ILO: Khủng hoảng thị trường lao động do Covid-19 “còn lâu mới kết thúc”; “Cơn khát” tài nguyên của Trung Quốc đang bào mòn khu vực Thái Bình Dương; Khủng hoảng thiếu nhân công ở các nước phát triển; Tiêm 20 triệu mũi vaccine/ngày, vì sao Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới?; Thế giới ghi nhận 172.382.953 ca nhiễm COVID-19, hơn 3,7 triệu ca tử vong vì COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
ILO: Khủng hoảng thị trường lao động do Covid-19 “còn lâu mới kết thúc”
Ảnh minh họa.
(VnEcon0my.vn) Tổ chức Lao động Quốc tế đánh giá, cuộc khủng hoảng thị trường lao động do dịch Covid-19 tạo ra còn lâu nữa mới kết thúc, tăng trưởng việc làm sẽ không đủ để bù đắp cho những thiệt hại ít nhất là đến năm 2023…
Nhận định này được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra tại Báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2021 vừa công bố ngày 2/6.
SẼ 205 TRIỆU NGƯỜI THẤT NGHIỆP TRONG NĂM 2022?
Báo cáo của ILO dự báo thiếu hụt việc làm do cuộc khủng hoảng toàn cầu gây nên sẽ đạt đến con số 75 triệu năm 2021, trước khi giảm xuống còn 23 triệu vào năm 2022.
Khoảng cách về số việc làm và số giờ làm việc bị giảm tương đương với 100 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2021 và 26 triệu việc làm toàn thời gian năm vào 2022.
Trên toàn cầu, việc làm thanh niên đã giảm 8,7% năm 2020 so với mức 3,7% ở người trưởng thành. Các nước thu nhập trung bình ghi nhận sự sụt giảm này rõ rệt nhất.
Thiếu hụt việc làm và thời giờ làm việc sụt giảm cũng bắt nguồn từ tỷ lệ thất nghiệp cao, tình trạng không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của lực lượng lao động và điều kiện làm việc kém từ trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra.
Do đó, ILO dự kiến sẽ có 205 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu vào năm 2022, tăng cao so với mức 187 triệu năm 2019. Con số này tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp 5,7%. Không tính đến thời kỳ khủng hoảng Covid-19 thì năm 2013 là lần cuối ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp ở mức này.
Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong nửa đầu năm 2021 là châu Mỹ Latin và Ca-ri-bê, châu Âu và Trung Á. Ở cả hai khu vực này, ước tính tổn thất về thời giờ làm việc đã vượt mức 8% trong quý 1 và 6% trong quý 2 trong khi mức tổn thất về thời giờ làm việc toàn cầu trong quý 1 và quý 1 lần lượt là 4,8% và 4,4%.
Dự báo công cuộc phục hồi việc làm toàn cầu sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2021 nếu tình hình đại dịch về tổng thể không trở nên tồi tệ hơn.
“Cơn khát” tài nguyên của Trung Quốc đang bào mòn khu vực Thái Bình Dương
VOV.VN – Trung Quốc là khách hàng nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên lớn nhất của các nước ở Thái Bình Dương dù tính theo sản lượng hay quy ra giá trị USD.
Phân tích dữ liệu thương mại của The Guardian cho thấy, Trung Quốc đã tiếp nhận hơn một nửa sản lượng khoáng sản, gỗ và thủy sản xuất khẩu của khu vực vào năm 2019 với tổng giá trị khoảng 3,3 tỷ USD – con số mà các chuyên gia mô tả là “cao một cách đáng kinh ngạc”.
“Cơn khát” tài nguyên của Trung Quốc
Việc nhập khẩu một số lượng lớn tài nguyên tại khu vực Thái Bình Dương diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực và thúc đẩy quyền lực mềm, nhằm gia tăng lợi thế trong cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và đồng minh tại Thái Bình Dương.
Các chuyên gia cho biết, khối lượng tài nguyên mà Bắc Kinh nhập khẩu từ Thái Bình Dương nhiều hơn so với khối lượng của 10 quốc gia nhập khẩu khác cộng lại. Theo nhận định, Trung Quốc sẽ “dễ dàng vượt xa các nước khác, trong đó có cả Australia, xét về tác động đến môi trường tổng thể của các ngành khai thác trong khu vực”.
