VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 23/7/2019.

Nga sắp ra luật bắt buộc cài sẵn phần mềm của nước này trên điện thoại;  Tham vọng dầu mỏ đẩy Mỹ vào vòng xoáy khủng hoảng với Iran; Mỹ có dám ‘nghỉ chơi’ với Trung Quốc?; Vì sao đầu tư Trung Quốc vào Mỹ giảm gần 90% từ khi ông Trump nhậm chức?…là những tin chính được cập nhật.

Nga sắp ra luật bắt buộc cài sẵn phần mềm của nước này trên điện thoại

  Nga sap ra luat bat buoc cai san phan mem cua nuoc nay tren dien thoai hinh anh 1   Nga sap ra luat bat buoc cai san phan mem cua nuoc nay tren dien thoai hinh anh 1(Nguồn: Reuters)

Dự luật sẽ cho phép các nhà chức trách lập ra một danh sách các phần mềm bắt buộc phải cài đặt trước. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020.
Theo một dự thảo luật mới được giới thiệu lần đầu tại Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện) hôm thứ Năm 18/7, tất cả điện thoại thông minh, máy tính và tivi thông minh được bán ở Nga sắp tới sẽ phải cài đặt sẵn một số phần mềm của nước này nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất phần mềm trong nước.
Dự luật sẽ cho phép các nhà chức trách lập ra một danh sách các phần mềm bắt buộc phải cài đặt trước. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020.
Thị trường điện thoại di động của Nga bị chi phối bởi các sản phẩm của Apple, Samsung và Huawei.
Dự luật cũng đề xuất các án phạt đối với việc bán thiết bị mà không cài đặt phần mềm Nga từ 50.000 đến 200.000 ruble (790-3.170 USD) bắt đầu từ tháng 1/2021.
Đề xuất này sẽ chỉ trở thành luật nếu được Duma Quốc gia thông qua và sau đó được Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và Tổng thống Vladimir Putin phê chuẩn./.

 Tham vọng dầu mỏ đẩy Mỹ vào vòng xoáy khủng hoảng với Iran
Mong muốn kiểm soát vòi dầu mỏ khổng lồ ở Trung Đông của Mỹ được cho là nguyên nhân sâu xa dẫn đến căng thẳng với Iran hiện nay.
Nguy cơ xung đột nổ ra sau khi Mỹ tuyên bố hạ trinh sát cơ Iran  /  Trump có thể ‘vạch lằn ranh đỏ’ khi tuyên bố hạ trinh sát cơ Iran
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tỏ ra thân tình với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman tại hội nghị G20 ở Nhật Bản hồi cuối tháng 6, bất chấp một báo cáo từ Liên Hợp Quốc cho rằng Mohammed có liên quan tới vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong chuyến công du châu Á và Trung Đông tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi các lãnh đạo nước ngoài ủng hộ chương trình an ninh có mật danh Sentinel nhằm bảo vệ các tàu dầu đi qua eo biển Hormuz và vịnh Ba Tư. Cả Trump lẫn Pompeo đều khẳng việc họ nỗ lực tiếp cận gần gũi các đối tác ở Trung Đông xuất phát từ mối lo ngại về cách hành xử của Iran trong khu vực và nhu cầu bảo đảm an toàn giao thương đường biển.
Tuy nhiên, cả hai mục tiêu này đều không nhắc đến một từ mà Mỹ không tiện nói ra: “Dầu mỏ”. Tham vọng kiểm soát chiếc van dầu mỏ ở Trung Đông là lý do sâu xa đằng sau các động thái của Mỹ nhằm “thuần phục” Iran và đây cũng là động lực thúc đẩy mọi chiến dịch quân sự Mỹ triển khai ở Trung Đông kể từ sau Thế chiến II, chuyên gia nhận định.

