việc chi tiêu nhiều hơn để vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau những cú sốc do Covid-19 gây ra.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 kể từ khi chính phủ bắt đầu công bố các mục tiêu tăng trưởng vào năm 1990.
Trong quý I/2020, nền kinh tế của Trung Quốc đã suy giảm 6,8%, mức thấp nhất trong vòng nhiều thập kỷ trở lại đây kể từ khi dịch Covid 19 được phát hiện ở thành phố Vũ Hán và bắt đầu lan rộng.
“Trung Quốc không đặt mục tiêu cụ thể cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay do ảnh hưởng đại dịch Covid 19 trên toàn cầu và những bất ổn lớn về kinh tế, thương mại. Trung Quốc đang phải đối mặt với những yếu tố khó lường trong sự phát triển thời gian tới”, báo cáo của Thủ tướng Lý Khắc Cường trước Quốc hội cho biết
Đối đầu Mỹ – Trung bùng nổ ở mặt trận mới
Sau xuất – nhập khẩu và công nghệ, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc bắt đầu bùng lên ở mặt trận mới. Đó là thị trường tài chính.
Theo CNBC, căng thẳng Mỹ – Trung bắt đầu tác động tới thị trường chứng khoán New York. Hồi giữa tuần, Thượng viện Mỹ thông qua luật có thể hạn chế nhiều công ty Trung Quốc niêm yết tại Phố Wall hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Để tránh nguy cơ này, doanh nghiệp Trung Quốc buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định quản lý và kiểm toán Mỹ. Luật có thể được áp dụng với mọi công ty nước ngoài, nhưng các nghị sĩ Mỹ tuyên bố thẳng thừng rằng đây là động thái nhắm vào Trung Quốc.
Ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua luật trên, giá cổ phiếu của Alibaba – gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc – sụt giảm hơn 2% tại Phố Wall.
Giới quan sát nhận định căng thẳng Mỹ – Trung sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới.
“Nhiều tháng qua, các nghị sĩ Mỹ đề xuất loại bỏ hàng loạt công ty Trung Quốc khỏi thị trường chứng khoán Mỹ. Đây sẽ là chủ đề nóng bỏng tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11”, nhóm phân tích của ngân hàng đầu tư China Renaissance đánh giá.
China Renaissance dự báo ngoài việc loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi thị trường chứng khoán, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng sẽ cấm nhiều quỹ hưu trí Mỹ đầu tư vào Trung Quốc và áp dụng các biện pháp hạn chế khác với doanh nghiệp Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng áp lực đó sẽ buộc nhiều công ty Trung Quốc rời Mỹ. Nhà kinh tế Tianjun Wu thuộc Economist Intelligence Unit dự báo doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải niêm yết tại Hong Kong và Trung Quốc đại lục.
Chọc giận Bắc Kinh, Mỹ đưa hàng chục công ty TQ vào “danh sách đen”
Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ bổ sung tên 33 cơ quan và công ty Trung Quốc vào “danh sách đen” trừng phạt kinh tế vì hỗ trợ Bắc Kinh thực hiện những hoạt động mà Washington lên án.
Theo Reuters, động thái hôm 22/5 của Bộ Thương mại Mỹ đánh dấu những nỗ lực mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm trừng phạt các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ các hoạt động quân sự gây tranh cãi của Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen lần này chủ yếu tập trung vào mảng trí tuệ nhân tạo (AI) và nhận diện khuôn mặt, những lĩnh vực đang thu hút đầu tư mạnh tay từ các nhà sản xuất vi xử lý Mỹ như Nvidia hay Intel. Trong số đó có NetPosa, một trong các hãng AI nổi tiếng nhất của đại lục và Qihoo360, một công ty an ninh mạng lớn từng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq và mới đây lại gây chú ý vì tuyên bố phát hiện bằng chứng Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đang sử dụng các công cụ của tin tặc để tấn công ngành hàng không Trung Quốc.
Lọt vào danh sách trừng phạt của Washington còn có CloudMinds, công ty được tập đoàn Softbank hậu thuẫn và đang triển khai một dịch vụ điện toán đám mây giúp vận hành các robot. Năm ngoái, nhà chức trách Mỹ từng ngăn chặn công ty này chuyển giao công nghệ hoặc thông tin kỹ thuật từ chi nhánh ở Mỹ về văn phòng tại Bắc Kinh.
*** Thế giới 5,3 triệu ca nhiễm Covid-19, Thủ tướng Malaysia tự cách li
Với khoảng 107.000 người nhiễm mới và thêm hơn 5.200 ca tử vong trong 24 giờ qua, thế giới đã ghi nhận xấp xỉ 5,3 triệu người mắc Covid-19 và khoảng 340.000 người chết vì dịch bệnh này.
