Thủ tướng đến New York tham dự phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ; Bán đảo Triều Tiên: Chuyển xung đột thành động lực mới cho hòa bình; Sau Trung Quốc, nước nào có thể bị ông Trump giáng đòn thuế?…là những tin chính được cập nhật.
Thủ tướng đến New York tham dự phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ
Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York
(Chinhpu.vn) – Sáng nay, 27/9, theo giờ Việt Nam (tối 26/9, giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế John F.Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến tham dự phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) khóa 73.
Đón Thủ tướng và Đoàn tại sân bay có Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc; Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ.
Theo chương trình, Thủ tướng sẽ dự và phát biểu tại Phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 73; tọa đàm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ về thu hút đầu tư tại Việt Nam trong thời kỳ phát triển công nghệ 4.0 và có hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương như gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, gặp Tổng thư ký LHQ, gặp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba; gặp Tổng thống Fiji, gặp Tổng thống Croatia, gặp Thủ tướng Saint Lucia, gặp Thủ tướng Bulgaria…
Thủ tướng cũng sẽ gặp gỡ bạn bè Hoa Kỳ, cán bộ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại New York.
Bán đảo Triều Tiên: Chuyển xung đột thành động lực mới cho hòa bình
(SGGP) Washington Post ngày 26-9 có bài nhận định Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cao lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhờ những đóng góp của ông Kim trong các bước tiến để giải trừ vũ khí hạt nhân.
Đây được coi là sự xoay chuyển bất ngờ trong thái độ và ngôn từ của ông Donald Trump khi cách đây 1 năm, cũng phát biểu tại Liên hiệp quốc, ông Donald Trump còn ví ông Kim là “Người tên lửa” (rocket man).
Theo ông Donald Trump, tên lửa không còn bay ở bất kỳ hướng nào, các vụ thử hạt nhân đã ngừng lại, một số cơ sở quân sự (của Triều Tiên) đang được dỡ bỏ: “Tôi muốn cảm ơn Chủ tịch Kim vì sự can đảm của ông ấy và vì những hành động của ông, dù vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Các biện pháp cấm vận sẽ duy trì cho đến khi việc phi hạt nhân hóa được thực hiện”.
Thông điệp về Triều Tiên trong diễn văn của ông Donald Trump năm nay đã có sự xoay chuyển kịch tính so với bài phát biểu năm ngoái cũng tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc, khi ông chủ Nhà Trắng đe dọa hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên. Quan hệ Mỹ – Triều Tiên đã được cải thiện thần tốc sau ba lần gặp nhau giữa lãnh đạo Hàn Quốc-Triều Tiên và đặc biệt là hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa ông Donald Trump với ông Kim ở Singapore hồi tháng 6 – nơi ông Kim đưa ra cam kết hành động hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo.
Ông Donald Trump cũng bày tỏ thiện chí cá nhân với ông Kim Jong-un và thể hiện mong muốn xúc tiến cuộc gặp mặt thứ hai. Tiếp xúc với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Liên hiệp quốc ngày 24, ông Donald Trump khen ông Kim “hết sức cởi mở và xuất sắc”, đồng thời nhấn mạnh với sự hỗ trợ của nhiều nước, Mỹ cùng với Triều Tiên đã chuyển xung đột thành động lực mới cho hòa bình.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông cũng hy vọng thực hiện được chuyến công du Triều Tiên trong năm 2018 để tiến hành các bước chuẩn bị cuối cùng cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên. Ông Pompeo cũng đề xuất gặp mặt người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc trong tuần này. Theo Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, bà Nikki Haley, hai ông đã nhất trí tổ chức cuộc gặp.
Sau Trung Quốc, nước nào có thể bị ông Trump giáng đòn thuế?
Trong khi Trung Quốc, Canada và Mexico bị Mỹ nhắm tới vì bất cân bằng thương mại, Nhật Bản vẫn “yên ổn”, với hy vọng mối quan hệ thân thiện giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ giúp Tokyo tránh xa “làn đạn”.
Tuy nhiên, khi hai nhà lãnh đạo Mỹ – Nhật chuẩn bị có các cuộc hội đàm động chạm đến những va chạm thương mại, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nhật Bản có thể là mục tiêu tiếp theo bị Tổng thống Mỹ nhắm đến. Và điều Tokyo lo nhất là các biểu thuế cao đánh vào xe hơi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên than phiền “mức thâm hụt rất cao” với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Trong những phát biểu được Tạp chí Phố Wall đăng tải, ông dù nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp với người Nhật, nhưng không ngần ngại cảnh báo: “Tất nhiên, nó sẽ kết thúc ngay khi tôi bảo họ sẽ phải trả bao nhiêu”.
