VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 27/7/2020.

3 ngày, thế giới tăng 1 triệu ca mắc Covid-19; Các nước đối phó ra sao khi làn sóng Covid-19 thứ 2 xảy ra?; Thế giới hơn 650.000 người chết, Mỹ vẫn ở tâm xoáy Covid-19; Người dân coi thường cảnh báo, Iran lại vỡ trận vì COVID-19…là những tin chính được cập nhật.

3 ngày, thế giới tăng 1 triệu ca mắc Covid-19

  Một gia đình người Iraq đeo khẩu trang và tấm chắn che mặt để phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Baghdad, ngày 23-7. Ảnh: AFP/TTXVN   Một gia đình người Iraq đeo khẩu trang và tấm chắn che mặt để phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Baghdad, ngày 23-7. Ảnh: AFP/TTXVN

SGGP Theo trang thống kê của trang worldometers.info, tính đến 21 giờ ngày 26-7 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 16.261.145 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 649.456 ca tử vong.
Đáng lo ngại là chỉ trong vòng 3 ngày, số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới đã tăng thêm 1 triệu ca và hiện hơn 50% tổng số người nhiễm bệnh được ghi nhận tại châu Mỹ và khu vực Caribe. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đã lên tới 4.317.421 ca, trong khi số tử vong cũng tăng lên 149.407 người. Trên thực tế, số ca tử vong trong ngày tại Mỹ liên tục vượt mức 1.000 ca trong 4 ngày gần đây.

Sau Mỹ, Brazil đã ghi nhận gần 2,4 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 86.449 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ ba với gần 1,4 triệu ca mắc Covid-19 và 32.096 ca tử vong. Tại châu Âu, Nga là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất với 806.720 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 được xác định và 13.192 ca tử vong. Nước này đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên người loại vaccine thứ hai có tiềm năng phòng bệnh. Nam Phi là nước có số ca mắc Covid-19 cao nhất châu Phi với 434.200 ca, trong đó có 6.655 trường hợp tử vong.

Ngày 26-7, Triều Tiên đã phong tỏa thành phố biên giới Keasong sau khi phát hiện ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên. Nếu được xác nhận, đây sẽ là ca mắc Covid-19 đầu tiên được báo cáo chính thức tại nước này. Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), trước đó ngày 25-7, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp khẩn để triển khai “một hệ thống khẩn cấp và cảnh báo ở cấp độ cao nhất”, nhằm khống chế dịch bệnh. Ông Kim Jong-un đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại khu vực liên quan và nêu rõ quyết tâm của Ban Chấp hành Trung ương đảng trong việc chuyển từ hệ thống chống đại dịch khẩn cấp quốc gia sang hệ thống tình trạng khẩn cấp tối đa và ban hành cảnh báo cấp độ cao nhất. Ca nghi nhiễm là một người vượt biên trái phép từ Hàn Quốc trở về hôm 19-7. Bệnh nhân nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 đang được cách ly nghiêm ngặt và “mọi người ở thành phố Kaesong đã tiếp xúc với người này cùng những người đã tới thành phố trong 5 ngày gần nhất đang được điều tra cặn kẽ, kiểm tra y tế và đặt dưới chế độ cách ly”.

Cùng ngày, Cục Di trú Thái Lan thông báo, người nước ngoài có thị thực quá cảnh, thị thực du lịch hoặc thị thực cấp tại điểm đến được kéo dài thời gian lưu trú do Covid-19 phải rời khỏi Thái Lan chậm nhất vào ngày 26-9. Theo quy định mới, những người có thị thực ngắn hạn (thị thực du lịch, thị thực quá cảnh, thị thực tại điểm đến) và những người được miễn thị thực phải chuẩn bị để rời khỏi Thái Lan chậm nhất vào 26-9, trừ trường hợp bị ốm và gặp những trở ngại khác như không có chuyến bay hoặc có tình hình bùng phát dịch. Trong trường hợp bị ốm, người nước ngoài phải mang chứng nhận y tế đến liên hệ với văn phòng di trú địa phương.