Hệ lụy từ chính sách khai thác triệt để
Giáo sư Bill Laurance thuộc Đại học James Cook ở bắc Queensland (Australia) nhận định,với tiềm lực kinh tế to lớn của mình, Trung Quốc sẽ dễ dàng vượt xa các nước khác về khả năng hút tài nguyên từ khu vực Thái Bình Dương. Nhưng điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, cân bằng sinh thái và đặt ra thách thức về phát triển bền vững.
Khủng hoảng thiếu nhân công ở các nước phát triển
SGGP Các nền kinh tế phát triển tại châu Âu và Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng thiếu lao động tại nhiều doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp này mở cửa trở lại sau thời gian dài phong tỏa. Doanh nghiệp đẩy nhanh việc tuyển dụng nhân viên, nhưng tình trạng không khá hơn.
Dữ liệu kinh tế cho thấy áp lực này thể hiện rõ nhất ở Mỹ. Theo báo cáo vừa công bố của Phòng Thương mại Mỹ (USCC), cuộc khủng hoảng thiếu nhân công ở Mỹ đã trở nên tồi tệ hơn. Trong tháng 3, có đến 8,1 triệu việc làm bị “bỏ trống”. Số lao động hiện có trên mỗi công việc chỉ ở mức 50% so với mức trung bình quốc gia trong 20 năm qua và tỷ lệ này tiếp tục giảm.
Đáng chú ý, tình trạng này lại diễn ra khi có đến 10 triệu người Mỹ ở tình trạng thất nghiệp chính thức.
Theo một cuộc khảo sát của USCC được thực hiện vào tháng 5, thiếu nhân công khiến nền kinh tế trong khu vực của các bang chậm lại và phần lớn doanh nghiệp đang cảm thấy rất “khó khăn” trong việc tìm, thuê lao động. Các bang có tỷ lệ lao động thấp nhất tại Mỹ hiện nay là South Dakota, Nebraska và Vermont.
Có nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng “mất kết nối” giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Nổi bật là việc người lao động ung dung sống nhờ khoản trợ cấp thất nghiệp, hay tâm lý lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khi đi làm ảnh hưởng đến gia đình.
Ngoài ra, còn có trường hợp buộc phải nghỉ làm do nơi làm việc thiếu nhiên liệu sản xuất, hoặc chuyển đổi công tác. Tuy nhiên, tình trạng này có thể không kéo dài trong thời gian tới, sau khi giới chức Mỹ có những biện pháp thắt chặt kiểm soát trợ cấp. Chính phủ Mỹ đã ngừng Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP) hỗ trợ gần 800 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.\
Tiêm 20 triệu mũi vaccine/ngày, vì sao Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới?
(VnEconomy.vn) Hơn 40% dân số của Trung Quốc đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine nội, nhưng nước này vẫn chưa mở cửa
Trung Quốc đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 với tốc độ 20 triệu mũi tiêm một ngày. Tuy nhiên, trong lúc nhiều quốc gia khác đã bắt đầu mở cửa trở lại với thế giới, Trung Quốc có vẻ như chưa vội hành động tương tự.
Theo hãng tin Bloomberg, đến hiện tại, hơn 40% dân số của Trung Quốc đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine nội. Sau một thời gian người dân ngại tiêm và nguồn cung vaccine bị thiếu, Trung Quốc giờ đây đã tiêm được hơn 660 triệu mũi vaccine, đưa quốc gia 1,4 tỷ dân tiến gần hơn tới ngưỡng miễn dịch cộng đồng chỉ sau vài tháng.
SỰ THẬN TRỌNG CỦA TRUNG QUỐC
Tại thủ đô Bắc Kinh, hơn 80% dân số đã được tiêm ít nhất 1 mũi – theo dữ liệu từ cơ quan y tế địa phương được truyền thông Trung Quốc trích dẫn.