Mỹ có dám ‘nghỉ chơi’ với Trung Quốc?
The National Interest khẳng định Trung Quốc đang gặp khó khăn và rất cần được Mỹ “giải cứu”.
Can dự thất bại
Tờ The National Interest mới đây có bài viết cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bác bỏ khái niệm lợi thế so sánh, vốn là nền tảng cho hệ thống thương mại quốc tế. Theo bài báo, Mỹ đã lặp lại nhiều sai lầm khi trong hơn 4 thập kỷ qua tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.
Trong bài viết trên tạp chí Foreign Affairs năm 1967, Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon đã đưa ra lý do cơ bản cho việc can dự: “Hãy nhìn xa trông rộng. Chúng ta đơn giản là không thể mãi mãi bỏ mặc Trung Quốc bên ngoài đại gia đình các quốc gia, để rồi ở đó họ sẽ nuôi dưỡng những ảo tưởng, ấp ủ lòng căm ghét và đe dọa các nước láng giềng”.
Kể từ đầu những năm 1970, các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin rằng có thể ngăn chặn những điều đó bằng cách giúp đỡ Trung Quốc vào những thời điểm trọng yếu. Mốc thời gian đầu tiên là năm 1972 khi chuyến thăm của Nixon đã giúp củng cố một Bắc Kinh đang lung lay.
Mỹ cũng “cứu nguy” Trung Quốc sau các sự kiện năm 1989 khi Tổng thống George H.W.Bush cử phái viên Brent Scowcroft tới Bắc Kinh trong một chuyến thăm không báo trước vào tháng 7 để thể hiện sự “sát cánh” với ban lãnh đạo Trung Quốc. Ông Bush đã cam đoan rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ, mà ông buộc phải đồng ý, là không hiệu quả và sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ.
Mỹ đủ tự tin để “nghỉ chơi”
Tờ The National Interest còn tố cáo Trung Quốc có nhiều bước đi khác nhằm vào Mỹ như chia rẽ các nước đồng minh của Mỹ, “quấy rối” các tàu và máy bay Mỹ trong khu vực mà điển hình là hồi tháng 9/2018, tàu khu trục Lan Châu của Trung Quốc đã cố gắng cắt ngang mũi tàu USS Decatur trên Biển Đông… Kết luận được đưa ra là những “hành vi xấu” của Trung Quốc chính là bằng chứng cho thấy sự thất bại của các chính sách can dự mà Mỹ theo đuổi.
Hiện ở Mỹ có nhiều đề xuất về chính sách với Trung Quốc, ví dụ như ông Kurt Campbell và Ely Ratner, hai quan chức Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng thống Obama, cho rằng “không tìm cách cô lập, làm suy yếu Trung Quốc hay cố gắng biến đổi nước này theo hướng tốt đẹp hơn nên là mục đích chủ đạo trong chiến lược của Mỹ ở châu Á”.
Vấn đề được The National Interest đặt ra là Mỹ cần hiểu được các động lực bên trong của Trung Quốc bởi các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã đánh giá lạc quan quá mức.

Vì sao đầu tư Trung Quốc vào Mỹ giảm gần 90% từ khi ông Trump nhậm chức?
(VTC News) – Niềm tin rạn vỡ giữa Mỹ và Trung Quốc làm chậm dòng tiền Bắc Kinh đổ vào Washington trong bối cảnh thương chiến giữa 2 quốc gia chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Theo NYT, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ giảm gần 90% kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Sự lao dốc này xuất phát từ sự giám sát chặt chẽ của Mỹ, thái độ không mấy mặn mà với đầu tư từ Trung Quốc của Washington và chính từ thực tế Bắc Kinh đang thắt chặt giới hạn chi tiêu nước ngoài.
Một loạt các ngành công nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề do xu hướng thoái trào này, bao gồm các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, thị trường bất động sản Manhattan và chính quyền các bang từng dành nhiều năm gọi vốn đầu tư Trung Quốc.
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh là biểu tượng cho thấy quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã xấu đi thế nào. Mỹ không tin tưởng Trung Quốc và ngược lại”, Eswar Prasad, cựu Giám đốc bộ phận Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho hay.

***   Iran tuyên bố xử tử nhân viên tình báo Mỹ
Iran tuyên bố đã bắt 17 điệp viên làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và kết án tử hình với một số người trong đó.

“Cuộc đua” của ông Shinzo Abe
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Nhật Bản – Hàn Quốc không có dấu hiệu hạ nhiệt, ngày 21-7 tới, cử tri Nhật Bản sẽ bỏ phiếu bầu lại 124/245 thượng nghị sĩ.