Các nước đối phó ra sao khi làn sóng Covid-19 thứ 2 xảy ra?
Nhiều nước đối mặt tình trạng tái xuất hiện ca mắc Covid-19 mới sau chuỗi ngày không có lây nhiễm trong cộng đồng. Một số nơi chọn biện pháp phong tỏa và xét nghiệm hàng loạt.
Cuối tháng 5, Reuters dẫn lời bác sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo những quốc gia, vùng lãnh thổ có ca nhiễm SARS-CoV-2 giảm vẫn có thể phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai nếu buông lỏng các biện pháp phòng dịch.
Mơ hồ cách xác định làn sóng thứ hai
Khái niệm về sự quay trở lại của Covid-19 vẫn còn mơ hồ. Một số chuyên gia Mỹ cho rằng ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng nhanh không có nghĩa thế giới bước vào giai đoạn “làn sóng Covid-19 thứ hai”.
Theo Reuters, những lo ngại về đợt bùng phát đại dịch Covid-19 thứ hai xuất phát từ lịch sử chống dịch của nhân loại. Năm 1918-1919, cúm Tây Ban Nha lây nhiễm cho hơn 500 triệu người trên toàn thế giới và gây ra cái chết cho 20-50 triệu bệnh nhân. Virus này xuất hiện lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1918. Sau đó, vào mùa thu cùng năm, nó quay trở lại và tạo ra làn sóng thứ hai, lây nhiễm nguy hiểm hơn.
Các nhà dịch tễ học cho hay việc xác định chính xác làn sóng thứ hai là gì không hề rõ ràng. SCMP dẫn lời GS John Mathews (Đại học Nhân chủng và Sức khỏe Toàn cầu Melbourne, Australia) giải thích khái niệm trên thường xảy ra khi lượng bệnh nhân chững lại hoàn toàn. Sau đó, số ca mắc đột ngột nhảy vọt.
Tuy nhiên, thước đo cụ thể để đánh giá làn sóng thứ hai, dựa trên yếu tố thời gian, không gian, tỷ lệ ca mắc, vẫn chưa có. Do đó, thuật ngữ này vẫn còn mơ hồ, không nên sử dụng bừa bãi. Nói về nguyên nhân khiến dịch bệnh quay trở lại sau thời gian “ngủ yên”, ông Mathews cho rằng do virus biến chủng hoặc sự thay đổi hành vi của con người.
Thay đổi cách kiểm dịch, tăng cảnh giác
Trước sự tiếp tục xuất hiện của những bệnh nhân Covid-19 sau nhiều ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, các nước tìm cách phòng dịch mới.

Ngày 25/7, theo Reuters, Hàn Quốc ghi nhận thêm 113 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 86 ca mắc trở về từ nước ngoài, 27 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của quốc gia này xác định đây là thời điểm có ca mắc Covid-19 mới nhiều nhất kể từ ngày 31/3 – thời gian đánh dấu Hàn Quốc vừa qua đỉnh dịch.
Trước tình hình số ca mắc Covid-19 trở về từ nước ngoài chiếm tới 15% tổng ca dương tính, giới chức Hàn Quốc đặt 6 quốc gia, vùng lãnh thổ trong mức báo động, bao gồm: Bangladesh, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Philippines, Uzbekistan. Nga đang được xem xét để thêm vào danh sách này.
Theo Yonhap, bất kể hành khách nào trở về từ những nơi trên – bao gồm cả công dân Hàn Quốc – đều phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đồng thời, 100% hành khách quốc tế phải cách ly hai tuần.

Cùng lúc đó, một tháng sau lệnh cách ly, Tây Ban Nha công bố thêm 922 ca mắc Covid-19 mới, theo số liệu của NPR. Đây là ổ dịch lớn tại châu Âu, sau Italy. Maria Jose Sierra – người phát ngôn của cơ quan y tế khẩn cấp Tây Ban Nha – trả lời The Guardian cho biết: “Đây có thể là làn sóng thứ hai của đại dịch. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng bằng việc theo dõi sát sao và tìm ra biện pháp cần thiết, triệt để ngay lập tức”.