Thâm hụt về hàng hóa trao đổi năm 2017 giữa Mỹ với Nhật là 68,8 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Trung Quốc (376 tỷ USD) và Mexico (71 tỷ USD). Theo các số liệu chính thức của Mỹ, mức thâm hụt đã lên tới 40 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.
Xuất khẩu xe hơi và phụ tùng ôtô chiếm tới 80% mức bất cân bằng này, và “cảnh hàng triệu chiếc xe Nhật” chạy trên đường ở Mỹ đã khiến ông Trump khó chịu, trong khi rất ít nhãn hiệu Mỹ lăn bánh ở Nhật Bản. Điều này liên quan rất ít tới thuế – vì Nhật không đánh thuế lên xe nhập khẩu, không giống như Mỹ áp mức thuế 2,5%.
*** Trump nói tình bạn với Tập Cận Bình có thể chấm dứt
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo ở New York rằng làm sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể vẫn là bạn của ông khi hai nước đang căng thẳng về vấn đề thương mại, Trump trả lời: “Ông ấy có thể không còn là bạn của tôi nữa nhưng vẫn tôn trọng tôi”.
Mỹ từ đầu tuần này áp mức thuế 10% với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, đồng thời đe dọa đánh thuế với thêm 267 tỷ USD hàng hóa. Bắc Kinh đáp trả bằng cách tuyên bố mức thuế mới lên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu Mỹ. Trước đó, hai bên đã áp thuế với 50 tỷ USD hàng hóa của nước đối phương.
Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trump cáo buộc Trung Quốc can thiệp bầu cử giữa kỳ Mỹ vào tháng 11 vì không muốn đảng Cộng hòa chiến thắng. Ngoại trưởng Mỹ Vương Nghị bác bỏ cáo buộc này.
Ngoại trưởng Mỹ tháng sau đến Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhận lời mời trở lại Bình Nhưỡng vào tháng 10 của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, để tiếp tục thúc đẩy nỗ lực nhằm “phi hạt nhân hóa Triều Tiên toàn diện, hoàn toàn được kiểm chứng”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Đây sẽ là lần thứ tư ông đến Triều Tiên.
Pompeo đã gặp Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York để thảo luận về kế hoạch cho chuyến đi sắp tới. Mỹ và Triều Tiên sẽ bàn bạc về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Trump và Kim Jong-un.
Oanh tạc cơ Mỹ bay trên Biển Đông
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói rằng các máy bay ném bom B-52 tuần này bay trên Biển Đông như một phần của “các hoạt động thường xuyên được thiết kế để nâng cao khả năng tương tác của chúng tôi với các đối tác và đồng minh trong khu vực”.
Trung Quốc đã tăng cường hoạt động quân sự hóa tại các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông. Để phản ứng, Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông nhằm đối phó với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Eastburn cho biết máy bay ném bom B-52 ngày 25/9 cũng bay trên biển Hoa Đông như một phần của “hoạt động kết hợp thường xuyên”.
Trump từ chối gặp Thủ tướng Canada tại Liên Hợp Quốc
“Đúng như vậy”, Trump nói trong một cuộc họp báo ở New York khi được hỏi có phải ông đã từ chối gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. “Canada đã đối xử rất tệ với chúng tôi”.
Tổng thống Mỹ đã chỉ trích các nhà đàm phán thương mại Canada và nghi ngờ về cơ hội đạt được thỏa thuận về việc chỉnh sửa Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). “Tôi không thích NAFTA. Tôi chưa bao giờ thích nó. Nó rất tệ cho Mỹ nhưng tuyệt vời cho Canada và Mexico, Trump nói.
Anh nói phát hiện danh tính thật của nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Nga
Hồi đầu tháng này, các công tố viên Anh cáo buộc hai người Nga là Alexander Petrov và Ruslan Boshirov âm mưu sát hại cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bằng chất độc thần kinh tại Anh hồi tháng ba. Tuy nhiên, Anh cho rằng những người này đã sử dụng tên giả.
Tên thật của Boshirov là Anatoliy Vladimirovich Chepiga, theo hai nguồn tin an ninh châu Âu am hiểu về cuộc điều tra vụ Skripal.
“Danh tính thực sự của một nghi phạm trong vụ Skripal đã được tiết lộ là một đại tá Nga. Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đang làm việc không ngừng nghỉ”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson viết trên Twitter.
Petrov và Boshirov đã xuất hiện trên truyền hình Nga, nói rằng mình vô tội và đến Anh chỉ để du lịch.
