VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 4/8/2020.

Phạt 25 năm tù đối với nhóm thanh niên tổ chức nhập cảnh trái phép; Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất PC tại Trung Quốc, sẽ mang dây chuyền sang Việt Nam; WHO: Không có ‘thuốc thần’ chống Covid-19′; Thế giới có gần 700 nghìn người tử vong do COVID-19…lành]ngx tinchinhs được cập nhật.

Phạt 25 năm tù đối với nhóm thanh niên tổ chức nhập cảnh trái phép

 Phat 25 nam tu doi voi nhom thanh nien to chuc nhap canh trai phep hinh anh 1   Nhóm người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. (Ảnh: TTXVN phát)

Phiên tòa lưu động với bản án nghiêm khắc đã thể hiện sự quyết liệt của Quảng Ninh trong cuộc chiến với dịch COVID-19, vì sự bình yên hạnh phúc của đất nước và nhân dân.
Ngày 4/8, tại xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa lưu động xét xử công khai vụ án sơ thẩm hình sự đối với đối tượng Voòng A Sủi cùng đồng phạm về tội “tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.”
Theo hồ sơ vụ án, Voòng A Sủi (sinh năm 1997, trú tại xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cùng với 5 người khác đã móc nối với các đối tượng nước ngoài đưa người vượt biên trái phép vào Việt Nam.
Cụ thể, trong các ngày 9 và 10/6, nhóm này đã 2 lần tổ chức cho 6 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và đã bị Bộ đội Biên phòng Đồn Bắc Sơn (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) bắt giữ. Trong đó, Voòng A Sủi là kẻ đóng vai trò chính, chỉ đạo; 5 người còn lại giúp sức đắc lực cho Sủi. Mỗi vụ trót lọt, nhóm của Sủi thu hơn 13 triệu đồng/người.
Tại phiên tòa, Voòng A Sủi và Voòng A Hây (sinh năm 1999, là em ruột của Sủi), Phùn Văn Dũng (sinh năm 2001, cùng trú xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái), Nình Văn Xuân (sinh năm 2002) và Phùn Quay Phóng (sinh năm 1998, cùng trú tại xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái) cùng Lỷ A Tằng (sinh năm 1995, trú tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên) thừa nhận đã móc nối với đối tượng người nước ngoài (không rõ lai lịch) để đưa những người nhập cảnh trái phép vào Móng Cái.
Những người nhập cảnh trái phép sẽ di chuyển bằng bè xốp vượt sông qua biên giới, sau đó được cái đối tượng dùng xe máy đưa về trung tâm thành phố và vào nội địa Việt Nam.
Căn cứ hành vi, tình tiết, mức độ vi phạm, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt Voòng A Sủi 6 năm tù giam; Voòng A Hây 6 năm tù giam; Lỷ A Tằng 5 năm tù giam; Phùn Quay Phóng 4 năm tù giam; Nình Văn Xuân 2 năm tù giam và Phùn Văn Dũng 2 năm tù giam.
Đây là bài học nghiêm khắc cho những kẻ thiếu hiểu biết, vì hám lợi mà sẵn sàng vi phạm pháp luật. Phiên tòa lưu động với bản án nghiêm khắc trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới đã thể hiện sự quyết liệt của Quảng Ninh trong cuộc chiến với dịch COVID-19, vì sự bình yên hạnh phúc của đất nước và nhân dân./.

Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất PC tại Trung Quốc, sẽ mang dây chuyền sang Việt Nam
Động thái này của Samsung được cho là nhằm tối ưu chi phí và cải thiện hiệu quả tại cơ sở sản xuất trên toàn thế giới.
Hãng sản xuất hàng điện tử Samsung Electronics tại Tô Châu, Trung Quốc sẽ đóng cửa trong tháng này và các dây chuyền sản xuất sẽ được chuyển dần thành trung tâm nghiên cứu và phát triển, theo Nikkei Asian Review đưa tin.
Samsung cho biết việc đóng cửa nhà máy sản xuất máy tính trên là một phần trong nỗ lực cải thiện hiệu quả tại cơ sở sản xuất trên toàn thế giới trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực này. Quyết định trên cũng là giải pháp giúp Samsung tối đa hóa chi phí.
Rời Trung Quốc, Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc này sẽ tìm cách chuyển các công việc lắp ráp máy tính về Việt Nam. Thông tin trên Nikkei Asian Review khá tương thích với những gì Samsung từng công bố trên website chính thức cách đây không lâu, trước khi gỡ bỏ mà không đưa ra giải thích.
Samsung Electronics ở Trung Quốc bắt đầu hoạt động từ năm 2002 với nhiệm vụ sản xuất máy tính để bàn và máy tính xách tay. Những máy tính được Samsung sản xuất tại đây chủ yếu xuất khẩu đi Hàn Quốc, Bắc Mỹ, cũng như cung ứng cho thị trường nội địa. Ở thời kỳ hoàng kim, nhà máy tại Tô Châu có tới 6.500 nhân công.