Giữa tháng 7, chính phủ Thái Lan siết chặt các quy định đối với người nước ngoài nhập cảnh vào địa phận nước này. Theo Reuters, động thái này xuất hiện sau khi Thái Lan ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 “nhập khẩu”, lo ngại về làn sóng thứ hai có thể xảy đến.
Trước đó, xứ chùa Vàng trải qua 50 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hai ca nhiễm SARS-CoV-2 công bố vào giữa tháng 7 là khách quốc tế. Sau hai bệnh nhân trên, giới chức Thái Lan phải cách ly hơn 400 người. Chính phủ nước này đồng thời thừa nhận quy tắc kiểm dịch dành cho các nhà ngoại giao và phi hành đoàn nhập cảnh từ tháng 3 khá lỏng lẻo.

Trung Quốc phát hiện ổ dịch mới tại chợ đầu mối Tân Phát Địa (Bắc Kinh) vào ngày 13/6 sau gần 2 tháng không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trước sự việc này, một phần thủ đô Bắc Kinh phải phong tỏa. Cùng đó, Trung Quốc đã nâng cảnh báo khẩn cấp lên mức cao thứ 2 và huỷ hơn 60% chuyến bay đến Bắc Kinh hôm 17/6.
Cách làm này khác biện pháp đã từng áp dụng với Vũ Hán – ổ dịch Covid-19 đầu tiên của thế giới. Giới chức Trung Quốc không áp đặt lại biện pháp phong tỏa diện rộng. Thay vào đó, họ kiểm soát một nhóm người và tập trung vào xét nghiệm trên diện rộng để sàng lọc hơn 50% trong số 21 triệu dân của thủ đô Bắc Kinh.
Các khu vực lân cận chợ đầu mối Tân Phát Địa cũng được chia cấp để chọn biện pháp phong tỏa, cách ly phù hợp. Cách làm này đã cho thấy hiệu quả khi số ca nhiễm mới giảm dần. Theo AFP, đến ngày 10/7, thủ đô của Trung Quốc không ghi nhận ca mắc mới liên tiếp nhiều ngày.
Trước sự trở lại của bệnh nhân Covid-19 sau nhiều ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, chính phủ tại các quốc gia khuyến cáo người dân cảnh giác, tiếp tục bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách tuân thủ các biện pháp y tế như đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.

***  Thế giới hơn 650.000 người chết, Mỹ vẫn ở tâm xoáy Covid-19
Đại dịch Covid-19 tiếp tục càn quét khắp thế giới, nhiễm mầm bệnh cho hơn 16,3 triệu người và cướp đi sinh mạng của gần 652.000 người.
Số liệu trên vừa được trang thống kê toàn cầu Worldometers cập nhật lúc 6h sáng ngày 27/7. Số ca hồi phục đạt trên 10 triệu.
Như vậy, trong 24 giờ qua, dịch bệnh đã đưa thêm khoảng 205.000 bệnh nhân vào danh sách tổng và đẩy thêm gần 4.000 người vào tay tử thần.

Mỹ ở tâm xoáy Covid-19
Theo Worldometers, trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 50.000 bệnh nhân mới và 374 ca tử vong, nâng tổng số ca dương tính với virus corona lên gần 4,37 triệu và gần 150.000 ca tử vong.
Sau một thời gian chứng kiến xu hướng dịch bệnh giảm, tỷ lệ lây nhiễm tại nước này tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các bang phía nam và phía tây như California, Texas, Alabama và Florida.

Tổng thống Brazil khỏi bệnh
Đứng thứ 2 sau Mỹ về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận gần 23.000 ca nhiễm mới vào tổng 2,4 triệu bệnh nhân. Số tử vong tăng thêm 508 người lên 87.000 trường hợp.
Tổng thống Jair Bolsonaro thông báo kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 sau ít nhất 3 lần nhận kết quả dương tính kể từ ngày 7/7.