Tổng thống Venezuela sẵn sàng gặp Trump
“Mặc dù có nhiều khác biệt, tôi sẵn sàng chìa tay ra tiếp cận Tổng thống Mỹ Trump để thảo luận các vấn đề song phương”, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nói với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trước đó, Trump cũng nói ông sẵn sàng gặp Maduro nếu việc đó có thể giúp Venezuela. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng mọi phương án đều được cân nhắc, kể cả phản ứng quân sự với Venezuela.
Người đàn ông Ấn Độ đòi vào buồng lái máy bay để sạc điện thoại
Một người đàn ông cố gắng vào buồng lái máy bay của hãng IndiGo khi nó chuẩn bị cất cánh từ Mumbai đến Kolkata, nói rằng anh ta cần sạc điện thoại. Người này bị đưa ra khỏi máy bay và bàn giao cho cảnh sát vì vi phạm quy định an ninh.
Trump nói Mỹ – Triều đã có chiến tranh nếu ông không làm tổng thống
“Nếu tôi không được đắc cử thì các bạn đã có một cuộc chiến rồi”, Trump nói tại cuộc họp báo ở New York. “Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt. Ông Kim Jong-un quý mến tôi và tôi cũng quý mến ông ấy”.
“Tôi thực sự tin rằng ông ấy muốn đạt được thỏa thuận”, Tổng thống Mỹ nói, ám chỉ việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
*** Mỹ tung đòn cảnh cáo Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông
(VnMedia) – Lực lượng Không quân Mỹ tuần này đã tiến hành hàng loạt chuyến bay của máy bay ném bom B-52 ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đây là động thái khiến Trung Quốc rất tức giận và lo ngại.
Nga và Syria đều “toát mồ hôi” trước động thái mới của EU
– Liên minh Châu Âu (EU) có kế hoạch thông qua một cơ chế mới về việc trừng phạt những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào con người. Đối tượng sử dụng vũ khí cấm sẽ bị trừng phạt bất kể việc họ đến từ nước nào, các nhà ngoại giao EU tiết lộ.
*** Màn thể hiện gây sửng sốt của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các lãnh đạo thế giới vô cùng sửng sốt vì những gì ông thể hiện tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ở New York (Mỹ).
Chỉ vài phút sau khi bắt đầu phát biểu trước Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Mỹ đương nhiệm đã khiến các đại biểu dự họp ồ lên cười vì những lời tuyên bố vô cùng tự mãn.
Ông Trump ca ngợi chính quyền của mình chỉ trong chưa đầy 2 năm đã có “những tiến bộ phi thường và đạt được thành tựu nhiều hơn bất kỳ chính quyền nào khác trong lịch sử Mỹ”. Ông khẳng định, nước Mỹ hiện “hùng mạnh hơn, an toàn hơn và giàu có hơn” thời kỳ ông mới nhậm chức.
“Chuyện đó thật đấy”, ông Trump nhấn mạnh và có vẻ bất ngờ khi các lãnh đạo thế giới bật cười. “Tôi đã không trông chờ phản ứng như vậy, nhưng điều đó cũng ổn thôi”, ông Trump nói, càng làm cho các đại biểu cười to hơn và một vài người trong số đó bắt đầu vỗ tay tán thưởng.
Theo CNN, trong bài diễn thuyết hùng hồn của mình, lãnh đạo Nhà Trắng còn nêu rõ quan điểm đối ngoại của Washington hiện nay là phản đối chủ nghĩa toàn cầu hóa và tin theo chủ nghĩa yêu nước.
Ông Trump cũng chia các nước trên thế giới thành hai phe “bạn bè” và “kẻ thù”. Ông nhấn mạnh, Washington đang tái cân nhắc các hoạt động viện trợ, bảo vệ an ninh ở nước ngoài và trong tương lai sẽ chỉ hỗ trợ các nước bạn bè, đồng minh của Mỹ.
– Trong một cuộc phỏng vấn bên lề cuộc họp Đại hội đồng LHQ tại New York (Mỹ), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ tiếp tục mua khí đốt tự nhiên của Iran, bất chấp các lệnh cấm vận chống Tehran của Washington.
Phát biểu thách thức Mỹ của người đứng đầu chính phủ Thổ Nhì Kỳ được đưa ra không lâu sau khi đại diện Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố khối đang phối hợp với Nga và Trung Quốc lên kế hoạch qua mặt các biện pháp trừng phạt tài chính của Washington, thông qua việc thiết lập một kênh hỗ trợ thanh toán đặc biệt dành cho các doanh nghiệp EU muốn làm ăn với với quốc gia Hồi giáo.
– Chính phủ Trung Quốc vừa quyết định từ chối cho tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Mỹ cập cảng thăm Hong Kong vào tháng 10 năm nay, như kế hoạch ban đầu. Động thái đánh dấu sự leo thang căng thẳng ngoại giao giữa hai nước, sau khi Washington áp các lệnh trừng phạt quân đội Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa của Nga.