Dù kiểm soát virus thành công và đã đạt tới một tỷ lệ lớn dân số được tiêm chủng, Trung Quốc vẫn chưa phát tín hiệu nào cho thây sẽ sớm dịch chuyển khỏi các biện pháp chống dịch đã áp dụng bấy lâu nay, gồm đóng cửa biên giới, cách ly nghiêm ngặt người nhập cảnh vào nước ngoài, và mạnh tay phong toả mỗi khi có dịch bùng phát. Trong vòng 13 tháng qua, Trung Quốc chỉ ghi nhận duy nhất 1 ca tử vong vì Covid, nhưng các quan chức cấp cao của nước này vẫn thường xuyên nhấn mạnh về những rủi ro mà virus đặt ra.
LÝ DO TRÌ HOÃN MỞ CỬA
Tháng trước, ông Zhong Nanshan, một cố vấn cấp cao về chống Covid của Chính phủ Trung Quốc nói rằng để nước này đạt tới miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ dân số cần được tiêm đầy đủ là 72,9%. Tuy nhiên, ước tính này dựa trên cơ sở vaccine đạt hiệu quả 80% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm. Trong khi đó, mới chỉ có 1 trong số 6 loại vaccine Covid mà Trung Quốc đang tiêm đạt được hiệu quả như vậy trong thử nghiệm lâm sàng.
Đây có thể chính là lý do tại sao Trung Quốc còn chưa muốn nới lỏng các hạn chế khác.
*** Thế giới ghi nhận hơn 3,7 triệu ca tử vong vì COVID-19
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 3/6/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 172.382.953 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.700.884 ca tử vong và 155.015.597 ca bình phục.
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 465.678 ca mắc và 10.104 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 34.149.187 ca nhiễm COVID-19, trong đó 610.915 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (134.105 ca); Brazil (94.509 ca); Argentina (35.017 ca); Colombia (27.000 ca); Mỹ (11.947 ca); Iran (11.620 ca); Nga (8.832 ca); Pháp (8.743 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Ấn Độ (2.899 ca); Brazil (2.394 ca); Argentina (587 ca); Colombia (511 ca); Mỹ (426 ca)…
Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 46.711.086 ca mắc COVID-19, trong đó 1.074.551 ca tử vong. Hết ngày 2/6, châu lục này ghi nhận đã có thêm 51.244 ca nhiễm mới và 1.372 ca tử vong vì COVID-19. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Tính đến nay, nước này ghi nhận đã có 5.685.915 ca mắc COVID-19 và 109.758 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 2/6, Pháp có thêm 8.743 ca nhiễm mới và 96 ca tử vong mới vì dịch bệnh.
Châu Á hiện đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 51.693.293 ca nhiễm và 694.970 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 210.924 ca mắc và 4.231 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 47.932.037 ca được điều trị khỏi; 3.066.286 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 29.559 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 2/6, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 134.105 ca mắc mới và 2.889 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 28.440.988 ca và 338.013 ca. Chính phủ Ấn Độ thông báo do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nước này sẽ không tổ chức kỳ thi lớp 12 trong năm nay. Các quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do dịch bệnh là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận đã có hơn 5,2 triệu ca nhiễm; Iran có hơn 2,9 triệu ca và Indonesia cũng ghi nhận hơn 1,8 triệu ca nhiễm COVID-19.
Ngày 2/6, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này ghi nhận tổng cộng 24 ca mắc mới COVID-19. Trong số ca mắc mới này, có 14 ca nhâp cảnh và 10 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại tỉnh Quảng Đông. Trong số 10 ca mắc mới ở tỉnh Quảng Đông có 7 ca được phát hiện ở thành phố Quảng Châu và 3 ca ở thành phố Phật Sơn. Thành phố Quảng Châu, “tâm chấn” của đợt bùng phát dịch COVID-19 cục bộ mới nhất ở Trung Quốc lần này, đã ghi nhân tổng công 41 ca mắc trên địa bàn từ ngày 21/5 đến ngày 1/6. Tính đến ngày 2/6, Trung Quốc có tổng cộng 91.146 ca mắc COVID-19, trong khi số trường hợp không qua khỏi vẫn là 4.636 ca.
Tại ASEAN, tinh hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp với hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày. Trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 22.822 ca mắc mới và 506 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng hơn 4.079.782 triệu người mắc COVID-19, trong đó 79.717 ca tử vong. Trong ngày 2/6, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất là Malaysia với 7.703 ca; Philippines với 5.257 ca, Indonesia với 5.246 ca, Thái Lan với 3.440 ca, Campuchia với 750 ca.