Một loạt nước chạm đỉnh
Trong tuần qua, khoảng 40 quốc gia thông báo có số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục, làm dấy lên lo ngại làn sóng dịch bệnh lần 2 bùng nổ trên toàn thế giới.
Theo thống kê của Reuters, đại dịch đang lây lan mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới. Số người dương tính với Covid-19 không chỉ tăng vọt ở Mỹ, Brazil hay Ấn Độ, các nước đứng đầu về số ca nhiễm, mà còn ở Australia, Nhật, Hong Kong (Trung Quốc), Bolivia, Sudan, Ethiopia, Bulgaria, Bỉ, Uzebekistan và Israel cũng như nhiều nơi khác.
Một số quốc gia, đặc biệt là những nước đã nới lỏng phong toả và giãn cách xã hội, ghi nhận số ca nhiễm lên tới đỉnh điểm lần thứ hai, khoảng một tháng sau khi các ca nhiễm lên đỉnh lần thứ nhất.
Trong khi đó, WHO cảnh báo thế giới sẽ không thể quay lại “tình trạng bình thường như trước đây”.

Dịch bệnh ở Ấn Độ còn kéo dài
Châu Á cũng trở thành thành điểm nóng Covid-19 với số ca nhiễm mới ở nhiều nước đang tăng nhanh trở lại.
Đặc biệt là Ấn Độ, quốc gia ghi nhận thêm hơn 50.000 ca nhiễm mới và 714 ca tử vong trong ngày 26/7, nâng danh sách lên hơn 1,4 triệu bệnh nhân và gần 33.000 người tử vong.
Thủ tướng Narendra Modi khẳng định tình hình dịch bệnh sẽ còn kéo dài. Mặc dù tỷ lệ hồi phục của các bệnh nhân cao hơn so với nhiều quốc gia khác và tỷ lệ tử vong thấp hơn nhưng ở nhiều nơi thuộc Ấn Độ đang đối mặt tốc độ dịch lây lan nhanh, do vậy người dân phải hết sức cảnh giác.
Đến nay, Ấn Độ đã thực hiện tổng cộng 16 triệu lượt xét nghiệm Covid-19, trong đó có khoảng 442.000 xét nghiệm trong cùng ngày, tăng gấp đôi so với mức 220.000 xét nghiệm/ngày hồi đầu tháng 7.

***Người dân coi thường cảnh báo, Iran lại vỡ trận vì COVID-19
Chật vật vượt qua làn sóng tấn công đầu tiên của COVID-19 cách đây vài tháng, Iran mới đây xác nhận đại dịch toàn cầu này thêm lần nữa tạo ra những áp lực chưa từng có cho hệ thống chăm sóc y tế công.

Số ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại Australia tăng sốc
Bang Victoria, Australia ngày 27/7 ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới theo ngày cao nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện tại đây, với nhiều khả năng chính quyền địa phương sẽ tiếp tục gia hạn phong tỏa ít nhất trong 6 tuần tới.

Người dân tập trung đông bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô
Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô đã chính thức đóng cửa sáng 27/7 theo yêu cầu từ phía Bắc Kinh trong một động thái ăn miếng trả miếng giữa hai nước.

EC lên án việc Ba Lan rút khỏi công ước Istanbul
Euronews ngày 27/7 đưa tin, Hội đồng châu Âu (EC) đã lên tiếng cảnh báo việc Ba Lan rút khỏi công ước Istanbul, một khuôn khổ pháp lý toàn diện về vấn đề phòng ngừa và chống bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực gia đình. Không chỉ EC mà hàng ngàn phụ nữ Ba Lan cũng đã biểu tình phản đối quyết định này của Warsaw.