– Tờ Wall Street Journal ngày 26/9 dẫn lời các quan chức quân đội Mỹ tiết lộ, Lầu Năm Góc sẽ rút một hệ thống tên lửa và phòng không ra khỏi Trung Đông vào tháng tới. Quyết định đánh dấu sự dịch chuyển trọng tâm của Mỹ ra khỏi các cuộc xung đột dai dẳng ở Trung Đông và Afghanistan.
– Mỹ vừa bắt giữ Ji Chaoqun, 27 tuổi, công dân Trung Quốc tình nghi làm việc cho một quan chức tình báo cấp cao của Bắc Kinh. Ji bị buộc tội thu thập rồi chuyển thông tin về các nhà khoa học, bao gồm cả những người làm việc cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ, cho phía Trung Quốc theo chỉ đạo của một quan chức tình báo thuộc Sở An ninh tỉnh Giang Tô.
– Nhà chức trách Madagascar ngày 26/9 đã bắt giữ và đang thẩm vấn một nghi can sau khi phát hiện một nhà ngoại giao Mỹ bị chết tại nhà riêng ở quốc đảo ngoài khơi bờ biển đông nam châu Phi này.
– Phát biểu tại một hội thảo ở New York, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Triều Tiên muốn tham gia các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), đồng thời hy vọng đổi chương trình hạt nhân lấy sự phát triển kinh tế. Seoul hiện cũng có kế hoạch hỗ trợ Bình Nhưỡng phát triển kinh tế, bao gồm cả việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
– Ít nhất 7 người bị thương và 5 nạn nhân khác gồm một phụ nữ và 4 trẻ em đã thiệt mạng khi một tòa nhà 3 tầng đổ sụp ở phía tây bắc thủ đô New Delhi, Ấn Độ hôm 26/9.
*** Tương lai nào cho vòng xoáy căng thẳng Mỹ – Iran?
Những kỳ vọng về một cuộc gặp có thể tạo nên bước đột phá giữa Mỹ và Iran đã tan thành bọt biển, sau khi hai nhà lãnh đạo có màn tranh cãi không khoan nhượng tại kỳ họp cấp cao thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) diễn ra vào ngày 25-9 (giờ địa phương).
Thương chiến Mỹ – Trung, toàn cầu dịch chuyển
Trong tuần qua, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã có thêm các biện pháp trừng phạt thương mại nhằm vào Bắc Kinh sau hàng loạt đòn tấn công thuế khóa trước đó khi thông báo cấm vận một tổ chức quân đội Trung Quốc do đã mua vũ khí của Nga, rồi chỉ trích vấn đề nhân quyền…
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự hào khoe thành tựu tại Đại Hội đồng LHQ
“Chỉ trong chưa đầy hai năm, chính quyền của tôi đã hoàn thành nhiều mục tiêu hơn hầu hết chính quyền nào trong lịch sử nước Mỹ”, lời tự ngợi khen của Tổng thống Mỹ đã khiến khán phòng của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 25-9 (giờ địa phương) rộ tiếng cười vang.
Điệp vụ bất thành của tình báo Mỹ với tỷ phú Nga
Trong giai đoạn từ năm 2014-2016, tức là trước và sau khi tỉ phú Donald Trump quyết định tranh cử Tổng thống Mỹ 2016, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt đầu tìm kiếm một “nguồn tin” từ nội bộ nước Nga để tạo cơ sở cho hồ sơ điều tra về việc ông Trump có quan hệ với nước Nga nhằm ngăn cản ông ra ứng cử.
Đức: Giám đốc Cơ quan Tình báo nội địa mất chức
Đúng như nhận định của giới quan sát, ngày 18-9, Chính phủ Đức đã quyết định cho ông Hans-Georg Maassen, Giám đốc Cơ quan Tình báo nội địa (BfV) thôi chức vì những vấn đề liên quan đến quan điểm của ông đối với vấn đề người nhập cư gây nguy hiểm cho liên minh cầm quyền của bà Thủ tướng Angela Merkel.
Mỹ “dịu giọng” và “hi vọng” Nga không đưa S-300 đến Syria
Mỹ cho biết nước này hi vọng Nga sẽ xem xét lại việc bàn giao các hệ thống phòng không S-300 cho Damascus, đồng thời đổ lỗi cho Iran về tình hình rối ren tại Syria.
Brazil: Ai thay thế ông Lula Da Silva?
Đảng Công nhân (PT), đảng của dân nghèo và người lao động Brazil, vừa tìm được người thay thế cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra ngày 7-10 tới.
Tổng hợp-TT