Ngày 2/6, Malaysia lần đầu ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 vượt con số 100 ca/ngày, cụ thể 126 ca, tăng 28,5% so với ngày 29/5, thời điểm ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát là 98 ca. Theo Bộ Y tế Malaysia, ngày 2/6, nước này có 7.703 ca mắc COVID-19 mới. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca nhiễm mới trên 7.000 ca/ngày.
Trong khi đó, Bộ Y tế Campuchia ngày 2/6 thông báo số ca mắc COVID-19 mới ở nước này, luôn giữ ở mức tăng trên dưới 500 ca/ngày trong những tuần gần đây, đã tăng trở lại thêm 750 ca trong 24 giờ qua. Đề cập đến chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Người phát ngôn Bộ Y tế đồng thời là người đứng đầu Ủy ban tiêm phòng COVID-19 quốc gia của Campuchia, bà Or Vandine, bày tỏ hy vọng tất cả những người sinh sống ở Phnom Penh sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong tháng 6/2021.
Tại Thái Lan, đất nước hiện cũng đối mặt với diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong những ngày qua. Ngày 2/6, Thái Lan ghi nhận thêm 3.440 ca mắc COVID-19 và 38 ca tử vong, nâng tổng số các ca mắc và không qua khỏi lên lần lượt 165.462 ca và 1.107 ca. Kể từ khi bùng phát làn sóng thứ 3 dịch COVID-19 từ đầu tháng 4 đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 136.599 ca nhiễm.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 25.160 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 39.862.109 ca, tổng số người tử vong là 895.367 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 32.745.494 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.420.659 ca nhiễm và 223.568 ca tử vong.
Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 29.139.636 ca nhiễm; 903.165 ca tử vong và 26.316.846 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận thêm 166.756 ca nhiễm và 3.709 ca tử vong vì dịch bệnh. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 16.720.081 ca nhiễm, trong đó 467.706 ca tử vong.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 4.907.405 ca mắc COVID-19, trong đó 131.564 ca tử vong. Trong đó, những nước chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm tại châu lục này gồm, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.675.013 trường hợp, trong đó 56.711 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, New Zealand và Fiji là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 8 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 30.126 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 910 trường hợp tử vong vì COVID-19. French Polynesia, Papua New Guinea, New Zealand và Fiji lần lượt là các quốc gia xếp sau Australia về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID tại châu lục./.
*** Thông điệp “ngoại giao thân thiện” từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tân Hoa xã ngày 2/6 đưa tin, “cải thiện hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc” chính là trọng tâm mà Chủ tịch Tập Cận Bình đặt ra trong phiên họp Bộ Chính trị nước này một ngày trước đó. Giới chuyên gia nhận định, việc ông Tập chuyển hướng chiến lược truyền thông trên trường quốc tế dường như là sự thừa nhận Bắc Kinh đang phải chịu cùng lúc nhiều sức ép từ bên ngoài, đặc biệt là từ các nước phương Tây.
Ngọn cờ phục quốc Do Thái
Vị thủ tướng lập quốc của Israel, người đã thực hiện ước mơ của mình bằng toàn bộ sự kiên định đến sắt máu – David Ben-Gurion (16-10-1886 – 1-12-1973)…
Phe đối lập Israel tuyên bố lập chính phủ mới
Lãnh đạo phe đối lập Israel tuyên bố đã thành lập được một chính phủ liên minh mới trước hạn chót vào nửa đêm 2/6, theo đó có thể chấm dứt chuỗi nhiều năm cầm quyền của Thủ tướng đương nhiệm Benjamin Netanyahu.
Steadfast Defender 21 và những thông điệp của NATO
Ngày 28-5, hàng ngàn binh sĩ NATO, nhiều tàu chiến và máy bay tham gia cuộc tập trận quân sự tại Đại Tây Dương, ở châu Âu và vùng biển Đen…
Chủ tịch cơ quan Do Thái trở thành Tổng thống Israel thứ 11
Times of Israel ngày 2/6 đưa tin, sau cuộc bỏ phiếu kín diễn ra sáng cùng ngày, Quốc hội Israel đã lựa chọn được vị tổng thống thứ 11 của đất nước, thay thế ông Reuven Rivlin, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ ngày 9/7 tới.