WHO: Không có ‘thuốc thần’ chống Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng giải pháp tiêu diệt Covid-19 không đơn giản chỉ là một loại vaccine hoàn hảo nào đó.
Trong cuộc họp ngày 3/8, lãnh đạo WHO khẳng định con đường chống dịch còn dài, nhiều quốc gia sẽ phải tái thiết lập chiến lược phòng dịch.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus và Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan khuyến nghị thực thi nghiêm ngặt biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, theo dõi sát và phát hiện ca nhiễm mới.
Tedros nhấn mạnh khẩu trang nên trở thành biểu tượng của đoàn kết trên toàn thế giới.
“Một số loại vaccine hiện đang trong thử nghiệm giai đoạn 3. Tất cả đều hy vọng sẽ chúng sẽ hiệu quả. Tuy nhiên, không có giải pháp dễ dàng nào để xử lý triệt để đại dịch và khả năng sẽ không bao giờ có”, ông phát biểu.
Trong khi các quốc gia đang chạy đua phát triển vaccine, Tedros nhấn mạnh rằng chưa điều gì là chắc chắn. “Có một vài lo ngại rằng chúng ta không thể sản xuất vaccine hiệu quả, hoặc sự bảo vệ chỉ tồn tại một vài tháng. Khi chưa hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng, không thể kết luận được gì”, ông nói.
Tiến sĩ Ryan cho biết các quốc gia có tốc độ lây lan nhanh, như Brazil và Ấn Độ, cần sẵn sàng cho một trận chiến lớn.
“Con đường chống dịch còn dài, đòi hỏi sự cam kết bền vững. Một số quốc gia cần lùi lại một bước và xem xét lại phương hướng giải quyết đại dịch trong biên giới của họ”, ông nói.

Mỹ dự tính cắt giảm kho vũ khí hạt nhân
SGGP Ngày 3-8, hãng Sputnik đưa tin, cố vấn của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia Robert O’Brien cho biết Mỹ có kế hoạch thỏa thuận với Nga và Trung Quốc về việc cắt giảm toàn bộ vũ khí hạt nhân.
Mỹ trước đó tuyên bố đang cân nhắc việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START-3) ký với Nga, sẽ hết hạn vào năm 2021, nhưng đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng của hiệp ước sang một số loại vũ khí mới và đưa Trung Quốc tham gia hiệp ước.
Trong khi đó, Hội đồng Nhật Bản chống bom nguyên tử và bom khinh khí – một tổ chức phản đối vũ khí hạt nhân – cho biết sẽ tổ chức hội nghị thường niên vào tháng 8 (thời điểm TP Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản bị ném bom nguyên tử 75 năm trước) theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Một tổ chức phản đối vũ khí hạt nhân khác là Tổ chức người dân Nhật Bản phản đối bom nguyên tử và bom khinh khí cũng sẽ tổ chức hội nghị quốc tế từ ngày 4-8.

***  Thế giới có gần 700 nghìn người tử vong do COVID-19
(ĐCSVN) – Tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 187.671 ca mắc và 4.095 ca tử vong, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng 4/8 lần lượt là 18.422.718 và 696.550 trường hợp.

Tính đến sáng 4/8, đã có 11.658.093 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 6.067.901 ca bệnh đang điều trị thì có 6.003.218 ca ở thể nhẹ (chiếm 99%) và 64.683 ca (chiếm 1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã lan tới 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong bối cảnh trên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục hối thúc tất cả các quốc gia đẩy mạnh thực hiện các biện pháp chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay, giãn cách xã hội và xét nghiệm. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng khẩu trang nên là biểu tượng của sự đoàn kết trên khắp thế giới trước đại dịch. Theo ông Ghebreyesus, dù hiện nay, một số loại vắcxin đang ở giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng và tất cả chúng ta đều hi vọng một số loại vắcxin có hiệu quả sẽ giúp ngăn sự lây nhiễm của dịch bệnh. “Tuy nhiên, hiện tại không có viên đạn bạc nào và có thể sẽ không bao giờ có đối với đại dịch COVID-19” – người đứng đầu WHO nói.

