Bài toán chưa có lời giải; Kim Jong Un có “lá bài cực mạnh” để đối phó với Donald Trump?; Điều đặc biệt về chuyến công du của Kim Jong Un…là những tin chính được cập nhật.
Bài toán chưa có lời giải
Một container rác Canada xuất sang Philippines. (Nguồn: eco-business.com)
(SGGP) Tranh chấp lâu nay giữa Philippines và Canada liên quan đến vấn đề rác thải nhập khẩu đã được đẩy lên một mức độ mới, sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 23-4 khẳng định sẽ “tuyên chiến” với Ottawa trong vấn đề này.
Ông Duterte còn cảnh báo, nếu Ottawa không hành động, trong tuần tới Manila sẽ đưa hơn 100 container rác thải trở lại Canada.
Trước đó, Manila đã nhiều lần gửi công hàm ngoại giao phản đối Ottawa liên quan đến hàng tấn rác thải sinh hoạt và điện tử được chuyển từ Canada tới Philippines trong thời gian 2013-2014. Những container rác này được nhập khẩu dưới hình thức nhựa để tái chế. Đến nay, phía Canada vẫn cho rằng đây là một hoạt động giao dịch thương mại không được chính phủ hậu thuẫn. Tuần trước, một luật sư tỉnh British Columbia của Canada nhận định Ottawa đã vi phạm Công ước Basel, vốn cấm các nước phát triển chuyển rác thải độc hại hay nguy hiểm sang các nước đang phát triển mà không được sự đồng ý của nước tiếp nhận. Một số tổ chức bảo vệ môi trường cũng đã đề nghị Thủ tướng Trudeau đưa các container rác về Canada để xử lý. Vấn đề rác thải nhựa không dừng lại ở một quốc gia riêng lẻ như Philippines mà hiện đã lan khắp khu vực Đông Nam Á và một số nước phương Tây. Tại Malaysia, các số liệu chính thức cho thấy nhập khẩu nhựa của quốc gia này là 870.000 tấn năm 2018, tăng gấp 3 lần so với năm 2016.
Kim Jong Un có “lá bài cực mạnh” để đối phó với Donald Trump?
– Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dự định sẽ có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Vladimir Putin trong tuần này tại một hội nghị thượng đỉnh mang tính biểu tượng. Ông Trump hy vọng sẽ xây dựng được hình ảnh một người chơi nghiêm túc trên chính trường quốc tế nhưng ông này sẽ khó có thể làm thay đổi chính sách trừng phạt mà các nước đang áp dụng đối với Triều Tiên.
Sau khi hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc cách đây 2 tháng mà không có bất kỳ thỏa thuận nào, cuộc gặp của ông Kim với ông Putin được xem là lời nhắc nhở với Washington rằng Nhà lãnh đạo Triều Tiên còn có những sự lựa chọn khác trong khu vực để ủng hộ vai trò lãnh đạo của ông này.
Tuy nhiên, trong khi Chủ tịch Kim có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nhiều hơn nữa từ hai nước ủng hộ chính cho ông này là Trung Quốc và Nga thì Nga sẽ rất hạn chế trong việc cung cấp sự ủng hộ cho Triều Tiên. Cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Triều Tiên sẽ tập trung vào việc thể hiện tình hữu nghị chứ không phải là những khoản đầu tư hay viện trợ mới, giới phân tích nhận định.
“Khi Chủ tịch Kim gặp Tổng thống Putin, ông ấy sẽ đề nghị sự giúp đỡ về kinh tế cũng như đề nghị Nga nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Moscow sẽ không thể đáp ứng mong muốn của ông Kim”, ông Artyom Lukin – một giáo sư đến từ trường Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, đã phân tích như vậy.
Điều đặc biệt về chuyến công du của Kim Jong Un
Rất giống cha mình cách đây 18 năm, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã tới Nga bằng đoàn tàu bọc thép và được nước chủ nhà tiếp đón trọng thị. Tuy nhiên, chuyến đi lần này diễn ra trong bối cảnh khác rất nhiều.
Cha của ông Kim Jong Un – cố Chủ tịch Kim Jong Il đã công du Moscow vào năm 2001, đúng vào thời điểm chương trình tên lửa của Triều Tiên chỉ mới bắt đầu tăng tốc. Gần 2 thập niên sau, vào năm 2019, chương trình hạt nhân phát triển nhanh chóng của Triều Tiên đã dẫn tới các hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa ông Kim Jong Un với tổng thống Mỹ. Nga hiện đang tìm cách tham gia với tư cách trung gian hòa giải.