Hai ứng viên hàng đầu và chặng nước rút của cuộc đua vào Nhà Trắng
Chỉ còn 100 ngày nữa, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 sẽ chính thức diễn ra, hai ứng viên hàng đầu hiện nay là đương kim Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden đang chạy đua nước rút với những lợi thế và khó khăn rõ ràng.

Cận cảnh dàn vũ khí “cực khủng” của Hải quân Nga
Binh sĩ cùng dàn khí tài hiện đại của Hải quân Nga phô diễn năng lực tác chiến vượt trội tại lễ duyệt binh mừng 81 năm ngày thành lập dưới sự chứng kiến của Tổng thống Vladimir Putin.
COVID-19 phá kỷ lục mới, Mỹ-Trung leo thang căng thẳng
Hàng chục quốc gia chứng kiến số ca nhiễm mới dịch COVID-19 tăng mạnh trở lại, căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang và việc EU đạt thoả thuận cứu nền kinh tế… là những tin tức đáng chú ý nhất tuần qua.

Mặt trận mới trong cuộc đối đầu Trung-Ấn
Ngay cả khi Ấn Độ và Trung Quốc đã cùng đàm phán để xoa dịu nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ biên giới tại khu vực Himalaya, thách thức tiếp theo của New Delhi từ Bắc Kinh đã nổi lên, cách Ấn Độ hơn 1.000 km, đó là Iran.

Bill Gates hỗ trợ hãng dược Hàn Quốc sản xuất vaccine COVID-19 từ năm sau
Trong lúc cả thế giới vẫn đang căng thẳng với dịch bệnh COVID-19 thì tỷ phú công nghệ Bill Gates bất ngờ “hé lộ” về khả năng sản xuất vaccine COVID-19 của một hãng dược đến từ Hàn Quốc.

Anh buộc du khách từ Tây Ban Nha cách ly hai tuần
Khách du lịch Anh đã bày tỏ thất vọng trước quyết định từ chính phủ áp đặt lệnh cách ly hai tuần đối với những người trở về từ Tây Ban Nha, tuy nhiên, chính phủ kiên quyết bảo vệ quyết định này.

Bệnh viện tại Mỹ trả bệnh nhân về để “ra đi bên cạnh người thân”
Ngày thứ tư liên tiếp Mỹ ghi nhận khoảng một ngàn ca tử vong vì COVID-19 trong bối cảnh vẫn còn tranh cãi xung quanh vấn đề mở cửa lại trường học và yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang.

Biểu tình chống phân biệt chủng tộc tiếp tục nóng tại Mỹ
Người biểu tình ở thành phố Seattle đã ném chai lọ, đá và cả chất nổ vào lực lượng chức năng, một số còn đốt các phương tiện và phóng hỏa công trình xây dựng.

Cải trang để rút trộm hơn 100.000 USD từ các sòng bạc
Mặt nạ ngụy trang, bằng lái xe giả và thông tin cá nhân giả, là những gì mà một người đàn ông ở Mỹ sử dụng để đánh cắp hơn 100.000 USD từ các khách quen ở những sòng bạc ở Michigan và Kansas.

COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới
Trung Quốc đã ghi nhận thêm 46 ca nhiễm COVID-19 mới tại khu vực đại lục trong ngày 25/7, cao hơn con số 34 ca nhiễm mới trong ngày trước đó.

Ca nghi nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp sau khi có báo cáo về trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đầu tiên tại nước này, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin sáng 26/7.

Dân tình “hóng” Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô đóng cửa
Hàng ngàn người đã tập trung bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô trong ngày 25/7 khi các nhân viên bên trong đang chuẩn bị rời khỏi tòa nhà theo lệnh từ Bắc Kinh.

Bão mạnh đổ bộ vào khu vực thiệt hại nặng nề do COVID-19 của Mỹ
Cơn bão Hanna đã mạnh lên vào chiều 25/7 (giờ Mỹ) khi tiến vào gần bờ biển bang Texas và đe dọa một khu vực vốn dĩ đang bị dịch COVID-19 tàn phá nặng nề trong những tuần gần đây.

Tổng hợp-TT