Số liệu trên được trang thống kê toàn cầu Worldometers cập nhật tính đến 6h30 sáng 23/5. Số bệnh nhân hồi phục đạt trên 2,1 triệu.
Trong số 213 quốc gia và vùng lãnh thổ bị Covid-19 tấn công, Mỹ là nước hứng chịu nặng nề nhất với khoảng 1,65 triệu ca dương tính và hơn 97.600 người tử vong.
Brazil vượt Nga trở thành nước có số ca nhiễm bệnh cao thứ hai thế giới. Nước này ghi nhận khoảng 330.000 người mắc virus corona chủng mới và 21.000 người tử vong, trong khi ở Nga con số này lần lượt là 326.000 và 3.249.
Đứng tiếp theo trong danh sách là Tây Ban Nha, Anh, Italia và Pháp.
Thủ tướng Malaysia tự cách li
Văn phòng Thủ tướng Malaysia, ngày 22/5, thông báo Thủ tướng Muhyiddin Yassin sẽ tự cách li tại nhà trong 14 ngày, sau khi một quan chức tham dự cuộc họp gần đây do ông chủ trì dương tính với Covid-19.
Trong một thông cáo, văn phòng Thủ tướng Malaysia cho biết tất cả những người tham dự cuộc họp đã được yêu cầu xét nghiệm và ông Yassin có kết quả âm tính với virus corona chủng mới.
Bộ Y tế Malaysia đã ghi nhận 78 ca nhiễm mới và 1 người tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng danh sách mắc bệnh lên 7.137 người và 115 ca tử vong.
Lào không có ca nhiễm mới trong 40 ngày
Bộ Y tế Lào thông báo nước này không phát hiện trường hợp nào dương tính với Covid-19 trong 40 ngày liên tiếp vừa qua.
Thứ trưởng Y tế Lào Phouthone Meuangpak cho biết, về cơ bản, các cửa khẩu quốc tế của Lào với các nước láng giềng đã mở cửa trở lại cho các hoạt động vận tải hàng hóa và xuất – nhập cảnh đối với những trường hợp đã thực hiện đầy đủ thủ tục cần thiết theo quy định và được cơ quan chức năng cho phép.
Nga lo ngại làn sóng thứ hai
Tại cuộc họp về tình hình vệ sinh – dịch tễ ngày 22/5, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định tình hình dịch bệnh ở Nga đã ổn định nhưng cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể xuất hiện vào mùa thu, lây lan nhanh và mạnh vào tầm tháng 10 và 11.
Yêu cầu Bộ Y tế Nga cần sẵn sàng cho tình huống này, ông Putin nhấn mạnh, bên cạnh việc dỡ bỏ dần dần các hạn chế, chính quyền các cấp cần phải coi trọng khuyến cáo về nguy cơ lây lan virus mà các chuyên gia đã đưa ra.
Nam Mỹ thành tâm dịch mới
Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mô tả Nam Mỹ hiện nay đã trở thành tâm dịch mới của đại dịch Covid-19. Tại cuộc họp báo ở Geneva, ông Ryan cho biết Brazil là nước bị dịch bệnh càn quét nặng nề nhất ở khu vực này.
Hiện các nhà chức trách Brazil đã chấp thuận dùng rộng rãi thuốc sốt rét hydroxychloroquine để trị bệnh. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Ryan, mặc dù đã được cấp phép cho điều trị nhiều bệnh nhưng ở giai đoạn này chưa thể xác định được hiệu quả của thuốc này trong điều trị Covid-19 hoặc cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.
*** Chống COVID-19 “kiểu lạ”, Brazil trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới
Ngày 23/5, Brazil chính thức vượt Nga, trở thành ổ dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Đây được cho là hậu quả của cách tiếp cận muộn màng, thiếu quyết liệt và không có tiếng nói chung mà nền kinh tế hàng đầu khu vực Mỹ La tinh đang gặp phải.
Trung Quốc đưa ra quyết định “vô tiền khoáng hậu” về tăng trưởng kinh tế
Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh trong năm 2020, Thủ tướng Lý Khắc Cường xác nhận tại phiên họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (quốc hội) hôm 22/5.