11 nước thông qua quyết định khởi động đàm phán cho Anh gia nhập CPTPP
7h sáng 2/6/2021 (giờ Việt Nam), phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 4 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Người dân Italia “không thốt nên lời” vì trùm mafia tàn độc nhất ra tù
La Repubblica ngày 2/6 đưa tin, Giovanni Brusca, trùm mafia của băng đảng khét tiếng Cosa Nostra vốn phải “bóc lịch” từ năm 1996 vì loạt tội danh giết người kinh hoàng nhất lịch sử Italia, đã chính thức ra tù hôm 31/5.
Nguyên ủy viên Bộ Chính trị Liên Xô Ligachev: Tôi đã muốn tìm người cứu đất nước!
“Rất tiếc, tôi không tìm được những chiến sĩ để loại trừ Gorbachev và cứu Đất nước Xôviết của chúng ta!”. Đó là những lời nuối tiếc mà nguyên ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Egor Kuzmich Ligachev đang ở tuổi trên 100, đã thốt lên trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên báo “Sự thật Thanh niên”.
Sát thủ “người rắn” và hành trình tìm lại công lý
Charles Sobhraj – kẻ sát nhân hàng loạt liên quan đến ít nhất 20 cái chết – bị giam giữ trong nhiều nhà tù ở Nam Á. Tuy nhiên, hắn lại thoát án tử ở Thái Lan.
Malaysia tố Trung Quốc xâm phạm không phận
Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 1/6 tuyên bố sẽ triệu tập Đại sứ Trung Quốc để giải thích việc 16 máy bay của Bắc Kinh “xâm phạm” không phận, sau khi Kuala Lumpur phát hiện hoạt động “đáng ngờ” tại Biển Đông.
Mỹ chấm dứt chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump
Mỹ đã chính thức chấm dứt chính sách “Ở lại Mexico” có từ thời ông Donald Trump, chính sách đã buộc hàng chục nghìn người di cư từ Trung Mỹ phải chờ ở Mexico cho đến khi đơn xin tị nạn của họ được chấp thuận.
Chiến hạm Iran cháy dữ dội gần Eo biển Hormuz
Một tàu chiến phục vụ huấn luyện của Hải quân Iran bất ngờ cháy lớn gần cửa vịnh Oman, song toàn bộ thủy thủ đã được sơ tán.
Khởi đầu của sự kết thúc
Ngày 17-5-1756, nước Anh tuyên chiến với nước Pháp, chính thức kéo cả hai vào một cuộc xung đột có quy mô toàn cầu. Cuộc chiến ấy thường được gọi một cách ngắn gọn bởi giới nghiên cứu lịch sử quốc tế là “Chiến tranh bảy năm” (Seven years war).
WHO bật đèn xanh cho vaccine của Trung Quốc
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã chấp thuận việc sử dụng khẩn cấp đối với vaccine COVID-19 do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc sản xuất.
Vụ án “đồ tể” vùng Chalchuapa
Vào 11 giờ tối ngày 7-5-2021, cô gái 26 tuổi Jackeline Cristina Palomo Lima cố gắng chạy trốn khỏi căn nhà của cựu cảnh sát Osorio Chavez nhưng chỉ vài phút sau, gã đã đuổi kịp nạn nhân rồi sát hại cả cô lẫn mẹ của nạn nhân là bà Mirna Cruz Lima, 57 tuổi.
Ông Biden tưởng niệm vụ thảm sát đen tối nhất lịch sử nước Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu xúc động nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày xảy ra vụ thảm sát cộng đồng người da màu ở Tulsa, bang Oklahoma, tuyên bố rằng ông “sẽ cố gắng lấp đầy sự im lặng” về một trong những khoảnh khắc bạo lực chủng tộc đen tối nhất của Mỹ.
Phong trào chống sử dụng robot trong chiến tranh
Ý tưởng về việc sử dụng robot trong chiến tranh không có gì là mới. Các nhà khoa học viễn tưởng từng mơ về một tương lai mà những người lính bằng thép thống trị chiến trường. Vậy nhưng giấc mơ này phải chờ đến khi không quân Mỹ đưa vào sử dụng mẫu máy bay Predator mới trở thành sự thật một phần.
TQ-TT