Các số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info cho thấy, sau nhiều ngày liên tiếp, Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn tiếp tục căng thẳng sau khi nước này gia nhập danh sách các nước có triệu ca nhiễm trên thế giới. Dù đang đứng thứ 2 trong bảng thống kê, song Brazil được dự báo là đang trên đà vượt Mỹ về số ca nhiễm COVID-19 nếu các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa dịch bệnh không được thực hiện hiệu quả. Trước tình huống này, chuyên gia Mike Ryan phụ trách chương trình y tế khẩn cấp của WHO khuyến cáo các nước có mức độ lây nhiễm cao, trong đó có Brazil và Ấn Độ, nên nhìn lại cách đối phó với dịch vì “đường còn dài phía trước”.

Tính theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 2.923.462 trường hợp, trong đó có 204.059 ca tử vong và 1.754.102 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 16.110 ca nhiễm và 244 ca tử vong mới vì COVID-19.

Nga, Tây Ban Nha và Anh tiếp tục là 3 nước dẫn đầu bảng danh sách các nước bị tác động bởi dịch bệnh tại châu Âu, với lần lượt 856.264; 344.134; 305.623 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong khu vực, với tổng số 46.210 ca, sau khi ghi nhận thêm 9 ca trong 24 giờ qua; tiếp theo sau là Italy với 35.166 ca.

Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm 52.097 ca nhiễm COVID-19 và 845 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 5.703.652 và 222.746 trường hợp. Sau nhiều tuần liên tiếp, Mỹ vẫn là ổ dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 4.857.627 ca nhiễm và 158.881 ca tử vong vì COVID-19. Sau Mỹ, Mexico là nước có nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 ở khu vực, với tổng cộng 439.046 và 47.746 ca ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 117.031 ca nhiễm và 8.947 ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng 4/8, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 4.523.341 trường hợp, với 100.679 ca tử vong và 3.357.771 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.064.891 ca bệnh đang điều trị thì có 19.122 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ, Iran và Ả rập Xê út là 3 nước đứng đầu bảng thống kê của worldometers.info tại châu Á, với lần lượt số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được tới thời điểm hiện tại là 1.855.331; 312.035 và 280.093 trường hợp.

Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 34.900 ca nhiễm và 1.327 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 4.279.374 trường hợp, với 148.144 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Peru, Chile và Colombia… với lần lượt 2.750.318; 433.100; 361.493; 327.850 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 4/8, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 972.061 trường hợp, trong đó có 20.661 ca tử vong và 632.853 ca bình phục. Trong tổng số 318.547 ca đang điều trị thì có 1.149 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 516.862 ca nhiễm COVID-19 và 8.539 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 5.377 ca nhiễm và 173 ca tử vong. Xếp các vị trí tiếp theo trong bảng thống kê là Ai Cập, Nigeria và Ghana, với lần lượt 94.640; 44.129; 37.812 ca nhiễm bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 398 ca nhiễm COVID-19, trong đó 395 ca ở Australia; 2 ca ở New Zealand và 1 ca còn lại ở Papua New Guinea. Hiện khu vực này ghi nhận 20.107 ca nhiễm và 246 ca tử vong vì COVID-19 – trong số này thì Australia chiếm tới 221 ca, New Zealand chiếm 22 ca; Papua New Guinea 2 ca và Fiji 1 ca. Tổng số ca bình phục tại khu vực này tính tới thời điểm hiện tại là 12.276 trường hợp. Trong tổng số 7.585 ca nhiễm COVID-19 đang được điều trị thì có 43 ca trong tình trạng nguy kịch (tất cả đều ở Australia). Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Australia tiếp tục là nước có nhiều số ca nhiễm COVID-19 nhất trong khu vực, với tổng số 18.318 ca ghi nhận được tính tới thời điểm hiện tại, tiếp theo sau là New Zealand với 1.567 ca nhiễm./.