Cuba với gói 30 biện pháp thúc đẩy kinh tế
Ngày 27-6, Chính phủ Cuba đã thông báo về một gói 30 biện pháp kinh tế nhằm đối phó với tình hình kinh tế – xã hội nhạy cảm của đất nước.

Vì sao vụ phóng hỏa xưởng phim Nhật Bản gây thương vong lớn?
Đài truyền hình Nhật Bản NHK ngày 22-7 hé lộ, việc khói lan quá nhanh đã khiến phần lớn nạn nhân trong vụ phóng hỏa gây cháy lớn tại xưởng phim Kyoto không thể đủ sức mở cửa thoát hiểm để chạy ra ngoài.

Tổng thống Putin cam kết sát cánh cùng Syria trong cuộc chiến chống khủng bố
Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi quan hệ đồng minh với Syria, đồng thời cam kết sát cánh cùng nước này trong cuộc chiến chống khủng bố.

Cơn ác mộng về cướp biển Somali đang tan dần?
Ngày nay, sự chú ý của giới truyền thông đang tập trung vào vấn đề khủng bố nhiều hơn là nạn cướp biển. Mặc dù trong khoảng 10 năm trước, các báo cáo xuất hiện gần như hàng tuần về những con tàu mới bị cướp biển Somali bắt giữ và nhiều triệu đô la tiền chuộc mà các chủ tàu phải trả cho bọn chúng.

Iran chỉ trích quan chức Mỹ lôi Anh vào căng thẳng vùng Vịnh
Iran cho rằng chính sách của Mỹ ở Trung Đông là một sai lầm, đồng thời chỉ trích các quan chức ở Washington đã lôi London vào căng thẳng vùng Vịnh.

Nữ Chủ tịch đầu tiên của EC
Ngày 16-7, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã được Nghị viện châu Âu bầu làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu sau nhiều tháng bàn bạc và bầu cử căng thẳng. Hiện còn 3 chức vụ quan trọng khác trong liên minh châu Âu đã có ứng cử viên nhưng việc bầu các chức danh này còn rất phức tạp.

Mỹ chỉ trích Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20-7 bày tỏ quan ngại về những thông tin Trung Quốc đang cản trở hoạt động dầu khí của các nước khác ở Biển Đông, chỉ trích Bắc Kinh có hành động khiêu khích và gây bất ổn tại vùng biển này.

Cử tri Nhật Bản bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử Thượng viện
Sáng 21-7, các cử tri trên khắp đất nước Nhật Bản đã bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử Thượng viện. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến giành được đa số vững chắc trong cuộc bầu cử này.

Xả súng liên tiếp trong đêm tại Chicago gây nhiều thương vong
Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 19 người khác bị thương trong loạt vụ xả súng xảy ra liên tiếp trong đêm 20-7 (giờ địa phương) dọc thành phố Chicago, Mỹ.

Bồ Đào Nha huy động hơn 1.000 lính cứu hỏa đối phó với cháy rừng
Reuters đưa tin, hơn 1.000 lính cứu hỏa đã được chính quyền Bồ Đào Nha điều động vào rạng sáng 21-7 để đối phó với cháy rừng diện rộng đang diễn ra tại khu vực miền Trung nước này.

Iran tung video bắt tàu, Anh tố đó là “hành động thù địch”
Giới chức Anh hôm 20-7 (giờ địa phương) đã lên tiếng tố cáo việc Iran bắt giữ một tàu chở dầu có cờ của Anh ở vùng Vịnh là “hành động thù địch”, ngay sau khi Tehran đăng tải đoạn video bắt giữ con tàu này.

Đất hiếm và cuộc thương chiến Mỹ – Trung
Ngay sau tuyên bố của Google về việc hạn chế các dịch vụ của mình trên điện thoại di động Huawei, có một tờ báo đã nêu quan điểm: “Sản lượng đất hiếm sẽ giúp Bắc Kinh kiểm soát huyết mạch của lĩnh vực công nghệ cao của Mỹ và thế giới”.
Tổng hợp-TT