Ông Kim đã tới thành phố cảng Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga hôm 24/4 và dự kiến sẽ họp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Đại học Tổng hợp liên bang Viễn Đông (FEFU) trên đảo Russky, nơi quốc kỳ Triều Tiên đã được treo lên ở nhiều nơi và một đoàn xe limousine tháp tùng màu đen đã tới đây từ ngày 23/4.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc hành trình dài 675km trên tàu bọc thép để đến Vladivostok, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên tuyên bố, ông tới Nga với “tình cảm nồng ấm” của người dân Triều Tiên. Ông cũng bày tỏ hy vọng, các cuộc thảo luận với ông Putin sẽ giúp giải quyết tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Nga nhiều khả năng sẽ cố gắng phá vỡ thế bế tắc khi đàm phán giải trừ hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng bị đình trệ tiếp sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai ở Hà Nội hồi cuối tháng 2 vừa qua. Các sinh viên FEFU hiện chỉ cầu mong nhà trường sẽ cho nghỉ học trong dịp thượng đỉnh Nga – Triều.
Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Kim Jong Un tới Nga, nhưng nó là động thái tiếp bước cha và ông nội của ông. Cả hai cố lãnh đạo Triều Tiên đều từng tới thăm Nga khi còn sống. Chuyến công du Nga năm 2001 của ông Kim Jong Il kéo dài tới 9 ngày và ông đã di chuyển trên tuyến đường sắt xuyên Siberia. Chuyến đi tiếp sau việc Tổng thống Putin đến Bình Nhưỡng một năm trước đó.
*** Nhà lãnh đạo Triều Tiên nói gì khi vừa đặt chân đến Nga?
Đoàn tàu bọc thép chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến Nga dự Hội nghị thượng đỉnh Nga-Triều đã có mặt tại thành phố Vladivostok chiều ngày 24-4 sau hành trình dài 20 tiếng, mang theo những hi vọng đối thoại của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Reuters đưa tin, đoàn tàu bọc thép chở nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phái đoàn quan chức cấp cao Triều Tiên trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Nga đã có mặt tại nhà ga Vladivostok vào lúc 18h giờ địa phương (tức 15h giờ Việt Nam), chỉ vài giờ sau khi đi qua khu vực biên giới giữa Nga và Triều Tiên và dừng chân ngắn ở nhà ga Khasan.
Trước đó, tại điểm dừng chân ở nhà ga thị trấn biên giới Khasan, ông Kim Jong-un đã có những chia sẻ với đài truyền hình Nga Rossiya 24 rằng ông đang hi vọng các cuộc thảo luận với Tổng thống Putin sẽ hữu ích và thành công.
“Tôi hi vọng rằng chúng ta có thể thảo luận các câu hỏi cụ thể về các cuộc đàm phán hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, và về mối quan hệ song phương giữa hai nước”, ông nói thông qua một thông dịch viên.
“Chuyến thăm Nga lần này sẽ không phải là lần cuối cùng. Đây sẽ chỉ là bước đi đầu tiên (trong sự phát triển của quan hệ song phương)”, nhà lãnh đạo Triều Tiên nói với ông Alexander Kozlov – Bộ trưởng phụ trách phát triển của vùng Viễn Đông Nga.
Kết thúc vụ án thương gia phố Wall gây chấn động
Vụ trọng án đã khiến các nhà chức trách phải mất tới 10 năm điều tra. Một cựu thương nhân tài chính đã không từ bất cứ thủ đoạn nào để tìm cách giành được hàng triệu đôla từ người vợ do chính mình sát hại.
Đằng sau cuộc “thay máu” Bộ An ninh nội địa Mỹ
Đầu tháng 4, một loạt quan chức cấp cao của Bộ An ninh nội địa Mỹ, từ bà Bộ trưởng cho đến Giám đốc Cục Mật vụ đã phải “khăn gói ra đi”, nhường vị trí lại cho người khác. Nguyên nhân được cho là có liên quan đến vấn đề người nhập cư và các vấn đề an ninh khác gần đây.
Thổ Nhĩ Kỳ úp mở chuyện mua Su-57 Nga thay F-35 Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ sẽ phải tìm một nơi khác có “công nghệ tốt nhất” để mua máy bay chiến đấu nếu Mỹ nhất quyết loại nước này khỏi chương trình sản xuất tiêm kích F-35.