Người đàn bà máu lạnh giết chồng để lấy bảo hiểm
Năm 2018, thành phố Portland, bang Oregon (Mỹ) chấn động trước một vụ án mạng. Nạn nhân là ông Dan Brophy, 63 tuổi, bị bắn chết ngay tại nơi dạy học. Sau nhiều tháng điều tra, cảnh sát đã xác định thủ phạm vụ án này không ai khác mà chính là bà Nancy Crampton-Brophy, 69 tuổi, vợ ông Dan. Người vợ máu lạnh đã lên một kế hoạch hoàn hảo để giết chồng mình với mục đích lấy tiền bảo hiểm.
Mỹ sắp rút khỏi thêm một hiệp ước quốc tế
Việc chính quyền Trump rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (Open Skies Treaty) làm suy yếu an ninh xuyên Đại Tây Dương và là một động thái được tham mưu kém, theo nghị sĩ Alcee Hastings.
Hàn Quốc lần đầu tiên bắt người nước ngoài vi phạm lệnh cách ly
Ngày 21/5, cảnh sát Hàn Quốc lần đầu tiến hành bắt giữ một công dân nước ngoài vì vi phạm quy định cách ly 14 ngày, trong bối cảnh lo ngại về một làn sóng bùng phát dịch COVID-19 mới tại quốc gia này, theo Reuters.
Xung đột Mỹ-Trung phủ bóng Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc?
Kỳ họp toàn thể thường niên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là “Chính Hiệp”) chính thức khai mạc vào trưa 21/5. Trong ngày mai (22/5), Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (gọi tắt là “Nhân Đại”, tức quốc hội Trung Quốc) sẽ chính thức bắt đầu. Hai kỳ họp này được gọi chung là “Lưỡng Hội”.
Armenia và thái độ nước đôi trong việc trồng cần sa
Năm 2019, Chủ tịch Thượng viện Armenia Ararat Mirzoyan đã đụng đến đề tài này trong một cuộc phỏng vấn và nhận xét: cấm tiệt cần sa thì “giả nhân giả nghĩa”, còn công khai nó cũng cho phép giải quyết nhiều vấn đề.
Băng đảng Yakuza tìm cách chuyển hướng hoạt động
Chuyên gia kinh tế Robert Feldman nhận định, băng đảng Yakuza (mafia) là tập đoàn khởi nghiệp đại tài, họ kiếm được hàng triệu USD lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Felicien Kabuga – kẻ diệt chủng khoác áo doanh nhân
Nghi phạm chủ chốt cuối cùng trong vụ diệt chủng tại Rwanda năm 1994 khiến 800.000 bị sát hại, đã bị Cảnh sát Pháp đã bắt giữ.
Vực dậy đàm phán thương mại Anh-EU
Vào thời điểm Anh rời Liên minh châu Âu (EU) hồi cuối tháng 1 vừa qua, đã có rất nhiều kịch bản được đưa ra về lộ trình đàm phán thương mại giữa hai bên hậu ly hôn.
Hoa Kỳ đã nới lỏng lệnh giãn cách xã hội tại 50 bang
Kể từ khi ca mắc đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào tháng 12/2019, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 1,5 triệu ca và ít nhất 91,938 người chết vì virus Corona.
Lật tẩy những vụ án mạng đau lòng nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm
Vụ việc Đỗ Văn Minh (Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) giết cháu vợ, tạo hiện trường giả chính mình là nạn nhân để lấy tiền bảo hiểm, vừa xảy ra tại tỉnh Đắk Nông là chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, nghi phạm có thể đã “tham khảo” các vụ án từng xảy ra trên thế giới trước khi ra tay… Bốn vụ án dưới đây khiến công chúng phẫn nộ bởi sự tinh vi và tàn bạo của kẻ sát nhân.
INTERPOL mở chiến dịch truy quét tội phạm buôn bán cổ vật lớn chưa từng có
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL, Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) và Hải quan quốc tế (WCO) đã phối hợp triệt phá các đường dây tội phạm trong chuyên án Athena II và Pandora IV tại châu Âu.
WHO họp đại hội trong bầu không khí căng thẳng Mỹ – Trung
Căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc rất có thể sẽ phá hỏng các cuộc tranh luận trong phiên họp đại hội đồng Y tế Thế giới
Cựu binh 100 tuổi đi bộ gây quỹ chống COVID-19 trở thành Hiệp sĩ Anh
Gần hai tháng trước, Đại tá Tom Moore vẫn đang ấp ủ mong muốn gây quỹ ủng hộ những “chiến binh” tuyến đầu trên mặt trận chống COVID-19 tại Anh. Giờ đây, ông đã được phong tước Hiệp sĩ Anh, vào đúng dịp sinh nhật lần thứ 100 của mình.
Tổng hợp-TT