***   Báo cáo mật của LHQ hé lộ năng lực hạt nhân của Triều Tiên
Báo cáo mật của Liên Hợp Quốc do Reuters tiết lộ ngày 4/8 cho biết, Triều Tiên có thể đang thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân với khả năng “phát triển các thiết bị hạt nhân thu nhỏ để phù hợp với đầu đạn tên lửa đạn đạo”.

Thời điểm quan trọng để khu vực Mỹ Latin vượt qua COVID-19
Chỉ chiếm 8% dân số thế giới, nhưng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 được ghi nhận tại khu vực Mỹ Latin lại chiếm 30% tổng số toàn cầu, thậm chí, các nhà lãnh đạo quốc gia tại đây cũng nhiễm bệnh, trong đó có Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hay quyền Tổng thống Bolivia Jeanine Anez.

Ông Trump kiện bang Nevada vì cho phép bỏ phiếu qua thư
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/8 tuyên bố sẽ kiện bang Nevada sau khi các nhà lập pháp bang này thông qua một dự luật cho phép gửi các lá phiếu qua thư đến tất cả những cử tri ngay trước thềm cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Indonesia hối thúc Trung Quốc tôn trọng UNCLOS
Indonesia đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang ở Biển Đông và hối thúc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhằm giải quyết các tranh chấp.

Tổng thống Mỹ gia hạn 45 ngày cho thương vụ tỷ đô của TikTok
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cho biết ông sẽ cấm ứng dụng chia sẻ video siêu nổi tiếng này tại Mỹ, tuy nhiên, gần đây có vẻ như đã cân nhắc lại quyết định này, nhiều tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.

Mỹ Latin vỡ trận với hơn 5 triệu ca nhiễm COVID-19
Trong ngày 2/8, Argentina đã vượt qua 200.000 ca nhiễm COVID-19, trong khi Colombia cũng lập kỷ lục số ca nhiễm trong ngày, những dấu mốc hết sức u ám tại khu vực Mỹ Latin, nơi đã ghi nhận hơn 5 triệu ca nhiễm.

Mỹ dự báo thêm gần 20.000 ca tử vong do COVID-19
Số lượng ca nhiễm COVID-19 mới theo ngày tại khoảng 27 bang của Mỹ nhìn chung đã giảm trong tuần qua so với những kỷ lục của tuần trước.

Nga lên lịch sản xuất loạt vaccine COVID-19, tiêm miễn phí cho mọi người
Nga thông báo thêm một mẫu vaccine ngừa COVID-19 khác do nước này sản xuất sẽ đi vào giai đoạn sản xuất hàng loạt từ tháng 11 tới, trong khi quá trình tiêm chủng đại trà sẽ diễn ra ngay từ cuối năm nay.

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ mắc COVID-19
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah đã được đưa vào bệnh viện sau khi nhiễm COVID-19, văn phòng của ông ngày 2/8 xác nhận. Hiện, ông là chính trị gia cấp cao nhất của Ấn Độ mắc căn bệnh này.

Chính trường Anh rúng động vì nghi án hiếp dâm
Một nghị sĩ Đảng Bảo thủ, đồng thời là cựu Bộ trưởng Anh, đã bị bắt giữ sau những cáo buộc hiếp dâm, tấn công tình dục và cưỡng chế, theo một báo cáo được cảnh sát Anh công bố hôm 2/8.

Biển người Israel xuống đường biểu tình phản đối thủ tướng
Hàng nghìn người dân Israel đã xuống đường, tập trung bên ngoài dinh thự của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và tại nhiều tuyến đường ở Jerusalem trong ngày cuối tuần nhằm biểu tình phản đối cách phản ứng của chính phủ với đại dịch COVID-19.

Tổng thống Trump tố chuyên gia y tế nói sai về dịch COVID-19
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/8 (giờ địa phương) đã lên tiếng cho rằng những tuyên bố của Tiến sĩ Anthony Fauci – chuyên gia dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ – về nguyên nhân dịch COVID-19 tại nước này là hoàn toàn sai lầm.

Mỹ sắp có 100 triệu liều vaccine COVID-19
Hai ông lớn trong ngành dược phẩm sẽ cung cấp cho chính phủ Mỹ đến 100 triệu liều vaccine COVID-19 thử nghiệm, một tuyên bố được chính quyền đưa ra trong bối cảnh dự báo rằng số ca tử vong vì COVID-19 sẽ tiếp tục gia tăng.

Tổng hợp-TT