Mỹ – Iran: Viễn cảnh một cuộc đối đầu quân sự?
Tình hình khu vực Trung Đông một lần nữa nóng lên khi phía Iran chỉ ra những dấu hiệu cho thấy Israel và Mỹ muốn chuẩn bị chiến tranh với Iran. Chưa rõ thực hư thế nào nhưng lời cảnh báo cho thấy còn rất lâu nữa khu vực Trung Đông mới thoát khỏi vòng xoáy xung đột, bạo lực và những tính toán chiến lược của các quốc gia trong và ngoài khu vực này.
Nga tiếp đón Chủ tịch Kim Jong-un bằng món bánh mì đen truyền thống
Nga tổ chức lễ đón trọng thể Chủ tịch Kim Jong-un với quân nhạc và đội danh dự tại nhà ga chính ở thành phố Vladivostok.
Ông Zelensky trước thách thức của Ukraine
Theo kết quả kiểm phiếu vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 21-4, diễn viên hài, kiêm ngôi sao truyền hình Volodymyr Zelensky, đã chiến thắng áp đảo, với 73% số phiếu, trở thành Tổng thống Ukraine. Đối thủ của ông là tổng thống mãn nhiệm Petro Porochenko chỉ nhận được 24% phiếu.
Ngày Phục sinh buồn ở Sri Lanka
Ít nhất 290 người đã thiệt mạng và khoảng 500 người bị thương trong 9 vụ tấn công đúng ngày Phục sinh ở Sri Lanka. Đây được xem là vụ bạo lực nghiêm trọng nhất ở Sri Lanka kể từ khi cuộc nội chiến kết thúc 10 năm trước.
Tương lai thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 3: Hòn bấc ném đi…
Rơi vào tình trạng bế tắc kể từ sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội kết thúc mà không đạt được thỏa thuận, cuộc đàm phán Mỹ – Triều Tiên liên quan đến hồ sơ hạt nhân càng trở nên khó khăn khi xuất hiện những yếu tố mới.
Sri Lanka bắt nhóm đánh bom khủng bố trong đó có 1 phụ nữ
Cảnh sát Sri Lanka đã xác nhận được 9 kẻ thực hiện loạt vụ đánh bom tự sát vào hôm 21-4 vừa qua, trong số đó có một phần tử là nữ.
Mexico trục xuất 15 nghìn người di cư trong một tháng
Mexico đã trả lại hơn 15.000 người di cư trong vòng 30 ngày qua, cho thấy sự gia tăng trong việc trục xuất người di cư trước áp lực từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm ngăn chặn nạn di cư bất hợp pháp.
Khủng bố tại Sri Lanka: Số người thiệt mạng tăng lên con số 359
Cảnh sát cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, số người chết trong vụ đánh bom đẫm máu vào dịp Lễ phục sinh tại các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka hôm 21-4 đã tăng lên con số 359.
Ông Trump “hỏi tội” Twitter vì bị mất nhiều người theo dõi
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp CEO của Twitter, Jack Dorsey, vào ngày 23-4 (giờ địa phương), và dành thời gian để “tra hỏi” về việc ông bị mất nhiều người theo dõi trên mạng xã hội này.
Lãnh đạo Sudan hứa “đối thoại với tất cả người dân”
Aljazeera ngày 24-3 đưa tin, ông Abdel Fattah Burhan, người đứng đầu hội đồng quân sự chuyển tiếp ở Sudan hôm 23-4 khẳng định sẽ trao quyền lực cho người dân nước này càng sớm càng tốt.
Tàu chở ông Kim Jong-un đã đến Nga, sẵn sàng cho thượng đỉnh Nga-Triều
Yonhap dẫn nguồn tin địa phương cho biết, sáng 24-4, đoàn tàu bọc thép chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có mặt tại thị trấn biên giới Khasan trên hành trình tiến thẳng đến Vladivostok, Nga trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tại sao Nga-Triều lại chọn Vladivostok là nơi gặp mặt thượng đỉnh?
Với vị trí đặc biệt, thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông Nga từng được xem là “cánh cửa sổ” bước ra thế giới bên ngoài của không ít người Triều Tiên.
Kỳ vọng gì ở Thượng đỉnh Nga – Triều Tiên
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tới Nga vào nửa cuối tháng này và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, Điện Kremlin cho biết hôm 18-4. “Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm Nga vào cuối tháng 4 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin” – thông cáo của Điện Kremlin viết.
Tổng hợp-TT